Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

10 nguyên nhân khác có thể dẫn tới béo phì và được đăng tải trên Tạp chí quốc tế về Béo phì:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.88 KB, 8 trang )

Benh beo phi
Để đánh giá một người có bị béo phì hay không, người ta căn cứ vào Chỉ số
khối cơ thể (gọi tắt là BMI).

Cân nặng (kg)
BMI = --------------------
Chiều cao
2
(m)
Trên cơ sở BMI của từng người, có thể biết thể trạng người đó như sau:
- Thiếu cân: BMI < 18,5
- Bình thường: BMI từ 18,5 đến 24,9
- Thừa cân: BMI từ 25 đến 29,9.
- Béo phì: BMI > 30
- Cực béo hoặc béo bệnh: BMI > 40.
Ngoài BMI, còn có thể biết một người có bị béo phì hay không nhờ một số thông số khác là vòng eo và tỷ
lệ eo/hông. Khi nam giới có vòng eo trên 40 inches hoặc nữ trên 35 inches là có nguy cơ cao. nam giới
thường béo bụng nhiều hơn (còn gọi là béo hình quả táo) và nguy cơ lớn hơn nữ giới thường béo hông (béo
hình quả lê).
10 nguyên nhân khác có thể dẫn tới béo phì và được đăng tải trên
Tạp chí quốc tế về Béo phì:

1. Ngủ quá ít. Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên hoặc bận rộn đến mức có rất ít thời gian
để chợp mắt thì nguy cơ tăng cân trong tương lai là điều khó tránh khỏi.

2. Ô nhiễm. Một số loại hormone kiểm soát trọng lượng cơ thể. Môi trường ngày nay đang
bị ô nhiễm bởi các chất thải từ xe cộ, động cơ… sẽ tác động rất lớn tới những hormone
này.

3. Điều hòa không khí. Bạn có thể đốt cháy một lượng calo nếu môi trường quanh bạn
quá nóng hay quá lạnh để điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay sống và


làm việc trong những ngôi nhà hay văn phòng mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ở mức lý
tưởng.

4. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc cũng giúp giảm cân. Thế giới ngày càng có nhiều người bỏ
thuốc lá và vì thế cũng ngày càng có nhiều người béo phì?

5. Thuốc men. Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa
hormone, thuốc tiểu đường, thuốc chống suy nhược và thuốc áp huyết cao... Đây là nguyên
nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng. Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiến cân nặng của
cơ thể có xu hướng đi lên.

6. Tuổi thọ và chủng tộc. Những người Trung Mỹ và những người Mỹ gốc Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha thường có xu hướng bị béo phì hơn những người Mỹ gốc Âu.

7. Mẹ nhiều tuổi. Đã có một số bằng chứng cho thấy những người phụ nữ lớn tuổi mới
sinh con lần đầu thì đứa trẻ thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Rất nhiều phụ nữ Mỹ
sinh con lần đầu khi lớn tuổi thậm chí đã già.

8. Di truyền từ tổ tiên. Có một số ảnh hưởng sẽ tác dụng lên thế hệ thứ 2. Sự thay đổi của
môi trường đã tác động đến bào thai và làm cho những gien di truyền của ông bà vốn đã bị
"lặn" ở thế hệ cha mẹ trở thành "trội" ở thế hệ các cháu.

9. Béo phì liên quan đến khả năng sinh sản. Có một số bằng chứng cho thấy những
người béo phì thường “mắn” hơn những phụ nữ gầy còm. Nếu như béo phì thực sự có liên
quan đến di truyền học thì tỉ lệ người béo phì sẽ ngày càng gia tăng trong dân số chung của
nhân loại.

10. Sự “liên minh” của những cặp béo phì. Những phụ nữ béo phì thường có xu hướng
kết hôn với những nam giới thừa cân. Nếu những người gầy ngày càng ít đi và béo phì
thực sự là do gien quy định thì thế giới này sẽ dần là của những người béo phì, quá khổ.


