Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

10 nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.81 KB, 6 trang )



10 nguyên nhân khó tin
khiến trẻ bị béo phì


Theo LiveScience, có rất nhiều yếu tố có thể khiến em bé nhà bạn
bị béo phì mà chính cha mẹ trẻ cũng không ngờ tới.
Vi-rút cúm

Dựa vào các kết quả công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ thì những trẻ
em bị nhiễm vi-rút cúm thường có nguy cơ béo phì hơn so với những
trẻ không tiếp xúc với vi-rút này.

Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 124 trẻ em thì có gần 80%
trẻ bị béo phì là do ngày nhỏ bị cúm.

Điều hòa không khí

Những bài báo đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về béo phì năm 2006 cho
rằng: những trẻ đang ở trong một điều kiện nhiệt độ thoải mái liên tục
như ngồi trong phòng có điều hòa, cơ thể của trẻ sẽ không làm việc
liên tục để duy trì nhiệt độ lạnh hoặc ấm của cơ thể.

Theo kết quả này, những trẻ ngồi điều hòa hàng ngày sẽ đốt cháy rất ít
lượng calo khiến trẻ dễ tăng cân và béo phì hơn.

Mẹ làm việc quá nhiều giờ/ngày

Những trẻ em có mẹ làm việc nhiều giờ/ ngày tại công sở có nguy cơ
béo phì hơn so với những trẻ em sống cùng mẹ hoặc có mẹ đang ở


nhà chăm sóc. Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học London
đã tiến hành nghiên cứu trên 8.552 trẻ em vào năm 1965 và kiểm tra
trọng lượng của những trẻ này vào năm 1991.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chưa kiểm tra chế độ ăn uống hay
hoạt động thể chất của trẻ vì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả
này.

Thiếu ngủ

Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng những trẻ em bị thiếu ngủ cũng làm
tăng nguy cơ thừa cân. Nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố
thường xảy ra khi cơ thể trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Thiếu ngủ có thể làm kích thích đói và mệt mỏi ở trẻ. Điều này có thể
làm giảm hoạt động thể chất hàng ngày, gây tăng cân nhanh hơn nữa.

Cắt amiđan

Nghiên cứu của ĐH St Louis (Missouri, Mỹ) cho thấy sau 7 năm cắt
amidan, trẻ sẽ tăng cân. Nguyên nhân là do cắt amiđan có thể cải thiện
sự ngon miệng của trẻ.

Tiếp xúc với ánh sáng ban đêm

Một nghiên cứu đã công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ
trên những chú chuột trong 8 tuần liền cho thấy: Trọng lượng của
nhóm chuột đã được tiếp xúc với ánh sáng mờ trong đêm tăng 50% so
với những chú chuột ở trong đêm ở trong bóng tối hoàn toàn. Mặc dù
cả hai nhóm chuột này đều có cùng một số thực phẩm và hoạt động

giống nhau.

Kết quả này cũng có thể áp dụng tương tự cho những trẻ thường ngủ
muộn vào ban đêm hoặc ngủ với ánh điện sáng.

Mẹ lớn tuổi

Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra từ các phụ nữ
tuổi khoảng 30 trở lên thường có trọng lượng nặng hơn 2,6-2,8% các
bé được sinh ra từ các bà mẹ dưới 25 tuổi.

Ô nhiễm môi trường

Theo nhiều kết quả công bố thì ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng
đến sự trao đổi chất của cơ thể trẻ.

Những hóa chất độc hại trong môi trường, trong các vật dụng gia đình
có thể làm gián đoạn các tuyến nội tiết và khiến cơ thể trẻ béo phì vì
chúng can thiệp vào các kích thích tố trong cơ thể.

Sinh ra đã to lớn

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Cincinnati và trường Cao đẳng y tế
Georgia (Mỹ) cho biết chuột được mẹ cho ăn nhiều chất béo có nhiều
khả năng có con to lớn hơn so với những con chuột đã được mẹ cho
ăn một chế độ ăn uống bình thường.

Vì thế, sinh ra đã to lớn cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh béo phì
trong tương lai.


Nguyên nhân chuột con to lớn là do đã tiêu thụ các chất béo của mẹ
chúng từ nhau thai khi còn là thai nhi. Các nhà nghiên cứu nói rằng
những phát hiện này cũng có thể lý giải cho chứng béo phì ở những
trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc để ngăn ngừa chứng trầm cảm, tiểu đường, cao
huyết áp cho trẻ… cũng có thể gây tăng cân.

Việc sử dụng các loại thuốc trên, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm
cho trẻ mặc dù theo đúng chỉ dẫn cũng khiến trọng lượng bệnh nhân
bị tăng lên khoảng 5%.

×