Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.69 KB, 38 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trước những biến động bất thường về giá cổ phiếu, nhiều ý kiến cho
rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có các tổ chức đầu tư chuyên
nghiệp đứng ra làm định hướng trong hoạt động đầu tư. Một trong các nhà
đầu tư có tổ chức mang tính chun nghiệp cao đó là Quỹ đầu tư chứng
khốn. Quỹ đầu tư chứng khoán tham gia thị trường với hai tư cách: tư cách
là tổ chức phát hành, phát hành ra các chứng chỉ quỹ đầu tư để thu hút vốn
và tư cách là tổ chức đầu tư dùng tiền thu hút được để đầu tư chứng khoán.
Trên thế giới hiện nay có khoảng hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt
động cung cấp cho các nhà đầu tư. Nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trường
chứng khốn của các quỹ ngày càng tăng so với nhà đầu tư cá nhân. Quỹ
đầu
tư chứng khoán đã thực sự trở thành một định chế tài chính trung gian ưu
việt trên thị trường chứng khoán, làm cho thị trường phát triển, nhất là trong
giai đoạn đầu hình thành vì sự có mặt của nó sẽ tạo cho cơng chúng thói
quen đầu tư.
Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng
tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập các Quỹ đầu
tư chứng khoán là rất cần thiết. Xuất phát từ các lợi ích mà Quỹ đầu tư
chứng khốn mang lại cho các nhà đầu tư công chúng, việc nghiên cứu để có
những chính sách, biện pháp thúc đẩy loại hình Quỹ đầu tư chứng khốn ở
Việt Nam sẽ góp phần thiết thực tìm ra các giải pháp trên. Sự phát triển của
loại hình Quỹ đầu tư chứng khốn sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán trong tương lai để thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy
được vai trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu
tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.


Quỹ đầu tư chứng khốn là một khái niệm hồn tồn mới mẻ đối với người
dân Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu và đề ra những biện pháp
thúc đẩy sự ra đời của Quỹ đầu tư để có thể vận dụng vào thực tiễn là rất cần


thiết.
B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư
Khi bắt đầu tham gia đầu tư trên thị trường chứng khốn, một trong
những khó khăn lớn nhất mà người đầu tư phải vượt qua đó là việc lựa chọn
chứng khốn để đầu tư. Việc này được sự trợ giúp bởi các nhà môi giới
(Broker) hoặc kinh doanh chứng khoán (Dealer). Tuy nhiên, dù được thông
tin và tư vấn đến đâu chăng nữa, nhà đầu tư vẫn được xem như là người
quyết định cuối cùng, và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng lệ thuộc
vào các điều kiện và phẩm chất cá nhân. Thị trường chứng khoán lại tập hợp
rất nhiều các sản phẩm đa ngành, thế nên cho dù người đầu tư có tập trung
vào một lĩnh vực nào thì cũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng
chuyển biến một cách ngọn ngành được. Chính vì vậy, nhiều người đầu tư
đã lựa chọn cho mình một phương tiện để thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị
trường chứng khốn đó là Quỹ đầu tư.
Quỹ đầu tư chứng khốn là một định chế tài chính trung gian có nhiệm
vụ tập trung những nguồn vốn nhỏ lẻ của nhiều người trong xã hội thành
những nguồn vốn lớn nhằm đầu tư dài hạn vào các dự án có nhu cầu vốn lớn
trong nền kinh tế hoặc đầu tư đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Một nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa quỹ với các tổ chức khác
tham gia vào thị trường chứng khoán là: quỹ vừa là một tổ chức phát hành
chứng khoán lại vừa là một tổ chức kinh doanh chứng khoán. Qua việc phát


hành cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư, quỹ thu được một khối lượng tiền
khá lớn, sau đó chúng sẽ được quỹ sử dụng đầu tư vào các loại chứng khoán.
Lợi nhuận thu được từ việc đầu tư sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư mua
cổ phần của quỹ. Nói chung, quỹ chủ yếu thu lợi từ hoạt động đầu tư chứ
không nhằm thu lãi hàng tháng. Các Quỹ đầu tư thường ít tham gia điều

hành hoạt động của các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư từ quỹ.
Các bên tham gia hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khốn là cơng ty
quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư. Công ty quản lý quỹ là
một tổ chức đầu tư chun nghiệp, có trình độ chun mơn cao về đầu tư
chứng khốn, thực hiện việc quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán. Ngân hàng
giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của Quỹ đầu tư chứng
khốn và giám sát cơng ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người
đầu tư. Người đầu tư góp vốn vào Quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu
tư của quỹ.