Ngoài danh sách những nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì kể trên còn có một số
nguyên nhân khác như: virus gây béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng khi còn nhỏ, ít sử
dụng các sản phẩm sữa và những hormone từ ngành nông nghiệp biến đổi gien...
10 ĐIỀU KHUYÊN CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN
GIẢM CÂN
Sau đây là một số nguyên tắc nên ứng dụng:
1. Xác định xem có thật sự dư cân không: bằng 2 động tác
a) Tính chỉ số thân khối BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao
2
(m), nếu > 25 thì mới là dư cân.
b) Xác định số cân nên có phù hợp với chiều cao và vóc (xương) người: Lấy chỉ số R = chiều cao (cm)/
vòng cổ tay (cm).
Đối với nữ:
+Vóc vừa phải khi R = 10,1 - 11,
+ vóc nhỏ khi R = 11,1 trở lên,
+ vóc lớn khi R = 10 trở xuống,
số cân nên có cho vóc nhỏ = 19- 20 lần bình phương chiều cao, vóc vừa phải = 21 - 22,9 lần bình phương
chiều cao và vóc lớn = 23 - 24,9 bình phương chiều cao.
2. Tăng số bữa ăn từ 3 bữa lên 4 - 5 bữa nhỏ: Không nên nhịn bất cứ bữa nào, vì bữa sau sẽ cảm thấy đói
và ăn bù lại có khi còn quá bữa ăn đã nhịn! Đừng bao giờ để bụng rỗng, nhưng cũng đừng bao giờ ăn quá
no.
3. Áp dụng hai nguyên tắc của "đồng hồ sinh học": Thứ nhất là: muốn ăn nhiều thì nên tập trung vào bữa
điểm tâm - vì sẽ có dịp tiêu hao - trưa ăn vừa phải, cuối ngày thì ăn ít đi. Thứ hai là: Về chiều, cũng không
nên ăn nhiều chất béo, vì không được tiêu hao, ắt sẽ được tích lũy!
4. Cần tăng mức hoạt động chân tay: Như đi bách bộ, đạp xe đạp, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội v.v.
chừng nửa giờ đến 1 giờ mỗi ngày. Cần sắp xếp sao cho những sinh hoạt này trở nên đương nhiên trong
nếp sống hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay v.v. thì sẽ không ngại.
5. Ắn thoải mái những loại thức ăn có nhiều chất xơ: Như gạo lức (thay vì gạo trắng), ăn mỗi ngày chừng
1/2 kg rau các loại, trong đó một nửa là rau lá xanh (càng xanh đậm chừng nào càng tốt chừng nấy), nửa

