Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

10 ngộ nhận về tật đái dầm của trẻ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.16 KB, 6 trang )



10 ngộ nhận về tật đái
dầm của trẻ


“Dấm đài” là việc không chỉ khiến bố mẹ phiền lòng mà cả con
cũng rất… đau khổ. Thế nhưng vì sao tình trạng này vẫn cứ xảy
ra, dù con đã rất quyết tâm và bố mẹ đã rất nhiều lần nhắc nhở?
Gia đình ta phải làm gì bây giờ? Bố mẹ có phải ra tay quyết liệt
hơn không? Hay cần đưa con đi khám?
Hãy cùng tìm hiểu về tật đái dầm của con qua những lời đồn và những
đính chính để có thể đối mặt và vượt qua “vấn nạn” này một cách nhẹ
nhàng hơn nhé:

1. Trẻ lười vào nhà vệ sinh nên mới đái dầm

Sự thật: Phần lớn mọi người không nhận ra rằng với đứa trẻ không
được huấn luyện để “khô ráo” suốt đêm thì việc còn gặp sự cố cho
đến tận khi lên 7 tuổi là điều bình thường – đó là ý kiến của Tiến sĩ,
bác sĩ nhi khoa Ari Brown. “Con bạn đái dầm ban đêm không phải do
lười, chẳng qua do bàng quang của trẻ chưa đủ lớn để cầm cự được
cả đêm, trẻ lại chưa nhận thức được nhu cầu của cơ thể để tỉnh dậy
khi đang ngủ mà thôi.”

2. Đái dầm là do stress mà ra

Sự thật: Tiến sĩ Alanna Levine, bác sĩ nhi khoa và người phát ngôn
của Viện nhi khoa Hoa Kỳ cho biết: “Đái dầm không phải do stress
gây ra. Những lí do phổ biến nhất của hiện tượng này bao gồm sự
chậm phát triển của bàng quang, bàng quang nhỏ, di truyền (cha mẹ


lúc nhỏ mắc tật này sẽ có nhiều khả năng sinh con đái dầm), và trẻ
ngủ quá say không thức dậy được khi bàng quang có cảm giác đầy.”

3. Trẻ đái dầm chỉ đơn giản vì đã uống nước quá nhiều trước khi
đi ngủ

Sự thật: Mặc dù uống nước trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ quả thật
có thể làm tăng nguy cơ đái dầm, nhưng đó thường không phải là
nguyên nhân chính. “Tôi cho rằng trẻ em mắc tật đái dầm nên uống ít
nước vào buổi chiều tối, tuy nhiên, thường thì chỉ điều này thôi cũng
chẳng giúp cải thiện tình trạng được bao nhiêu cả,” Tiến sĩ Alanna
Levine nói.

4. Đái dầm bắt nguồn từ việc trẻ không được huấn luyện tốt việc
đi vệ sinh

Sự thật: Đái dầm không bắt nguồn từ việc trẻ không được huấn luyện
tốt việc đi vệ sinh, và không nên cho rằng đó là thất bại của phụ
huynh hay của con trẻ. Theo tiến sĩ Alanna Levine thì “Đái dầm
không nằm trong tầm kiểm soát của trẻ, nên không liên quan gì đến
việc huấn luyện đi vệ sinh cả. Tôi ủng hộ những cách thức tích cực để
đảm bảo trẻ khô ráo suốt đêm, nhưng không bao giờ nên sử dụng hình
phạt nếu chẳng may sự cố xảy ra. Tuy vậy, bạn cũng nên cho trẻ tham
gia vào việc dọn dẹp buổi sáng để trẻ cảm thấy mình có trách nhiệm
trong việc giữ khô ráo vào ban đêm.”

5. Tất cả trẻ em đều đái dầm vì cùng một lí do

Sự thật: Theo tiến sĩ Ari Brown, nếu bạn lấy đi của con thiết bị bảo hộ
(tã) trước khi con sẵn sàng thì đó có thể là sự thật. Nhưng nếu con bạn

đã không đái dầm suốt bốn tuần liên tục thì đúng ra sau đó bé phải
tiếp tục giữ được như vậy; nếu bé đột nhiên lại đái dầm trở lại, bạn
nên nói chuyện với bác sĩ.

6. Bé trai đái dầm nhiều hơn bé gái

Sự thật: Các nghiên cứu cho thấy bé trai quả thật có khuynh hướng
đái dầm nhiều hơn bé gái. “Con trai thường được huấn luyện việc đi
vệ sinh trễ hơn con gái. Nhưng dĩ nhiên con gái cũng không miễn
nhiễm với hiện tượng này,” Tiến sĩ Ari Brown cho biết.

7. Uống thuốc theo toa sẽ trị dứt bệnh đái dầm
Sự thật: “Thuốc điều trị chỉ nên là giải pháp cuối cùng,” Tiến sĩ
Alanna Levine khuyên. “Cách tốt nhất chữa đái dầm là cha mẹ hãy
kiên nhẫn đợi con lớn lên và tự khỏi.” Dĩ nhiên, nếu bạn cho rằng con
mình đái dầm vì những nguyên nhân bệnh lý, hãy nói chuyện với bác
sĩ ngay lập tức.

8. Đa số trẻ mắc tật đái dầm cần được chữa trị y tế

Sự thật: Nhìn chung, bạn không cần phải lo lắng về chuyện đái dầm ở
trẻ dưới sáu tuổi, Tiến sỹ Harvey Karps cho biết. “Nếu một đứa trẻ
không đái dầm trong sáu tháng hoặc hơn, nay bắt đầu bị lại thì mới
cần đi gặp bác sĩ.” Một vài nguyên nhân bệnh lý của chứng đái dầm
bất chợt có thể bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, dị
dạng bàng quang và nhiễm giun kim.

9. Hình phạt giúp ngăn ngừa đái dầm ban đêm

Sự thật: Theo Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Harvey Karp, thì một đứa trẻ

đái dầm không kiểm soát được chuyện nó làm. “Cũng giống như
trách mắng ai đó vì tội ngáy lúc ngủ vậy! Phạt trẻ vì tội đái dầm chỉ
làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ, và khiến cho trẻ nghĩ rằng đã
làm bạn thất vọng.”

10. Cách tốt nhất là đợi…
Sự thật: Điều này thực ra là đúng! “Nếu trẻ dưới 6 tuổi và vẫn còn đái
dầm, cách tốt nhất cha mẹ nên làm là cho đứa trẻ chút thời gian,”
Tiến sĩ Harvey Karp nói. “Cho trẻ mặc tã vào ban đêm, và thường khi
đứa trẻ chán mặc tã hoặc thấy không thoải mái, điều đó sẽ thúc đẩy
trẻ tự giữ cho mình khô ráo.”

×