Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO CÁO " BIẾN ĐỘNG QUẦN ĐÀN CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus) PHÂN BỐ Ở VÙNG SÓC TRĂNG VÀ CÀ MAU " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.5 KB, 6 trang )

Tạp chí Khoa học 2008 (1): 75-80 Trường Đại học Cần Thơ

75
BIẾN ĐỘNG QUẦN ĐÀN CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus)
PHÂN BỐ Ở VÙNG SÓC TRĂNG VÀ CÀ MAU
Trần Đắc Định
1
, Nguyễn Thanh Phương
1
, Mohd Azmi Ambak
2
&à Anuar Hassan
2
ABS TRACT
Population parameters of the goby Pseudapocryptes elongatus distributed in the coastal mud flat
areas of the Mekong Delta were investigated to obtain the information required for sustainable
use of the fish stock. The param eters of von Bertalanffy growth function fit to length frequency
data were L∞ = 25.5 cm, K = 0.71/year and t
o
= - 0.09 year. The longevity (t
max
) was determ ined
to be 4.2 years. Recruitment of young fish to the adult populations occurred in February and
June. Length at first capture (L
c
) was 10.31 cm . The fishing m ortality (F=1.92) accounted for
56% of the total mortality (Z=3.45). Relative yield-per-recruit and biomass-per-recruit analyses
also gave E
max
= 0.66 and E
0.1


= 0.56. The results show that the fish stock was growth-over
exploitation; therefore, the mesh sise of the fishing gear should be increassed.
Key words: Goby, Pseudapocryptes elongatus, population dynamics
Title: Population dynamics of the goby (Pseudapocrypt es elongatus) in coastal areas of Soc Trang and
Ca Mau
TÓM TẮT
Các thông số quần đàn cá kèo Pseudapocryptes elongatus phân bố ở vùng bãi bồi ven biển Đồ ng
bằng sông Cửu long được nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc khai thác bền vững nguồn lợi thủy
sản này. Các tham số của phương trình tăng trưởng von Bertalanffy được xác định dựa vào số
liệu tần suất chiều dài là L

= 25,5 cm; K = 0,71/năm và t
o
= - 0,09 năm. Tuổi tối đa của cá đạt
được là 4,2 năm. Cá bổ sung vào quần đàn khai thác 2 lần trong năm với thời điểm bổ sung vào
tháng 2 và tháng 6. Kích thước khai thác đầu tiên của cá được xác định là 10,31 cm. Hệ số chết
do khai thác (F = 1,92) chiếm 56% trong tổng số chết (Z = 3,45) của quần đàn. Hệ số khai thác
cho sản lượng tối đa và hệ số khai thác tối ưu được xá c định là E
ma x
= 0,66 và E
0.1
= 0,56. Kết
quả cho thấy quần đàn cá đang bị khai thác quá mức về tăng trưởng, vì vậy kích thước mắt lưới
cần được xem xét gia tăng.
Từ khoá: Cá kèo, Pseudapocryptes elongatus, biến động quần đàn
1 GIỚI THIỆU
Cá kèo Pseudapocryptes elongatus thuộc họ cá bống (Gobiidae), chúng phân bố ở khu
vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, phong phú ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) (Murdy, 1989; Mai Đình Yên, 1992; Trương Thủ Khoa và Trương Thị Thu
Hương, 1993; Rainboth, 1996; Trần Đắc Định et al., 2002). Thành phần loài của họ cá

bống phân bố ở vùng ven biển ĐBSCL rất cao và đa số đều có giá trị kinh tế (M atics,
2000). Trong đó cá kèo Pseudapocryptes elongatus có thịt thơm ngon nên được ưu t hích
và có giá trị kinh tế cao; đặc biệt ở Ấn Độ, Nhật, Đài Loan và Việt Nam (Ip et al., 1990;
Dinh et al., 2004). Hiện nay cá kèo đang được nuôi ở một số khu vực ven biển ĐBSCL,
tuy nhiên nguồn giống chỉ thu được ngoài tự nhiên. Hơn nữa, trữ lượng cá ngoài tự nhiên
đang suy giảm r ất nhanh trong những năm gần đây, đặc b iệt là cá bố mẹ. Vì vậy nguồn cá
giốn g kh ai thác được cũng suy giảm và không đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi đang phát
triển. Trong khi đó các nghiên cứu về sinh học của cá kèo còn khá hạn chế (Swennen et
al., 1995), đặc biệt là về sinh học sinh sản và quần đàn. Mục đích của nghiên cứu này


