Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BÁO CÁO " THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ VI TẢO TẠI VÙNG NUÔI TU HÀI – VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.88 KB, 8 trang )

5

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ VI TẢO TẠI
VÙNG NUÔI TU HÀI – VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH
Mai Đức Thao
Bộ môn Quản lý Môi trường và Dịch bệnh thủy sản - Khoa Nuôi trồng thủy sản
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài năm trở lại đây, nghề nuôi thuỷ - hải sản ở nước ta đã có nhiều tín
hiệu đáng mừng cho sự phát triển. Nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về sản
xuất giống và nuôi lớn các đối tượng thân mềm (Mollusca), giáp xác, và một số loài
cá biển đã thành công và m
ở ra nhiều triển vọng lớn. Thành công trong nghề nuôi
trồng thủy sản không thể không nhắc đến vai trò của vi tảo.
Vi tảo trong nuôi trồng thuỷ sản được biết đến như một loại thức ăn tươi sống
có giá trị dinh dưỡng cao cho hầu hết các đối tượng động vật thân mềm, ấu trùng giáp
xác và cá. Phân tích 40 loài tảo thuộc 7 lớp (Bacillariophyceae, Chlorophyceae,
Prymnesiophyceae, Cryptophyceae, Eustigmatophyceae, Rhodophyceae,
Prasinophyceae) (Brown & ctv, 1997) đã xác định được thành phần protein rất cao
trong tảo đơ
n bào, có thể lên tới 52 % khối lượng cơ thể. Bên cạnh đó, các acid béo
không no mạch dài (PUFA và HUFA) có trong tảo như docosahecxaenoic (DHA),
eicosapentanoic acid (EPA), arachidonic (AA) là rất quan trọng và đặc biệt cần thiết
cho sự sinh trưởng, phát triển cũng như nâng cao sức đề kháng của động vật nuôi thủy
sản. Theo Nguyễn Thi Xuân Thu (2004) thì hầu hết các loài tảo đều chứa các loại acid
béo không no EPA ở mức độ trung bình đến cao (7 – 34 %). Lớp tảo
Bacilariophyceae (Chaetoceros, Thalassiosia, Niztschia, Skeletonema),
Prymnesiophyceae (Isochrysis
, Paplova), Cryptophyceae (Rhodosorus),
Eustisgmatophyceae (Nannochloropsis) rất giàu một hoặc cả hai loại acid béo không
no DHA và EPA. Ở các trang trại, các bãi nuôi trên biển ven bờ quần xã vi tảo ở đây
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Vi tảo là cơ sở nguồn thức ăn chính cung cấp


trực tiếp và gián tiếp cho vật nuôi.
Bên cạnh đó, vi tảo còn có vai trò quan trọng trong việc làm sạch môi trường
nước, giữ cân bằng sinh thái cũng như vai trò chỉ thị chất lượ
ng môi trường. Nhờ vào
khả năng tự quang hợp dưới tác động của ánh sáng mắt trời, vi tảo hấp thu mạnh các
muối dinh dưỡng như amonia, các muối PO
4
-
làm sạch môi trường nước (các muôi
dinh dưỡng này thường là sản phẩm tạo ra từ quá trình phân giải các chất hữu cơ, các
sản phẩm bài tiết của động vật nuôi, thức ăn thừa và xác chết của sinh vật).
6