.

Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thơng
qua quỹ đầu tư chứng khốn bởi 05 yếu tố:
 Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư.
 Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận. Có lợi thế
trong việc tiếp cận các dự án đầu tư và hưởng ưu đãi về chi phí giao
dịch.
 Được quản lý chuyên nghiệp: cán bộ có trình độ chun mơn, khả
năng phân tích và chuyên sâu vào các lĩnh vực đầu tư.
 Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
 Tính năng động của quỹ đầu tư.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng
danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở
hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.


1.2 Phân loại các quỹ đầu tư
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo
các tiêu chí phân loại khác nhau.

1.2.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
a, Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra cơng chúng.
Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư
riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu
tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với
hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
b, Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một
nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các
định chế tài chính hoặc các tập đồn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản
của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư
nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc
kiểm soát đầu tư của quỹ.
1.2.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:
a, Quỹ đóng
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi
tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ
phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính
thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng
quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các
nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu
tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố
định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ


đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty
VFM huy động vốn và quản lý.
b, Quỹ mở
Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày

giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng
chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần
vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán
chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng
chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khốn. Do việc địi hỏi
tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có
nền kinh tế và thị trường chứng khốn phát triển như Châu Âu, Mỹ,
Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam.
1.2.3
a,

Căn
Quỹ

cứ

vào



đầu

cấu




hoạt
dạng


động

của

cơng

Quỹ
ty

Trong mơ hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một cơng ty
được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành
cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có
nhiệm vụ chính là quản lý tồn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản
lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền
thay đổi cơng ty quản lý quỹ. Trong mơ hình này, cơng ty quản lý quỹ hoạt
động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu
tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh
khác. Mơ hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của
UBCKNN, quỹ đầu tư khơng có tư cách pháp nhân.
b, Quỹ đầu tư dạng hợp đồng

.


Đây là mơ hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mơ hình quỹ đầu tư
dạng cơng ty, mơ hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty
quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện
việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó,
ngân hàng giám sát có vai trị bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ
giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp

đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong
việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu
tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng khơng phải là cổ
đơng như mơ hình quỹ đầu tư dạng cơng ty) và ủy thác việc đầu tư cho công
ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng
góp của họ.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày
28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khốn, thì cơng ty quản lý
quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng
khốn có thể ở dạng quỹ cơng chúng hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng.
1.3 Vai trị của quỹ đầu tư chứng khoán.
 Đối với nền kinh tế
- Quỹ đầu tư đóng vai trị là các chun gia tư vấn về quản lý tiếp thị
thông tin về tài chính vừa là những người đánh giá hiệu quả dự án đầu tư,
giúp cho nhà đầu tư đánh giá được tính khả thi của dự án đầu tư.
- Doanh nghiệp có khả năng thu hút được vốn với chi phí thấp hơn, góp
phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển.
Cung cấp các kỹ năng phát triển thị trường trong nước.
 Đối với các nhà đầu tư: Giúp các nhà đầu tư riêng lẻ đạt được mục tiêu

tối đa hố lợi ích


- Tính thanh khoản: Các nhà đầu tư vào quỹ đầu tư có thể bán chứng
chỉ quỹ đầu tư hoặc cổ phiếu đang nắm giữ vào bất kỳ lúc nào cho chính
Quỹ đầu tư (trong trường hợp quỹ mở) hoặc trên thị trường thứ cấp ( trong
trường hợp quỹ đóng) để thu hồi vốn. Chứng khoán của quỹ đầu tư là một
trong những tài sản có tính lỏng cao trên thị trường (giá bán thay đổi phụ
thuộc vào thay đổi của tổng giá trị tài sản danh mục của quỹ đầu tư phát
hành ra cổ phiếu).

