Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề hsg văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.34 KB, 5 trang )

GV: Lưu Thị Lan Anh . Tên mail: Phương Thảo 2A. Địa chỉ mail:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6 THCS
NĂM HỌC:
Đề chính thức
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
Câu 1(8 điểm): Hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay của phép tu từ được sử
dụng trong đoạn thơ dưới đây:
“Mây không bao giờ lớn được 
Suốt ngày làm nũng mẹ Trời 
Sáng ra mặc đồ xanh biếc 
Trưa thay áo trắng tinh khôi”
(Nguyễn Lãm Thắng – Mây trẻ con)
Câu 2(12 điểm):
Trong khu vườn nhỏ bé, một bông hoa hồng nhung vừa hé nở. Nó đẹp rực
rỡ, lộng lẫy và kiêu sa. Những cô bướm xinh đẹp bay lượn xung quanh, những
loài hoa khác trầm trồ khen ngợi. Bên dưới gốc hoa hồng nhung, một khóm hoa
dại cũng vừa chớm nở. Và tại đây, một câu chuyện giữa hoa hồng nhung và
khóm hoa dại đã diễn ra….
Em hãy tưởng tượng và kể lại.
…. HẾT ….

Họ tên thí sinh: …………………………………………......... SBD: …………………


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6 THCS NĂM HỌC
MÔN: NGỮ VĂN


Câu 1 (8 điểm)
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- HS viết thành bài văn (dung lượng vừa phải), có bố cục hoàn chỉnh.
- Đúng dạng bài cảm thụ: Phát hiện được những cái hay, cái đặc sắc, cái đẹp của
đoạn văn, từ đó bộc lộ được cảm xúc, những điều tâm đắc nhất, sự rung động
thật sự khi đọc đoạn thơ.
- Văn có cảm xúc, có hình ảnh, gợi cảm.
- Câu, từ trong sáng, đảm bảo chuẩn ngữ pháp.
B- Yêu cầu về kiến thức:
(Đây chỉ là định hướng chung về cách hiểu đoạn văn):
Những nội dung cần
nêu được

Cho
điểm

- HS phát hiện và gọi tên đúng biện pháp tu từ nhân hóa.

0,5 điểm

- Chỉ ra được hình ảnh nhân hóa: Hình ảnh "Mây" và một số từ
ngữ tiêu biểu có tác dụng nhân hóa: không bao giờ lớn được, làm
nũng, mặc đồ xanh biếc, thay áo trắng tinh khôi.

1.0 điểm

* Biện pháp tu từ nhân hóa khiến hình ảnh những
đám mây hiện lên ấn tượng với nét ngộ nghĩnh,
- Chỉ rõ tác xinh đẹp:
dụng của

- Những đám mây trở nên sống động, có hồn,
biện pháp
giống như một em bé: bé bỏng, nũng nịu, hồn
tu từ nhân nhiên... Tuy còn nhỏ nhưng Mây rất điệu, thích 4 điểm
hóa:
mặc quần áo đẹp, những tấm áo ấy được thay đổi
liên tục khiến Mây biến hóa bất ngờ, mỗi lần lại
mang một sắc màu lung linh, rực rỡ.
- Xuất phát từ thực tế: màu mây trời luôn thay đổi
theo các thời điểm trong ngày, phụ thuộc vào lượng
mây trên bầu trời nhiều hay ít và tác động của ánh


sáng mặt trời chiếu rọi. Tác giả đã liên tưởng, đã
nhân hóa hình ảnh đám mây giống như một em bé
xúng xính trong những bộ quần áo mới...
* Những đám mây vốn là ảnh quen thuộc trong 1.5 điểm
cuộc sống, nhưng nhờ biện pháp nhân hóa, tác giả
giúp người đọc cảm nhận được những đám mây
đầy màu sắc, vừa xinh đẹp vừa duyên dáng, đáng
yêu như một con người.
* Biện pháp nhân hóa thể hiện cái nhìn, sự quan sát 1.0 điểm
vô cùng tinh tế, tài tình của nhà thơ về cảnh vật và
ta cũng thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà
thơ.
C. Định hướng cách cho điểm:
- Điểm 7-8: Bài làm tốt, bộc lộ được năng lực cảm thụ, phát hiện được đúng vẻ
đẹp, những đặc sắc của đoạn văn, có cách hiểu, cách cảm thụ hợp lí, sâu sắc, có
cái nhìn riêng, cách cảm nhận riêng thú vị. Bài văn có cảm xúc.
- Điểm 5-6: Bài làm khá, bộc lộ được năng lực cảm thụ, hiểu đúng đoạn văn,

