Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Điêu Khắc Chăm: kho tàng Việt nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.8 KB, 13 trang )

Điêu Khắc Chăm: kho tàng
Việt nam
Triển lãm được tổ chức bởi Viện Bảo tàng Quốc Gia về Nghệ Thuật Châu Á Guimet
với sự bảo trợ của Ngân hàng Crédit Agricole cùng đối tác tài trợ là Vietnam
Airlines và La Maison de l’Indochine.

Thần voi Ganesha – Thánh địa Mỹ Sơn, tháp E 5 (tỉng Quảng nam – việt Nam)
thuộc thế kỷ thứ 7, bằng sa thạch, cao 96 cm, đang bảo tồn ổ Bảo tàng Đà Nẵng.
Cat.11 © Thierry Ollivier
Triển lãm này mang đến các kiệt tác từ hai bộ sưu tập chính về Nghệ Thuật Chăm ở
Việt Nam: Bộ mang đến từ Đà Nẵng (48 tác phẩm) và bộ từ Viện Bảo tàng Thành
phố Hồ Chí Minh (15 tác phẩm) Thêm vào còn có 7 bức điêu khắc đang bảo tồn tại
Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam), 23 tác phẩm được tuyển chọn ra từ Viện Bảo
tàng Guimet, 2 của Viện Bảo tàng Rietberg Museum ở Zurich, và 01 từ Viện Bảo
tàng Guimet tại Lyon. Triển lãm này là một phần trong sự hợp tác giữa Việt Nam
và Pháp nói chung, và đặc biệt hơn nữa giữa Viện Bảo tàng Đà Nẵng với Viện Bảo
tàng Guimet nói riêng. Năm 2002, Viện bảo tàng Guimet đã phối hợp với Viện Bảo
tàng Đà Nẵng khai trương xưởng phục hồi các tác phẩm điêu khắc, việc này thắt
chặt mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và Pháp. Cuộc triển lãm này là
một kết quả

Thần Devi – Hương Quế (tỉnh Quảng Nam – Việt Nam, thế kỷ thứ 10, bằng đá, bảo
tồn tại Viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Cat.35 © Thierry Ollivier
Toàn bộ có tác phẩm điêu khắc bằng đá, đồng và quý kim tiêu biểu cho lịch sử và
minh họa các tôn giáo của vương quốc Champa cổ từng nằm ở Nam Trung Bộ Việt
Nam ngày nay, vương quốc này hiện không còn tồn tại. Các tác phẩm được trưng
bày theo niên đại, từ tác phẩm cổ nhất hiện tìm được (khoảng thế kỷ thứ 5) cho đến
tác phẩm cuối (khoảng thế kỷ 15), giúp có một cái nhìn về sự phát triển hệ tượng
Chăm trước khi vương quốc Champa suy tàn dần vào thế kỷ 19.
Vài dòng lược sử
Tài liệu Trung Hoa có ghi chép từ cuối thế kỷ thứ 2 đã có một vương quốc tên Lâm


Ấp, tiền thân của nước Champa, Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vùng biên
cương nước Lâm Ấp chịu sự đô hộ của một Đế quốc trong vùng là nước Việt Nam
ngày nay, sau tách ra thành một nước độc lập gọi là Champa mà sách Trung Hoa
quen phiên âm là Chiêm-bà. Mãi đến thế kỷ thứ 6-7, các công trình kiến trúc và
điêu khắc mới có bằng chứng rõ nét sự tồn tại một nhóm quốc gia chịu sự Ấn hóa
nằm dọc theo Miền Trung Việt Nam.