1
Khoa Thủy s ản, Đại học C ần Thơ.
2
Khoa Kỹ thuật nông nghiệp, Đại học Terengganu Malaysia.
Tạp chí Khoa học 2008 (1): 75-80 Trường Đại học Cần Thơ

7
6

nhằm xác định các thông số quần đàn cá kèo nhằm khai thác bền vững và góp phần phát
triển nghề nuôi cá kèo ở khu vực ven biển ĐBSCL.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu tần suất chiều dài của cá được thu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2004 ở khu vực
ven biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà M au. M ẫu cá được thu từ nghề lưới đáy có
kích thước mắt lưới phần đụt là 2a=15 mm. Các thông số quần đàn được xác định từ việc
phân tích số liệu tần suất chiều dài với sự hỗ trợ của p hần mềm FiSAT II (Gayanilo et al.,
1996). Chiều dài tối đa mà cá đạt được (L∞) xác định bằng phương pháp Powell-
Wetherall (Pauly và Soriano, 1986). Từ đó, một bộ các tham số của phương trình tăng
trưởng von Bertalanffy (L


, K và t
0
) được xác định bằng hệ thống ELEFAN (Somers,
1988) trong FiSAT II. Tuổi thọ của cá (t
max
) được xác định theo côn g thức của Taylor
(1958). Hệ số chết tổng (Z) xác định dựa vào đường cong sản lượng chuyển đổi từ số liệu
tần suất chiều dài (Pauly et al., 1995). Hệ số chết tự nhiên (M) tính theo công thức của
Pauly (1980). Từ đó hệ số chết khai thác (F) và hệ số khai thác (E) được xác định theo
Ricker (1975) là F = Z – M và E = F/Z. Đường cong sản lượng chuyển đổi cũng được
dùng để tính xác suất đánh bắt cho mỗi nhóm chiều dài của cá (Pauly, 1987), từ đó xác
định chiều dài khai thác đầu tiên (L
c
). Sự bổ sung quần đàn được xác định bằng phương
pháp tính ngược từ số liệu tần suất chiều dài, dựa trên các tham số của p hương trình tăng
trưởng von Bertalanffy đã xác định được (Pauly, 1987). Sản lượng trên lượng bổ sung
(Y’/R) và sinh khối trên lượng bổ sung (B’ /R) được phân tích dựa theo mô hình Beverton
và Holt để xá c định hệ số khai thác cho sản lượng tối đa (E
max
), hệ số khai thác tại đó Y’/R
tăng 10% hay hệ số khai thác tối ưu (E
0.1
) và hệ số khai thác tại đó B’/R giảm 50% (E
0.5
).
Phân tích sự thay đổi của hệ số khai thác (E) và tỉ số (L
c
/L


) để khảo sát sự biến đổi của
Y’/R bằng biểu đồ các đường đồng đẳng.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nhận được từ phương pháp Powell-Wetherall cho thấy chiều dài tối đa mà cá đạt
được là L

= 25,88 cm và tỉ số Z/K = 4,244. Từ đó các tham số của phương trình tăng
trưởng von Bertalanffy được xác định là L

