Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐƠN VÀ TÔM LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.18 KB, 20 trang )

Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 24 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐƠN VÀ
TÔM LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN
TRE

4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẪU
Qua điều tra thực tế 55 mẫu ở huyện Thạnh Phú, trong đó có 30 mẫu
chuyên canh lúa và 25 mẫu tôm - lúa ta có nhận xét như sau:
4.1.1. Lao động
Theo kết quả điều tra trực tiếp 55 hô, ta có:
- Tổng số hộ: 55 hộ
- Tổng số nhân khẩu: 278 người
- Số người trong độ tuổi lao động: 174 người
- Số người dưới tuổi lao động: 70 người
- Số người trên tuổi lao độ
ng: 34 người

Bảng 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ
Trình độ học vấn Số người Tỷ trọng (%)
Mù chữ 35,5
Tiểu học 15 27,3
Trung học cơ sở 19 34,5
Trung học phổ thông 18 32,7
Tổng cộng 55 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra vào tháng 03 năm 2008)

Học vấn cấp 3 là trình độ cao nhất, thấp nhất là mù chữ. Mức cấp 2 của
chủ hộ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số mẫu là 34%, cấp 3 là 32,7% và cấp


1 là 27,3%. Tuy nhiên vẫn một số chủ hộ mù chữ nhưng không đáng kể chỉ
chiếm 5,5%. Với mức học vấn như vậy cũng đủ cho người nông dân có thể tiếp
thu những tiến bộ kỹ th
ật vào trong sản xuất. Nhìn chung trình độ học vấn của
người nông dân ngày càng được nâng cao.

Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 25 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.1.2. Đất đai
Tổng diện tích đất là 71,95 ha, diện tích bình quân/hộ là 1,31 ha, với tổng
số người là 278 thì diện tích bình quân đầu người là 0,26 ha và diện tích bình
quân/người trong độ tuổi lao động là 0,41 ha. Cơ cấu đất đai của hộ nông dân
được thể hiện như sau:

Bảng 7: CƠ CẤU ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG HỘ
Loại đất Diện tích đất (ha) Bình quân/hộ (ha) Tỷ trọng (%)
Chuyên lúa 33 1,10 45,87
Tôm lúa 38,95 1,56 54,13
Tổng 71,95 2,66 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)

Trên 55 mẫu nghiên cứu ở huyện cho thấy, diện đất nông nghiệp bình
quân trên hộ cho mô hình tôm lúa cao hơn mô hình chuyên lúa. Bình quân một
hộ chuyên canh lúa là 1,1 ha trong khi đó mô hình tôm - lúa là 1,56 ha. Đặc trưng
của mô hình sản xuất tôm lúa là 1 vụ tôm và 1 vụ tôm -lúa kết hợp trên cùng một
diện tích. Hiện nay mô hình này cũng đang được người nông dân áp dụng sản
xuất, đặc biệt là khi dịch bệnh vàng lùn lùn xoắn lá xuất hiện, và giá cả thủy sản
không ổn định. Tuy nhiên một số h
ộ nông dân còn mang tâm lý bảo thủ, ngại

trong việc chuyển đổi mặc dù nhà nước đang có chủ trương chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi.
4.1.4.Tín dụng
Nhà nước đang có chính sách cho hộ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi
để phát triển sản xuất trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo
điều kiện cho những hộ nông dân thiếu vốn dễ dàng hơn trong quá trình canh tác.
Qua đi
ều tra ta thấy trong 55 hộ thì có 12 hộ vay chiếm 21,8% trong tổng số
mẫu, với tổng số tiền là 172.000.000 đồng và lãi suất bình quân là 1,12%/tháng,
trung bình mỗi hộ vay 3.127.273 đồng. Mục đích vay là nhằm đáp ứng nhu cầu
mua các chi phí đầu vào trong sản xuất. Giá cả các vật tư ngày càng tăng cao gây
cho nông dân rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là đối với những hộ nuôi
tôm.

Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 26 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
4.2.1. Đối với sản phẩm lúa
Bảng 8: BÁN CHO AI
Đối tượng bán Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Người gom sỉ 72,7 1
Nhà máy xay xát/chế biến 14,5 2
Người gom lẻ 10,9 3
Doanh nghiệp tư nhân 1,8 4
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều ta tháng 03 năm 2008)

Sản phẩm làm ra bán chủ yếu cho người thu gom sỉ - chiếm 72,7%, bán
cho nhà máy xay xát chế biến là 14,5%, bán cho người gom lẻ chiếm 10,9% và
doanh nghiệp tư nhân chỉ 1,8%. Phần lớn nông dân bán sản phẩm cho những

khách hàng quen biết chiếm 47,3% vì có thể thu về tiền mặt nhanh chóng và do
sự giao thương đã hình thành đã hình thành từ lâu đời nên cũng nhanh chóng tạo
được mối quan hệ khá tốt giữa nông hộ với người thu gom sỉ, có 38,2% là những
người được chào giá cao, cho thấy yế
u tố giá cả cũng là yếu tố không kém phần
quan trọng trong việc thu mua sản phẩm và cũng có 7,3% bán cho các đối tượng
đã ký hợp đồng, đối tượng này chủ yếu là các nhà máy xay xát.

Bảng 9: ĐỊA CHỈ NGƯỜI BÁN
Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Cùng ấp 9,1 3
Cùng xã 29,1 2
Cùng huyện 61,8 1
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)

Các đối tượng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là những người trong huyện-
chiếm 61,8%, bán cho đối tượng trong cùng xã chiếm 29,1% và trong cùng ấp
chỉ chiếm 9,1% , đối tượng này chủ yếu là những bà con láng giềng hay những
người quen biết.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 27 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Bảng 10: AI ĐỊNH GIÁ
Đối tượng định giá Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Dựa vào giá cả thị trường 49,1 1
Thỏa thuận hai bên 34,5 2
Người mua 16,4 3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)

Giá bán sản phẩm chủ yếu dựa vào giá cả thị trường chiếm 49,1 %; 34,5%

do thỏa thuận hai bên và 16,4% do người mua quyết định. Phương thức thanh
toán chủ yếu bằng tiền mặt vì hầu như tâm lý người nông dân thích trả tiền liền.
Bên cạnh đó, người nông dân cũng nắm bắt thông tin nhanh chóng qua các
phương tiện truyền thông hoặc từ bà con láng giềng, người thân.
4.2.2. Đối với tôm
Giá cả cũng do thị trường quyết
định, nhưng hiện nay trong huyện các nhà
máy chế biến không nhiều không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, các
nhà máy chỉ chủ yếu mua ở những nơi nuôi công nghiệp còn những hộ nuôi
quảng canh thường đem tiêu thụ ở các tỉnh khác chiếm 52%, nguyên nhân là do
số lượng sản phẩm không nhiều nên không đáp ứng được số lượng lớn cho nhà
máy. Người nông dân bán sản phẩm của mình cho những khách hàng quen và có
hợp đồ
ng trước chiếm 56%, khách hàng thường xuyên chỉ chiếm 40%.
Nhìn chung, điều kiện mua bán sản phẩm tại địa bàn huyện cũng khá
thuận lợi. Hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho các đối tượng thu mua từ
bên ngoài huyện vào tham gia thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay
giá cả thường xuyên bị biến động đặc biệt là giá cả đầu vào lên rất cao gây tâm lý
hoang mang cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Vì vậy, cần có những
h
ợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhằm ổn định giá cả tạo tâm lý an tâm cho người
nông dân khi tham gia sản xuất.






Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre

GVHD: Th.S Tống Yên Đan 28 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ
4.3.1. Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình
4.3.1.1. Mô hình lúa đơn
• Phân tích các chỉ tiêu kinh tế

Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ TRÊN 1 HA LÚA
Khoản mục Hè Thu Mùa Cả năm
Cp- lao động nhà 1.614,85 1.602,12 3.216,97
Cp- lao động thuê 1.252,58 721,97 1.974,55
Cp - máy móc 927,77 467,52 1.395,29
Cp - giống 967,39 238,39 1.205,79
Cp - phân 2.688,85 3.433,36 6.122,21
Cp - thuốc 1.908,70 2.075,30 3.984,00
Cp - khác 193,53 216,00 409,24
Tổng chi phí 7.938,53 7.152,55 15.091,08
Năng suất (kg/ha) 3.592,36 4022,79 3.807,58
Giá bán (đồng/kg) 3,84 4,19 4,02
Doanh thu 13.927,48 16.838,48 30.765,96
Thu nhập 5.988,95 9.685,94 15.674,89
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)

Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Trong các khoản chi phí làm lúa thì chi phí phân bón là cao nhất. Trong
vụ Mùa chi phí phân bón là 3.433.360 đồng cao hơn so với chi phí vụ Hè Thu là
2.688.850 đồng do giá cả phân bón ngày càng tăng. Bên cạnh đó, địa bàn nghiên
cứu là một huyện giáp biển nên hệ thống sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống
đập ngăn mặn, thuận lợi cho tưới tiêu nên chi phí tưới tiêu ở từng hộ rất thấp. Chi
phí sử dụng máy chủ yếu dùng cho suốt và cày vào vụ Hè Thu.
- Tổng chi phí trên một ha của v

ụ Hè Thu là 7.938.530 đồng, cao hơn chi
phí vụ Mùa là 7.152.550 đồng do vụ Hè Thu chi phí thuê mướn lao động nhiều
hơn. Mặc dù chi phí vụ Hè Thu bỏ ra cao hơn so với vụ Mùa nhưng năng suất lại
thấp hơn, vụ Mùa năng suất đạt 4,03 tấn / ha và giá bán 4.190 đồng/kg, trong khi
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 29 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
đó vụ Hè Thu thì năng suất chỉ đạt 3,60 tấn/ha và giá bán cũng thấp hơn vụ Mùa
là 3.840 đồng/kg.
- Nhìn chung, trong 2 vụ lúa thì vụ lúa Mùa có điều kiện thuận hơn, tổng
chi phí bỏ ra thấp hơn vụ Hè Thu nhưng so với từng chỉ tiêu chi phí thì chi phí vụ
Mùa cao hơn đó là chi phí phân và thuốc. Như vậy, cả năm mô hình lúa đơn thu
được tổng doanh thu trên một ha canh tác là 30.765.960 đồng, chi ra là
15.090.080 đồng và thu về 15.674.890 đồng lợi nhuận.
* Phân tích các chỉ tiêu hiệ
u quả

Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ CỦA 1 HA LÚA
Khoản mục ĐVT Hè Thu Mùa Mùa/ Hè Thu
(lần)
DT/ha 1.000 đồng 1.3927,48 1.6838,48 1,21
CP/ha 1.000 đồng 7.938,53 7.152,55 0,90
TN/ha 1.000 đồng 5.988,95 9.685,94 1,62
LN/ha 1.000 đồng 4.374,10 8.083,82 1,85
LĐGĐ/ha Ngày 38,24 36,16 0,95
TN/LĐGĐ/ha 1.000 đồng 156,60 267,70 1,71
DT/CP Lần 1,75 2,35 1,35
TN/CP Lần 0,75 1,35 1,81
LN/CP Lần 0,55 1,13 2,05
Diện tích/hộ Ha 1,10 1,10 1,00

DT/hộ 1.000 đồng 15.320,23 18.522,33 1,21
CP/hộ 1.000 đồng 8.732,38 7.867,80 0,77
TN/hộ 1.000 đồng 6.587,84 10.654,53 1,62
LN/hộ 1.000 đồng 4.811,51 8.892,20 1,85
LĐGĐ/hộ Ngày 42,07 39,80 0,95
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)




Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 30 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
* Vụ Hè Thu:
- Lao động gia đình sử dụng cho vụ Hè Thu là 38,24 ngày công, với lượng
ngày công sử dụng này thu nhập trên ngày công của một ha là 156.600 đồng. Và
lợi nhuận trên một ha là của vụ Hè Thu là 4.374.100 đồng.Với một đồng chi phí
bỏ ra người nông dân sẽ thu được 1,75 đồng, khi đó thu nhập ròng đạt được là
0,75 đồng và có được 0,55 đồng lợi nhuận.
- Diện tích bình quân trên mỗi hộ là 1,1 ha, với diện tích đó thì người
nông dân sẽ thu được 15.320.230 đồ
ng doanh thu và bỏ ra 8.732.380 đồng chi
phí, khi đó thu nhập đạt đựoc là 6.587.840 đồng, trừ đi chi phí ngày công lao
động gia đình thì mỗi hộ sẽ thu được lợi nhuận 4.811.510 đồng.
* Vụ Mùa:
- Số ngày công sử dụng cho vụ Mùa là 36,16 ngày, thấp hơn vụ Hè Thu và
thu nhập trên ngày công lao động gia đình của vụ này lại cao hơn, một ngày công
lao động gia đình thu được 267.700 đồng và lợi nhuận thu được trên một ha là
8.083.820 đồng, cao hơn vụ Hè Thu là là 1,85 lần.
- Thu nhập/chi phí bằng 2,35 điều này nói lên với một đồng chi phí bỏ ra

thì người nông dân sẽ thu được 2,35 đồng doanh thu cao gấp 1,35 lần so với vụ
Hè Thu.
- Thu nhâp/chi phí bằng 1,35 nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được
1,35 đồng thu nhập cao gấp 1,81 lần so với vụ Hè Thu.
- Tưong tự cho lợi nhuận, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được về cho
người nông dân là 1,13 đồng lợi nhuận và cao gấp 2,05 lần so với vụ Hè Thu.
- Trong vụ này, mỗi hộ
nông dân chỉ bỏ ra 7.867.800 đồng chi phí nhưng
doanh thu đạt tới 18.522.330 đồng, thu nhập lên đến 10.654.530 đồng và lợi
nhuận đạt 8.892.200 đồng cao hơn vụ Hè Thu là 1,85 lần. Nông hộ sử dụng 39,80
ngày công lao động nhà, gấp 0,95 lần so với vụ Hè Thu.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 31 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
16838.48
7152.55
9685.94
13927.48
5988.95
7938.53
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000

DOANH THU CHI PHI THU NHAP
MUA
HE THU

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)

Hình 2: CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA 2 VỤ LÚA

Nhìn chung cả hai vụ lúa sản xuất nông dân đều có lời mà cao nhất là vụ
Mùa là 9.685.940 đồng/ha. Vụ Hè Thu là 5.988.950 đồng/ha. Trong khi đó chi
phí bỏ ra đầu tư ở cả hai vụ thì không chênh lệch nhiều chủ yếu do giá cả đầu vào
tăng, vụ Mùa là 7.152.550 đồng/ha, vụ Hè Thu là 7.938.630 đồng/ha.
* Nhận xét chung về mô hình sản xuất lúa đơn

Về ưu điểm:
- Đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc canh tác lúa.
- Nông dân đa số có kinh nghiệm trồng lúa.
- Phù hợp với thói quen canh tác của người nông dân địa phương.
- Có điều kiện phát huy được các giống lúa cao sản năng suất cao như: OM
2717, OM2719,
OM 1350, OM 1352, OM 1348, OM 2496
, Jasmin…
- Thương lái đến tận nhà mua.
- Thị trường tiêu thụ lớn.
Nhược điểm:
- Canh tác một loại cây trồng trên cùng một mảnh đất qua thời gian dài sẽ
làm giảm độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
- Kỹ thuật canh tác chủ yếu dựa vào tập quán, kinh nghiệm là chính.
- Vụ Hè Thu năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém do thời tiết mưa bão,
dịch bệnh xuất hiện nhiều.

- Giá cả thì bấp bênh, bị thương lái ép giá.

×