Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả mô hình sản xuất lúa sạch ở vùng tôm - lúa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134 KB, 6 trang )



Hiệu quả mô hình sản xuất
lúa sạch ở vùng tôm - lúa

Với sự hỗ trợ của cán bộ Viện Khoa học - Kỹ thuật nông nghiệp,
Viện lúa ĐBSCL và Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Trà Vinh, từ
năm 2004 đến nay, 32 hộ dân ở 2 ấp Rạch Sâu và Xẻo Cạn, xã cù
lao Long Hoà, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã tham gia sản
xuất lúa sạch theo phương pháp hữu cơ trên diện tích 20 ha.
Lúa của bà con được Công ty TNHH dịch vụ - du lịch Hồng Tín, tại
TP. Hồ Chí Minh bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá cao hơn giá lúa
thị trường khoảng 30%. Mô hình này, ngoài tăng giá trị lợi nhuận trên
cùng diện tích từ lúa - tôm còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
trong vùng.
Nông dân Huỳnh Văn Phương, ấp Rạch Sâu cho biết: Tuy sản xuất
lúa sạch năng suất thường thấp hơn sử dụng phân hoá học khoảng 0,5
đến 0,6 tấn/ha nhưng bù lại chi phí thấp, chỉ khoảng 2.500.000
đồng/ha gồm 1.200.000 đồng tiền giống và 1.300.000 đồng tiền phân
hữu cơ, giảm gần phân nửa so với sử dụng phân hoá học. Vụ lúa mùa
- thu đông năm 2010 gia đình ông sản xuất lúa sạch trên diện tích 1,2
ha, bằng giống lúa thơm đặc sản ST.5, năng suất bình quân chỉ đạt 4
tấn/ha. Trong khi giá lúa loại giống này ở thị trường chỉ khoảng 6.500
đồng/kg nhưng ông được Công ty TNHH dịch vụ - du lịch Hồng Tín
mua với giá 9.750 đồng/kg. Sau khi trừ toàn bộ chi phí ông lãi ròng
khoảng 27 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với sử dụng phân, thuốc
bảo vệ thực vật hoá học. Do môi trường không bị ô nhiễm, tôm cá tự
nhiên xuất hiện ngày một nhiều nên gia đình ông còn có thu nhập
thêm khoảng 7 - 8 triệu đồng/năm từ nguồn tôm cá tự nhiên trong
ruộng lúa.
Ông Trần Huy Cận, cán bộ xã Long Hoà phấn khởi chia sẻ: Long Hoà


là xã cù lao, có trên 1.030 ha đất trồng lúa, trong đó, có trên 90% được
bố trí sản xuất theo mô hình nuôi thuỷ sản: tôm sú, cua biển kết hợp
với trồng lúa hoặc nuôi 1 vụ tôm sú vào mùa nắng luân canh 1 vụ lúa
mùa thu - đông vào mùa mưa. Năm 2010, sản lượng thuỷ sản nuôi của
xã đạt trên 3.000 tấn (chủ yếu là tôm sú); năng suất vụ lúa mùa - thu
đông đạt khoảng 4,5 tấn/ha Thuỷ sản là kinh tế mũi nhọn và là
nguồn thu nhập chính của đa phần nông dân trong xã. Vì vậy trong
sản xuất cây lúa nông dân rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, hạn
chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học có độc tính cao Mô hình sản
xuất lúa hữu cơ không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, còn góp phần
bảo vệ môi trường bền vững. Bởi vì đối với những diện tích này nông
dân hoàn toàn không sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật hoá học,
thay vào đó bằng 2 loại phân hữu cơ CAHUMATA và ba hạt vàng để
hạ phèn, giải độc hữu cơ trong đất; tận dụng chất thải trong quá trình
nuôi thuỷ sản vụ trước để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa; nếu
lúa bị rầy nâu phá hại sẽ sử dụng chế phẩm sinh học Ometar để trừ rầy
nâu hại lúa
Theo ông Nguyễn Văn Hồng Anh, Trưởng Phòng Khoa học - Công
nghệ thuộc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh: Để ứng dụng chế
phẩm sinh học Ometar phòng trừ rầy nâu, Sở được UBND tỉnh phê
duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh
học Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa và chuyển giao quy trình sản
xuất nhanh chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar ở quy mô nông hộ tại
tỉnh Trà Vinh”. Đề tài này được triển khai thí điểm tại xã Châu Điền,
Phong Thạnh (huyện Cầu Kè); xã Tân Sơn, Tập Sơn (huyện Trà Cú)
và xã Long Hòa và Hòa Minh (huyện Châu Thành) với tổng diện tích
diện tích 205 ha, theo hình thức “cầm tay chỉ việc” ngay tại hộ nông
dân và thực nghiệm trên đồng ruộng. Đây là những địa phương đại
diện cho 3 tiểu vùng sinh thái khác nhau, kết quả hiệu lực trong phòng
trừ rầy nâu đạt từ 73,2 - 85%. Đáng chú ý là chế phẩm sinh học

Ometar tác động rất tốt đối với vùng đất sản xuất lúa - tôm; đơn cử
như xã cù lao Long Hòa (huyện Châu Thành) vùng trọng điểm lúa -
tôm, được chuyển giao qui trình sản xuất nhanh chế phẩm trừ sâu sinh
học Ometar ở quy mô nông hộ. Tại đây, cán bộ địa phương và nông
dân tỏ ra rất phấn khởi khi được tiếp nhận “quy trình sản xuất nhanh
chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar ở quy mô nông hộ” vì mô hình lúa
- tôm không thể sử dụng thuốc hóa học.
TS. Nguyễn Thị Lộc, Trưởng bộ môn Phòng trừ sinh học thuộc Viện
lúa ĐBSCL, chủ nhiệm Đề tài khẳng định: Đề tài mang tính ứng dụng
rất cao và giúp cho nông dân Trà Vinh giảm chi phí so với dùng thuốc
hóa học để diệt rầy từ 280 - 520 ngàn đồng/ha. Chỉ cần khoảng 50 - 80
ngàn đồng để mua dụng cụ và chất dẫn (bào tử nấm xanh) sẽ sản xuất
ra nấm Ometar đủ phun xịt cho trên diện tích 1 ha. Thời gian từ lúc
cấy nấm cho đến ra sản phẩm khoảng 15 ngày. Trong thời gian này
nếu trên đồng ruộng chưa xuất hiện rầy nâu và chế phẩm nấm Ometar
có thể tiếp tục lưu giữ thêm 10 - 12 ngày nữa và bảo quản trên kệ, cứ
3 ngày phải đảo đều nấm một lần nhằm giúp nấm tiếp tục sinh trưởng
bình thường và không bị hư.
Trà Vinh có khoảng 30.000 ha ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4
huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú được bố trí nuôi 1 vụ tôm sú
vào mùa nắng, luân canh 1 vụ lúa mùa - thu đông vào mưa. Theo các
nhà khoa học, vùng đất này có tiền đề sản xuất gạo hữu cơ khá tốt;
trong khi đó, nhu cầu loại gạo này ở các nước châu Âu - một thị
trường khó tính nhưng nhập hàng giá rất cao. Muốn thành công và
nhân rộng mô hình sản xuất gạo hữu cơ Nhà nước cần vào cuộc, sớm
công bố tiêu chuẩn gạo hữu cơ; có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều
kiện cho các nhà khoa học ở địa phương thu thập kết quả nghiên cứu
và kinh nghiệm sản xuất ở các Viện, Trường để phổ biến rộng rãi
cho nông dân. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, con tôm và hạt
gạo hữu cơ có thể mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho vùng đất ngập

mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh.

×