= 25,5 cm; K = 0,71/năm và t
0
=-0,09 năm.
Tuổi thọ (t
max
) của cá được xác định là 4,2 năm. Theo Pauly (1987), để có thể xác định
chính xác các tham số tăng trưởng thì số liệu tần suất chiều dài cần phải thỏa mãn đồng
thời hai điều kiện. Thứ nhất, số mẫu đo đạt được phải trên 1,500 và thời gian nghiên cứu
phải liên tục ít nhất là 6 tháng; thứ hai, số liệu thu được p hải thể hiện các đỉnh tần suất
chiều dài một cách rõ ràng và hợp lý. Trong nghiên cứu hiện tại, 6,161 số liệu tần suất
chiều dài được đo đạt trong 12 tháng khảo sát liên tục, đồng thời số liệu cũng cho thấy sự
phân bố các đỉnh tần xuất là hợp lý (Hình 1). Các tham số tăng trưởng của một số loài cá
bống được trình bày trong Bảng 1.
Hệ số chết tổng được xác định dựa vào đường cong sản lượng chuyển đổi từ tần suất
chiều dài với Z = 3,45/năm. Hệ số chết tự nhiên tính được là M = 1,53/năm. Do đó hệ số
chết do khai thác F = 1,92/năm v à hệ số khai thác E = 0,56. Kết quả phân tích sự bổ sung
cho thấy cá bổ sung vào quần đàn khai thác 2 lần trong một năm, thời gian giữa 2 lần bổ
sung là 5 tháng, trong đó số lượng bổ sung ở tháng 2 rất ít so với lần bổ sung vào tháng 6
(Hình 2). Từ kết quả p hân tích xác suất khai thác của các nhóm chiều dài, chiều dài khai
thác đầu tiên của cá được xác định là L
c

= 10,31 cm. Phân tích sản lượng trên lượng bổ
sung (Y’/R) và sinh khối trên lượng bổ sung (B’/R), các hệ số khai thác được xác định là
E
max
= 0,66, E
0,1
= 0,56 và E
0,5
= 0,33 (Hình 3).

Tạp chí Khoa học 2008 (1): 75-80 Trường Đại học Cần Thơ

7
7

Bảng 1: Tham số tăng trưởng von Bertalanffy (L

và K) của một số loài cá bống
Loài L∞ (cm) K (1/năm) Nguồn
Gobius niger (đực) 11,7 0,91 Vesey và Langford (1985)
Gobius niger (cái) 15,1 0,91 Vesey và Langford (1985)
Gobio gobio 10,6 0,99 Bowker (1996)
Periophthalmus papilio 19,39 0,51 Etim et al. (1996)
Periophthalmus barbarus 21,6 0,55 Etim et al. (2002)
Pseudapoctyptes elongatus 25,5 0,71 Nghiên cứu này
Kết quả phân tích cho thấy hệ số chết tổng khá lớn (Z = 3,45), do đó hệ số khai thác cũng
tương đối cao (E = 0,56). Hệ số khai thác hiện tại đã vượt mức khai thác tối ưu (E
0,1
=
0,56), mặc dù mức khai thác hiện tại chưa vượt mức khai thác sản lượng tối đa (E

max
=
0,66). Hơn nửa, theo Pauly và Soriano (1986) thì hệ các đường đồng sản lượng trên lượng
bổ sung được chia thành 4 miền và mỗi miền phản ánh đặc điểm của quần đàn đang khai
thác. Trong nghiên cứu này, với L
c
/L

= 0,4 và E = 0,56 thuộc v ào miền D, đặc điểm của
miền này là có rất nhiều cá nhỏ bị khai thác với cường độ khai thác cao (Hình 4). Ngoài
ra ta cũng có kết quả về kích thước khai thác đầu tiên của cá là L
c
= 10,31 cm, kích thước
này nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước mà cá có thể tham gia sinh sản lần đầu tiên, L
m
=
15,4 cm (Dinh et al., 2007). Vì vậy nghề lưới đáy hiện nay đan g sử dụng kích thước mắt
lưới phần đụt là 15 mm cần phải được xem xét t heo hướng gia tăng kích thước mắt lưới,
sao cho L
c
≥ L
m
= 15,4 cm; thêm vào đó là số lượng ngư cụ khai thác trong khu vực cũng
cần phải giảm. Tuy nhiên để giảm số lượng ngư cụ thật không dễ dàng vì cá kèo là nguồn
thu nhập chủ yếu của không ít người dân trong khu vực. M ặt khác sự suy giảm về nguồn
lợi cá kèo cũng ảnh hưởng đến người nuôi, khi mà họ còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn
giống tự nhiên. Trong trường hợp như vậy thì mô hình quản lý nghề cá có sự tham gia của
cộng đồng thường được áp dụng một cách có hiệu quả, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển (Pomeroy và Viswannathan, 2003).