- Đa dạng hoá đầu tư: Bằng việc sử dụng tiền thu được từ những nhà
đầu tư để đầu tư phân tán vào các danh mục các chứng khoán, các quỹ đầu
tư và làm tăng cơ hội thu nhập cho các khoản đầu tư.
- Dễ tiếp cận và lựa chọn: Do loại hình Quỹ đầu tư là loại hình cho
các nhà đầu tư cá nhân nên một khi hình thành các quỹ đầu tư ln tạo
những điều kiện thuận lợi cho công chúng dế tiếp cận và giao dịch ( thông
tin được cung cấp qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo kinh tế,
internet…).Tuỳ theo mục đích và sở thích, họ có thể đầu tư vào danh mục cổ
phiếu, trái phiếu, danh mục các công cụ của thị trường tiền tệ với hang chục
loại quỹ khác nhau.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Nếu các nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu
tư thì chi phí giao dịch và nghiên cứu trên một đồng vốn giảm đi rất nhiều
do khả năng tiếp cận với các dự án dễ dàng hơn và do quỹ đầu tư được coi là
các nhà đầu tư lớn nên có khả năng nhận được những ưu đãi vế chi phí giao
dịch.
- Tăng cường tính chuyên nghiệp cho việc đầu tư: Các cơng ty quản lý
quỹ có các nhà quản lý ra quyết định đầu tư dựa các nghiên cứu hoạt động
của từng công ty mà họ quan tâm và đối với từng loại chứng khoán cụ thể
trong những điều kiện nhất định.


- Cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội đầu tư vào thị trường vốn quốc
tế: Quỹ đầu tư giúp các nhà đầu tư trong nước đầu tư vốn đầu tư vốn ra nước
ngoài nhằm thu được lợi nhuận với chi phí hợp lý và rủi ro thấp.
 Đối với thị trường chứng khốn
- Dưới góc độ là tổ chức phát hành, quỹ đầu tư phát hành các chứng
chỉ quỹ để thu hút vốn. Quỹ đầu tư có vai trị quan trọng trong q trình phát
triển của thị trường sơ cấp.
- Dưới góc độ là nhà đầu tư, quỹ đầu tư phải dành phần lớn giá trị tài
sản để đầu tư vào thị trường chứng khoán theo danh mục đã lựa chọn. Quỹ

đầu tư sẽ có tác dụng tăng cung kích cầu chứng khốn thơng qua phương
thức đầu tư chun nghiệp và khoa học, tạo cho cơng chúng thói quen đầu
tư. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những nước có thị
trường chứng khốn cịn non trẻ như Việt Nam.
1.4 Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn
a)Cơng ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ đầu tư thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán.
- Điều kiện thành lập cơng ty quản lý quỹ:
quan cấp phép: UBCKNN
Loại hình cơng ty: có thể là cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần, công ty
liên doanh
Nghiệp vụ kinh doanh: quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và danh mục
quỹ đầu tư chứng khốn. Ngồi ra cịn có quản lý các quỹ đầu tư nước ngồi
có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam.
Điều kiện vốn pháp định: Tối thiểu là 25 triệu đồng. Bộ tài chính quy
định cụ thể mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ dựa trên quy mô vốn
được ủy thác quản lý.


Điều kiện về nhân sự: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân
viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề chứng
khốn.
b) Ngân hàng giám sát
Là ngân hàng được công ty quản lý quỹ lựa chọn và Đại hội các nhà
đầu tư chấp thuận, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và đảm bảo hoạt động
quản lý quỹ phù hợp với những quy định của luật pháp hiện hành và điều lệ
quỹ.
Chức năng của ngân hàng giám sát là:
- Bảo vệ tài sản của quỹ

