1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
-----0 0 0-----
BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Tên các thành viên:
Đinh Thành Đạt_Lớp 62KT2
Đoàn Thị Ánh_Lớp 62KT2
Hồ Mai Anh_Lớp 62KT2
Chử Thúy Duy_Lớp 62KT6
Khoa: Kinh tế và quản lý
Hà Nội, 2021
2
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
4
1. Lý do chọn đề tài
4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5
3.1. Đối tượng nghiên cứu
5
3.2. Khách thể nghiên cứu
5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
6
5. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
6
6. Phương pháp nghiên cứu
6
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
9
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
9
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm
9
1.1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm trên thế giới
9
1.1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng mềm ở Việt Nam
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
10
10
1.2.1. Kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng mềm
10
1.2.1.1. Kỹ năng:
10
1.2.1.2. Kỹ năng sống:
11
1.2.1.3. Kỹ năng mềm
13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng
17
1.3.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
17
1.3.2. Ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm
18
1.3.3. Hoạt động giảng dạy
19
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên Đại học Thủy Lợi
20
20
2.2. Thực trạng kỹ năng mềm, ý thức trang bị và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh
viên Đại Học Thủy Lợi
24
2.3. Kết quả đánh giá các mức độ về các kỹ năng mềm của sinh viên đại học Thủy
Lợi
31
3
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI
HỌC THỦY LỢI
40
3.1. Xu thế phát triển kỹ năng mềm của sinh viên
40
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên
42
3.2.1. Mục tiêu
42
3.2.2. Phương hướng
42
3.3. Các giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Thủy Lợi
3.3.1. Tạo môi trường rèn luyện kỹ năng thông qua hoạt động giáo dục
43
43
3.3.2. Nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên nhằm
phục vụ nghề nghiệp
44
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
47
1.Kết luận
47
2.Khuyến nghị
47
2.1. Đối với trường Đại Học Thủy Lợi
47
2.2. Đối với đội ngũ giảng viên
48
2.3. Đối với bản thân sinh viên
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
49
PHỤ LỤC
50
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1. Thể hiện tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong học tập…………………... 24
Biểu đồ 2. Thể hiện các lý do cho rằng kỹ năng mềm cần thiết………………………… 25
Biểu đồ 3. Kết quả khảo sát sự quan tâm của sinh viên đến khóa học kỹ năng ở ngoài
trường……………………………………………………………………………………..27
Biểu đồ 4. Kết quả khảo sát sự quan tâm đến hoạt động ngoại khóa …………………... 29
Biểu đồ 5. Kết quả khảo sát sinh viên đã được trang bị những kỹ năng mềm cơ bản
nào………………………………………………………………………………………...30
Biểu đồ 6. Kết quả khảo sát cách để sinh viên xác định mình đã có kỹ năng mềm nào rồi
……………………………………………………………………………………………..33
Biểu đồ 7. Thể hiện thời điểm học kỹ năng mềm ………………………………………...34
Biểu đồ 8. Thể hiện các cách để kỹ năng mềm trở nên thành thạo …………………….....35
Biểu đồ 9. Kết quả khảo sát sinh viên phải trau dồi kỹ năng nào nhất …………………...36
Biểu đồ 10. Kết quả tự đánh giá kỹ năng thuyết trình của sinh viên …………………......38
Biểu đồ 11: Kết quả tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm ………………………………...39
Biểu đồ 12: Kết quả tự đánh giá kỹ năng thuyết trình, diễn thuyết trước đám đông …….39
Biểu đồ 13: Kết quả đánh giá kỹ năng cập nhật, thu thập thông tin ……………………...40
Biểu đồ 14: Kết quả đánh giá kỹ năng lãnh đạo …………………………………….........41
Biểu đồ 15: Kết quả đánh giá kỹ năng hòa nhập với môi trường…………………....……41
Biểu đồ 16: Kết quả đánh giá kỹ năng tổ chức công việc ………………………………..42
Biểu đồ 17: Kết quả đánh giá kỹ năng xử lý tình huống………………………………….43
Biểu đồ 18: Kết quả đánh giá kỹ năng sắp xếp thời gian biểu …………………………....43
Biểu đồ 19: Kết quả đánh giá khả năng vượt qua áp lực cuộc sống ………………….…..44
Biểu đồ 20: Kết quả đánh giá khả năng cân bằng cuộc sống …………………………......45
Biểu đồ 21: Kết quả đánh giá khả năng tư duy …………………………………………...45
Biểu đồ 22: Kết quả đánh giá khả năng sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới …………………...46
Biểu đồ 23: Kết quả đánh giá khả năng giao tiếp với người mới quen…………………...47
Biểu đồ 24: Kết quả đánh giá khả năng nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề ……………….47
5
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, để thành công trong cuộc sống, con người không những phải có kỹ
năng cứng tốt mà cịn cần phải có kỹ năng mềm tốt. Trong cuốn sách The hard truth
about soft skills (Sự thật không thể tranh cãi về kỹ năng mềm), tác giả Peggy Klaus (huấn
luyện viên Fortune 500) đã chỉ ra rằng, 75% sự thành công trong công việc của con người
phụ thuộc vào kỹ năng mềm, 25% phụ thuộc vào kỹ năng cứng. Viện nghiên cứu quốc tế
Stanford và Quỹ Carnegie Melon đã tiến hành một cuộc khảo sát về vai trò của kỹ năng
mềm đối với sự thành công của con người. Họ đã khảo sát 400 giám đốc điều hành (CEO)
của 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500). Kết quả khảo sát
cho thấy: 75% sự thành công của một con người phụ thuộc vào kỹ năng con người (kỹ
năng mềm), chỉ có 25% phụ thuộc vào kỹ năng kỹ thuật hay còn gọi là kỹ năng cứng
(Deepa & Manisha, 2013). Nghiên cứu của trường đại học Harvard cũng chỉ ra rằng, 80%
sự thành tựu trong sự nghiệp của con người phụ thuộc vào kỹ năng mềm, chỉ có 20% phụ
thuộc vào kỹ năng cứng (Robles, 2012)1.