Hình 1: Hệ các đường cong tăng trưởng của cá kèo vùng phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long


Hình 2: Hai đỉnh bổ sung của qu ần đàn cá
Tạp chí Khoa học 2008 (1): 75-80 Trường Đại học Cần Thơ

78


Hình 3: Sản lượng trên lượng bổ sung (Y’/R) và sinh khối trên lượng bổ sung (B’/R) theo hệ số
khai thác (E)


Hình 4: Giá trị các đường đồng sản lượng trên lượ ng bổ sung (Y’/R) ( Đường thẳng không liên tục
xác định giá trị tại L
c
/L∞=0,4)
4 KẾT LUẬN
- Các tham số tăng trưởng của cá k èo Pseudapocryptes elongatus được xác định là L

=
25,5 cm; K = 0,71/năm và t
o
= - 0,09 năm.
- Đàn cá con bổ sung vào quần đàn khai thác với 2 đỉnh bổ sung, vào tháng 2 và tháng
6 Dương Lịch hàng năm.
- Kích thước khai thác đầu tiên của cá kèo bằng nghề lưới đáy là L
c

= 10,31 cm. Quần
đàn cá bị khai thác quá mức về tăng trưởng, vì vậy ngư cụ kh ai thác cần được xe m xét
theo hướng gia tăng kích thước mắt lưới để duy trì quần đàn cá kèo về mặt số lượng.
CẢM TẠ
Tác giả chân thành cảm ơn gia đình các anh : Cảnh, Phúc và Sự ở xã
Hiệp Thành, Bạc Liêu đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gi an t hu
m ẫu. T ác gi ả cũng cảm ơn quý đồng nghiệp ở Bộ môn Quản lý &
Kinh tế nghề cá và Trại thực n ghiệm Vĩnh Châu thuộ c Khoa Thủy
sản, Đại học Cần thơ đã giúp đỡ nhiề u m ặt trong thời gian thực hiện
nghiên cứ u này.
Tạp chí Khoa học 2008 (1): 75-80 Trường Đại học Cần Thơ

7
9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bowker, D. W. 1996. The bias associated with the dispersion of length at age in the estimation of
growth and mortality parameters from uni-modal length–frequency data. Journal of Fish Biology,
No.49, p. 743 – 747.
Charles, M.B. and E.R. Donn. 1966. Modes of reproduction in fishes, how fishes breed, 941 pp.
Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng, Nguyễn Trọng Hồ và Nguyễn Văn Lành. 2002. Nghiên cứu đặc điểm
sinh học của cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) phân bố ở vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, T rường Đại Học Cần Thơ, 15 trang.
Dinh, T.D., M.A. Ambak, H. Anuar and N.T. Phuong. 2004. Some aspects of the biology of
Pseudapocryptes lanceolatus distributed in the coastal areas of the Mekong Delta, Vietnam. 7
th

Asian Fisheries Forum 04, Penang, Malaysia.
Dinh, T.D., M.A. Ambak, H. Anuar and N.T. Phuong, N.T. 2007. Population biology of the goby
Pseudapocrypte elongatus (Cuvier, 1816) in the coastal mud flat areas of the Mekong Delta,