Tảo rất nhạy cảm với vài chất ô nhiễm mà không thể thấy được đối với các sinh
vật khác trong thời gian rất ngắn (Đinh Văn Khương, 2009). Các nhóm tảo phản ứng
rất nhanh đối với những thay đổi của môi trường, nhất là thay đổi về hàm lượng các
chất hữu cơ; ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hóa học; biểu hiện bằng những biến
đổi về
mật độ, tỷ lệ tăng trưởng và thành phần loài. Hơn nữa, thực vật nổi là mắt xích
đầu tiên trong chuỗi thức ăn, nó có mối liên hệ mật thiết với lượng các chất hữu cơ có
trong thủy vực. Chính vì vậy, việc dư thừa các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, gia
tăng hàm lượng các chất độc môi trường do hoạt động của con người dẫn đến hiện
tượng phú dưỡng hay ô nhiễm có thể xác định thông qua sự gia tăng sinh khối cũng
như thay đổi về thành phần loài của quần xã vi tảo (S. Lata Dora et al., 2010).
Chính vì những lý do trên, việc khảo sát thành phần loài và sinh vật lượng quần
xã vi tảo trong các thủy vực nuôi trồng thủy sản ven bờ là hết sức quan trọng. Một
mặt nắm bắt được cơ sở nguồn thức ăn, mặt khác có thể thông qua đó, dự đoán
được
chất lượng môi trường nước tại thủy vực nuôi.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: quần xã vi tảo tại vùng nuôi tu hài Vân Đồn – Quảng
Ninh
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Mẫu quần xã vi tảo được thu tại Vân Đồn – Quảng Ninh
Phân tích mẫu tại: Phòng thí nghiệm dự án Norad – Trường Đại học Nha Trang
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thành phần loài và cấu trúc quần xã vi tảo
- Kh
ảo sát tính đa dạng của quần xã vi tảo
- Sơ bộ đánh giá chất lượng môi trường nước tại thủy vực
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu mẫu tảo
Mẫu tảo được thu bằng lưới vớt thực vật nổi (dạng hình chóp, có đường kính
miệng lưới là 30 cm, chiều dài 70 cm và đường kính mắt lưới là 25µm) kéo theo hình
chữ Z tại vị trí thu mẫu khoảng 15  30 phút. Thu mẫu được chuyể
n vào lọ PE, đánh
dấu mẫu và bảo quản mẫu bằng Formaline 4 %.



7

2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Thành phần loài: Xác định thành phần loài thực vật nổi theo phương pháp hình
thái so sánh bằng cách quan sát các đặc điểm hình thái cấu tạo tế bào tảo: Sử dụng
kính hiển vi quang học, dưới vật kính 10-40, quan sát hình thái tế bào tảo.
Tài liệu phân loại Ankihiko Shirota (1996) và Dương Đức Tiến (1996).
Định lượng vi tảo bằng buồng đếm tế bào máu Neubauer Improved
Đo độ đa dạng: chỉ số Shannon-weaver 1949



2.4.3. Phương pháp định lượng tế bào bằng buồng đếm tế bào máu Neubauer
Improved; Độ sâu 0.1 mm; diện tích ô vuông nhỏ nhất: 0.0025 mm
2









III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khảo sát thành phần loài và cấu trúc quần xã vi tảo
Nhìn chung, quần xã vi tảo tại khu vực nghiên cứu là rất kém phong phú về cả
thành phần loài và sinh vật lượng. Kết quả phân tích định tính thành phần loài của
quần xã vi tảo đã xác định được 11 chi tảo thuộc 8 họ, 7 bộ, 6 lớp và 3 ngành tảo
chính. Trong đó ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế lớn nhất trong thủy
vực nghiên cứu (có 7/11 chi tảo trong mẫu nghiên c
ứu).
Đáng chú ý trong quần xã vi tảo tại địa điểm nghiên cứu, chi tảo Chaetocesros
chiếm ưu thế nhất, đây có thể coi là điều kiện thuận lợi cho việc ương nuôi các đối
tượng hải sản, đặc biệt là các đối tượng trong nhóm động vật thân mềm: tu hài, hầu,
nghêu … Thêm vào đó, sự xuất hiện tương đối nhiều của một số loài tảo thuộc nhóm
tảo silic lông chim số
ng đáy: Navicula, Gyrosigma – đây là những loài tảo có giá trị
dinh dưỡng rất cao, rất phù hợp cho các đối tượng nuôi thủy sản, đặc biệt là động vật
thân mềm: Tu hài, Nghêu, ốc hương …
Tuy vậy, cũng cần chú ý thêm, trong quần xã vi tảo ở đây, sự xuất hiện với tần

suất tương đối lớn các loài tảo thuộc chi Anabaena (tảo lam). Phần lớn các loài tảo




n
i
N
n
i
i
N
n
H
1
2
log
8

thuộc chi này đều có khả năng tiết độc tố (Anatoxin) ức chế gan và thần kinh của
động vật nuôi thủy sản. Ở một cấp độ khác, khi tảo này nở hoa có thể dẫn đến các hậu
quả xấu nghiêm trọng cho thủy vực: ô nhiễm môi trường nước, phá hủy cân bằng sinh
thái, gây chết hàng loạt động vật thủy sản trong thủy vực.
Các chi tảo còn lại có tần suất bắt gặ
p rất nhỏ. Có khi chỉ là 1 hoặc không xuất
hiện trong các mẫu phân tích định lượng.
Bảng 1: Tần suất bắt gặp các loài tảo tại vùng nuôi tu hài
Chi Tảo Tỷ lệ % trong mẫu
Chaetoceros 64.5
Anabaena 21.5