Kỹ năng mềm quan trọng như vậy, tuy nhiên kỹ năng mềm của sinh viên Việt Nam
còn rất nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2011),
hơn 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng mềm.
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên, trường Đại
học Thủy lợi đã sớm đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên. Bắt đầu từ năm
2007, tất cả sinh viên của trường đã được học một số kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết
trình, làm việc nhóm,...Sau khi học tập, kỹ năng mềm của sinh viên đã được cải thiện.
Song, để có đánh giá khách quan về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên, xem sinh viên
có những cải thiện gì và vẫn cịn những hạn chế gì, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi”
1
Bộ môn Phát triển kỹ năng (2019), Giáo trình Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, NXB Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội
6
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lý luận, thực tiễn về thực trạng kỹ năng mềm
của sinh viên Đại học Thủy Lợi, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần cải
thiện tính trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thủy Lợi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thủy Lợi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Thủy Lợi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng các vấn đề lý luận liên quan đến kỹ năng mềm của sinh viên trường
Đại học Thủy Lợi
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường
Đại học Thủy Lợi, tìm ra những mặt mạnh và mặt còn hạn chế, nguyên nhân của tình
trạng thiếu kỹ năng mềm của sinh viên.
- Đưa ra giải pháp giúp sinh viên định hướng, nâng cao và phát triển các kỹ năng
mềm, tìm ra phương pháp học tập một cách khoa học, hiệu quả.
5. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể tham gia khảo sát chính thức 150 người, bao gồm : 148 sinh viên trường
Đại học Thủy Lợi (điều tra bằng google form), 2 giảng viên, (phỏng vấn sâu).
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhằm phục vụ cho nghiên cứu lý luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu,
văn bản. Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái qt hóa những lý thuyết cũng như những vấn đề phương pháp luận và có liên quan
7
đến đến thực trạng kỹ năng mềm sinh viên Đại Học Thủy Lợi.
Mục đích: Nghiên cứu, thu thập số liệu, khái qt hóa những thơng tin về vấn đề
liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài, xây dựng cơ sở
khoa học về mặt lý luận cho đề tài. Từ đó, phân tích và lý giải về mặt khoa học cũng như
tính hợp lý của những quan điểm mà đề tài đã đưa ra.
Nội dung: Các vấn đề lý luận về kỹ năng mềm.
Các hình thức tiến hành: Nghiên cứu, thu thập thơng tin từ các tài liệu, văn bản,
sách báo trên có sở đó hệ thống hố những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Bảng hỏi cho sinh viên gồm hai phần
+ Phần 1: Tìm hiểu thực trạng: sinh viên đã biết đến kỹ năng mềm và thấy được
tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm hay chưa.
+ Phần 2: Tìm hiểu một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng
mềm của sinh viên.
Xử lý và phân tích kết quả điều tra: Số liệu thu thập được sau khi khảo sát phiếu
điều tra được xử lý theo tỉ lệ %. Trong quá nghiên cứu đề tài chủ yếu dùng phương pháp
phân tích thống kê mơ tả và phân tích thống kê suy luận.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu thêm thơng tin của cá
nhân hay để khẳng định mang tính đậm sâu hơn về một điều gì đó.
Mục đích phỏng vấn: bổ sung, kiểm tra những thông tin thu nhập được thông
qua phương pháp bảng hỏi. Nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên.
Khách thể phỏng vấn: sinh viên của Trường Đại Học Thủy Lợi
Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn về thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng
mềm của sinh viên Trường Đại Học Thủy Lợi.
Phương pháp quan sát
8
Mục đích: Thu thập thơng tin để đánh giá thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên.
Bên cạnh đó hỗ trợ nhằm bổ sung một số thông tin nhằm phân tích, đánh giá, làm
rõ kết quả nghiên cứu từ điều tra bằng phiếu hỏi.
Nội dung: Quan sát các hành vi của sinh viên cụ thể qua các biểu hiện, ứng xử bên
ngoài của sinh viên về kỹ năng mềm.
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học
Mục đích: Xử lý các kết quả thu được từ điều tra phiếu phỏng vấn sâu làm cơ sở dữ
liệu cho việc đánh giá vấn đề về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của
sinh viên.
Nội dung: Xử lý, thống kê các số liệu liên quan đến các nội dung trong phần đánh
giá thực trạng. Sử dụng thống kê tốn học như một cơng cụ xử lý các tài liệu (xử lý các
thơng tin định lượng được trình bày dưới dạng: bảng số liệu, các con số, đã thu thập được
từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến hỏi,
phỏng vấn sâu, … làm cho các kết quả nghiên cứu của đề tài trở nên chính xác, đảm bảo
độ tin cậy hơn
Cách thức tiến hành: Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu cơ bản như tình phần
trăm.
9
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm
1.1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng mềm trên thế giới
Hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều có các tổ chức chịu trách
nhiệm về việc nghiên cứu để phát triển các kỹ năng mềm cho người lao động.
Nước Mỹ: Bộ lao động Mỹ thành lập Uỷ ban thư ký về rèn luyện các kỹ năng cần
thiết - The Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills).
