Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.18 KB, 85 trang )

Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A
LỜI MỞ ĐẦU

Qua thực tiến của quá trình đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy
động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu
tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Vấn đề thiếu vốn đã được đáp ứng
phần nào thơng qua hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Có thể nói rằng muốn đạt hiệu quả cao khi cho vay thì việc thẩm định dự án
đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng
thương mại. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chât lượng tín dung
của ngân hàng.
Thêm vào đó, hoạt động xây dựng cơ bản hiện nay cũng khá sơi nổi. Đó một
phần do tác động của quá trình hội nhập, nhu cầu về các cơng trình, giao thơng, dịch
vụ tăng cao, vì thế mà vốn cần cho quá trình xây dựng cơ bản, xây dựng công nghiệp
là rất lớn.
Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng công
thương Nhị Chiểu tỉnh Hải Dương em đã chọn và nghiên cứu đề tài : “Một số giải
pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư xây dựng công nghiệp tại Chi
nhánh Ngân hàng công thương Nhị chiểu tỉnh Hải Dương”.
Bố cục đề tai gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về chi nhánh ngân hàng công thương Nhị Chiểu
tỉnh Hải Dương.
- Chương II: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư xây dựng
công nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương Nhị Chiểu tỉnh Hải Dương.
- Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án
đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Công thương Nhị Chiểu.


1


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG NHỊ CHIỂU – HẢI DƯƠNG
1. Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng Công thương Nhị Chiểu – Hải
Dương.
1.1. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu tỉnh Hải Dương.
Tiền thân của chi nhánh ngân hàng công thương Nhị Chiểu được thành lập
vào năm 1988 do sự sát nhập giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển với ngân hàng Nhà
nước khu vực Nhị Chiểu trực thuộc ngân hàng Công thương tỉnh Hải Dương. Năm
2006 được ngân hàng công thương Việt Nam quyết định nâng cấp từ chi nhánh cấp 2
trực thuộc ngân hàng công thương Hải Dương lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân
hàng cơng thương Việt Nam
Nhiệm vụ chính là thực hiện cơng tác chun mơn kinh doanh tiền tệ, tín dụng
và dịch vụ Ngân hàng. Khi mới được thành lập, cơ sở vật chất của ngân hàng còn
nhiều thiếu thốn. Trụ sở chi nhánh chỉ diện tích chưa đầy 50m2. Biên chế cán bộ
làm việc có 14 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chi điếm, cịn lại là cán bộ
nghiệp vụ hành chính. Bộ máy hoạt động gồm có ban lãnh đạo, phịng tín dụng,
phịng kế tốn giao dịch (bao gồm cả bộ phận quỹ nghiệp vụ) phòng hành chính .
Giai đoạn 5 năm đầu chuyển đổi mơ hình tổ chức hoạt động (1988- 1993): Khi
chuyển đổi mơ hình hoạt động, với chức năng của một Ngân hàng chuyên doanh, tổ
chức chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trực thuộc chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh
Hải Dương. Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Nhị Chiểu lúc này
chưa thoát khỏi cơ chế cũ bởi hoạt động thu chi ngân sách vẫn còn tồn tại và hoạt
động song song với chức năng kinh doanh trong nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt

động của chi nhánh cịn gặp nhiều khó khăn: tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế lao
động q đơng, trình độ cán bộ cịn nhiều yếu kém không đủ sức đáp ứng nhu cầu đổi
mới của nền kinh tế và đổi mới hoạt động Ngân hàng. Quy mơ nguồn vốn thấp chỉ có
8.874 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế mới chỉ đạt con số 4980 triệu đồng. Thời
kỳ này hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cịn gặp nhiêu khó khăn do chưa tách
bạch giữa chức năng kinh doanh với nhiệm vụ thu chi hộ ngân sách Nhà nước. Hoạt

2


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

động tín dụng cũng vấp phải những sai lầm nghiệm trọng trong bước đầu trải nghiệm
cơ chế thị trường, do nơn nóng đổi mới, do hệ thống luật pháp chưa đầu đủ, chưa
thích ứng được với u cầu đổi mới, do trình độ cán bộ cịn non kém, khơng có kiến
thức về lĩnh vực kinh tế thị trường. Một sai lầm nghiêm trọng mà chi nhán Ngân hàng
cơng thương Nhị Chiểu nói riêng và một số chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng
cơng thương nói chung là đã vấp phải trong dịng xốy của q trình đổi mới đó là sự
đổ bể của hoạt động tín dụng cơng đồn, với hình thức huy đơng vốn của đoàn viên
và cho đoàn viên vay vốn để để phát triển kinh tế gia đình.
Giai đoạn 1993-2003: Chấn chỉnh tổ chức bộ máy, phát triển hoạt động kinh
doanh, kinh doanh an toàn, hiệu quả đúng pháp luật.
Với bài học kinh nghiệm và những mất mát của 5 năm đầu khảo nghiệm trong sự
nghiệp đổi mới hoạt động. Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã ý thức được vị trí vai trị
của mình trong hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã chủ động sắp
xếp lại bộ máy, mạnh dạn bổ nhiệm đề bạt cán bộ trẻ có năng lực có trình độ, nhanh
nhạy với thực tế để thay thế cho lớp cán bộ lớn tuổi, lâu năm, trình độ và khả năng
không phù hợp với cơ chế điều hành mới. Với quyết tâm đổi mới, hoạt động kinh

doanh của chi nhánh NHCT Nhị Chiểu trong 10 năm qua (1994-2003) đã thành đạt,
trở thành một trong những chi nhánh có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT tỉnh Hải
Dương và cả hệ thống NHCT .
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu là đơn vị trực thuộc của Ngân
hàng Công thương Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện một số nội dung thuộc chức
năng quản lý về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh
Hải Dương, và trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng theo sự ủy quyền của
Ngân hàng cấp trên. Tổ chức huy động vốn của mọi tổ chức và tâng lớp dân cư bao
gồm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng
người nghèo. Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các
giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng. Được nhận các nguồn đóng
góp tự nguyện khơng có lãi và các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, các tổ
chức phi chính phủ trong và ngồi nước. Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả

3


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

các khách hàng trong và ngoài nước, cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện
các dịch vụ thanh toán, thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không
tiền mặt. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm, cải thiện đời sống…
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Chi nhánh:
* Làm đầu mối tổ chức phổ biến, hướng dẫn triển khai thi hành các văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các
tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng tren địa bàn được phân

công.
* Thẩm định, cho vay, tư vấn đầu tư các dự án xây dựng, công nghiệp trên địa
bàn.
* Yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn
báo cáo, cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định của Thống đốc và các yêu cầu đột
xuất của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để thực thi nhiệm vụ của mình.
* Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, phân tích và dự báo kinh tế có liên quan đến
tiền tệ và hoạt động ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh; có ý kiến tham
gia với cấp ủy, chính quyền thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương khi được yêu cầu.
* Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cà các dịch vụ ngân hàng khác cho
các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
* Thực hiện các nghiệp vụ cà biện pháp quản lý Nhà nước về ngoại hối trên
địa bàn.
* Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh tốn đối với các tổ chức
tín dụng trên địa bàn.
* Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giảI quyết các khiếu
nại, tố cáo của tổ chức, công dân; trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ quan báo chí
về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
* Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của chi nhánh lên cấp trên
* Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban.

4


Trn Duy Hng

u t 46A
Giám đốc


Phó giám đốc

Phòng
khách
hàng

Phó giám đốc

Phòng tài
chính
hành
chính

Phòng kế
toán giao
dịch

Phòng
tiền tệ
kho quỹ

Phòng khách
hàng số 1

Điểm giao dịch
Hoàng Thạch

Phòng khách
hàng số 2


Điểm giao dịch
Minh Tân
Điểm giao dịch
Kinh Môn

Phòng khách
hàng cá nhân

ng u iu hnh l Giỏm c ca chi nhánh, điều hành bao qt các cơng
việc của chí nhánh và cũng trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. Giám đốc xem xét, quyết
định và phê duyệt các khoản cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh… Phụ trách
cơng tác xử lý nợ xấu và nợ có dấu hiệu xấu, cơng tác kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh,
phụ trách giao dịch vốn liên ngân hàng, công tác thanh toán quốc tế, chịu trách nhiệm
về quản lý, giảI quyết các công việc phát sinh hàng ngày liên quan đến hoạt động của
chi nhánh. Bên cạnh đó là có hai Phó giám đốc, nhiệm vụ chính là trợ giúp cơng việc
cho giám đốc. Hai vị Phó giám đốc này hoạt động đơi khi độc lập với các phịng ban,

5


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

đôi khi lại phụ trách một phịng cụ thể tùy theo từng lúc cơng việc u cầu.
1.3.1. Phòng khách hàng
1.3..1.1 Phòng khách hàng số 1
*Chức năng:
khách hàng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, hoặc

khách hàng. Phịng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ
trong các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín
dụng, quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ cấp tín dụng hiện hành
và hướng dẫn của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.
*Nhiệm vụ:
- Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồmVNĐ và ngoại tệ gửi
tại chi nhánh
- Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng
theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối
hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng.
- Định kỳ phân tích tình hình sản xúât kinh doanh, tình hình tài chính của
doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong
từng trường hợp cụ thể.
- Báo cáo phân tích tổng hợp...theo khách hàng, nhóm khách hàng và theo sản
phẩm dịch vụ.
- Theo dõi việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo quy định.
- Phán ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới
nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.
1.3.1.2. Phòng khách hàng số 2
*Chức năng:
1.Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh
nghiệp hoặc khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nươc được Nhà nước cấp vốn và
vốn doanh nghiệp tự bổ xung có vốn chủ sở hữu .
2. Phịng có chức năng khai thác mọi nguồn vốn bằng NVĐ và ngoại tệ trong
các doanh nghiệp có giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng,

6


Trần Duy Hưng


Đầu tư 46A

quản lý các sản phẩm cấp tín dụng phù hợp với chế độ tín dụng hiện hành và hướng
dẫn của NHCT Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.
*Nhiệm vụ:
1. Khai thác mọi nguồn tiền gửi từ khách hàng bao gồm VNĐ và ngoại tệ gửi
tại chi nhánh
2. Tiếp thị, hướng dẫn khách hàng gửi tiền và có nhu cầu được cấp tín dụng
theo đúng quy chế của NHNN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam tại chi nhánh. Phối
hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác khách hàng.
3. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của các doanh nghiệp (bao gồm cho vay, tài trợ
thương mại, thấu chi). Thẩm định và xác định mức tín dụng cho một khách hàng,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo trình tự phân cấp của NHCT Việt Nam.
4. Định kỳ phân tích tình hình sản xúât kinh doanh, tình hình tài chính của
doanh nghiệp để có những chính sách tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp trong
từng trường hợp cụ thể
5. Báo cáo phân tích tổng hợp...theo khách hàng, nhóm khách hàng và theo
sản phẩm dịch vụ
6. Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định
7. Phán ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới
nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết
1.3.1.3. Phòng khách hàng cá nhân
*Chức năng:
Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách
hàng là các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân để huy động vốn, xử lý các nghiệp vụ liên
quan đến cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ. Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm,
điểm giao dịch, các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ và thể lệ hiện hành của
Ngân hàng Nhà nước và quy định hướng dẫn của NHCT.
*Nhiệm vụ

1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các
cá nhân.
2. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng xây dựng dự án, phương án vay vốn, phương án
bảo lãnh.