Nannochloropsis 0.5
Climacodium 1
Flagilaria 0.3
Niztschia 0.2
Phormidium 2
Navicula 6
Cylbella 0.5
Gyrosigma 4
Cosmarium 0.5
Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích cho kết quả về sự kém phong phú thành
phần loài và sinh vật lượng trong mẫu. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, thời gian
thu mẫu vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp; thời điểm thu mẫu trời âm u, độ mặn cao
… có thể là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. Một vài nguyên nhân khả quan
khác có thể đưa tới hiện trạng này như: môi trường nước bị ô nhiễm (Lê Văn Khoa et
al.,), sự mất cân đối giữ
a tỷ lệ N: P (Guilard, 1979) …
9


Hình 1: Tỷ lệ phần trăm các chi tảo có trong mẫu
3.2. Khảo sát tính đa dạng của quần xã vi tảo
Khi chất lượng nước bị suy thoái, các chỉ số về thành phần loài, quan hệ giữa
các loài, giữa số loài và số lượng cá thể của từng loài, quan hệ dinh dưỡng, cạnh tranh
và chung sống của các loài trong quần xã sinh vật thay đổi. Khi môi trường bị ô
nhiễm, (theo Shannon-Weaver, 1949; Margaleft, 1986) các chỉ số thông tin Ĥ và chỉ
số bình quân e sẽ giảm.
Kết quả phân tích chỉ số đa dạng H (lượng thông tin quần xã) (Shannon-weaver,
1949) của quần xã vi tảo tại địa điểm nghiên cứu: H = 1.61. So sánh với bảng bảng
liên hệ giữa trị số H và chất lượng môi trường nước cho thấy chất lượng môi trường
nước ở đây bị ô nhiễm.

Bảng 2. Mối liên hệ giữa trị số đa dạng sinh học và chất lượng môi trường n
ước
Chỉ số đa dạng Chất lượng nước
< 1 Ô nhiễm nặng
1 – 2 Ô nhiễm
> 2 – 3 Ô nhiễm nhẹ
> 3,0 – 4,5 Nước sạch
> 4,5 Nước rất sạch


10

3.3. Sơ bộ đánh giá chất lượng môi trường nước tại thủy vực
Xét trên khía cạnh chất lượng môi trường nước. Vi tảo có khả năng phản ứng
với thay đổi chất lượng nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị
sinh học của quần xã vi tảo. Các tác giả Peasal (1932), Cholonky (1969), Palmer
(1969), Venkateswarlu and Reddy (1985) đã xác định được mối tương quan tương đối
chặt giữa ô nhiễm hữu cơ
của thủy vực với một số loài tảo thuộc các chi như:
Pandorina, Scenedesmus, Navicula, Chlorella, Spirulina, Anabaena, Eudorina,
Melosira, Closterium, Cosmarium, , Nitzchia, Gomphonema, Synedra, Fragilaria,
Oscillatoria, Euglena, Scenedesmus, Chlamydomonas, Stigeoclonium và
Ankistrodesmus có khả năng chỉ thị tốt cho ô nhiễm hữu cơ của thủy vực [5, 6, 7].
Theo S. Lata Dora et al (2010); Đinh Văn Khương (2009) và Lê Văn Khoa et al
(2007) thì tỷ lệ phần trăm các loài tảo có khả năng chỉ thị cho ô nhiễm hữu cơ của
thủy vực. Theo đó, tỷ lệ phần trăm các loài tảo lục + tả
o lam trong thủy vực sẽ cao khi
môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ. Ngược lại, tỷ lệ phần trăm các loài tảo silic +
Vàng ánh sẽ cao trong thủy vực nước trong sạch, hàm lượng chất hữu cơ thấp. Trong
nghiên cứu này, ngành tảo silic chiếm ưu thế nhất (trên 75 %). Bên cạnh đó, theo kết