Nước Canada: Bộ phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada - Human
Resources and Skills Development Canada phụ trách về vấn đề phát triển kỹ năng cho
người lao động. Ngoài ra tại nước này cũng có một tổ chức phi lợi nhuận tên là
Conference Board of Canada chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, năng
lực hoạt động của các tổ chức/ chính sách cơng có liên quan để hỗ trợ phát triển kỹ năng
mềm cho người lao động tìm việc làm.
Ở Singapore, Cục Phát triển Lao động - Workforce Development Agency rất quan
tâm đến kỹ năng nghề nghiệp trong đó vị trí của kỹ năng mềm được coi là hết sức quan
trọng.
Bộ Giáo dục Đại học Malaysia giới thiệu Framework of Soft Skills Infusion Based
on Learning Contract Concept in Malaysia Higher Education nêu rõ mục đích của giáo
dục kỹ năng mềm cho sinh viên đại học (ứng dụng cụ thể ở đại học Quốc gia Malaysia)
và thảo luận về phương pháp phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên đại học;
Australian Core Skills Framework tập trung vào các cấp độ của 5 kỹ năng mềm: học tập,
đọc, viết, giao tiếp bằng lời và kỹ năng toán học. Khung này đã cung cấp cách tiếp cận và
phân loại các yêu cầu của kỹ năng mềm đối với từng cá nhân, tổ chức, cộng đồng.Hướng
thứ ba, về vấn đề cách thức giáo dục kỹ năng mềm. Có thể đơn cử một số cơng trình tiêu
biểu như: Bài viết Teaching Soft Skills to Engineers của Susan H.Pulko và Samir Parikh
10
đăng trên International Journal of Electrical Engineering Education. Hai tác giả đề cập
đến một số phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên khối kỹ thuật như: làm bài
tập nhóm, cơng não, mơ phỏng,…Từ lịch sử nghiên cứu kể trên chứng tỏ các nước trên
thế giới rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh
viên. Đặc biệt, nhiều nước đã xây dựng được khung kỹ năng mềm và áp dụng thành công
- một trong những cơ sở lý luận đáng tin cậy khi chúng ta tiến hành nghiên cứu một cách
hệ thống về cơ sở lý luận kỹ năng mềm cho sinh viên đại học (đại học) ở Việt Nam. Đồng
thời, kinh nghiệm của các nước trên thế giới sẽ mang đến những bài học quý báu cho
nước ta trong quá trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng mềm ở Việt Nam
Bộ sách 4 cuốn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh các cấp từ mầm
non đến trung học phổ thông (tài liệu dùng cho giáo viên) của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc
(chủ biên) đã nghiên cứu đặc điểm phát triển 10 tâm lý học của học sinh từng cấp, từ đó
đưa ra những vấn đề chung của giá trị sống và phương pháp kỹ năng sống (trong đó có kỹ
năng mềm) cho học sinh. Bài viết “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc
nhóm cho sinh viên – yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học” của Bùi Loan
Thủy.Tác giả phân tích thực trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt
Nam, những lợi ích đối với sinh viên khi sử dụng tốt kỹ năng này.Trên cơ sở đó, bài viết
đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với nhà trường, giảng viên và bản
thân sinh viên.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng mềm
1.2.1.1. Kỹ năng:
Theo từ điển Giáo dục học, kỹ năng là: “khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt
động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là
hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”. Trên bình diện của Tâm lý học, có hai quan
điểm khác nhau về kỹ năng: Thứ nhất, xem kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành
động, coi kỹ năng như một phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và
điều kiện hành động mà con người đã nắm vững, không cần quan tâm đến kết quả: kỹ
11
năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến
thức đã thu lượm được, những thói quen và kinh nghiệm”. Thứ hai, xem kỹ năng là biểu
hiện của năng lực con người, coi kỹ năng là năng lực thực hiện một công việc kết quả với
chất lượng cần thiết, trong một khoảng thời gian cụ thể: Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn,
Ngơ Cơng Hồn, Trần Quốc Thành, Trần Thị Quốc Minh cho rằng: “kỹ năng một mặt của
năng lực con người thực hiện một cơng việc có kết quả. Trên cơ sở phân tích trên, trong
đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm kỹ năng sau: “kỹ năng là khả năng thực hiện có kết
quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có
để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về
mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”. Kỹ năng là giai
đoạn trung gian giữa việc nắm vững cách thức mới thực hiện hành động, dựa trên cơ sở
của tri thức và sự vận dụng đúng những tri thức tương xứng trong quá trình hồn thành
các bài tập, nhưng chưa đạt tới mức độ kỹ xảo.
1.2.1.2. Kỹ năng sống:
a. Khái niệm: Theo Từ điển Bách khoa Tâm lý học– giáo dục học Việt Nam, kỹ
năng sống là tổng hợp các kỹ năng bộ phận giúp cá nhân thích nghi và giải quyết hiệu quả
các yêu cầu, thách thức của cuộc sống. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, kỹ năng sống
được hiểu là: “những hành vi tích cực giúp cá nhân ứng phó hiệu quả với yêu cầu, thách
thức của cuộc sống hàng ngày. Đây là một nhóm năng lực tâm lý – xã hội trực tiếp 15
hướng vào hoạt động của cá nhân hoặc tác động đến người khác, hoặc hướng vào những
hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần
của xã hội”. Theo UNESCO, kỹ năng sống là “những năng lực tâm lý – xã hội liên quan
đến kiến thức, thái độ được thể hiện bằng hành vi giúp cá nhân thích nghi và giải quyết
hiệu quả các yêu cầu, thách thức của cuộc sống. Theo quan niệm của tác giả, kỹ năng
sống là những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong
cuộc sống.Những kỹ năng này cịn được xem như một biểu hiện quan trọng của khả năng
tâm lý - xã hội giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực
cần thiết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và phát triển.