còn lại là các loại củ, quả, hoa, giá. nhiều màu sắc đỏ vàng càng tốt.
6. Hết sức tránh uống: nước ngọt, ăn sôcôla, bánh, kẹo ngọt làm bằng đường cát và bột mì trắng tinh
luyện. Có thèm ngọt thì hãy kiếm "đường" Aspartame (đường hóa học) dùng thay thế đường cát: chất này
ngọt như đường nhưng không phải là đường và không đem lại Calo nào cả.
7. Tách biệt những dưỡng chất "bài trùng" tích năng lượng dễ tăng cân: Không ăn cùng trong một bữa,
một thức ăn giàu đạm (như thịt bò bít tết chẳng hạn), đi kèm với một thức ăn giàu chất bột và nhiều chất
béo (như khoai tây chiên chẳng hạn). Có muốn ăn bít tết thì cứ ăn, nhưng với rau sà lách và cà chua thôi.
Bữa khác, có thèm khoai tây thì ăn riêng một món này thôi.
8. Không muốn mập mỡ thì: Giới hạn mức chất béo ăn vào đừng quá hai muỗng xúp/ ngày; dùng dầu ăn
(thay vì mỡ hay bơ), giảm mức tiêu thụ chất béo bằng cách: dùng sữa bột gầy (thay vì sữa còn nguyên
kem), chọn mọi thứ thịt nạc (tránh thịt mỡ), ăn gà, vịt bỏ da (vì da rất béo), ăn phở nước trong (tránh nước
béo).
9. Dành đủ thì giờ cho mỗi bữa ăn, khoảng nửa giờ: Tránh ăn vội vã, mỗi miếng ăn, nhai chậm rãi - trên
10 lần mỗi miếng ăn vào - để thưởng thức đến tận cùng mùi vị các món ăn.
10. Phân biệt "bạn" và "thù" trong nếp sống: Bạn: Nếp sống hài hòa, ăn có rau, trái cây tươi nhiều nước,
ít ngọt, cá, thịt nạc, tàu hũ, sữa gầy, nước tinh khiết. tha hồ ăn, uống cho thỏa mãn bao tử, chống lại cảm
giác đói. Ắn sạch, uống chính (uống trà xanh, trà atiso, nhân trần v.v.). Thể dục, thể thao, dưỡng sinh. Thù:
Ắn nhanh, uống vội. Rượu, nước ngọt, thuốc lá, đường, kẹo, bánh ngọt, kem, thịt mỡ, sôcôla.
.Chế độ ǎn cho người béo phì:
• Giảm nǎng lượng của khẩu phần ǎn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu
phần ǎn trước đó cho đến khi đạt nǎng lượng tương ứng đến mức BMI.
BMI từ 25-29,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal.
BMI từ 30-34,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal.
BMI từ 35-39,9 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal.
BMI >=40 thì nǎng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal.
Trong đó tỉ lệ nǎng lêọng giữa các chất là 15-16% protein, 12-13% lipid, 71-72% glucid.
• ǎn ít chất béo, bột.
• Đủ chất đạm, vitamin, muối khoán. Cần bổ sung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp.
• Tǎng cường rau và hoa quả.
• Muối, mì chính: 6g/ngày. Nếu có tǎng huyết áp thì chỉ cho 2-4g/ngày.

• Tạo thói quen ǎn uống theo đúng chế độ.
Giảm cân không cần ăn kiêng
Muốn giảm 5 kg, bạn sẽ mất ít nhất 3 tuần. Quá tình giảm cân này sẽ không thể nhanh hơn
vì cơ thể cần thích nghi từ từ để tránh những ảnh hưởng đến dạ dày, huyết áp, nhịp tim.
Dưới đây là một chế độ giảm cân rất đơn giản mà hiệu nghiệm được các chuyên gia thẩm
mỹ của Anh khuyên nên áp dụng cho phụ nữ tăng cân sau sinh, tăng cân do stress, do thiếu
hoạt động...
1. Chỉ uống nước tinh khiết, không trà, không cà phê, không coca cola, không nước hoa
quả... Nước tinh khiết không có calo, chỉ có một vài khoáng chất sẽ giúp cơ thể bạn giảm
bớt mỡ thừa và lọc bỏ các chất độc hại. Nếu không có thói quen uống nhiều nước, bạn hãy
bắt đầu từ từ và luôn để một chai nước nhỏ khoảng 500 ml trên bàn làm việc, trong phòng
khách, phòng ăn, phòng ngủ, thậm chí toilet.
Luôn bắt gặp nước ở mọi nơi sẽ nhắc nhở bạn uống nước. Việc uống nhiều nước, đặc biệt
là trước khi ăn cũng sẽ giúp bạn không ngấu nghiến cả đống thức ăn hay nhấm nháp bánh
kẹo lặt vặt.
2. Ăn kiêng với một vài loại thực phẩm hoặc rau quả sẽ khiến bạn thiếu chất, mất cân
bằng các nguyên tố vi lượng trong cơ thể. Bạn có thể duy trì sở thích về ăn uống, ăn đủ
loại thịt, cá, đường, bơ... nhưng chỉ ăn 1/2 khẩu phần thường ngày. 1/2 khẩu phần ăn với
thực đơn đủ các món sẽ giúp bạn thích nghi khẩu phần ăn hơn mà vẫn giảm được 1/2 tổng
lượng calo hấp thu vào cơ thể.
Ăn uống là để có sức khoẻ làm việc, vì vậy ăn kiêng quá mức, thiếu chất không phải là
cách giảm cân tốt. Bởi thực tế khi bạn ăn kiêng, cơ thể sẽ phản ứng lại với lượng thức ăn bị
"tước đoạt" sinh ra các thành phần hoá học trong cơ thể. Đó là lý do vì sao nhiều người ăn
rất ít mà vẫn béo. Nếu bạn quá đói khi ăn 1/2 khẩu phần, hãy bắt đầu với 2/3 khẩu phần.
Hãy nhớ rằng, bạn phải giữ sức khoẻ là điều trước tiên.
3. Để dạ dày của bạn thích ứng với chế độ ăn kiêng, hãy cố gắng thực hiện bài tập này
hai lần một ngày:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế, nín chặt các cơ bụng và hít vào.
- Giữ nguyên tư thế đó trong 10 giây.
- Thở ra và thả lỏng cơ bụng.