quả phân tích thông số thủy lí thủy hóa môi trường (Nguyễn Đình Trung) thực hiện tại
thủy vực nghiên cứ
u thì các thông số lí hóa học môi trường đều nằm trong giới hạn
cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, có thể
nhận xét răng khả năng môi trường nước ở đây bị ô nhiễm hữu cơ là khó xảy ra.
Tuy nhiên, từ trị số lượng thông tin (H: Shannon – Weaver) của quần xã vi tảo
H = 1.61 đưa tới kết luận nguồn nước ở đây b
ị ô nhiễm. Thêm vào đó, tỷ lệ phần trăm
tảo lam Anabaena là tương đối cao trong thủy vực (21,5 %); đây là nhóm tảo có khả
năng chị thị rất tốt cho ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng và độc tố hóa học môi trường
(trị số ô nhiễm β: 2). Chính vì vậy, không loại trừ khả năng môi trường nước ở đây bị
ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm chất độ
c hóa học tổng hợp…
Đó là những cơ sở tham khảo khi quan trắc chất lượng nước tại thủy vực nghiên
cứu. Có hai hướng đề nghị nghiên cứu sâu hơn là tổng hàm lượng các chất hữu cơ, tỷ
lệ N: P trong thủy vực và ô nhiễm kim loại nặng của vùng nghiên cứu này. Tuy vậy,
khi quan trắc chất lượng môi trường nước thông qua sinh vật chỉ thị là quần xã vi tảo,
cần thiết ph
ải kết hợp một cách chặt chẽ với các thông số lý hóa học môi trường. Bởi
lẽ, mỗi một loài sinh vật (bao gồm cả vi tảo) sống trong một môi trường cụ thể, chịu
ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố môi trường như: dinh dưỡng, nhiệt độ, pH, độ
mặn, oxy, địch hại …
11

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Quần xã vi tảo tại khu vực nghiên cứu là rất kém phong phú về cả thành phần
loài và sinh vật lượng. Kết quả phân tích định tính thành phần loài của quần xã vi tảo
đã xác định được 11 chi tảo thuộc 4 ngành tảo chính. Chi tảo Chaetocesros chiếm ưu
thế nhất, tiếp đến là chi tảo Anabaena. Thêm vào đó, sự xuất hiện tương đối của một

số loài tả
o thuộc nhóm tảo silic lông chim sống đáy: Navicula, Nitzchia – đây là
những loài tảo có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất phù hợp cho các đối tượng nuôi thủy
sản, đặc biệt là động vật thân mềm.
Mức độ đa dạng của quần xã vi tảo ở đây là rất thấp
Chất lượng môi trường nước ở đây được đánh giá là bị ô nhiễm. Tuy nhiên, khả
năng môi trường nước bị ô nhiễ
m hữu cơ có thể được loại trừ.
4.2. Đề xuất ý kiến
- Cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa về thành phần và cấu trúc của
quần xã tại điểm nghiên cứu, thông qua việc thu thu thập và phân tích lượng
mẫu lớn hơn theo cả thời gian và không gian nghiên cứu
- Nghiên cứu thêm về ô nhiễm kim loại nặng và nguồn gây ô nhiễm chất độc
hóa học. Bổ sung các nghiên c
ứu sâu hơn về tổng hàm lượng các chất hữu cơ,
tỷ lệ thành phần N : P trong thủy vực.
- Kết hợp số liệu phân tích quần xã vi tảo với số liệu nồng độ các chất hữu cơ,
kim loại nặng để có kết luận chính xác về chất lượng môi trường nước.
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Quýnh. Clive Pinder. And Steve Tilling (2004). Giám sát sinh
họ
c môi trường nước ngọt bằng động vật không xương sống cỡ lớn. NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội
2. Lê Văn Khoa et al (2007). Chỉ thị sinh học môi trường. NXB Giáo Dục
3. Đinh Văn Khương (2009). Bài giảng Sinh vật chỉ thị chất lượng môi trường
nước. Trường Đại học Nha Trang
4. Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv (2004), Tảo đơn bào-cơ sở thức ăn của động vật
thủy sản, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984-

2000), Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
5. Barinova, S. S., Tavassi, M. and Nevo, E. 2006. Algal indicator system of
environmental variables in the Hadera
6. Chessman, B. C., Bate, N., Gell, P. A. and Newall, P. 2007. A diatom species
index for bioassessment of Australian rivers. Marine and Freshwater Res. 58:
542–557
12

7. Lobo, E. A., Bes, D., Tudesque, L. and Ector, L. 2004. Water quality
assessment of the Pardinho River, RS, Brazil, using epilithic diatom
assemblages and faecal coliforms as biological indicators. Vie. Milieu. 54:
115-125.
8. S. Lata Dora, S. K. maiti, R. K.Tiwary And Anshumali. 2010. Review Algae
As An Indicator Of River Water Pollution. Special Issue, Vol. 2; 413-422;
9. Shannon. 1948., A Mathematical theory of Communication., The Bell system
Technical Journal., Vol 27, pp 379-423, July, October, 1948.
























×