Tượng Phật Đồng Dương (tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) thế kỷ thứ 8-9, bằng đồng,
cao 108 cm, bảo tồn tại Viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Cat.17 ©
Thierry Ollivie
Vương quốc Champa có nền văn hóa riêng mang dấu ấn của Ấn Độ về ngôn ngữ và
tôn giáo: một số theo Phật giáo và một số theo Ấn giáo, ngôn ngữ là tiếng Phạn. Cổ
sử của vương quốc này hiện chẳng còn bao nhiêu, nhưng thay vào đó các nghiên cứu
văn bia khắc ở các đền đài, bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ, có giá trị rất lớn. Do
vậy, nghệ thuật Champa hiển lộ ra là một trong những nền nghệ thuật cổ của Châu
Á và Đông Nam Á. Nền nghệ thuật này mang lại những tác phẩm tinh tế và mang
tính thừa kế nguyên thủy từ nền văn hóa Ấn Độ cổ đại.
Người Chăm
Người Chăm gốc dân tộc Nam Đảo (Austronesian) đến định cư dọc bờ biển và lưu
vực các con sông thuộc Miền Trung và Miền Nam Việt Nam hiện nay từ Thiên niên
kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hiện các nhà khảo cổ cùng thừa nhận nền văn hóa
Sa Huỳnh (800-200 Trước Công nguyên) là dấu vết xưa nhất nói lên sự hiện diện
của người Chăm trên miền đất này, mà cũng cho thấy nền văn hóa đó có tiếp xúc
giao thương với Trung Hoa và Ấn Độ. Những điều này khẳng định từ nhiều thế kỷ
trước Công nguyên người Chăm đã tiếp nhận các nền tảng văn minh Ấn Độ: chữ
viết và tôn giáo.

Phù điêu ở trán cửa: thần Vishnu ngồi trên rắn thần Ananta cuốn tròn . Trà Kiệu –
Quảng Nam, bằng đá, cai 125 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo Tàng Đà Nẵng. Cat.53 ©
Thierry Ollivier

Từ thế kỷ thứ 10 người Chăm bị quân Đại Việt chinh phục và đẩy lùi dần về phía
nam, ngày nay trở thành một trong 54 dân tộc ít người của Việt Nam với dân số
130.000 người, chủ yếu sống ở vùng Phan Rang. Ngiười Chăm bị xóa tên trên bản
đồ địa chính trị vùng Đông Nam Á vào năm 1832 khi phần đất cuối cùng ở phía
nam bị sáp nhập vào các tỉnh của Việt Nam. Thực tế vào thời kỳ này này phần lớn
lãnh thổ trước đó là nước Champa đã bị bỏ phế suốt nhiều thế kỷ cho người Việt rồi
và các đền đài đầy những tác phẩm điêu khắc để mặt cho thời gian tàn phá, bỏ mặc
cho người mới đến chiếm đóng biến đổi chúng đi.
Một vài nét chủ đạo về nghệ thuật Chăm
Vào cuối thế kỷ 19 những người Pháp sinh sống ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến
nền văn hóa cổ đầy những di tích kỳ ảo và cuốn hút này. Các bộ sưu tập đầu tiên do
những tay nghiệp dư, nhất là ngững người được sự bảo trợ của Trường Viễn Đông
Bác Cổ Pháp, đã kiểm kê, quét dọn và phục hồi các đền đài Champa. Trong một lần
đưa ra triển lãm, các bức ảnh chụp của những lần khai quật đầu tiên ở hai khu di
chỉ lớn Mỹ Sơn và Đồng Dương, cũng như ở nhiều di chỉ lớn khác, đã minh chứng
cho chất lượng công trình của họ,

Trang trí bệ: vũ nữ quấn khăn; Trà Kiệu – Quảng Nam, thế kỷ thứ 10, bằng đá, cao
78 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.Cat.49 © Thierry
Ollivier
Hệ tượng Chăm và tôn giáo
Đền đài Chăm được xây bằng gạch và trang trí bằng đá là những đền tháp được
kiến trúc theo phong cách Nam Ấn. Chúng mang hình tượng ngọn núi thiêng, nơi
trú xứ của các vị thần. Bộ tượng trong kỳ triển lãm này gắn bó với các đền tháp đó.
Các nghiên cứu trước đây về nước Champa và nền nghệ thuật vương quốc này cho
thấy ảnh hưởng Ấn Độ trên các đề nđài và tác phẩm đuêu khắc là điều rất dễ nhận
ra. Các ngôi đền xây lên cho các vua Chăm (gọi là Kalan) là loại đền tháp làm nơi
trú xứ cho thần linh được thờ cúng ngay tại Trần gian này. Nó gồm một ngôi đền
theo phong cách Ấn Độ: vuông vức, thon nhỏ dần cho tới đỉnh với những tầng giả.
Loại gạch dùng xây dựng mang tính đặc biệt của dân tộc Chăm suốt lịch sử của họ,

