Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Con đường khởi nghiệp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.05 KB, 6 trang )




Con đường khởi nghiệp

Khi bước trên con đường khởi nghiệp, bạn đã đổ vào biết bao nhiêu tâm
huyết thì sẽ phải xót xa gấp 10 lần khi đứa con của mình bị khai tử. Câu hỏi
cần đặt ra để ngẫm nghĩ là lý do tại sao bạn lại thất bại?
1. Con đường khởi nghiệp đầy chông gai
• Khi bước trên con đường khởi nghiệp, bạn đã đổ vào biết bao nhiêu
tâm huyết thì sẽ phải xót xa gấp 10 lần khi đứa con của mình bị khai tử.
• Câu hỏi cần đặt ra để ngẫm nghĩ là lý do tại sao bạn lại thất bại? Phải
chăng bạn đã thiếu 1 kế hoạch kinh doanh bài bản. Thật vậy, để đạt
hiệu quả cao, doanh nghiệp cần xác định đúng lĩnh vực kinh doanh,
khách hàng mục tiêu và chiến lược thị trường.
• Khi xây dựng được kế hoạch kinh doanh bài bản, bạn sẽ có sự chuẩn bị
hơn và sẽ biết được liệu ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi hay
không. Cần lưu ý, bạn không nên đi đường tắt, trừ phi bạn là người dày
dạn kinh nghiệm và có đủ kiến thức về lĩnh vực bạn muốn kinh doanh.
• Kế hoạch kinh doanh của bạn phải giải đáp được các câu hỏi: Lĩnh vực
kinh doanh của bạn độc đáo như thế nào? Làm sao sản phẩm/dịch vụ
của bạn thu hút được khách hàng? Những khác biệt cơ bản giữa công ty
mới của bạn với các đối thủ cạnh tranh? Lý do chính khiến khách hàng
muốn làm ăn với công ty bạn là gì?
2. Các “biển báo lưu ý” trên con đường khởi nghiệp
a. Xác đị
nh lĩnh vực kinh doanh và tầm nhìn
• Xác định tầm nhìn là “biển báo” vô cùng quan trọng gắn trên con
đường khởi nghiệp của bạn. Vì đó sẽ là động lực cho hoạt động kinh
doanh của bạn.
• Sau đây là những câu hỏi giúp bạn xác định được tầm nhìn và lĩnh vực


kinh doanh:
o Khách hàng của bạn là ai?
o Lĩnh vực kinh doanh bạn tham gia?
o Sản phẩm/dich vụ mà bạn cung cấp?
o Kế hoạch phát triển của bạn?
o Lợi thế cạnh tranh chú yếu của bạn?
b. Đề ra mục tiêu
• Nên viết ra danh sách các mục tiêu cần đạt khi bạn bước vào con
đường khởi nghiệp, trong đó mô tả ngắn gọn nhưng hành động cụ thể.
• Về cơ bản, có 2 nhóm: mục tiêu ngắn hạn (từ 6-12 tháng) và mục tiêu
dài hạn (có thể từ 2-5 năm).
• Nếu công ty của bạn mới thành lập, bạn phải nỗ lực nhiều hơn để đạt
được các mục tiêu ngắn hạn. Vì một công ty mới thường phải trải qua
giai đoạn nghiên cứu và phát triển, từ đó mới đưa ra nhưng dự đoán về
kết quả có thể đạt được trong dài hạn.
• Ghi rõ nhưng điều bạn muốn đạt được, càng cụ thể càng tốt. Hãy bắt
đầu từ các mục tiêu cá nhân, sau đó liệt kê các mục tiêu kinh doanh của
bạn bằng cách trả lời các câu hỏi: Là chủ doanh nghiệp, bạn muốn đạt
được điều gì? Bạn muốn doanh nghiệp của bạn có quy mô như thế nào?
Số lượng, chất lượng sản phẩm/dịch vụ và mức độ hài lòng của khách
hàng? Lợt thế cạnh tranh chủ yếu của bạn? Sản phẩm/dịch vụ của bạn
có thế tạo nên sự thay đổi đối với cuộc sống của khách hàng như thế
nào?
c. Hiểu được khách hàng
• Không một doanh nghiệp nào có thế đáp ứng nhu cầu của tất cả khách
hàng. Vì thế, hãy suy xét kỹ đâu mới là khách hàng mục tiêu của bạn.
Để xác định khách hàng mục tiêu, trước hết phải hiểu rõ các vấn đề:
o Nhu cầu: Khách hàng tiềm năng của bạn có nhu cầu gì chưa
được thỏa mãn? Công ty bạn đáp ứng những nhu cầu đó như thế
nào?