7


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

3. Thẩm định để cho vay, bảo lãnch khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, cá
nhân trong phạm vi được uỷ quyền
4. Thực hiện cho vay bảo lãnh.
5. Quản lý khoản vay
6. Nắm cập nhật và phân tích tồn diện về thơng tin khách hàng theo đúng quy
định.
7. Phân tích hoạt động kinh tế khả năng vay vốn của khách hàng vay vốn, xin
bảo lãnh để thực hiện cơng tác cho vay bảo lãnh có hiệu quả.
8. Quản lý các khoản vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo.
9. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết
kiệm, điểm giao dịch.
10. Kiểm tra giám sát cac hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch thuộc
chi nhánh theo đúng quy chế hiện hành của NH Nhà nước và hướng dẫn của NHCT.
11. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo
hướng dẫn của NHCT.
12. Phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới
nảy sinh, đề suất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét phê duyệt.
1.3.2. Phịng kế tốn giao dịch

*Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại trụ sở
chi nhánh, tổ chức hạch toán kế toán thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và của NHCT Việt Nam. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các
nghiệp vụ liên quan đến khách hàng và nội bộ ngân hàng
*Nhiệm vụ:
1. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:
2. Phối hợp với các phịng có liên quan trong việc thu nợ, thu lãi, xây dựng và
lưu trữ hồ sơ khách hàng.
3. Đảm bảo an tồn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của Ngân
hàng.
1.3.3. Phịng kế tốn tài chính, hành chính.

8


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

1.3.3.1 Phịng tài chính.
*Chức năng:
1. Phịng kế tốn tài chính là phịng nghiệp vụ thực hiện cơng tác tài chính kế
tốn của hoạt động Ngân hàng và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định
của Nhà nước và của NHCT.
2. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tác nghiệp các nghiệp vụ liên quan đến
khách hàng và nội bộ ngân hàng.
*Nhiệm vụ:
1. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và
thực hiện quỹ tiền lương, chi các quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nươc và

NHCT phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện việc chi
trả lương và các chế độ khách đối với người lao động tại chi nhánh.
2. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định, cơng cu lao động, kho ấn chỉ
giấy tờ có giá...quản lý tại chi nhánh.
3. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong
quan hệ với cơ quan thuế. Quản lý các khoản chi phí và thu nhập tại chi nhánh.
4. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ , phối hợp với phịng ngân quỹ kiểm
sốt đối chiếu tiền mặt hàng ngày, lưu trữ chứng từ và lập, in báo cáo theo quy định
của NHNN và NHCT.
5. Xây dựng kế hoạch tài chính của chi nhánh theo định kỳ và theo dõi thực
hiện kế hoạch được tổng giám đốc NHCT Việt Nam phê duyệt. Tham mưu cho giám
đốc về điều hành tài chính phục vụ kinh doanh từng thời kỳ. Báo cáo tài chính theo
quy định hiện hành.
6. Phối hợp với phịng tổ chức hành chính xây dựng và theo dõi thực hiện nội
quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì
bảo dưỡng tài sản cố định.
1.3.3.2 Phịng hành chính.
*Chức năng:
Phịng tổ chức hành chính là phịng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán

9


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy
định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động
kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn chin nhánh.

*Nhiêm vụ:
1. Thực hiện quy định của nhà nươc và NHCT có liên quan đến chính sách
cán bộ về tìên lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiển y tế…
2. Thực hiện quản lý lao động, điều đông sắp xếp cán bộ phù hợp với năng
lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
3. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.
4. Xây dựngkế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán
bộ, nhân viên chi nhánh.
5. Thực hiện việc mua sắm TSCĐ và CCLĐ, trang thiết bị và phương tiện làm
việc, văn phòng phẩm phục vụ kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiên theo dõi bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản công cụ theo uỷ quyền.
6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc
QTK, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt đông kinh doanh và quy chế quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản của nhà nước và NHCT VN.
7. Quản lý và sử dụng xe ôtô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị
khác của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử
dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
8. Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định
của nhà nước và NHCTVN. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho ban giám đốc và các phòng
khi cần thiêt theo đúng quy định về bảo mật quản lý an tồn hồ sơ cán bộ.
9. Tổ chức thực hiện cơng tác y tế tại chi nhánh.
10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết, và
ban giám đốc tiếp khách.
11. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khản chi tiêu nội bộ cơ quan
12. Tổ chức cơng tác bảo vệ an tồn cơ quan. Phối hợp với các phịng kế tốn
giao dịch, tiền tệ kho quỹ bảo vệ an tồn cơng tác hàng đặc biệt, phòng cháy, chống
bão lũ lụt theo đúng quy định của ngành và cơ quan chức năng.

10



Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

1.3.4. Phòng tiền tệ kho quỹ
*Chức năng:
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý
quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT ứng và thu tiền cho cac quỹ tiết
kiệm, các điểm giao dịch trong và ngồi quầy, thu chi tiền mặt trong các doanh
nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn
*Nhiệm vụ:
- Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ
tiết kiệm , giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…)theo đúng quy định của NHNN và
NHCT.
- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho cac quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch
trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.
- Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn.
- Phối hợp với phịng kế tốn giao dịch (trong quầy), phịng tổ chức hành
chính thực hiện điều chuyển giữa quỹ nhiệm vụ của chi nhánh với NHNN, các
NHCT trên địa bàn, các QTK, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự
động(ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời tại chi nhánh.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ. Thường
xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượn hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn
kho quỹ, báo cáo giám đốc kịp thời xử lý.

11


Trần Duy Hưng


Đầu tư 46A

2. Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng Công thương Nhị Chiểu.
2.1. Hoạt động huy động vốn.
Bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh
Đơn vị : tỷ VNĐ

Năm

Trong đó: Tiền gửi doanh nghiệp
Tiền gửi TK dân cư

Năm

2006

2007

167,3

Tổng nguồn vốn huy động

Năm

2005

Chỉ tiêu

202,3


311,7

52,7

70,9

141,4

114,6

131,4

170,3

Nguồn vốn huy động tiền gửi doanh nghiệp biến động tăng qua từng thời kỳ.
Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư có tăng khơng đáng kể, Nguồn thu nhập của
người lao động tuy có cao hơn so với mức bình qn chung của toàn Tỉnh. Song mức
độ tăng chưa cao. Cụ thể về huy động nguồn vốn tại chi nhánh như sau:
Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là:
311,7 tỷ đồng đạt 183,2% so KH NHCT Việt Nam giao
Trong đó: Tiền gửi doanh nghiệp nhà nước 141,7 tỷ đồng
Tiền gửi dân cư