12
b. Phân loại: Tùy quan niệm khác nhau mà cách phân loại kỹ năng sống sẽ khác
nhau. Có thể đề cập đến những cách phân loại sau:
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể nhận thấy có ba nhóm kỹ năng sống:
Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhóm này bao gồm những kỹ năng cơ bản: tự
nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo,
kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Nhóm 2: Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc: Ở nhóm này bao gồm một số kỹ
năng sau: nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềm chế và kiểm soát
được cảm xúc, tự giám sát - tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân.
Nhóm 3: Nhóm kỹ năng xã hội: Ở nhóm kỹ năng này bao gồm một số kỹ năng cụ
thể như: giao tiếp - truyền thông, cảm thông, chia sẻ, hợp tác, gây thiện cảm, thích ứng
với cảm xúc của người khác...
Theo tổ chức UNESCO thì kỹ năng sống phải được phân chia dựa trên những kỹ
năng nền tảng cơ bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân của
con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Xuất
phát từ đó, có thể có những nhóm kỹ năng như sau:
Nhóm 1: Nhóm kỹ năng chung: Ở nhóm kỹ năng chung này bao gồm những kỹ
năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sống chung bao gồm các
kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội.
Nhóm 2: Nhóm kỹ năng chuyên biệt: Nhóm kỹ năng này bao gồm một số kỹ năng
sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: các kỹ năng về
sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng về vấn
đề xã hội như rượu, ma túy, thuốc lá, HIV - AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường
thiên nhiên, các kỹ năng liên quan đến vấn đề bạo lực - rủi ro, các kỹ năng liên quan đến
cuộc sống gia đình, các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng...
Theo UNICEF (Tổ chức Quỹ nhi đồng của Liên hiệp quốc) Tổ chức này cũng có
những nghiên cứu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân. Phân
loại ở đây cũng đề cập đến ba nhóm kỹ năng cơ bản:
13
Nhóm 1: Nhóm những kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Nhóm này
bao gồm một số kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục
tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ bản thân...
Nhóm 2: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác. Nhóm này bao gồm
một số kỹ năng như: thiết lập quan hệ, hợp tác, làm việc nhóm,...
Nhóm 3: Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả. Nhóm kỹ năng này
bao gồm một số kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử,
giải quyết vấn đề... Sự phân chia ở trên cũng chỉ là tương đối.Ở mỗi một góc độ khác
nhau, cách phân loại kỹ năng sống có thể khác nhau.Tuy nhiên, dù phân loại trên góc nhìn
nào thì kỹ năng sống phải là những kỹ năng thuộc về năng lực cá nhân giúp bản thân tồn
tại và làm chủ cuộc sống mình cũng như đạt được những mục tiêu sống hiệu quả. Như
vậy, một cách đơn giản thì kỹ năng sống bao gồm: kỹ năng mềm và kỹ năng “cứng”. Kỹ
năng “cứng” thực chất là cách gọi dễ nhớ của những kỹ năng cơ bản trong nghề nghiệp
(thậm chí là hiểu biết), những kỹ năng thuộc về chuyên môn - nghiệp vụ.
1.2.1.3. Kỹ năng mềm
a. Khái niệm: Bên cạnh thuật ngữ “kỹ năng sống” được phổ biến một cách rộng rãi
trong lĩnh vực giáo dục và xã hội thì thuật ngữ “kỹ năng mềm” (Soft Skills) cũng là một
trong những vấn đề được quan tâm - nhất là các đối tượng đang chuẩn bị cho quá trình lập
thân - lập nghiệp. Ngày nay, trình độ học vấn và bằng cấp chưa đủ để quyết định trong
việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn căn
cứ vào yếu tố cá nhân như sự nhạy bén khi xử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao
động…, các yếu tố này được người ta gọi là “kỹ năng mềm”. Có khá nhiều quan niệm
khác nhau hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm tuỳ theo lĩnh vực nghề nghiệp, góc
nhìn chun mơn, ngữ cảnh phát biểu và thậm chí là việc đặt thuật ngữ này bên cạnh
những thuật ngữ nào. Hiểu một cách đơn giản kỹ năng mềm là những kỹ năng con người
tích luỹ được để làm cho mình dễ dàng được chấp nhận, làm việc thuận lợi và đạt được
hiệu quả. Theo tác giả D.M. Kaplan thì kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người có
được ngồi yếu tố chun mơn và sự chun nghiệp xét trên lĩnh vực cơng việc. Đó cịn
được xem là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của con người, thể hiện khả năng tinh thần của
14
cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng mềm thể hiện sự tồn tại và vận dụng một cách hiệu quả
những đặc điểm của cá nhân như: thân thiện, vị tha, biết chấp nhận người khác... Những
kỹ năng này là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến
kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định sinh viên là ai, làm
việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc. Như vậy, có thể nói có khá nhiều
định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm, trong đề tài này tác giả sử dụng định nghĩa kỹ
năng mềm như sau: kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến
thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho q trình
thích ứng với người khác, cơng việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ
trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả.
b. Đặc điểm: Việc xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó
khăn, vì vậy phân tích các đặc điểm của kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn
giản. Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản sau:
- Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh của con người. Kỹ năng
mềm khơng phải là sự “chín muồi” của những tố chất, hay cũng không hẳn là sự “phát
sáng” theo kiểu bẩm sinh đã có kỹ năng mềm ấy ở chủ thể mà tất cả đều phải trải qua sự
nỗ lực, tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp và phương pháp của chủ
thể.