chẳng có nước nào vùng Đông Nam Á dùng loại gạch giống vậy.
Bộ tượng ở các đền tháp này lưu giữ cả hai nền đồ tượng học của hai tôn giáo lớn ở
Ấn Độ: Phật giáo và Ấn giáo, cùng với một số cách thể hiện thần linh khác. Đường
nét điêu khác luôn luôn được cách điệu hóa, nhưng vẫn tồn động một vài nhân cách
hóa. Suốt mấy ngàn năm tôn giáo chính ở xứ Champa là đạo Thấp-bà thờ thần
Shiva (Shivaism). Dù rằng Ấn giáo thường hay được các quân vương bản địa ưu
đãi, Phật giáo cũng được du nhập vào Champa. Sự duy trì tiếp xúc của người Chăm
với Ấn Độ và Trung Hoa kể từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Phật giáo đến nước này. Các bộ sử Trung Hoa có ghi chép Phật giáo
có mặt ở Champa từ thế kỷ thứ 5. .

Phật Bà Quan Âm, Hoài Nhơn – Bình Địn, thế kỷ 8-9, bằng đồng, cao 64 cm. Bảo
tồn ở Viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. © Thierry Ollivier
Hai thế kỷ sau, một nhà hành hương Trung Hoa ghi nhận vương quốc Champa là
một trong những nước rất tôn sùng Phật gíáo. Thời đó họ theo Phật giáo Đại thừa
(Mahayana) với chứng tích là hình ảnh rất đại chúng Quan Thế Âm Bồ Tát, biểu
tượng cho lòng từ bi và là một trong những nền tảng của Phật giáo Đại thừa. Nhưng
đến thế kỷ thứ 8-9, sự hoằng hóa Phật giáo Đại thừa ở Champa bị thay thế, đó là kết
quả của sự giao thương giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ (ND: vùng lãnh địa của Ấn giáo)
với Đông Nam Á.
Thế kỷ thứ 10 là thời hoàng kim của nghệ thuật Chăm.Nhiều đền đài thời kỳ nay
còn lưu giữ đến chúng ta với tình trạng tốt cùng với số rất lớn các tác phẩm điêu
khắc của các di chỉ như Khương Mỹ, Mỹ Sơn hay Trà Kiệu. Các tác phẩm vào đầu
thời kỳ này (phong cách Khương Mỹ, tiền bán thế kỷ thứ 10) bảo tồn một số phong
cách Đồng Dương: đền có đỉnh nhọn, vẽ mặt còn tương đối sắc nét. Ở giai đoạn thứ
hai của chủ nghĩa cổ điển Chăm (phong cách Trà Kiệu, hậu bán thế kỷ thứ10 và đầu
thế kỷ thứ 11), sắc thái dịu dàng hơn và các yếu tố tarng trí (nữ trang, y phục,
v.v…) mềm mại hơn. Nhìn tổng thể họa tiết trang trí kiến trúc và đền đài của chúng
đều khắc họa cùng một phối cảnh thanh thoát và thuần khiết.
Các di chỉ