- Lưu ký tài sản của quỹ
- Cách ly tài sản của quỹ với những tài sản khác của ngân hàng
- Giám sát để đảm bảo công ty quản lý quỹ quản lý tài sản của quỹ
tuân theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán
- Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng
khoán liên quan đến hoạt động của quỹ theo yêu cầu hợp pháp của công ty
quản lý quỹ.
- Tính tốn giá trị tài sản rịng của quỹ (NAV) và công bố ra công
chúng.
- Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công
ty quản lý quỹ.
- Báo cáo UBCKNN khi phát hiện công ty quản lý quỹ vi phạm pháp
luật hoặc điều lệ quỹ đầu tư chứng khốn.
- Định kỳ cùng cơng ty quản lý quỹ đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài
chính và hoạt động giáo dịch của quỹ
- Làm đại lý chuyển nhượng cho quỹ
- Quản lý thông tin nhà đầu tư của quỹ


c) Cơng ty kiểm tốn
Thực hiện kiểm tốn hoạt động định kỳ của quỹ đầu tư. Cơng ty kiểm
tốn được bộ tài chính cho phép kiểm tốn cơng ty niêm yết.
d) Công ty luật
Tư vấn cho công ty những vấn đề liên quan đến pháp lý
1.5 Nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán
1.5.1 Nguyên tắc huy động vốn
Việc huy động vốn của Quỹ đầu tư thông qua phát hành chứng khoán.
Tuy nhiên các quỹ chỉ được phát hành một số loại chứng khoán nhất định để
tạo thuận lợi cho việc quản lý của quỹ cũng như hoạt động đầu tư của những
người đầu tư. Tài sản của Quỹ đầu tư chủ yếu để đầu tư vào chứng khốn

chứ khơng phải trực tiếp đem vào đầu tư mở rộng sản xuất. Quỹ không thể
phát hành trái phiếu tức đi vay để đầu tư vào chứng khốn vì như thế sẽ tạo
nên mơi trường chứng khốn ảo. Do vậy, nguyên tắc chung là quỹ chỉ phát
hành cổ phiếu (mô hình cơng ty) và chứng chỉ hưởng lợi (quỹ dạng tín thác).
Ngồi ra, quỹ khơng được phép phát hành trái phiếu hay đi vay vốn để đầu
tư. Quỹ chỉ được phép vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí tạm thời
khi quỹ chưa có khả năng thu hồi vốn.
1.5.2 Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ
Tài sản của quỹ phải được kiểm soát bởi một tổ chức bảo quản tài sản.
Tổ chức này chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đối với tài sản của các nhà
đầu tư. Chức năng giám sát tuỳ từng mơ hình quỹ mà pháp luật các nước
giao cho một tổ chức tín thác hay hội đồng quản trị. Theo quy định của Mỹ
thì tài sản của quỹ có thể được bảo quản bởi một ngân hàng, một nhà kinh
doanh mơi giới chứng khốn được đăng ký hay do chính quỹ đó quản lý.
Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay thì các tổ chức bảo quản tài sản thông
thường là ngân hàng. Nguyên tắc chung của hầu hết các nước là tổ chức bảo


quản tài sản trong q trình giám sát khơng có quyền quyết định hoàn toàn
mà phải cùng bàn bạc, biểu quyết với các chủ thể khác như công ty quản lý
quỹ… Riêng đối với hội đồng quản trị thì các tổ chức này có quyền tự quyết
định nếu như nó không liên quan tới chuyên môn của hội đồng quản trị. Để
đảm bảo an toàn cho tài sản của quỹ cũng như sự ổn định của thị trường
chứng khoán, một số nước nghiêm cấm Quỹ đầu tư bán khống chứng khoán.
1.5.3 Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ
Khi các nhà đầu tư đầu tư hoặc rút vốn của họ từ một quỹ, việc xác
định giá phải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các nhà đầu tư hiện tại với
các nhà đầu tư mua hoặc bán chứng chỉ. Điều này được thể hiện trong cách
thức xác định giá trị tài sản của quỹ khi mua bán chứng chỉ. Đối với Quỹ mở
do chủ yếu đầu tư vào chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng

khoán nên giá trị tài sản được xác định theo giá trị của chứng khốn đó tại
thời điểm đó trên thị trường. Sau khi xác định xong giá trị tài sản của quỹ sẽ
được chia cho số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang lưu hành để xác định giá
trị cho mỗi chứng chỉ. Giá bán và giá mua lại sẽ bằng giá trị của mỗi chứng
chỉ cộng thêm một số chi phí cho việc mua bán đó.
Giá thị trường = NAV + chi phí giao dịch
Trong đó NAV : Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value).
Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ bằng tổng giá trị các tài sản có và các
khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ nợ tại thời điểm tính tốn.
Giá trị tài sàn rịng trên một cổ phần của quỹ được tính bằng
NAV

Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả
=

Số cổ phần hiện có


Đối với Quỹ đóng thì giá cổ phần của quỹ sẽ phụ thuộc vào quan hệ
cung cầu trên thị trường chứng khốn, nó lấy NAV làm cơ sở nhưng khơng
gắn liền với giá trị NAV.
Khi một Quỹ đóng bán cổ phiếu với giá thấp hơn NAV thì được gọi là
bán chiết khấu (Discount) và ngược lại nếu giá bán cổ phiếu lớn hơn NAV
thì được gọi là bán có thu phí (Premium).
Thơng thường tại thị trường chứng khốn các nước phát triển rất ít
Quỹ đầu tư được giao dịch có mức Premium, mà phần lớn ở mức Discount
từ 15% đến 20%. Chỉ số này không ổn định mà biến động theo các điều kiện
của thị trường. Thường những quỹ được giao dịch có chỉ số ở mức Discount
đều có thể đạt được mức Premium cao trong tương lai và ngược lại.
1.5.4 Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư

Việc cung cấp thơng tin vừa có ý nghĩa là tạo cơ hội cho quỹ thu hút
vốn đầu tư vừa để góp phần bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Do được cung
cấp thông tin mà người đầu tư đánh giá đúng về thực trạng của các khoản
đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ để có thể quyết
định đầu tư đúng đắn. Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ các quy định
của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo sự thống nhất dễ hiểu cho các nhà
đầu tư. Các nước thường quy định Quỹ đầu tư khi gọi vốn từ công chúng
phải làm Bản cáo bạch (Prospectus) để cơng bố tồn bộ thông tin về công ty
quản lý, tổ chức bảo quản giám sát về chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ…
1.5.5 Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ
Hầu hết các nước đều ngăn cấm các giao dịch giữa các chủ thể có liên
quan với quỹ. Giao dịch giữa các chủ thể có liên quan là các giao dịch liên
quan tới tài sản của quỹ giữa một bên là Quỹ đầu tư và một bên là chủ thể
khác như công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản giám sát, người bảo lãnh
phát hành, nhà tư vấn… mà việc giao dịch này có khả năng ảnh hưởng đến


lợi ích của người đầu tư hiện tại của quỹ. Các trường hợp được coi là giao
dịch có liên quan như:
- Việc mua bán tài sản của quỹ với người có liên quan (nhân viên,
người quản lý, đối tác, người làm thuê, cổ đông…)
- Các khoản vay nợ của quỹ với chủ thể liên quan.
- Một người có liên quan hành động như một đại lý đối với tài sản của
quỹ trong việc mua bán chứng chỉ quỹ đầu tư.
- Người có liên quan cam kết với người thứ ba tham gia giao dịch với
quỹ.
Nói chung mỗi nước lại có quy định cụ thể riêng để ngăn chặn hiện
tượng này để đảm bảo hoạt động của quỹ được lành mạnh, cơng bằng bảo vệ
lợi ích của tất cả những người đầu tư.
1.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư

1.6.1 Giá trị tài sản thuần của quỹ - Net Asset Value – NAV là hiệu số
giữa tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư của quỹ với giá trị các khoản nợ
phải trả cả quỹ. Nó bao gồm tiền mặt, các chứng khốn hoặc các tài sản khác
tương đương có giá trị với tiền mặt, các chứng khốn do quỹ nắm giữ được
tính theo giá thị trường.
1.6.2 Lợi suất:
Lợi suất được tính bằng lợi nhuận phân chia mỗi cổ phần chia cho giá
trên mỗi cổ phần. Một quỹ trái phiếu dài hạn có NAV 10 USD, trả lợi nhuận
phân chia là 58 cent, vậy một cổ phiếu có lợi suất là 5,8%. Chúng ta có thể
so sánh lợi suất của một Quỹ tương hỗ với lợi suất hiện hành của các loại
đầu tư khác để quyết định loại đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
1.6.3 Tổng lợi nhuận:


Đối với Quỹ cổ phiếu, có ba bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận là:
cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng, phân phối các khoản thu nhập ròng
được thừa nhận và sự tăng hoặc giảm trong giá trị tài sản ròng. Tổng thu
nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của
một quỹ tốt hay khơng. Nó được tính bằng sự thay đổi trong NAV cộng với
lợi nhuận quỹ phân chia cho khoản đầu tư. Ngồi ra, người ta cịn sử dụng
lợi nhuận % tính bằng cách chia giá trị tổng thu nhập cho các chi phí đầu tư
ban đầu. Ví dụ, một khoản đầu tư 10.000 USD có tổng thu nhập một năm là
1.500 USD (tăng 1.000 USD về giá trị cộng với 500 USD lợi nhuận đầu tư)
thì sẽ có tỷ lệ lợi nhuận phần trăm là 15%.
Thước đo chính xác nhất kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại
của một Quỹ đầu tư là tổng lợi nhuận thu về của quỹ đó, hay giá trị tăng lên
cộng với lợi nhuận phân chia đã tái đầu tư. Một trong số các yếu tố chủ chốt
ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu về của một quỹ là xu hướng phát triển của
một hoặc nhiều thị trường nơi quỹ sẽ đầu tư, kết quả của danh mục đầu tư
của quỹ cũng như mức phí và chi phí của quỹ đó.

1.6.4 Chi phí hoạt động của quỹ đầu tư
a, Các chi phí liên quan tới việc phát hành ra cơng chúng lần đầu của quỹ:
- Chi phí tiếp thị.
- Chi phí in ấn bản cáo bạch.
- Chi phí trả cho các đại lý bản cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư.
Thơng thường các chi phí trên ước trung bình khoảng 4 – 6 % tổng số
tiền huy động được từ nhà đầu tư. Chi phí chào bán lần đầu được khấu trừ từ
tổng giá trị của quỹ huy động được.
b. Chi phí liên quan tới hoạt động
Có ba loại chí phí cơ bản lien quan tới hoạt động của các quỹ sau khi
thành lập và tiến hành hoạt động đầu tư. Đó là các loại phí:


- Phí tư vấn đầu tư
- Phí lưu giữ và bảo quản tài sản của quỹ.
- Lãi suất trong trường hợp quỹ phải vay ngắn hạn, thuế (nếu có)
- Phí phải trả cho các tổ chức định giá các khoản đàu tư của quỹ.
Các chi phí trả cho các nhà mơ giới chứng khốn thường khơng được tính
vào chi phí hoạt động của quỹ mà được khấu trừ trực tiếp từ giá trị giao dịch
mua hoặc bán với người mô giới và được phản ánh bằng mức độ giảm trực
tiếp trong NAV của quỹ.
- Phí quản lý quỹ: đay là phí thơng dụng đối với tất cả danh mục đàu
tư được các cơng ty tư vấn thanh tốn cho các nhà phân tích chứng khốn và
các chức năng quản lý danh mục đầu tư mà họ thực hiện.
Tất cả các quỹ đầu tư đều tính và điều chỉnh phí quản lý hang năm
cộng thêm với phí bán để trả cho việc quản lý chuyên nghiệp quỹ đầu tư. Tỷ
lệ phí dao động từ 0,25 – 1 % và được điều chỉnh theo lượng vốn huy động
của quỹ. Phí quản lý chính là yếu tố khiến chiến các cơng ty quản lý quỹ
muốn tạo thêm nhiều quxy. Khi tăng lượng tài sản quản lý, chi phí tăng
nhưng phí quản lý khơng thể tăng lên tương ứng.