- Kỹ năng mềm khơng phải chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc. Ở một vài định
nghĩa đã đề cập cũng như quan điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên quan chặt đến
khả năng tương tác với người khác, vì vậy họ mặc nhiên xem rằng đây là biểu hiện của
chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient). Theo tôi, nếu kỹ năng mềm là biểu hiện
của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảm xúc lại rất bao quát và đầy đủ
thì khơng nhất thiết phải sử dụng thêm thuật ngữ kỹ năng mềm.Mỗi cá nhân đều có trí tuệ
cảm xúc, nhưng trí tuệ cảm xúc đó phải đạt đến một mức độ cụ thể nào đó mới có thể
được gọi là kỹ năng.Vì vậy khơng thể đồng nhất hai khái niệm kỹ năng mềm và trí tuệ
cảm xúc.
15
- Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm đích thực chứ khơng
phải là sự “nạp” kiến thức đơn thuần. Có thể nhận ra rằng việc 20 con người được rèn
luyện ở một nghề nghiệp thì ngồi những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp thì các kỹ năng
nghề theo mơ hình thao tác nghề nghiệp nhằm đạt được sản phẩm ln được ưu tiên.
Cũng chính vì vậy, những kỹ năng cơ bản và đặc trưng của nghề nghiệp thường được ưu
tiên đào tạo và phát triển.Thực tế cho thấy, những kỹ năng hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều
kiện để vận dụng những kỹ năng mang tính thao tác ấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên.
Vì vậy, sự thiếu hụt kỹ năng mềm ở SV và người lao động đã diễn ra. Thông thường, kỹ
năng mềm thường khó khăn hơn để có được vì tính chất đặc thù của nó trong mối quan hệ
với con người và hồn cảnh.
- Kỹ năng mềm khơng thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành
nghề khác nhau sẽ có một mơ hình kỹ năng nghề khác nhau.Chính trong việc xác định kỹ
năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc trưng mang tính chuyên môn - nghiệp vụ và
những kỹ năng mềm cũng chưa được phân định rạch ròi. Nhưng một thực tế không thể
phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và những kỹ
năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hướng giúp chủ thể nghề nghiệp thích ứng - thích nghi, dễ
hịa nhập với mơi trường mang tính “xã hội”, chủ động và linh hoạt để vận dụng - triển
khai kỹ năng nghề nghiệp đó chính là kỹ năng mềm. Vì thế, mỗi nghề nghiệp khác nhau
khơng thể có những kỹ năng mềm giống nhau.
c. Phân loại: Khi có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm thì sẽ có những
cách phân loại kỹ năng mềm khác nhau.
Phân loại chi tiết
- Kỹ năng mềm trong kinh doanh. Trong những loại kỹ năng dưới đây, sẽ có những
kỹ năng cụ thể tương ứng với đặc trưng của một số nghề nghiệp như:
+ Tính tương tác trao đổi, với người khác, với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác,...
+ Sự chuyên nghiệp và có tâm, đạo đức nghề nghiệp.
+ Tư duy phê phán, phản bác và khả năng xử lý vấn đề.
16
- Kỹ năng mềm gắn chặt với các kỹ năng lao động chuyên nghiệp. Đây là những
kỹ năng cần thiết để tạo nên sự thành công trong công việc.
+ Kỹ năng tự học
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng tư duy sáng tạo
+ Kỹ năng quản lý bản thân
+ Kỹ năng lập mục tiêu, động lực làm việc
+ Kỹ năng định hướng phát triển sự nghiệp và con người
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả để tạo lập mối quan hệ
+ Kỹ năng phối hợp, làm việc cùng đồng đội
+ Kỹ năng thương lượng
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý công việc hiệu quả
+ Kỹ năng lãnh đạo
Trong tài liệu "Kỹ năng hành nghề cho tương lai" của nhiều tổ chức chun mơn
phối hợp xuất bản tại Úc thì cho rằng có 8 kỹ năng mềm cần thiết để hành nghề như sau:
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm
+ Kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành công việc
+ Kỹ năng quản lý bản thân
+ Kỹ năng học tập
17
+ Kỹ năng về công nghệ
Đồng quan điểm trên, bộ Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada cũng chia
các kỹ năng mềm theo hướng liệt kê như sau:
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng tư duy sáng tạo và hành động tích cực
+ Kỹ năng thích ứng
+ Kỹ năng làm việc với con người
+ Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và tốn
Ngồi ra, kỹ năng quan trọng trong mơi trường làm việc nhiều căng thẳng và áp
lực công việc cực lớn chính là quản lý cảm xúc.Đừng để cảm xúc ảnh hưởng đến công
việc và các mối quan hệ khác của sinh viên.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
Bên cạnh sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong học tập,
công việc và cuộc sống của đa số sinh viên thì hiện nay vẫn còn một số sinh viên còn khá
xa lạ với cụm từ “kỹ năng mềm”. Khi mong muốn ai làm một việc gì đó chúng ta cần
phải phải nêu ra được lý do tại sao phải làm việc đó và việc đó có ích gì cho họ. Vì vậy
để sinh viên tự có ý thức rèn luyện kỹ năng mềm thì trước tiên cần phải mang đến cho các
sinh viên một sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm với cuộc sống của
chính các sinh viên.