Nam Thần; Đồng Dương – tỉnh Quảng Nam, cuối thế kỷ thứ 9 đầu thế kỷ thứ 10,
cao 114 cm, bằng đá. Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Đà Nẵng. Cat 23 © Thierry Ollivier
Mỹ Sơn
Mỹ Son, có nghĩa là “ngọn núi đẹp”, là một trong những di chỉ chính của Champa.
Nằm ngay chính giữa một loại hình địa chất đài vòng, các ngôi đền kết lại thành một
quần thể ôm ngôi đền chính ở trung tâm. Nằm tách biệt khỏi các đô thị và trung
tâm thương mại, Mỹ Sơn từng mang đặc điểm riêng biệt của thần Shiva. Trong thời
gian khai quật Mỹ Sơn vào năm 1903, Henri Parmentier đã phát hiện ra một bộ sưu
tập vài pho tượng hết sức giống nhau.
Nhiều khả năng thuở ban đầu các pho tượng này được đặt trong một ngôi đền thu
nhỏ ở dưới chân ngôi đền chính Mỹ Sơn thờ thần Shiva dưới dạng linga (sinh thực
khí). trước khi ra chiếc bệ khắc chạm loại hình thần linh này (từ đó giải đáp được
chúng), nhiều lời lý giải đã được đưa ra. Các pho tượng đó là nhữ nghộ thần canh
chừng trời đất (dikpala) coi giữ tứ phương và một phương trung ương. Một số hộ
thần cỡi trên con thú (vật cỡi của thần), con thú đó chạm khắc dưới chân bệ tượng,
hay là thuộc tính được thần cầm giữa nơi tay. Hôm nay, các tượng thần này được
đưa đến từ ba viện bảo tàng của Việt Nam để triển lãm, tất cả đều được phát hiện từ
năm 1903 trở về sau

Tượng Phật Đồng Dương, thế kỷ 13-14, bằng đồng, cao 108 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo
tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Cat. 17 © Thierry Ollivierr
Đền tháp Đồng Dương
Do vua Indravarman II xây cúng năm 875, chánh điện thờ Phật Đồng Dương được
dựng phía Nam đền thờ thần Shiva khoảng chục cây số. Được xây dựng ở một đồng
bằng rộng, chắc hẳn là khu đô thị lớn mang tên Indrapura, các đền tháp này bao
gồm một quần thể rất to lớn các đền tháp được bố trí cách đều và liên kết với nhau
theo trục Đông-Tây. Chúng nối liền nhau bởi những chái nhà lớn (tiếng Chăm gọi là
gopura) thông cửa đền tháp này qua đền tháp kia. và dọc theo có những bức tượng
hộ thần (tiếng Chăm gọi là dvarapala), vẽ mặt đầy đe dọa. Di chỉ này được Henri

Parmentier và Charles Carpeaux phát lộ và nghiên cứu vào mùa thu năm 1902, cho
thấy có một nền Phật giáo Đại thừa phát triển ở xứ này (về sau các cuộc tấn công
của quân Mỹ hồi chiến tranh gần như phá hủy nó hoàn toàn). Khác hình tượng thờ
cúng trong các đền tháp một phần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Tích Lan, một
phần chịu ảnh hưởng đền đài Phật giáo của vùng Trung Á và Trung Hoa.
Trà Kiệu

Kitao Shigemasa (1739-1820) Phỏng theo đồ tượng Bồ tát Phổ Hiền 108 x 31,5 cm
cat.24 © Ota memorial museum
Tượng thú vật tuy đa dạng nhưng chủ yếu là tượng voi và sư tử, kèm theo là hình
các vũ nữ quấn khăn. Các tác phẩm điêu khắc này được phát hiện ở Trà Kiệu bắt
đầu từ cuối thế kỷ 19 và dặc biệt trong lần tổ chức khai quật năm 1927-27 của Jean-
Yves Claeys. Các hình voi/sư tử xen nhau là dấu ấn phác họa kiểu trang trí và biểu
tượng của Ấn Độ. Các vũ nữ quấn khăn (chủ đề có lẽ thuộc nguồn gốc Trung Hoa)
xuất hiện ở các đền đài riêng lẻ trong khu di chỉ
Thế kỷ thứ 11
Trong bối cảnh đầy xáo trộn lịch sử của thế kỷ 17 xảy ra với vương quốc Champa
trước hiểm họa đô hộ một tôn giáo mới lại đặt nền móng ở miền Nam nước này. Lại
thêm một vài điện thờ xây dựng lên ở Mỹ Sơn và các vùng phụ cận, trong khi đó
điện thờ lớn nhấ ltại được dựg nlên cách đó 500 km về hướng nam. Đó là cụm “tháp
bạc” (ND: tức cụm Tháp Bánh Ít) đầy ấn tượng thờ thần Shiva được dựng lên trên
một ngọn đồi cao, trông giống như mấy ngọn kim tự tháp liên kế nhau. Tại di chỉ
này năm 1889 Eugène Navelle phát hiện ra một tượg tnhần Shiva lớn mà hiện nay
được coi là kiệt tác trong bộ sưu tập Chăm ở Viện Bảo tàng Guimet.