Vietnam. Asian Fisheries Science, 20: 165 – 179.
Etim, L., T. Brey, W. Arntz. 1996. A seminal study of the dynamics of a mudskipper (Periophthulmus
papilio) population in the Cross River, Nigeria. Netherlands Journal of Aquatic Ecology, 30: 41 –
48.
Etim, L., R.P. King and M.T. Udo. 2002. Breeding, growth, mortality and yield of the mudskipper
Periophthalmus barbarus (Linneaus 1766) (Teleostei: Gobiidae) in the Imo River estuary, Nigeria.
Fisheries Research, 56: 227 - 238.
Gayanilo, F.C.; P. Sparre and D. Pauly. 1996. FiSAT: FAO – ICLARM stock assessment tools, User’s
manual. Rome, FAO, 126 pp.
Ip, Y.K., S.F. Chew, A.L.L. Lim and W.P. Low. 1990. The mudskipper. In Essays in Zoology,
National University of Singapore, 83-95
Trương Thủ Khoa và Trương Thị Thu Hương .1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Khoa Thủy S ản, Trường Đại Học Cần Thơ, 361 trang.
Mai Đình Yên. 1992. Định loại cá nước ngọt ở Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 350
trang.
Matics, K.I. 2000 (Editor) Gobies. Mekong fish catch and culture, Mekong fisheri es network
newsletter, Vol. 5 (3), supplement no. 8.
Murdy, E.O. 1989. A taxonomic revision and cladistic analysis of the Oxudercine Gobies (Gobiidae:
Oxudercinae). Records of the Australian Museum (1989) Supplement 11: 1–93.
Pauly, D. 1980. On the interrelationship between natural mortality, growth parameters and mean
environmental temperatu re in 175 fish stock. Journal du Conseil permanent International pour l'
Exploration de la Mer 39, 175–192
Pauly, D. 1987. A review of the system for analysis of length data in fish and invertebrates. In: Pauly,
D. Morgan, R. (Eds.), Length based methods in fisheries research. ICLARM Conference
Proceeding 13, 7-34, ICLARM, Manila.
Pauly, D. and M.L. Soriano. 1986. Some practical extensions to Beverton and Holt’s relative yield-
per-recruit model. In: Maclean, J.L., Dizon, L.B., Hosillo, L.V. (Eds.). The First Asian Fisheries
Forum, 491-496, Asian Fisheries Society, Manila.
Pauly, D., J. Moreau, and N. Abad. 1995. Comparison of age-structured and length converted catch
curves of brown trout Salmo trutta in two French rivers. Fisheries Research 22, 197–204

Pomeroy, R.S. and K.K. Viswannathan. 2003. Experiences with fisheri es co-manag ement in Southeast
Asia and Bangladesh. In: T he fisheries Co-management experience: Accomplishments, challenges
and prospects, 99-117, Douglas, C.W., Jesper, R.N., and Poul, D. (Editors).
Rainboth, W.J. 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO species identification field guide for
fishery purposes. FAO, Rome, 265 pp.
Ricker, W,E. 1975. Computation and interpretation of biological statistics of fish populations. Bulletin
of the Fisheries Research Board of Canada 191, 382 p.
Somers, I.F. (1988) On seasonal growth function. Fishbyte 6, 13-14
Tạp chí Khoa học 2008 (1): 75-80 Trường Đại học Cần Thơ

8
0

Swennen, C., N. Ruttanadakul, M. Haver, S. Piummongkol, S. Prasertsongskum, I. Intanai, W.
Chaipakdi, P. Yeesin, P. Horpet & S. Detsathit. 1995. The five sympatric mudskippers (Teleostei:
Gobioidea) of Pattani Area, Southern Thailand. Natural history bulletin of the Siam Society 42,
109-129
Taylor, C.C. 1958. Cod growth and temperature. Journal du Conseil permanent International pour l'
Exploration de la Mer 23, 366–370
Vesey, G. and T.E. Langford. 1985 The biology of the black goby, Gobius niger L. in an English south-
coast bay. Journal of Fish Biology, 27: 417 - 429.

×