170,3 tỷ đồng

*Tình hình biến động tiền gửi doanh nghiệp:
Về tiền gửi doanh nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2006 so với năm 2005 là
18.2 tỷ đồng tốc độ tăng 34.5%. Nguyên nhân tăng chủ yếu do một số doanh nghiệp
lớn như Công ty Xi măng Hồng thạch, Cơng ty khai thác chế biến đá và khoáng sản

Hải Dương về cuối năm tốc độ bán hàng và thu hồi tiền nhanh cho nên làm tăng
nhanh số dư tiền gửi tại ngân hàng. Đây là nguồn vốn tuy nó chỉ mang tính chất thời
điểm song cũng rất có lợi cho NHCT. Vì chi phí lãi suất mà NHCT phải trả cho
khách hàng là rất thấp.
Tính đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động huy động tại chi nhánh NHCT

12


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

Nhị Chiểu đạt 167,3 tỉ đồng, tăng 2,5 tỉ đồng và bằng 101,5% so với cuối năm 2004,
đạt 92,7% so kế hoạch được giao.
Trong tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2005 thì: Tiền gửi các tổ chức
kinh tế là 52,7 tỉ đồng tăng 9,6 tỉ đồng và bằng 122% so với năm 2004.
Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 tổng nguồn vốn huy động của chi
nhánh, đạt 202,3 tỷ đồng kể cả ngoại tệ quy đổi. Tăng 20,9% so với cùng kỳ năm
2005.
* Tình hình biến động tiền gửi trong dân cư:
Tiền gửi cửa dân cư năm 2004 là: 191,9 tỷ đồng năm 2005: 114,6 tỉ đồng,
giảm 77,3 tỉ đồng. Nguồn tiền gửi dân cư giảm là do giá cả thị trường có nhiều biến
động nên người dân đã rút vốn ra để đầu tư kinh doanh tiêu dùng, mặt khác do ảnh
hưởng của lãi suất tiền gửi của NHCT không hấp dẫn bằng các tổ chức tín dụng khác
trên địa bàn, dẫn đến việc huy động nguồn vốn bị giảm không đạt kế hoạch Ngân
hàng cấp trên giao. Năm 2006 nguồn vốn đạt 131.4 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là
16,8 tỷ đồng tốc độ tăng 14,6%. Nguyên nhân tăng do NHCT đã tiến hành một số
biện pháp như: : Điều chỉnh lãi suất huy động vốn tương đương với lãi suất huy động
của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn để thu hút nguồn, mặt khác phát huy

những điểm mạnh sẵn có của NHCT như: Đổi mới tác phong giao dịch, đa dạng hố
các hình thức gửi tiền tiết kiệm như phát hành CCTG, kỳ phiếu, TK dự thưởng …
Chính những điểm này đã làm hấp dẫn người gửi tiền và đã thu hút nguồn vốn làm
cho số dư tiền gửi tăng lên.

13


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

2.2.Hoạt động sử dụng vốn
Bảng so sánh hoạt động sử dụng vốn
Đơn vị : tỷ VNĐ

Chỉ tiêu
Tổng số sử dụng vốn
Trong đó: dư nợ KT Qdoanh
Du nợ cho vay KT ngoài Qdoanh
Cho vay ngăn hạn
Cho vay trung hạn
Cho vay dài hạn + ủy thác
Phân theo thành phần kinh tế
Cho vay kinh tế quốc doanh
Cho vay kinh tế ngồi quốc doanh
Nợ q hạn
Nợ q hạn tính đến 31/12
Nợ quá hạn đến 6 tháng
Nợ quá hạn 6 đến 12 tháng

Nợ quá hạn trên 12 tháng
Thu nhập, chi phí
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Chênh lệch ( thu – chi) đã TDPRR

Năm

Năm

Năm

2005

2006

2007

243,2
5,2
238
112,1
127,8
3,3

367,6
2.1
365,5
189,0
157,9

20,7

756,3
23,4
733,9
325
431,3

5,2
238

2,1
365,5

0,1

0,151
0,132
0,008
0,011

0,041
0,036
0,004
0,001

0,017

21,1
9,7

+ 11,9

33,5
20,9
+ 12,6

84,8
68,5
16,3

Tổng dư nợ đến 31/12/2004 của chi nhánh là: 184 tỉ đồng, tăng 77,3 tỉ so với
đầu năm, tốc độ tăng 72,4% đạt 107% so kế hoạch.
Trong đó: dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh là 177 tỉ đồng tăng 74,5 tỉ đồng
so với đầu năm 2004.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và để phòng ngừa được rủi ro
chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã tích cực tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn cho vay ngắn
hạn, trong tổng dư nợ cho vay. Để phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương
và bảo toàn được vốn của chi nhánh. Cụ thể đầu năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn là
21,4 tỉ đồng, chiếm 20%/tổng dư nợ, đến cuối năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn
66,1 tỷ đồng chiếm 36% trên tổng dư nợ.

14


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

Trong tổng cho vay 184 tỉ đồng thì có 72 tỉ đồng dư nợ là do mở rộng địa bàn
vùng lân cận ngoài khu vực Nhị Chiểu, đã thu hút được 42 doanh nghiệp về với chi