Nếu sinh viên cho rằng một điều gì đó là khơng quan trọng, khơng cần thiết ít
nhất là với chính bản thân sinh viên thì sinh viên sẽ khơng bao giờ lãng phí thời gian để
hiểu, học hỏi những điều đó. Cách phản ứng đó khơng có gì lạ và hồn tồn hợp lý, nhất
là với cuộc sống năng động của các sinh viên sinh viên thời hội nhập luôn làm những
điều mình thích và những điều mà bản thân cho là cần thiết. Vì vậy nếu sinh viên khơng
có sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, cho rằng kỹ năng mềm là
18
không cần thiết, cho rằng chỉ cần học tập tốt các môn học trên lớp như vậy là đủ để đảm
bảo một tương lai tốt đẹp cho cuộc sống của các sinh viên sau này. Suy nghĩ đó dẫn đến
hành động các sinh viên sẽ không để ý đến những sự kiện, buổi hội thảo có liên quan đến
kỹ năng mềm, khơng tìm tịi, khơng tích cực tham gia các khóa học cũng như rèn luyện
những kỹ năng mềm cần thiết.
Khi sinh viên nhận thức rằng kỹ năng mềm quan trọng với sinh viên không chỉ
trong học tập mà kể trong cuộc sống và môi trường làm việc sau này, sinh viên sẽ có
những suy nghĩ và hành động hướng đến hoàn thiện cho bản thân những kỹ năng mềm
cần thiết.Sinh viên chủ động hơn trong việc tìm hiểu và học hỏi về kỹ năng mềm.Sinh
viên cũng sẽ tiếp tục tham gia các buổi giao lưu hội thảo về kỹ năng mềm, nhiệt tình say
mê trong các mơn học và khóa học về kỹ năng mềm đồng thời sinh viên sẽ khơng ngừng
rèn luyện để giúp sinh viên thân hồn thiện và nâng cao những kỹ năng mềm cần thiết.Từ
đó giúp mở ra nhiều cơ hội cho bản thân sinh viên trong công việc và giúp cuộc sống của
sinh viên tốt đẹp hơn.
Do vậy để giúp các sinh viên sinh viên có định hướng trong việc rèn luyện những
kỹ năng mềm công việc quan trọng và được đặt lên hàng đầu đó chính là giúp các sinh
viên có nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
1.3.2. Ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm
Nhận thức đúng mang đến cho các sinh viên một định hướng đúng, vạch ra cho các
sinh viên con đường cụ thể để đạt tới những mục tiêu mà sinh viên đã đặt ra. Nhưng nếu
khơng có sự chủ động và bản thân khơng có được sự quyết tâm thực hiện thì sinh viên sẽ
rất khó đạt được những mục tiêu sinh viên đặt ra.Với việc rèn luyện kỹ năng mềm của các
sinh viên sinh viên cũng tương tự.
Các sinh viên đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng lại
không chủ động trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm của bản thân.Nhiều sinh viên
mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng với tâm lý ỷ lại, thiếu sự
chủ động nên đã bỏ qua nhiều cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm. Còn với nhiều sinh
viên đã tham gia những lớp kỹ năng mềm nhưng do thiếu tính sáng tạo áp dụng những kỹ
năng đã học vào thực tế cuộc sống thì các sinh viên cũng dễ nản và cho rằng mình khơng
19
có tố chất trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm đó. Rèn luyện kỹ năng mềm là một
q trình đi từ ký thuyết đến thực hành và nếu thực sự đam mê với các mơn học kỹ năng
mềm thì các sinh viên sinh viên sẽ nhận ra một điều đó là một khóa học kỹ năng mềm sẽ
thực sự bắt đầu khi sinh viên kết thúc khóa học đó. Bởi để hoàn thiện những kỹ năng
mềm của bản thân đó là cả một q trình rèn luyện khơng ngừng.
1.3.3. Hoạt động giảng dạy
Hoạt động giảng dạy kỹ năng mềm trong các nhà trường hiện đang hướng cho sinh
viên tiếp cận với các môn học liên quan như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng tạo lập văn bản,....Phương pháp giảng dạy các môn liên
quan đến kỹ năng mềm tuy đã được các thầy, cô quan tâm đổi mới nhưng cũng chưa thực
sự phong phú, tạo hứng thú cho sinh viên.Hầu hết các thầy, cô đã giảng dạy bằng máy
chiếu projector, sử dụng bài giảng power point. Việc đổi mới phương tiện giảng dạy này
nếu không khai thác đúng cách và đổi mới phương pháp dạy theo đúng nghĩa nhằm tăng
tính tự học, chủ động của người học thì có thể ngay cả người thầy cũng bị rơi vào “trạng
thái ỳ” với thao tác chiếu bài giảng lên và ngồi hoặc đứng tại chỗ đọc.
Tóm tắt:
Hiện nay, trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng mềm cho sinh viên.Đặc biệt, nhiều nước đã xây dựng được Khung kỹ năng mềm và
áp dụng thành công.Ở Việt Nam, rất nhiều sách nghiên cứu kỹ năng mềm ở sinh viên đã
được xuất bản. Ngồi ra, cịn có các Hội thảo liên quan đến kỹ năng mềm do các trường
đại học, cao đẳng và Viện nghiên cứu tổ chức. Nhờ đó, phần lớn sinh viên đã có nhận
thức đúng đắn về vai trò của kỹ năng mềm đối với học tập, lao động và cuộc sống. Bên
cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ sinh viên vẫn cịn chưa nhận thức đúng về tầm
quan trọng và thậm chí cịn khá xa lạ với cụm từ “kỹ năng mềm”.Vì vậy, vấn đề được đặt
ra là giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của “kỹ năng mềm”.
20
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên Đại học Thủy Lợi
Theo biểu đồ một ai có thể thấy đa số sinh viên trường Đại học Thủy Lợi đã nhận
thức đúng đắn tương đối là đầy đủ về vai trò của kỹ năng mềm trong học tập trong nghề
nghiệp và cái trong cuộc sống tương lai. Và kỹ năng mềm đã được hơn 95% sinh viên
trường Đại học Thủy Lợi quan trọng và được áp dụng trong công việc và trong cuộc sống
của họ. Đây chính là sự thuận lợi và là tiền đề cơ bản quan trọng cho hoạt động phát triển
kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Thủy Lợi. Tuy nhiên trong số đó các sinh
viên được khảo sát vẫn có một số ít cá nhân cho việc học kỹ năng mềm là chưa quan
trọng. Điều đó cho thấy cần thúc đẩy nhiều hơn Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên để
hoàn toàn 100% sinh viên nhận thức rõ sự quan trọng của kỹ năng mềm.