Thần Vishnu ngồi trên rắn thần Ananta được mô tả trên lanh-tô tháp Mỹ Sơn E 1
(tỉnh Quảng Nam), thuộc thế kỷ thứ 7, bằng đá, dài 240 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo
tàng Đà Nẵng. Cat. 5 © Thierry Ollivier
Tháp Mẫm
Pho tượng đó chỉ còn lại phần cuối thân thần gajasimha (voi-sư tử) uy nghi hiện đặt

ở trung tâm gian Triển lãm; nó được coi là một trong những di vật để công nhận sự
hiện hữu của Tháp Mẫm. Người tìm thấy pho tượng này là một nông dân; lúc đầu
người này cứ tưởng đó là một cối đá thôn quê nên định vần đi (bởi mặt hình thú úp
xuống đất). Sau khi đào bới xuống một chút thì mới biết đó l;à một tác phẩm điêu
khắc.
Thời suy tàn của nghệ thuật Chăm
Từ năm 1471 vương quốc Champa chỉ còn lại hai tình phía nam Kauthara và
Panduranga. Thời vàng son về chính trị và thương mại của nhiều thế kỷ trước đó bị
thay thế bằng bóng mây mù của sức mạnh chinh phục của Việt Nam. Từ thế kỷ 13
sức sáng tạo nghệ thuật Chăm đi vào buổi hoàng hôn dằng dặc và không sao biến
chuyển khác được. Thời kỳ cuối cùng trong lịch sử Champa này chỉ còn lưu lại một
vài mẩu kiến trúc, điện thờ, nhưng bù lại cho chúng ta nhiều tác phẩm lớn, các tác
phẩm này biểu hiện một sự trừu tượng với kiểu cách sắc sảo. .
Viên Bảo tàng Quốc Gia về Nghệ Thuật Châu Á Guimet, do Crédit Agricole bảo trợ

Thần duy trì vũ trụ Ishana ? Ảnh 30 Mỹ Sơn, nhóm A (tỉnh Quảng Nam), thế kỷ
thứ 10, bằng đá, cao 78 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Đà Nẵng Cat. 72 © Thierry
Ollivier

Độ Mẫu Tara (?), Đồng Dương – tỉnh Quảng Nam. cuối thế kỷ thứ 9 và đầu thế kỷ
thứ 10, bằng đồng dát vàng, cao 115 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Đà Nẵng. Cat. 18
© Thierry Ollivier

Họa tiết trang trí ở bệ: Con voi đang bước đi. Trà Kiệu – Quảng Nam, thế kỷ thứ
10, cao 63 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Cat. 44 ©
Thierry Ollivier


Vishnu cỡi vật cỡi của ngài là Kim sí điểu (Garuda). Ngũ Hành Sơn – tỉnh Quảng
Nam, đầu thế kỷ thứ 9, bằng đá, cao 58 cm. Bảo tồn ở Viện Bảo tàng Guimet –

Paris. Cat. 12 © Thierry Ollivier


ấu kiện họa tiết trang trí kiến trúc: Kim sí điểu (Garuda) nhiếp phục long thần
(nagar). Tháp mẫm- Bình Định; thế kỷ 12-13, bằng đá, cao 109 cm. © Thierry

×