nhánh chiếm 63% doanh nghiệp có dư nợ tại chi nhánh.
Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã ln ln
quan tâm, đến chất lượng tín dụng. Tính đến 31/12/2004 dư nợ quá hạn của chi nhánh
là 1.980 triệu đồng thì 1.786 triệu là nợ quá hạn của Xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải
Dương tồn đọng từ năm 1993 đã hết thời gian giãn nợ chuyển sang nợ quá hạn. Nợ
quá hạn của cơ khí thuỷ đã được Ngân hàng nhà nước trình Chính Phủ xin xố nợ.
Nợ q hạn khơng tính Xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương thì nợ quá hạn của chi
nhánh chỉ còn 194 triệu đồng bằng 0,1% trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh,
trong đó chỉ có 16 triệu đồng là nợ quá hạn trên 12 tháng.
Xuất phát điểm dư nợ cho vay đầu năm của chi nhánh thấp. Do vậy chi nhánh
NHCT Nhị Chiểu xác định mục tiêu phải mở rộng cho vay. Tính đến 31/12/2005 dư
nợ cho vay của chi nhánh là: 243,2 tỉ đồng, tăng 59,2 tỉ đồng so với năm 2004, tốc
độ tăng trưởng 32.1% đạt 103% so kế hoạch. Trong đó dư nợ cho vay kinh tế quốc
doanh là 238 tỉ đồng tăng 61,1 tỉ so với năm 2004. Để phòng tránh được rủi ro chi
nhánh đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho vay để phù hợp với thực tế tại khu vực, cụ
thể tích cực tăng trưởng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối năm
2004 dư nợ cho vay ngắn hạn là 66,1 tỉ đồng chiếm 35,8% trên tổng dư nợ thì đến
31/12/2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là 112,1 tỉ đồng chiếm 46% trên tổng dư nợ.
Trong tổng số cho vay 243,2 tỉ đồng thì có 70 tỉ đồng dư nợ cho vay mở rộng địa
bàn, trong đó thu hút được 72 doanh nghiệp thuộc địa bàn ngồi khu vực chiếm 52%
doanh nghiệp có dư nợ vay tại chi nhánh. Cùng với việc mở rộng cho vay chi nhánh
Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu luôn trú trọng đến chất lượng tín dụng . Cụ thể
đến 31/12/2005 nợ quá hạn của chi nhánh chỉ còn 151 triệu đồng chiếm 0,06% trên
tổng dư nợ cho vay, giảm 1.749 triệu đồng so với năm 2004, trong đó chỉ có 11 triệu
đồng là nợ q hạn trên 12 tháng.
Tính đến 31/12/2006 tổng dư nợ đầu tư của chi nhánh đạt 367,6 tỷ đồng tăng
124,4 tỷ đồng, tăng 51,2% so với năm 2004. Nợ quá hạn chỉ có 41 triệu đồng trong
đó nợ quá hạn dưới 12 tháng có khả năng thu hồi là 36 triệu đồng, nợ trên 12 tháng

15



Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

có vấn đề là 5 triệu đồng.
Việc mở rộng đầu tư cho vay kinh tế ngoài quốc doanh với doanh số cho vay
trong năm là 280 tỉ đồng và doanh số thu nợ là 221 tỉ đồng. Bình qn vịng quay vốn
vay 1 vịng trên năm. Chi nhánh NHCT Nhị Chiểu đã đáp ứng cho vay đối với mọi
thành phần kinh tế, giải quyết kịp thời cho 1.680 doanh nghiệp và cá nhân có đủ vốn
để sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động, góp phần thúc
đẩy kinh tế địa phương phát triển, đã tạo được sự ổn định về chính trị cũng như tăng
được nguồn thu ngân sách cho nhà nước tại địa phương.
Nhìn vào cơ cấu dư nợ qua các năm ta thấy: Năm 2004 tổng dư nợ 184 tỷ
đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn 66,1 tỷ đồng. Dư nợ trung hạn 117.8 tỷ đồng, dư nợ
dài hạn 0,1 tỷ đồng. Năm 2005 tổng dư nợ 243,2 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn
112,1 tỷ đồng, dư nợ trung hạn127,8 tỷ đồng , dư nợ dài hạn 3,3 tỷ đồng. Năm 2006
tổng dư nợ 367,6 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn 189 tỷ đồng, dư nợ trung hạn
157,9 tỷ đồng, dư nợ dài hạn và uỷ thác 20,7 tỷ đồng.
Năm 2007 tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2007 là: 756,3 tỷ đồng đạt 109% so
kế hoạch NHCT Việt Nam giao.
Trong đó: Cho vay ngắn hạn là: 325 tỷ đồng
Cho vay trung hạn : 431,3 tỷ đồng
Nợ quá hạn tại thời điểm này là: 934 triệu đồng chiếm 0,001% trên tổng dư
nợ.
Như vậy với NHCT Nhị Chiểu đã chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho phù
hợp với tình hình chỉ đạo thực tế với xu hướng là tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn, giảm
tỷ lệ cho vay trung hạn và kết quả là dư nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn dư nợ trung hạn
cụ thể:

Năm 2004 dư nợ ngắn hạn chiếm 35,9% trên tổng dư nợ.
Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm 46,09% trên tổng dư nợ.
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 51,41% trên tổng dư nợ.
Năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm 42,98% trên tổng dư nợ
Nếu tính dư nợ phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ ngồi quốc doanh với xu thế
chiếm đại đa số:

16


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

Năm 2004: 176,9 tỷ chiếm 96,1% trên tổng dư nợ
Năm 2005 : 238 tỷ chiếm 97,9% trên tổng dư nợ
Năm 2006: 365 tỷ chiếm 99,4% trên tổng dư nợ
Năm 2007: 732,9 tỷ chiếm 96,9% trên tổng dư nợ
Ngân hàng công thương Nhị Chiểu đẫ rất nhanh nhạy với sự chỉ đạo vì các
doanh nghiệp quốc doanh đa phần làm ăn kém hiệu quả trong cơ chế thị trường vì
tính cồng kềnh, tính thủ tục cịn các doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì nhạy bén với
thực tế hơn, dễ quyết đoán trong mọi trường hợp, dễ chớp được thời cơ hơn và thực
tế cho thấy vấn đề thời cơ trong kinh doanh quyết định phần lớn lợi nhuận cho chủ
thể kinh doanh và từ đó có cơ hội để trả nợ Ngân hàng đúng hạn.
2.3. Một số hoạt động khác của ngân hàng
2.3.1. Cơng tác kế tốn.
Chi nhánh đã trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị để thực hiện việc thanh
toán cho khách hàng cụ thể:
- Tổng khối lượng thanh toán năm 2003 là 5.190 tỉ đồng tăng so với năm
2002 là 61 tỉ đồng và bằng 102%.