Không quan trọng
1%
Có cũng được
khơng có cũng
khơng sao
2%
Qaun trọng
36%
Rất quan trọng
61%
Biểu đồ 1. Thể hiện tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong học tập
Khi được hỏi về lý do vì sao cho rằng kỹ năng mềm lại rất cần thiết, thì các sinh
viên sinh viên đã đưa ra các lý do khác nhau. Điều này được minh họa bằng biểu đồ dưới
đây:
21
Giúp bạn thăng tiến
nhanh trong công
việc
15%
Các lỹ do
khác
8%
Giúp bạn dễ xin việc Có tính ứng dụng cao
21%
trong cơng việc
56%
Biểu đồ 2. Thể hiện các lý do cho rằng kỹ năng mềm cần thiết
Lý do chính mà sinh viên trường Đại học Thủy lợi cho rằng kỹ năng mềm quan
trọng là vì kỹ năng mềm có tính ứng dụng cao trong các công việc. Chiếm kết quả rất
nhiều nhất với tỷ lệ 55,6%, điều này cho thấy sinh viên đã nhận thức tương đối tốt về lợi
ích của kỹ năng mềm trong cơng việc, trong tương lai. Bên cạnh đó cũng có nhiều sinh
viên cho rằng trang bị tốt các kỹ năng mềm sẽ giúp xin việc dễ dàng, tạo được ấn tượng
với nhà tuyển dụng làm họ dễ chú ý và lưu tâm đến. Quan điểm này chiếm 15,3% sinh
viên. Cũng gần giống như suy nghĩ trên có 20,8% sinh viên chọn nguyên nhân kỹ năng
mềm giúp sinh viên nhanh thăng tiến trong công việc. Đa số sinh viên sẽ chọn các nguyên
nhân cho rằng kỹ năng mềm sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc hiện tại cũng như tương
lai. Ngồi ra cũng có số ít sinh viên cho rằng việc tích lũy các kỹ năng mềm sẽ giúp tiết
kiệm thời gian sức lực, giúp ta tự tin giao tiếp và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống và
học tập.
Nhiều trung tâm đã lựa chọn phương pháp đào tạo kỹ năng mềm hợp lí, khoa học
theo hình thức phong phú đa dạng mà hiệu quả như học trên mạng học, vận dụng thực
hành nhiều hơn… Điểm mạnh nữa là, các chương trình học kỹ năng hồn tồn khơng bắt
buộc, mà chỉ mang tính chất trang bị, nâng cao kỹ năng sống vì vậy các sinh viên học
viên được học thoải mái lựa chọn. Qua khảo sát thực tế về sự quan tâm đến các khóa học
22
ở ngồi trường của sinh viên thì có đến 101 số sinh viên được điều tra trả lời ‘có’ quan
tâm đến khóa học kỹ năng mềm ở ngồi trường, chiếm tỉ lệ 70,1%.
Bên cạnh đó, vẫn có một số sinh viên do nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan
trọng của kỹ năng mềm trong học tập và hướng nghiệp nên chưa quan tâm đến các khóa
học. Nhiều sinh viên có suy nghĩ rằng các nhà tuyển dụng sẽ ưu ái những bằng cấp có giá
trị, mối quan hệ rộng rãi và kỹ năng chuyên môn, bởi vậy đã lơ là việc tự trau dồi kỹ năng
mềm cho bản thân. Sai lầm này khiến khi ra trường họ khó xin việc,mất khá nhiều thời
gian đợi chờ, thậm chí phải đào tạo lại. Qua khảo sát thì có 43 số sinh viên chưa quan tâm
đến khóa học rèn luyện kỹ năng,chiếm tỉ lệ 29,9%.
Khơng
30%
Có
70%
Biểu đồ 3. Kết quả khảo sát sự quan tâm của sinh viên đến khóa học kỹ năng ở ngoài
trường
Sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm ảnh hưởng đến học
tập,cộng việc và trong cuộc sống nên đã chủ động trong việc rèn luyện kỹ năng cho mình.
Trong trường ngồi việc học có rất nhiều hoạt động ngoại khóa những hoạt động đó là cơ
hội giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nhưng khơng phải sinh viên nào cũng tích cực tham
gia hoạt động đoàn, hội.Những gương mặt mới, sinh viên mới tham gia hoạt động đồn
hội rất ít, thường là những sinh viên đã tham gia năm trước đó và muốn tiếp tục tham
gia.Một lý do khác là những hoạt động Đoàn hội trường bị giới hạn số người tham gia vì
23
thế có một số sinh viên muốn tham gia nhưng vẫn chưa có cơ hội. Những sinh viên sinh
viên này cũng đã có ý thức được mình sẽ rèn luyện được kỹ năng mềm từ hoạt động của
đồn hội. Cịn có những sinh viên khơng tham gia vì cảm thấy mình khơng có khả năng,
một số khác lại cảm thấy hoạt động hội hội đồng hội đồn vơ bổ và không phù hợp với
bản thân. Tuy nhiên bên cạnh hoạt động Đồn hội thì cịn có những câu lạc bộ để sinh
viên giao lưu sinh hoạt như: CLB sinh viên tình nguyện Đại học Thủy Lợi, CLB sinh viên
Thanh Hóa Đại học Thủy Lợi, CLB TNTN Vận động HMNĐ Đại học Thủy Lợi, CLB
phát triển kỹ năng Đại học Thủy Lợi, CLB tin học Đại học Thủy Lợi, CLB guitar Đại học
Thủy Lợi, CLB Tiếng Anh,… Đây là những cơ hội thực tế để sinh viên rèn luyện kỹ năng
mềm một cách hiệu quả nhất.
