Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc dân gian Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.28 KB, 6 trang )

Tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc dân
gian Việt Nam
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử đẹp chống ngoại xâm
và cũng chính những bàn tay đánh giặc, cày cuốc đó lại khéo léo tạo nên những sản phẩm
giàu tính thẩm mỹ rất đặc trưng của dân tộc. Nói tới nghệ thuật tạo hình dân gian, người
ta thường nghĩ ngay đến chạm khắc, trang trí trên sập gụ, tủ chè hình chùm nho, con sóc,
bộ ghế chạm con rối, chữ Phúc-Lộc-Thọ
Bên cạnh đó, nền nghệ thuật chạm khắc dân gian đồ sộ ở người Việt còn được lưu
giữ trên các ngôi đình, chùa, đền nằm rải rác ở mỗi làng quê vây quanh bởi luỹ tre xanh
thầm lặng, mà cho đến ngày nay chúng vẫn là những gì tinh tuý nhất góp phần tạo nên
bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nghệ thuật chạm khắc dân gian của người Việt rất đa dạng, độc đáo và luôn song
hành với chạm khắc chính thống (hay chạm khắc bác học), tức nghệ thuật chạm khắc
phục vụ cho cung đình, cho tầng lớp quý tộc. Nghệ thuật chạm khắc dân gian và nghệ
thuật chạm khắc chính thống không có sự phân định rõ rệt, có chăng chỉ ở những chi tiết
rất nhỏ như hình tượng con rồng gắn với vua chúa thì có 5 móng biểu hiện quyền hành
của vua với 5 phương, còn con rồng trong dân gian gắn với vũ trụ, với những ước vọng
của người dân nên chỉ có từ 4 móng trở xuống Hệ tư tưởng phong kiến thống trị có ảnh
hưởng rất lớn đến nghệ thuật chạm khắc, nhưng khi ảnh hưởng của nó đã suy giảm thì
nghệ thuật dân gian lại nở rộ. Khác với các loại hình nghệ thuật khác như dân ca, tục ngữ
ca dao được thể hiện bằng lời nói, chạm khắc dân gian không thể hiện qua lời nói mà
được thể hiện ở những hình chạm hoa văn về những biểu hiện của tự nhiên, của cuộc
sống và những sinh hoạt thường ngày của người dân được thể hiện một cách rõ nét.
Ta có thể nhận thấy nghệ thuật chạm khắc dân gian có một lịch sử phát triển khá phong
phú với những hình tượng độc đáo về thiên nhiên, về con người Việt Nam từng thời kỳ
dưới dạng thần linh hay con người thế tục. Từ thời sơ sử đến thời Lý-Trần, Mạc,
Nguyễn mỗi thời kỳ họa tiết chạm khắc lại mang một phong cách đặc trưng riêng. Thời
kỳ này người ta không đặt ra quan niệm rành mạch thế nào là nghệ thuật dân gian. Vào
thời tiền sử, các hoa văn được trang

trí trên đồ gốm rất đơn giản dưới dạng hoa văn dập, hoa văn dấu nan đan, hoa văn khắc


vạch hình đường thẳng, hình sóng, hoa văn ấn nép vỏ sò Các hoa văn này biểu tượng
cho sức mạnh, quyền lực và thể hiện những khao khát ước mơ của người dân thời ấy.
Đến thời Đông Sơn, người Việt cổ tập trung vào trang trí hoa văn trên đồ đồng mà tiêu
biểu là trên trống đồng. Với những họa tiết hoa văn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều
so với thời tiền sử. Hoa văn trong thời kỳ này được chia thành hoa văn hiện thực và hoa
văn hình học. Hoa văn hiện thực có thể kể đến như hoa văn tả người, động vật hay thực
vật là mảng hoa văn chủ đề mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ, tâm tư,
ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Còn hoa văn hình học chỉ mang
tính chất trang trí, làm nền cho hoa văn hiện thực. Nhưng chính nhờ đó mà khối hoa văn
hiện thực trở nên nổi nét hơn, đặc sắc hơn.


