Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hãy nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.14 KB, 5 trang )

Hãy nêu những nét chính về sự nghiệp văn học
của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Bài tham khảo
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh(1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà
Nho yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là nhà cách
mạng vĩ đại, anh hùng dân tộc, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà văn, nhà văn hoá lớn.
Tuy không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương(Ngâm
thơ ta vốn không ham) nhưng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng văn
chương là một loại vũ khí sắc bén đầy lợi hại để đấu tranh cách mạng và cũng là
phương tiện rất hiệu nghiệm để động viên chiến sĩ, đồng bào: “Văn hoá nghệ thuật
cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, “Nay ở trong thơ nên có
thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Chính vì vậy, tất cả sáng tác văn học của
Bác Hồ đều trở thành một bộ phận trong sự nghiệp đấu tranh cho từng giai đoạn cách
mạng ở nước ta. Do đó, phong cách sáng tác của Người rất đa dạng và sự nghiệp văn
học của Người cũng rất lớn lao về tầm vóc.
Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc, văn xuôi chiếm một khối lượng
lớn nhất. Trước tiên là các tác phẩm chính luận. Bác Hồ viết nhiều lời kêu gọi, báo
cáo chính trị, tài liệu lí luận, tuyên truyền, huấn luyện,…Trong số này, Tuyên ngôn
độc lập(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946), Di chúc là những áng văn
bất hủ đã đi vào lục sử và sẽ trường tồn cùng đất nước ta.
Ngoài ra, Bác Hồ còn có văn xuôi nghệ thuật là những truyện ngắn, truyện vui,
kịch, truyện viễn tưởng, tiểu phẩm châm biếm…hoạt động ở Pari: Truyện và kí gồm
một loại truyện ngắn, truyện kể nổi bật hơn cả là Pari, Lời than vãn của bà Trưng
Trắc, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành, kịch Con rồng tre, Bản
án chế độ thực dân Pháp vừa là văn chính luận vừa là văn xuôi nghệ thuật đặc sắc.
Ngoài văn xuôi, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn để lại một di sản thơ ca
phong phú bao gồm thơ ca tuyên truyền cách mạng và thơ ca viết với cảm hứng trữ
tình. Loại thơ ca tuyên truyền cách mạng, Người sáng tác từ rất sớm, khá đều đặn và
rất đa dạng về hình thức thể loại. Nổi bật hơn cả là thơ ca tuyên truyền kêu gọi các
trận Việt minh và thơ ca viết sau Cách mạng tháng Tám tặng thanh niên, thiếu nhi,


động viên mọi người hăng hái tham gia kháng chiến. Trong mảng thơ ca này, những
bài thơi chúc Tết hàng năm của Bác Hồ có sức mạnh truyền cảm vô cùng lớn lao và
một ý nghĩ thật đặc biệt.
Về loại thơ viết cảm hứng trữ tình của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đặc sắc
nhất là tập Nhật ký trong tù được sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch bắt giam ở Quảng Tây hơn một năm trời. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp
tuyệt vời và một phong cách thơ độc đáo. Ngoài ra, còn các bài thơ trữ tình được sáng
tác trong thời gian Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở Pắc Pó (1941 – 1945) và trong
thời kì Người lãnh đạo cuộc kháng chiến trống Pháp ở Việt Bắc. Đó cũng là những
áng thơ đặc sắc muôn đời sau còn ghi nhớ.
Tóm lại sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gắn liền với sự
nghiệp cách mạng của Người, của dân tộc. Di sản văn học độc đáo, phong phú ấy có
những giá trị to lớn về nhiều mặt không những tác động mãnh liệt đến tư tưởng tình
cảm của mỗi con người Việt Nam mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học
nước nhà.














Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, chủ tích Hồ

Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc
trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

BÀI GIẢI GỢI Ý
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được những nội dung
cơ bản sau :

a. Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích
dẫn hai bản Tuyên ngôn :

- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776.

- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.

b. Ý nghĩa của việc trích dẫn:

- Tác giả tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định
quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam là “một lẽ phải không ai chối cãi được”,
đồng thời tạo tiền đề cho lập luận nêu ở phần sau.

- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền
thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của hai nước Pháp và Mỹ để
tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

- Tác giả muốn từ vấn đề nhân quyền để “suy rộng ra” và phát triển thành
quyền dân tộc. Đây là đóng góp lớn về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Tác giả cũng chỉ ra cho thực dân Pháp thấy rõ: nếu chúng âm mưu tái chiếm
nước ta là xúc phạm đến nguyên lý về quyền độc lập tự do mà chính tổ tiên của chúng

đã nêu ra trước kia. Đây là lối tranh luận “lấy gậy ông đập lưng ông” thể hiện thái độ
vừa kiên quyết vừa khôn khéo của tác giả. Mặt khác, khi đặt ba bản tuyên ngôn ngang
nhau, tác giả còn bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

×