- Các chi phí quản lý hành chính khác như:
+ Phí lập các báo cáo cho các cổ đơng/ người hưởng lợi.
+ Phí duy trì quản lý tài khoản của người đầu tư.
+ Phí kiểm tốn.
+ Phí trả cho những người điều hành quỹ.
+ Phí cho các dịch vụ pháp lý.
+ Các chi phí khác theo quy định của điều lệ quỹ
.....
1.6.5 Thu nhập của quỹ đầu tư


Thu nhập của quỹ đầu tư có được từ nhiều nguồn như: thu nhập từ lãi
suất, thu nhập cổ tức, lãi trái phiếu, các khoản lãi hoặc lỗ khi bán các khoản
đầu tư, giá trị thu được từ cổ phiếu/ chứng chỉ quxy đầu tư được phát hành,
lãi tiền gửi, các khoản thu nhập khác.
Việc phân phối thu nhập của Quỹ phải tuân thủ các quy định sau:
- Phần còn lại của thu nhập của quỹ sau khi trừ các chi phí của quỹ
được phân phối cho người đầu tư theo nguyên tắc chỉ người đầu tư được ghi
tên trong danh sách người đầu tư lập vào ngày đăng ký cuối cùng được
quyền nhận thu nhập phân phối
- Quy trình và thủ tục phân phối thu nhập cảu quỹ cho người đầu tư
được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, thanh toán
bù trừ và thanh toán chứng khoán.
1.6.6 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của quỹ đầu tư
Khi đánh giá hoạt động của một quỹ, người ta thường dựa vào một số
chỉ tiêu chính là tổng thu nhập mà quỹ mang lại cho các nhà đầu tư, tỷ lệ chi
phí, tỷ lệ doanh thu, chất lượng công việc kinh doanh của người điều hành
quỹ.
• Tổng thu nhập của quỹ:
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của

một quỹ, được cấu thành từ 3 khoản thu chính:
+ Phân phối thu nhập từ khoản thu nhập đầu tư ròng: Khoản thu nhập
đầu tư bao gồm cổ tức và lãi suất thu được từ danh mục đầu tư của quỹ khấu
trừ đi chi phí.
+ Các khoản thu nhập rịng được thừa nhận là lãi vốn: các khoản thu
nhập ròng được được thừa nhận là các khoản đầu tơ đã quyết tốn xong có
lãi (hoặc bị lỗ).


+ Sự tăng (giảm) ròng trong giá trị tài sản rịng vì phản ánh giá trị các
khoản đầu tư vào cổ phiếu mà quỹ đang nắm giữ. Ngồi ra nó cũng bao gồm
các khoản thu nhập ròng được thừa nhận hoặc thu nhập ròng từ các khoản
đầu tư chưa chia cho các nhà đầu tư.
Tổng thu nhập được xác định bằng công thức:
Phân phối thu nhập + Lãi vốn + giá trị chênh lệch của
TR =

NAV
NAV tại thời điểm đầu kỳ
Đối với quỹ đóng, cơng thức trên chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động của

người quản lý quỹ. Do quỹ đóng có NAV xa rời giá của cổ phiếu/ chứng chỉ
quỹ đầu tư, người đầu tư xác định tổng thu nhập của quỹ dựa trên các yếu tố
phân phối thu nhập, lãi vốn và chênh lệch thị giá của cổ phiếu/ chứng chỉ
quỹ (thay vì cơng thức trên).
Cơng thức tính tổng thu nhập quỹ đóng dựa trên thị giá cổ phiếu/
chứng chỉ quỹ đầu tư:

TR =
• Tỷ lệ chi phí


Phân phối thu nhập + Lãi vốn + chênh lệch giá
Giá ban đầu

Tỷ lệ chi phí là một chỉ tiêu để đánh giá việc kiểm sốt các chi phí
liên quan đến hoạt động của một quỹ.
Tỷ lệ được xác định bằng chi phí hoạt động trong năm (các loại chi
phí cho hoạt động đầu tư, chi phí quản lý, chi phí hành chính) chia cho giá
trị tài sản rịng trung bình của quỹ. Phí mơi giới từ các giao dịch của quỹ
khơng tính trong tỷ lệ chi phí này. Tùy theo danh mục đầu tư, tỷ lệ chi phí có
thể dao động từ 0,5 % đến 5% . Nói chung, tỷ lệ chi phí này thấp hơn 1%
đều được coi là thấp.
• Tỷ lệ thu nhập đầu tư


