Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam
Danh sách gồm nhiều quà tặng đặc sản quen thuộc như: đường thốt nốt An giang, cá thu một nắng Côn Đảo,
hạt điều Bình Phước, nước mắm Phan Thiết…
An Giang: Đường thốt nốt và khơ cá lóc
Đường Thốt nốt được làm ra từ buồng thốt nốt (nước từ buồng thốt nốt được cô lại giống như cơ mật mía, đến
một độ nào đó thì thành đường). So với đường phèn, đường thốt nốt có độ ngọt kém hơn nhưng lại thơm hơn;
sản lượng đường thốt nốt cũng ít hơn nên có lẽ cũng quý hơn.
Cá lóc tẩm gia vị như: Muối, bột ngọt, tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn, ướp cá khoảng 30 phút. Sau đó
đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày. Cá sau khi khô được phân chia bịch 1 kg và được bảo quản ngăn tủ mát,
để lâu vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.
Đường thốt nốt An Giang
Côn Đảo - Bà Rịa - Vũng Tàu: Cá thu một nắng và mứt hạt Bàng
Cá thu một nắng là cá thu tươi được các tàu cá của ngư dân đánh bắt, được cắt khoanh và phơi một nắng trực
tiếp nên cá vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên và mùi thơm đặc trưng. Vì cá thu là cá biển lại phơi một nắng nên vẫn
giữ được độ mặn tự nhiên của cá nên khi chế biến gần như không cần thêm gia vị.
Mứt hạt bàng là một thức ăn đặc sản ở Côn Đảo, Việt Nam. Mứt được làm từ nguyên liệu là hạt bàng với
phương pháp rang. Mứt hạt bàng là một món quà đặc sản mang đậm dấu ấn Côn Đảo.
Bánh Phu thê - Bắc Ninh
Bánh phu thê được làm từ loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Gạo đem vo sạch, để ráo nước và dùng cối giã
chứ khơng được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh bột gạo đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để
qua 15 ngày mới đem ra làm bánh. Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ. Đem hấp chín, nghiền mịn,
thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong
nhân bánh 4 hạt sen được đặt ở 4 góc.
Bánh Phu thê Bắc Ninh
Mì chũ - Bắc Giang
Mỳ chũ được làm từ thứ gạo đồi của vùng Chũ có tên là bông hồng. Cách làm mỳ chũ thủ công, cầu kỳ của
người xã Nam Dương: Gạo đem về nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Thứ bột dẻo dẻo, sánh
sánh được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ lại qua đêm, sáng hôm sau tráng bánh.
Dừa - Bến Tre: Bánh phồng Sữa , Kẹo dừa
Món bánh phồng sữa dừa được làm nhiều ở xứ dừa Bến Tre nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh phồng Sơn Đốc
(huyện Giồng Trôm).
Kẹo dừa là một loại keo được chế biến từ nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha. Đây là loại kẹo
đặc sản và là một nghề thủ công truyền thống mang đậm văn hóa xứ sở.
Bánh phồng sữa Bến Tre
Hạt Điều - Bình Phước
Hạt Điều là một loại hạt có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cũng là một món ăn thường được dùng
tiếp khách trong các ngày lễ Tết và chế biến một số món ăn. Theo Đơng y, hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác
dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm.
Bình Thuận: Mực một nắng - Nước mắm Phan Thiết
Người ta nói rằng: có lần, ngư dân khai thác mực lấy mực thảy lên mui ghe cho ráo để chế biến. Vơ tình, ăn mực
phơi này thấy ngon, ngọt nên mới trở thành “đặc sản”. Từ đó mực một nắng được đưa vào bờ, xuất hiện trên
mâm cơm của gia đình ngư phủ hoặc lên thực đơn ở những nhà hàng
Nước mắm Phan Thiết đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm
khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài. Ðến đầu thế kỷ 20, nước mắm Phan Thiết đã có
một nhãn hiệu nổi tiếng là nước mắm Liên Thà, được bán rộng rãi trong Nam ngoài Trung.
Mực một nắng Phan Thiết
Chè đắng - Cao Bằng
Chè đắng cịn có nhiều tên gọi khác như khổ đinh trà, chè đinh. Tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc họ
chè. Chè đắng được trồng và mọc tự nhiên ở vùng núi phía Bắc gồm các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai (núi
Hàm Rồng, thị xã Sa Pa), nhưng nổi tiếng nhất là ở Cao Bằng. Theo đơng y, chè đắng có vị đắng, ngọt hơi chua,
hàn, không độc, tác dụng vào gan lách, phổi, thận. Nhờ sự có mặt các thành phần hóa học trong chè mà nó có
nhiều tác dụng phịng và chữa bệnh.
Tơm khơ - Cà Mau
Tơm khơ Cà Mau được làm từ tôm tươi sống tự nhiên 100%, không cho ăn thức ăn tăng trưởng hay bất kỳ chất
kích thích độc hại nào. Tơm khơ bao gồm các loại: tôm sú khô, tôm thẻ khô, tôm đất khô, tơm bạc khơ các loại.
Tất cả đều được gia đình tự làm thủ công bằng tay, không dùng chất bảo quản nên chất lượng luôn được đảm
bảo và giữ nguyên mùi vị đặc trưng.
Tôm khô Cà Mau
Khô mè Cẩm Lệ - Đà Nẵng
Bánh khô là đặc sắc của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng có lẽ bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ là
nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng, và mè. Bột gạo pha
với bột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, 'tắm' đường, 'tắm' mè... bánh tắm bằng nếp rang
gọi là bánh khơ nổ, tắm bằng mè thì gọi là bánh khơ mè. Bánh ngon có ruột xốp dịn, đường dẻo, mè rang đủ độ
chín thơm.
Các đặc sản cịn lại trong Top 50 gồm: Cà phê Bn Ma Thuột - Đắk Lắk, Măng Le khô - Đắk Lắk, Bánh Phồng
tôm Sa Giang - Đồng Tháp, Nem lai Vung - Đồng Tháp, Mật ong - Gia Lai, Táo Mèo - Hà Giang, Cốm xanh - Hà
Nội, Kẹo Cu Đơ - Hà Tĩnh, Bánh đậu xanh - Hải Dương, Măng đắng - Hịa Bình, Tương Bần - Hưng n, Nước
mắm nhỉ Nha Trang - Khánh Hòa, Yến Sào - Khánh Hòa, Nước mắm Phú Quốc - Kiên Giang, Tiêu Phú Quốc -
Kiên Giang, Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, Atisô - Lâm Đồng, Chè Bảo Lộc - Lâm Đồng, Mứt Đà Lạt - Lâm Đồng,
Kẹo Sìu Châu - Nam Định, Nhung hươu - Nghệ An, Tương Nam Đàn - Nghệ An, Nem Yên Mạc - Ninh Bình, Kẹo
Mạch nha - Quảng Ngãi, Quế Trà Bồng - Quảng Ngãi, Tỏi Lý Sơn - Quảng Ngãi, Chè vằng - Quảng Trị, Bánh In
- Sóc Trăng, Bánh Pía - Sóc Trăng, Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng -Tây Ninh, Bánh cáy - Thái Bình, Chè -
Thái Nguyên, Chè lam Phủ Quảng - Thanh Hóa, Mè Xửng - Huế, Tơm chua - Huế, Chè San tuyết Suối Giàng -
Yên Bái.