- Lặp lại các động tác 30 lần.
4. Để giảm cân, bạn nên đi bộ khoảng 45 phút đến 1 tiếng một ngày. Đi bộ với sải bước
nhanh và dài sẽ giúp cải thiện cơ bắp chân rất tốt, đặc biệt là phần đùi. Tốc độ đi bộ của
bạn phải nhanh hơn bình thường nhưng không được nhanh như chạy. Bạn cần để tim mình
đập nhanh hơn một chút nhưng không được để tim phải chịu quá nhiều sức ép. Việc đi bộ
sẽ hiệu quả hơn trong điều kiện môi trường và địa hình ở những quả đồi thoai thoải, có
nhiều cây xanh, gió mát hoặc những vùng ven biển.
Bạn cần nhớ, để giữ một cơ thể khoẻ mạnh, săn chắc, tránh béo phì cần kết hợp nhuần
nhuyễn cả 4 yếu tố trên. Nếu chỉ thực hiện một vài biện pháp trên thì đương nhiên hiệu quả
sẽ hạn chế và không được như mong muốn.
Thực phẩm nên dùng gồm: gạo tẻ, các loại khoai, các loại đậu; các loại thịt ít mỡ, tôm,
cua, cá ít béo; giò nạc, sữa chua, sữa đậu nành, sữa tách bơ; rau quả các loại; dầu mỡ ở
mức 10-20g/ngày và muối, mì chính khoảng 6 g/ngày
Ngay nhóm thực phẩm nên dùng này, nên thay đổi khẩu phần theo tuần, thậm chí theo
ngày nếu có điều kiện.
Thực phẩm không nên dùng gồm: mỡ, thịt nhiều mỡ, bơ; óc, tim, gan, thận, lòng; (hạn
chế) đường, mật, các loại bánh, kẹo ngọt; (bỏ rượu, bia, cà phê, chè đường; và (tránh ăn)
mặn, thức ăn nấu mặn.
Ngày nào cũng vậy, có thể bạn cần một lượng năng lượng bao gồm các chất dinh
dưỡng nhất định như tinh đường, chất đạm, chất béo và các vitamin. Chúng đến từ
thức ăn và đồ uống hàng ngày, nhưng bạn đã biết cách để phối hợp chúng một cách
tốt nhất chưa? Và liều lượng mỗi chất như thế nào là có lợi cho sức khoẻ nhất?
Calories- từ 1600 đến 2800 đơn vị một ngày
Cơ thể của bạn sẽ đốt cháy tinh đường, chất đạm và chất béo thành năng lượng. Năng
lượng này được tính cụ thể thành các calorie và là nguồn nhiên liệu để bạn thực hiện các
hoạt động.
Lượng calorie bạn cần cho mỗi ngày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi,
trọng lượng và các hoạt động thường ngày. Ví dụ, một phụ nữ đã về hưu, không phải làm

×