Cùng với thời gian, nhiều biểu tượng hoa văn đã mất đi, nhưng cũng nhiều biểu tượng
vẫn còn được lưu lại trong nền mỹ thuật tạo hình thời đại sau. Sang đến thời Lý-Trần từ
thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 là thời kỳ
Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa thịnh hành, nên nghệ thuật chạm khắc dân gian
đa phần là những đề tài phục vụ cho tôn giáo và thờ thần nông nghiệp như: rồng chầu lá
đề, một biểu tượng của nhà Phật, tiên nữ dâng hương, hoa cúc, hoa sen tượng trưng cho ý
nghĩa nhân quả của Phật-Pháp ở thời kỳ này, những họa tiết hoa văn xuất hiện trên rất
nhiều chất liệu như gốm, đá, gỗ nhưng tiêu biểu cho thời kỳ này là tác phẩm chạm khắc
trên bệ đá hoa sen hình hộp thời Trần ở chùa Thầy, chùa Bá Khê, chùa Dương Liễu. Bệ
đá cao khoảng 1 mét, chiều ngang 2,5 mét, rộng 1,5 mét, được chia 5 phần và chạm khắc
theo những đề tài khác nhau như: rồng chầu lá đề, hoa sen, chim thần, con dê, hoa cúc,
cây cỏ, hình sóng nước người nghệ sỹ xưa đã biết tìm tòi, sáng tạo, những đường nét
tuy đơn giản nhưng sống động, hấp dẫn. Họ đã gửi gắm vào trong đó bao tâm huyết, ước
nguyện từ cuộc sống hàng ngày, về cách sống và đạo lý làm người. Mỹ thuật thời Lý -
Trần có mối quan hệ chặt chẽ với dân tộc, gần gũi với dân gian, đường nét dứt khoát,
hình khối mạnh chắc thể hiện phong cách chạm khắc độc đáo, riêng biệt mà không thể
nhầm lẫn với bất kỳ phong cách chạm khắc của thời kỳ nào. Nhà Mạc thay nhà Lê, chấm
dứt thời hoàng kim của ý thức hệ Nho giáo. Con người được tự do hơn, mọi xu hướng mỹ

thuật dân gian trước kia được phát triển mạnh mẽ. Những nét kế thừa mỹ thuật thời Trần
còn in đậm trên các trang trí kiến trúc chùa Cói, đình Tây Đằng với những hình rồng,
hoa lá, hình sóng, hình bông hoa sen được chạm điêu luyện, và điều đáng chú ý là những
vân ốc lớn như đứng trung tâm cả mảng trang trí. Vào thời kỳ này, trên kiến trúc đình
làng, chùa làng xuất hiện nhiều chạm khắc dân gian rất đặc sắc. Tiêu biểu cho trang trí
trên kiến trúc là đình Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây. Nét độc đáo ở đình Tây
Đằng là những bức chạm khắc trong các cấu kiện kiến trúc với những đề tài về thiên
nhiên, hoa cỏ và đặc biệt là mảng đề tài thiên về hoạt động của con người ở làng xã Việt
Nam thế kỷ 16 như: cảnh thầy đồ dạy học, mẹ gánh con, lễ hội, bơi thuyền, uống rượu
tất cả đều tự nhiên, mộc mạc bộc lộ cá tính của tác giả và mang đậm tính chất dân tộc.

Vào thế kỷ 16, nghề buôn bán trên biển tương đối phát triển và tượng Phật Quan âm
Nam Hải như một yêu cầu của nghề sông nước để cầu cho các thương thuyền ở phương
Nam được thuận buồm xuôi gió. Tượng phật Quan âm Nam Hải ngồi trên đài sen được
chạm khắc tinh xảo, sống động. Đài sen gồm 4 tầng cánh sen xếp kên nhau, các cánh sen
đều múp phồng và được trang trí hoa văn. Dưới nữa là thân bệ gồm 3 tầng với những hoa
văn chạm nổi hình rồng, hình hổ phù và hình hoa lá, sóng nước với những nét chạm
phóng khoáng, tự do mang cá tính, phong cách cá nhân chìm lẫn trong các hình tượng
thần Phật và được duy dưỡng bởi cộng đồng làng xã Việt Nam. Có thể nói mỹ thuật dân
gian thế kỷ VII đã trỗi dậy mạnh, nhưng cho đến khoảng cuối thế kỷ 17 mới phát triển,
thời kỳ này đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng đã tan về làng xã và đây là giai đoạn điêu khắc
tượng tròn phát triển khá mạnh mẽ. Vào thế kỷ 17, 18 chạm khắc dân gian phát triển khá
mạnh và phổ biến với những chất liệu như gỗ, đá, đồng Một loại hoa văn hầu như
không thể thiếu vắng trên các bia đá thời kỳ này là hình hoa dây kiểu tay mướp leo.
Ngoài ra còn có những hình hoa lá, cây cỏ, chim muông tạo nên không khí sinh động
và vui nhộn. Bên cạnh chạm khắc trên đá, chạm khắc trên gỗ có phần đa dạng hơn. Hình
trang trí trong thời kỳ này rất vui nhộn với nhiều loại thú như hổ, voi, ngựa, rồng chơi
tung tăng, đùa nghịch. Những hình tượng rồng, phượng, hoa lá, đặc biệt là chim thú, con
người được thẩm mỹ dân gian chấp nhận để trở thành mẫu mực trang trí.