o Mong muốn: Tìm hiểu những khát vọng, mong ước của khách
hàng. Khách hàng mua sản phấm/dịch vụ là để giải quyết một
vấn đề nào đó. Vậy sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết
được nhưng vấn đề gì của khách hàng?
o Cảm nhận: Nắm bắt những cảm nhận tiêu cực lẫn tích cực của
khách hàng về công ty của bạn và sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung
cấp. Điều này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao khi quảng bá,
tiếp thị hình ảnh công ty những buổi đầu bước vào con đường
khởi nghiệp.
d. Học từ đối thủ cạnh tranh
• Con đường khởi nghiệp có rất nhiều cạm bẫy, và quan trọng là bạn
cần nhìn thấy rõ để tránh mắc phải sai lầm đáng tiếc.
• Bạn có thể học rất nhiều về việc kinh doanh bằng cách nhìn vào cách
kinh doanh của các đối thủ. Trả lời tốt một số câu hỏi sau có thể giúp
bạn học hỏi được từ các đối thủ và tập trung vào khách hàng của bạn:
o Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của mình?
o Đối thủ của bạn là ai?
o Đối thủ của bạn tiếp cận thị trường như thế nào?
o Đối thủ của bạn có nhưng điểm yếu và điểm mạnh gì?
o Bạn có thể cải thiện, phát triển như thế nào dựa trên cách tiếp cận
của đối thủ?
e. Tài chính
• Bạn kiếm tiền như thế nào? Lợi nhuận có thể kiếm được là bao nhiêu?
Hãy dành thời gian thực hiện các kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài
chính cũng phải tính cả khoản thời gian thu hồi đối với các khoản phải
thu (khách hàng nợ) cũng như thời gian thanh toán đối với các khoản
phải trả (nợ nhà cung cấp). Chẳng hạn, bạn phải trả tiền cho nhà cung
cấp trong 30 ngày, nhưng phải đợ
i 45-60 ngày mới nhận được tiền
thanh toán từ khách hàng. Một kế hoạch về dòng tiền sẽ cho bạn biết,

bạn sẽ cần bao nhiêu vốn lưu động trong suốt thời gian thiếu hụt đó.
• Một kế hoạch tài chính phải tập trung vào các yếu tố:
o Đầu tư ban đầu.
o Giả định: Những nhận định của bạn về thị trường, đối thủ, khách
hàng, tài chính Giả định càng chính xác, việc khởi nghiệp kinh
doanh càng thuận lợi.
o Chi phí phải trả hằng tháng (có thể sẽ rất cao đối với một số
doanh nghiệp)
o Dự báo doanh thu
o Tiền mặt tích lũy được
o Điểm hòa vốn
f. Vạch chiến lược marketing
• Xây dựng chiến lược marketing gồm 4 bước:
o Xác định thị trường mục tiêu: Xác định khách hàng mục tiêu
hoặc thị trường mục tiêu của bạn. Tại hầu hết các công ty, 80%
doanh thu đến từ 20% khách hàng của họ. Vì thế, bạn cần tập
trung thời gian và nỗ lực vào những khách hàng quan trọng nhất.
o Xác định các thị trường mục tiêu tốt nhất: Mục đích của bước
này là chỉ rõ hơn nữa và quyết định xem khách hàng nào có ảnh
hưởng lớn nhất đến thành công của công ty và hướng các hoạt
động marketing tập trung vào những khách hàng mục tiêu này.
o Xác định các công cụ, chiến lược và phương pháp: Marketing
chính là quá trình tìm kiếm, giao tiếp và nâng cao nhận thức của
thị trường mục tiêu về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy thực
hiện kết hợp nhưng công cụ và chiến lược marketing nhằm nâng
cao hiệu quả quảng bá hình ảnh công ty.
o Kiểm tra các công cụ và chiến lược marketing: Những giả định
mà chúng ta không kiểm tra lại thường là những cái có khả năng
gây ra nhưng rắc rối trong kinh doanh nhiều nhất. Hãy dành thời
gian để kiểm tra tất cả nhưng giả định, đặc biệt khi bạn phải bỏ

ra một khoản chi phí rất lớn.
• Công việc kinh doanh của bạn sẽ có ít khả năng thất bại hơn nếu bạn có
thể dự đoán trước kết quả. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải chỉ ra
được những mục tiêu thực tế. Tất cả nhũng điều đã đề cập ở trên không
phải là những điều duy nhất bạn cần biết khi muốn vững bước trên con
đườ
ng khởi nghiệp. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia nếu bạn không chắc
chắn về điều bạn đang làm.

×