Trong đó : Thanh tốn điện tử đi là 3.027 món số tiền là 2.292 tỉ đồng.
Thanh tốn điện tử đến là 2.446 món số tiền là 1.061 tỉ đồng.
- Năm 2004 tổng khối lượng thanh toán là: 6.590 tỷ đồng. Tăng so với năm
2003 là 1.400 tỷ đồng bằng 121.2%
- Năm 2005 tổng khối lượng thanh toán:7.430 tỷ đồng. Tăng so với năm 2004
là 840 Tỷ đồng.
- Năm 2006 tổng khối lượng thanh toán là: 7.560 tỷ đồng
Nhìn chung tổng khối lượng thanh tốn tăng nhanh qua các năm, mặc dù số cán
bộ biên chế cho cơng tác kế tốn khơng những khơng tăng mà cịn giảm đi do thuyên
chuyển công tác, do đi học… trong thời gian 3 năm vừa qua do chuẩn bị cho hiện đại
hố Ngân hàng cho nên cơng tác Kế tốn có nhiều thay đổi như chuyển đổi tài khoản
hạch tốn, quản lý tín dụng trên máy tính và gần đây nhất là thực hiện cơng tác hiện
đại hố Ngân hàng.Tuy vậy cơng tác Kế tốn ln được quan tâm đúng mực thực
hiện theo đúng quy trình hạch tốn , cập nhật nhanh chóng chính xác, kịp thời các

17


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

món chuyển tiền đi , chuyển tiền đến đảm bảo tính an tồn tuyệt đối tài sản cho khách
hàng và tài sản của Ngân hàng. Cũng chính vì vậy mà lượng khách hàng đến mở tài
khoản và thanh toán ngày càng tăng thêm.
Đặc biệt trong năm 2003, chi nhánh đã thực hiện mở rộng dịch vụ chi trả kiều
hối và thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài, với số chi trả quy ra VND đạt trên 2 tỉ
đồng, và chuyển tiền ra nước ngoài là 1 tỉ đồng. Thu dịch vụ là 370 triệu đồng, thu lãi
cho vay cả năm 12.900 triệu đồng.
Trong năm 2005 và năm tháng đầu năm 2006 NHCT Nhị chiểu còn mở rộng

thêm dịch vụ chuyển tiền nhanh (chuyển tiền ÊDEN) cho khách hàng từ nước ngoài
chuyển về, do vậy đã thu hút được một lượng khách hàng thường xuyên đến với NHCT
Nhị chiểu. Như vậy tính đa dạng hố về sản phẩm dịch vụ đã được sự quan tâm chú ý
của khách hàng đây là điểm tích cực ngồi việc đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng còn
tăng thêm sự văn minh và thể hiện tính hiện đại hố của ngành Ngân hàng.
Công tác thu nợ luôn được theo dõi thường xun, giữa kế tốn và tín dụng ln
có sự phối kết hợp , đôn đốc nhắc nhở khách hàng đảm bảo thu nợ , thu lãi kịp thời
hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nâng cao
chất lượng tín dụng.
Cụ thể kết quả kinh doanh của chi nhánh, tính đến 31/12/2004 thu nhập trừ chi
phí đạt 11.373 triệu đồng tăng 6.850 triệu đồng gấp 2,5 lần so với năm 2003.
Tổng thu nhập tính đến 31/12/2006 của chi nhánh đạt 33,5 tỷ đồng
Tổng chi phí tính đến ngày 31/12/2006 là 20,9 tỷ đồng
Chênh lệch thu nhập từ chi phí đã trích dự phịng rửi ro là:+ 12,6 tỷ đồng
Xuất phát từ tăng trưởng tín dụng thì cơng tác tiền tệ kho quỹ trong những
năm qua chi nhánh thực hiện như sau:
Bảng thực hiện thu chi tiền mặt từ năm 2004 đến 2006
Đơn vị tính: tỉ đồng
Thu
Năm
2004
2005

Chi

Bội thu(+) bội chi (-)

390
477


674
746,8

- 284
- 269,8

18


Trần Duy Hưng
2006

Đầu tư 46A
644,4

972,2

- 327,8

Bên cạnh cơng tác tín dụng và thanh tốn cơng tác tiền tệ ln được chi nhánh
coi trọng đây là nghiệp vụ truyền thống của ngành, việc luân chuyển tiền tệ qua quỹ
của chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Nhìn trên bảng tổng hợp ta thấy từ năm
2004, đến năm 2006 chi nhánh liên tục bội chi chi tiền mặt, vì việc tăng trưởng tín
dụng tăng. Thu nhập của các doanh nghiệp và tiền lương công nhân tăng, giá cả thị
trường cũng tăng. Việc thu tiền mặt của chi nhánh tuy có tăng năm sau cao hơn năm
trước, nhưng thực tế không đáp ứng được nhu cầu chi của chi nhánh trong những
năm qua, mà phải xin tiếp quỹ từ Ngân hàng cấp trên.
2.3.2. Kinh doanh ngoại tệ
- Doanh số mua đến ngày 31/12/2007 đạt 2389 nghìn USD (kể cả ngoại tệ
khác quy đổi ra USD) tăng so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng 37,1 %.

- Doanh số bán đến ngày 31/12/2007 đạt 2318 nghìn USD tăng so với cùng kỳ
năm trước tốc độ tăng 37,8%.
- Năm 2004 tổng thu tiền mặt ngoại tệ của chi nhánh là: 1.325.000 USD tăng
12% so với 2003. Tổng chi đạt 1.010.000 USD tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
- Năm 2005 tổng thu tiền mặt ngoại tệ đạt 1.794.000 USD tăng 32,6% so với
cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngoại tệ là: 1.776.000 USD tăng 75% so với 2003.
- Năm 2006 Tổng thu tiền mặt ngoại tệ là: 2.064.000 USD tăng 15% so với năm
2005.
Tổng chi tiền mặt ngoại tệ là :

1.258.000 USD giảm so vơí cùng kỳ năm

2005 là 536.000 USD.
Đặc biệt trong ba năm từ 2004 đến 2006 cán bộ làm công tác tiền tệ kho quỹ đã
trả lại tiền thừa cho khách hàng là 667 món tiền thừa các loại với tổng số tiền là:
266,336 ngàn đồng. Đồng thời lập biên bản thu giữ 741 món tiền giả các loại với
tổng số tiền thu giữ là: 141,195 ngàn đồng kịp thời nộp về Ngân hàng nhà nước để xử
lý. Góp phần làm trong sạch đồng tiền Việt Nam và làm ổn định tiền tệ trên địa bàn
khu vực.