nhận biết được cái hay cái đẹp của đoạn; văn viết trôi chảy, có cảm xúc. Tuy
nhiên sự sáng tạo và sự sâu sắc, tinh tế sẽ kém mức độ điểm 7-8. Có thể mắc
một vài lỗi về dùng từ, về ngữ pháp.
- Điểm 4: Bài làm ở mức độ trung bình: Về cơ bản hiểu đúng đoạn văn, nhận ra
các biện pháp nghệ thuật hoặc một vài chi tiết, hình ảnh đẹp trong đoạn. Tuy vậy
chỉ phát hiện được một vấn đề nào đó, chưa có tính toàn diện, mức độ cảm thụ
chưa sâu; bài văn chưa có nhiều cảm xúc, có những đoạn sa đà vào kể, diễn ý.
- Điểm 3: Sự cảm thụ hạn chế, kể và diễn ý nhiều, không có khả năng nắm bắt
cái đẹp của văn chương; hoặc có những chỗ hiểu sai. Văn khô khan, lủng củng;
mắc nhiều lỗi ngữ pháp và diễn đạt.
- Điểm 2-1: Bài làm yếu: hiểu không chính xác về nội dung đoạn văn. Sa đà vào
kể lể, diến ý, hoặc tư duy linh tinh. Mắc nhiều lỗi về diễn đạt, ngữ pháp, lỗi
chính tả.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề, hoặc không làm bài.
Câu 2 (12 điểm):


A- Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm một bài văn tự sự: có mở đầu, có diễn biến, có tình tiết
truyện và các tình tiết phải được dẫn dắt, phát triển để tạo nên chuỗi sự việc có
kết thúc hợp lí, câu chuyện phải gửi gắm thông điệp ý nghĩa; không sa đà vào kể
lể những điều dông dài, vô nghĩa.
- Biết kết hợp với miêu tả cho sinh động.
- Lời kể linh hoạt, ngôn ngữ truyện phù hợp.
- Dùng từ, đặt câu chuẩn ngữ pháp.
B- Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở đầu:
- Giới thiệu, miêu tả khung cảnh vườn hoa.
- Sự xuất hiện của hoa hồng nhung (miêu tả hình ảnh hoa hồng nhung rực rỡ,
lộng lẫy, kiêu sa…), khóm hoa dại (nhỏ nhoi…)

2. Nợi dung chính: Kể diễn biến câu chuyện giữa hoa hồng nhung và khóm hoa
dại
- Không áp đặt cứng nhắc một nội dung cụ thể nào, do đây là dạng đề mở nên để
HS xây dựng, miễn là hợp lí, có ý nghĩa, thể hiện được sự sáng tạo của HS.
- Truyện nên có kịch tính, có biến cố. Câu chụn của hoa hồng nhung và khóm
hoa dại có thể xoay quanh về cuộc sống, ý thích, ước mơ, về những người chủ
đáng mến…Những chi tiết được kể phải phù hợp với hai loài hoa này trong thực
tế.
- Có thể làm nổi bật bài học về lẽ sống: coi trọng đức tính nỗ lực, phấn đấu,
đương đầu với thử thách, dũng cảm trải nghiệm, trân trọng hạnh phúc mà mình
đang có…
3. Kết thúc câu chuyện: Tình huống kết thúc phải hợp lí với diễn biến nội dung
câu chuyện trước đó và phải có ý nghĩa, gửi gắm thơng điệp của mình.
C. Định hướng cách cho điểm:
- Điểm 11 - 12: Bài làm tốt: Bài viết đáp ứng được tất cả các u cầu trên, có trí
tưởng tượngphong phú, cách kể chuyện hấp dẫn, sáng tạo; ngôn ngữ kể chuyện
tự nhiên, sinh động, có thể mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu nhưng rất ít.
- Điểm 9 - 10: Bài làm tương đối tốt: Bài viết về cơ bản đáp ứng được các yêu
cầu trên; tuy nhiên lời kể, chưa thật sáng tạo, chưa thật sinh đợng; cịn mắc các
lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.


- Điểm 7-8: Bài làm ở mức khá: Học sinh hiểu đề, biết cách làm, có khả năng
tưởng tưởng nhưng chưa thật phong phú, chưa có nhiều cảm xúc, còn mắc các
lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 5 - 6: Bài làm ở mức độ trung bình. Học sinh sa đà vào kể lể, mắc nhiều
lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu...
- Điểm 3 - 4: Bài làm yếu: HS chưa hiểu đề, kĩ năng tự sự yếu, nội dung lan
man, linh tinh. Hành văn yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 2-1: Bài làm rất yếu: hiểu không chính xác về đề bài. Sa đà vào kể lể,

diễn ý, hoặc tư duy linh tinh. Văn phong kém, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, ngữ
pháp, lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn, hoặc không làm bài.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×