Khi được hỏi sinh viên sinh viên có tham gia hoạt động ngoại khóa ở trường,số
lượng các sinh viên tham gia thường xuyên các hoạt động chiếm 20,1% với 29 sinh viên,
số sinh viên chưa từng tham gia các hoạt động ngoại khóa chiếm một tỉ lệ khá cao với 30
sinh viên chiếm 20,8% ,còn lại các sinh viên thỉnh thoảng tham gia các hoạt động với 85
sinh viên, chiếm tỉ lệ 59%. Như vậy ta cũng thấy được phần đa các sinh viên có tham gia
hoạt động ngoại khóa . Điều này giúp các sinh viên rèn luyện được kỹ năng cho riêng
mình bên cạnh đó giúp các sinh viên nâng cao trình độ cũng như làm quen với những
người sinh viên cùng ngành học,trưởng thành hơn về mặt giao tiếp xã hội thông qua việc
tương tác với những người sinh viên mới, có thời gian để thư giãn và làm một thứ gì đó
ngồi việc học giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng và có cái nhìn khác hơn trong vấn đề
học tập. Các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên xây dựng các kỹ năng cần thiết cũng
như học hỏi được nhiều kinh nghiệm rất bổ ích sau khi ra trường, kể cả trong quá trình
tìm việc làm và những biểu hiện trong cơng việc của mình.
Điều này được minh họa bằng biểu đồ dưới đây:
24
70%
60%
50%
40%
Thỉnh Thoảng
Thường Xuyên
30%
Chưa Từng
20%
10%
0%
Thỉnh Thoảng
Thường Xuyên
Chưa Từng
Biểu đồ 4. Kết quả khảo sát sự quan tâm đến hoạt động ngoại khóa
2.2. Thực trạng kỹ năng mềm, ý thức trang bị và rèn luyện kỹ năng mềm của sinh
viên Đại Học Thủy Lợi
Qua khảo sát thực tế các bạn sinh viên và khi được hỏi rằng bản thân mình đã được
trang bị những kỹ năng mềm cơ bản nào ta có thể thấy được rằng hầu như sinh viên Đại
Học Thủy Lợi đã được trang bị các kỹ năng mềm cơ bản, điều này được thể hiện bằng
biểu đồ dưới đây:
Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
Kỹ năng đặt mục tiêu/tạo động lực làm việc
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng học và tự học
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Biểu đồ 5. Kết quả khảo sát sinh viên đã được trang bị những kỹ năng mềm cơ bản
nào
25
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn sinh viên trường Đại học Thủy Lợi tự đánh giá
bản thân mình đã được trang bị kỹ năng cơ bản như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng học và tự học, kỹ năng thuyết trình, … Sinh viên Thủy Lợi có lẽ rất tự tin
về kỹ năng lắng nghe của bản thân có đến 60% sinh viên đánh giá rằng bản thân đã trang
bị tốt kỹ năng nghe cho bản thân. Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng rất quan trọng trong
cuộc sống cũng như trong công việc sau này.Biết lắng nghe điều này có vẻ đơn giản
nhưng khơng phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật
hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe
của mình. Từ kết quả trên ta thấy đa số sinh viên Thủy Lợi đã quan tâm đến kỹ năng này
và đã có trang bị kỹ năng này cho bản thân. Đây có thể là một lợi thế cho các sinh viên
sinh viên trường Đại học Thủy lợi, khi còn trong phạm vi trường đại học có lẽ mơi trường
xung quanh đã giúp các sinh viên sinh viên rất nhiều trong việc rèn luyện kỹ năng lắng
nghe. Khi thời lượng các buổi học trên giảng đường rất ít, các sinh viên cần luyện tập kỹ
năng lắng nghe cho bản thân để nắm bắt thông tin tốt nhất, biết cách thu thập những thông
tin quan trọng cần thiết.
Kỹ năng làm việc nhóm cũng là một trong những kỹ năng được sinh viên Thủy Lợi
được chọn nhiều. Sinh viên trường Đại học Thủy Lợi rất tự tin với kỹ năng làm việc
nhóm của bản thân, đó chính là kết quả của của phương pháp học từ nhà trường, từ giảng
viên. Đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng đối với công việc trong tương lai. Những
năm học ở trường với mỗi môn học là mỗi một đề tài thảo luận thú vị, hiện nay đa số các
giáo viên đều kết hợp làm việc nhóm để xây dựng bài để nghiên cứu về các đề tài của
mơn học với sự hướng dẫn tận tình của thầy cơ cùng với sự đồn kết của các nhóm, các
sinh viên dễ dàng hoàn thành được những đề tài của mình.
Bên cạnh những kỹ năng trên, kỹ năng học và tự học cũng được khá nhiều sinh
viên Thủy Lợi đang bị cho mình. Khi lên con đường đại học thì sinh viên nên tập làm
quen với việc tự học trên lớp. Sinh viên đến lớp không chỉ để ngồi nghe, giảng viên cũng
khơng phải là người đứng nói từ đầu đến cuối tiết mà chính sinh viên mới là người phát
biểu xây dựng bài giảng. Để làm được điều đó sinh viên phải có sự tìm tịi và tự học của
sinh viên .Chính sự hướng dẫn và khuyến khích của thầy cô về phương pháp học tự học,