19


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

Lượng ngoại tệ lưu thông so với các chi nhánh khách nói chung là khơng cao,
tuy nhiên vẫn đạt được sự tăng trưởng nhất định so với các năm trước đó thể hiện sự

tăng lên một các đồng bộ của hệ thống của chi nhánh
2.3.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh hiện nay đã thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ của một ngân hàng hiện đại, với chất lượng dịch vụ, tiện ích cao đáp ứng
được yêu cầu vận động của nền kinh tế.
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng giá trị thanh tốn 83 món trị giá 4821nghìn
USD so với cùng kỳ năm trước tăng 16 món trị giá 202 nghìn USD
Trong đó: thanh tốn hàng nhập khẩu 56 món trị giá 4514 nghìn USD; thanh
tốn hàng xuất khẩu 27 món trị giá 307 nghìn USD
So với các năm trước , năm 2004 – 2005 nghiệp vụ thanh toán quốc tế tuy được lãnh
đạo chi nhánh khá quan tâm nhưng tổng giá trị thanh toán chưa được cao so với yêu
cầu, năm 2004 có tới 68 món giá trị nhưng trị giá là 1840 nghìn USD, năm 2005 tăng
lên 73 món giá trị với trị giá là 2704 USD.
Nhận xét: khối lượng nghiệp vụ phát sinh trong thanh toán quốc tế của chi
nhánh là không quá lớn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn cố gắng đảm bảo không xảy ra sai
xót làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của chi nhánh nói
riêng và NHCT nói chung. Bên cạnh đó chi nhánh vẫn có sự tư vấn giúp khách hàng
lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thơng tin khách hàng nước ngồi để tránh
rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
2.3.4. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt
Để ngăn ngừa, phát hịên và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trong
quá trình thực hiện các mặt nghiệp vụ nhằm đảm bảo an tồn vốn, bàng các hình thức
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm soát từ xa, kiểm tra tại chỗ.
2.3.5. Nghiệp vụ tín dụng
Qua kiểm tra cho thấy chi nhánh đã cơ bản thực hiện tốt qui chế tín dụng,
nhưng vẫn cịn một số sai sót trong hồ sơ DN như thiếu quyết định thành lập, báo cáo
tài chính một số doanh nghiệp nộp cịn muộn, kiểm sốt sau một số món cịn sơ sài,

20



Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

chưa kịp thời do vậy những sai sót này đã được chấn chỉnh ngay.
2.3.6. Nghiệp vụ tài chính kế tốn
Qua kiểm tra nhìn chung nghiệp vụ nay đã chấp hành tốt nhưng cũng đã phát
hiện những sai sót về hồ sơ mở tài khoản thiếu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng,
chứng từ chưa đầy đủ các yếu tố quy định, hạch toán nhầm tài khoản, tính và thu lãi
sót…
2.3.7. Nghiệp vụ nguồn vốn
Qua kiểm tra các quỹ tiết kiệm cho thấy các quỹ đã chấp hành tương đối tốt
chế độ thể lệ và qui trình nghiệpvụ thu chi tiết kiệm, tính trả lãi tiền gửi chính xác,
bảo quản tốt thẻ đang lưu hành và thẻ trắng. Trong các năm hầu như khơng có sai sót
lớn.
2.3.8. Nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ
Đã kiểm tra định kỳ mỗi cuối tháng và kiểm tra đột xuất 5 lần. Qua kiểm tra
nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ đã chấp hành tốt chế độ quản lý kho quỹ, qui trình thu chi
tiền mặt, vì vậy kho quỹ đã được an tồn tuyệt đối.
2.3.9. Nghiệp vụ thanh tốn quốc tế
Qua kiểm tra được đánh giá là khơng có sai sót lớn trong các năm vừa qua.
Về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiêp dân và phát hiện tham nhũng:
Chi nhánh đã có tiểu ban chống tham nhũng và phổ biến quán triệt các văn
bản chống tham nhũng của Nhà nước, của ngành đến 100% cán bộ nhân viên
Các sai sót của các măt nghiệp vụ được các đoàn kiểm tra phát hiện đã đươc
chi nhánh khắc phục kịp thời, báo cáo đúng quy định theo yêu cầu về NHCT VN.
2.2. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh.
Với phương châm của Ngân hàng Công thương Việt Nam là : *Phát triển an
toàn và hiệu quả*. Trong các năm qua việc đầu tư cho vay của chi nhánh NHCT Nhị

Chiểu luôn được đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ ln đi đơi với chất lượng tín dụng.
Xuất phát từ chủ trương biện pháp kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình
hình địa phương. Cơng tác đầu tư kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả cao, lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo
công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động trên địa bàn có thu nhập. Đời sống

21


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

vật chất tinh thần được cải thiện, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội tại địa phương
trong những năm qua.
Qua sự phân tích về tình hình hoạt động của chi nhánh trong một số năm gần
đây ta có thể bước đầu nhận thấy Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương Nhị Chiểu qua
từng năm có sự phát triển tương đối vững chắc, nhất là trong năm 2007, từ nguồn vốn
huy động, dư nợ và thu nhập đều tăng và với số lượng khá lớn. Điều này có thể hiểu
khi nền kinh tế nói chung của cả nước đang có sự tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu
về vốn là lớn của các nhà đầu tư ( tác động của việc gia nhập WTO ), một yếu tố nữa
là việc trên địa bàn hoạt động của chi nhánh xuất hiện thêm một số nhà máy xi măng
lớn sử dụng vay vốn Ngân hàng để đầu tư
Trong các năm trở lại đây Ngân hàng công thương chi nhánh Nhị Chiểu đã có
những bước phát triển rất đáng khích lệ và vững chắc, đạt mức tăng trưởng 37,5 %/
năm ( tính từ năm 2004 đến năm 2007 ). Đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng
chung của các chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam, góp phần tích cực trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Để tăng trưởng và đảm bảo nguồn vốn
kinh doanh , Chi nhánh đã thực hiện kết hợp đồng thời nhiều biện pháp như đa dạng
hóa các sản phảm huy động vốn, áp dụng mức lãi suất linh hoạt, cung cấp những sản