Với sự phát triển mạnh mẽ thẩm mỹ dân gian, những hình chạm thế kỷ 17, 18 đã đạt
đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Khi mà phép vua không hạn chế được lệ
làng, giai cấp thống trị cũng cảm thấy bấp bênh và tìm đến Phật giáo, Đạo giáo. Điều đó
đã tạo điều kiện cho mỹ thuật phát triển trên nhiều dạng di tích khác nhau như đình, chùa,
đền, miếu Vào thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, song hành giữa chạm khắc dân gian là chạm
khắc chính thống. Thời kỳ này, chạm khắc trang trí trên kiến trúc đình làng, chùa làng
dường như chững lại ở những hoa văn hình rồng, ngựa, rùa, hoa sen, hoa cúc Khác với
trang trí trên kiến trúc, ở thời Nguyễn, các phù điêu độc lập và đồ ứng dụng được phát
triển rộng rãi. Như phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân tại đình Bình Đà, Thanh Oai, Hà
Tây, với nội dung ca ngợi và ghi nhớ công đức của Người. Hay bức phù điêu Thập điện
Diêm Vương tại chùa Huyền Kỳ, Thanh oai, Hà Tây, mang ý nghĩa dăn dạy người đời
phải sống nhân hậu hơn và cư xử với nhau tốt hơn. Cũng trong thời Nguyễn, chạm khắc
trên các đồ ứng dụng bày biện trong đình, chùa, đền như hương án, bát bửu, hoành phi
câu đối, kiệu, ngai phát tiển rất mạnh. Họa tiết hoa văn trang trí trên các đồ ứng dụng
chủ yếu là hình hoa lá, cây cỏ và đặc biệt trang trí với hình tượng con vật được các nghệ
nhân thực sự quan tâm. Nếu họa tiết hoa lá, cây cỏ chỉ bao gồm hình sóng nước, hình hoa
sen, hoa cúc thì hình tượng các con vật lại rất đa dạng như: con rồng, nghê, phượng, voi
Mỗi hình tượng, đường nét chạm khắc được thể hiện tinh xảo, sâu sắc mang đậm phong
cách dân gian đặc trưng của thời kỳ nhà Nguyễn.

Hoa văn cây cỏ là đề tài xuyên suốt trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Sự hỗ
trợ của cây cỏ đã làm cho ngôi đền, ngôi chùa, ngôi đình cổ trở nên ấm áp hơn, linh
thiêng hơn. Cây cỏ trong tạo hình của thời nào cũng vậy, nó phản ánh đúng tư tưởng, tình
cảm của người đương thời, phản ánh những mơ ước cháy bỏng về một cuộc sống yên
bình, no đủ.

Những con vật trong chạm khắc dân gian chủ yếu là linh vật, còn được gọi là những
con vật trong vũ trụ như rồng, phượng, lân, nghê Người đời đã gán cho chúng những
khả năng siêu phàm có thể chi phối đến cuộc sống nhân thế ở những mức độ khác nhau.
Linh vật không mang hình tượng nhân cách nhưng lại hội tụ những chức năng cụ thể

nhằm tất cả vì con người, vì mối quan hệ nhân sinh, vũ trụ. Nối tiếp hình tượng con
người
từ thời kỳ đồ đồng, các thời kỳ tiếp theo đề tài này luôn được người Việt quan tâm để có
một vị trí xứng đáng.

Trong trang trí, tính chất dân dã thể hiện qua đề tài con người là sâu đậm nhất. Hầu
như trong bất kể hình thức nào tính chất đó cũng được bộc lộ rõ ràng. Và khi đi vào cuộc
sống thường nhật như: cảnh đánh cờ, chèo thuyền, đấu vật, ôm gà tất cả đều nói lên một
giá trị điêu khắc rõ rệt với các khối được diễn tả căng no đủ trong một hình thức đơn
giản,khái quát cao, thể hiện tinh thần vui chơi, hồn hậu của truyền thống dân tộc.

×