phẩm trọn gói,… Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp cũng
giúp Chi nhánh thành công trong công tác huy động vốn. Trên cơ sở xác định đối
tượng khách hàng, Ngân hàng Công thương Nhị Chiểu đã xây dựng các giải pháp và
lựa chọn hình thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Đối với
những khách hàng thường xuyên duy trì số dư tiền gửi lớn, Chi nhánh sẵn sàng áp
dụng các hình thức chăm sóc đặc biệt như áp dụng một số hình thức khuyến khích,
giảm và tiến đến thu phí chuyển tiền.
Trong cho vay đầu tư, với phương châm tăng trưởng gắn liền với an toàn và
hiệu quả, Chi nhánh đã thực hiện “ đa dạng hóa đối tượng vay vốn, phương thức và
thể loại cho vay” nhằm phục vụ tối đa mọi nhu cầu của từng khách hàng, đồng thời
cũng hạn chế được nhiều rủi ro. Với chức năng trung gian tài chính, đi vay để cho
vay, vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nhị Chiểu đã góp phần nâng cao sức
cạnh tranh cho doanh nghiêp. Hiện có nhiều doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay từ

22


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

chi nhánh đã không ngừng phát triển như nhà máy xi măng Duyên Linh, Công ty
trách nhiệm hữu hạn Đức Dương, Cơng ty xi măng Hồng Thạch, Công ty xi măng
Phúc Sơn,…
Kết thúc năm 2007, với nỗ lực phấn đấu, cố gắng tích cực của hệ thống, ngân
hàng công thương Nhị Chiểu đạt được kết quả kinh doanh khả quan: các chỉ tiêu về
quy mô, tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả để tăng cao hơn năm
trước, tình hình tài chính được cải thiện lành mạnh, các hoạt động kinh doanh nghiệp
vụ, dịch vụ đang được đổi mới, phát triển đúng định hướng chiến lược của NHCT
Việt Nam


23


Trần Duy Hưng

Đầu tư 46A

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG NHỊ CHIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG.
1. Khái quái các đầu tư xây dựng công nghiệp tại chi nhánh
1.1. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được thẩm định.
Xây dựng cơ bản là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp khi tiến hành
đầu tư. Đầu tư xây dụng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực
sản xuất cho doanh nghiệp.
Trong mấy năm gần đây, cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế thì tốc độ đô thị
hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nước ta cũng tăng một cách nhanh
chóng, bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi. Nhà nước đã đẩy mạnh việc đầu tư xây
dựng cơ bản, tăng cường đầu tư vốn từ ngân sách cho các công trình, các ngành
của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong các DNNN cũng liên tục
tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, tạo ra nhiều thành tựu to lớn, nhiều công
trình, nhiều tài sản quan trọng cho đất nước. Thế nhưng cũng từ việc đầu tư xây
dựng cơ bản, còn rất nhiều vấn đề bức xúc mà cả xã hội đều quan tâm, đặc biệt là
thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn
đang tồn tại trong tất cả các khâu, từ khâu khảo sát, thiết kế đến khâu tổ chức đấu
thầu, quản lý các chủ đầu tư. Tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư trung bình là hơn 10%, cá
biệt có công trình, dự án thất thoát đến 60%. Nhận biết được điều này, chi nhánh
ngân hàng Công thương Nhị Chiểu đã rất chú trọng vào viêc xem xét đầu tư, thẩm

định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được thẩm định :
-

Các dự án thường khá lớn vì nó thường là các cơng trình sản suất sản
phẩm như là sản suất xi măng, gạch ốp lát, gạch chịu lửa,… Đặc điểm này
xuất phát từ đặc điểm vùng kinh tế, nơi có nhiều nguyên liệu sản suất các
sản phẩm cơng nhiệp ( đá vơi ).

-

Đó là các dự án xây dựng đường giao thơng, cơng trình dịch vụ, cầu đường .

24


Trần Duy Hưng
-

Đầu tư 46A

Dự án vay xây dựng cơ bản thường kéo dài từ 1 năm trở lên, do vậy ngân
hàng thường cho vay vốn theo từng giai đoạn của dự án.

Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa đầu tư, các nhà quản lý thường phân
chia đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản,
việc phân chia hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản theo những tiêu thức khác nhau
nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Chi nhánh ngân hàng
Nhị Chiểu cũng vậy, chi nhánh đã xem xét cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản theo
ngành kinh tế. Trong thời gian qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế và của

cơ chế quản lý đổi mới, lĩnh vực đầu tư đã có những chuyển biến rõ rệt cụ thể là tại
ngân hàng các gói dự án mà ngân hàng thẩm định thường là về các cơng trình, các
dự án sản xuất công nghiệp. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chú ý, tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng và những cơng trình then chốt.
Cụ thể, việc phân chia vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà chi nhánh ngân hàng
công thương Nhị Chiểu đã thẩm định cho vay hàng năm được chia theo các ngành
cơ bản trong nền kinh tế: nông nghiệp và thủy lợi, giao thơng, cơng trình cơng
cộng, cấp thốt nước, y tế xã hội, giáo dục đào tạo, văn hóa thơng tin thể thao, an
ninh quốc phòng, quản lý nhà nước, thiết kế quy hoạch ( chuẩn bị đầu tư) . Và
trong các ngành cơ bản mà ngân hàng thẩm định và cho vay thì chi nhánh ngân
hàng cơng thương Nhị Chiểu đặc biệt quan tâm tới các dự án xây dựng cơ bản,
thiết kế cơ bản vì thường xun có lượng vốn vay lớn từ các dự án này, thời gian
thực hiện là tương đối dài và quy trình thẩm định các dự án này cũng là phức tạp
hơn. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng sẽ cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các
dự án trên nhằm tăng lượng vốn cho vay ra bên ngồi, kích thích sự tăng trưởng
chung cho toàn hệ thống chi nhánh.

25


×