Tỷ lệ thu nhập được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho
giá trị tài sản ròng trung bình. Tỷ lệ này tương tự như lợi suất cổ tức khi
đánh giá hiệu quả đầu tư của cổ phiếu thơng thường.
• Tỷ lệ doanh thu
Tỷ lệ này thể hiện tổng giá trị giao dịch (mua và bán) do công ty quản
lý quỹ tiến hành đối với quỹ, được xác định bằng số lượng tài sản được bán
hoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm.
• Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ
Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ phản ánh qua:
+ Điều khiển rủi ro của danh mục đầu tư.
+ Kiểm sốt chi phí giao dịch.
+ Kinh nghiệm đầu tư và q trình hoạt động của cơng ty quản
lý quỹ.
+ Học vấn và kinh nghiệm đầu tư của người điều hành quỹ.
+ Thường là một nhóm người quản lý tốt hơn một hay hai cá

nhân quản lý quỹ.
II. THỰC TRẠNG CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT
NAM
2.1 Quy chế hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.

Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khốn và các văn bản hướng dẫn
có liên quan về hướng dẫn thực hiện luật chứng khốn có quy định:
Việc chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng dạng đóng bao gồm chào bán
chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn.
Việc chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ phải được Công ty quản lý quỹ
đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tổng mức vốn huy động dự
kiến cho Quỹ phải được quy định rõ trong Điều lệ Quỹ và Bản Cáo bạch.


Việc phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho các lần tiếp theo được
thực hiện cho các nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền
mua chứng chỉ quỹ. Quyền mua chứng chỉ quỹ được phép chuyển nhượng.
Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không thực hiện quyền mua chứng chỉ quỹ,
phần chứng chỉ quỹ còn dư có thể được chào bán cho các nhà đầu tư khác
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng:
- Giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán ít nhất 50 (năm mươi) tỷ
đồng Việt Nam.
- Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt
chào bán chứng chỉ quỹ.
- Có quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ, quy trình kiểm sốt nội bộ, quy
trình quản lý rủi ro phù hợp.
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ cho các lần tiếp theo:
- Điều lệ Quỹ có quy định về việc tăng vốn của Quỹ.
- Lợi nhuận của Quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải

là số dương.
-

Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt

động chứng khốn và thị trường chứng khốn trong thời hạn hai năm, tính
đến thời điểm tăng vốn;
-

Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ và phương án đầu tư số

vốn thu được phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
Căn cứ vào mục tiêu, cơ cấu danh mục và tài sản đầu tư, Công ty quản
lý quỹ phải xác lập cụ thể loại hình Quỹ theo tính chất, mục tiêu và cơ cấu
đầu tư. Tên của Quỹ phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số
và ký hiệu, phải phát âm được, phải thể hiện rõ bản chất của loại hình quỹ.
- Một số quy định về hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư.(Quỹ đóng)


Cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ được Công ty quản lý quỹ thiết lập
trên cơ sở các điều khoản đã quy định rõ tại Điều lệ Quỹ và Bản Cáo bạch
để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro.
Quỹ đóng được phép đầu tư vào các loại tài sản tài chính sau:
- Cổ phiếu của cơng ty đại chúng.
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái
phiếu cơng ty.
- Cơng cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gửi tại tổ chức tín
dụng; tín phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày
phát hành không quá một (01) năm.
- Các loại tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật và được

Đại hội Nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản.
- Vốn và tài sản của Quỹ đóng khi đầu tư phải tuân thủ các quy định
sau:
Không đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính Quỹ đó hoặc vào chứng
chỉ, vốn góp của Quỹ đầu tư chứng khốn khác.
Đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành tối đa không vượt
quá mười lăm phần trăm (15%) tổng giá trị chứng khốn đang lưu hành của
tổ chức đó, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ.
Tối đa khơng đầu tư vượt q hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị
tài sản của Quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành,
ngoại trừ trái phiếu Chính phủ.
Tối đa khơng đầu tư vượt quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị
tài sản của Quỹ vào các công ty trong cùng một nhóm cơng ty có quan hệ sở
hữu với nhau.
Tối đa không đầu tư vượt quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài
sản của Quỹ vào bất động sản.


Không được sử dụng vốn và tài sản của Quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh
cho bất kỳ khoản vay nào.
Trong trường hợp được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản,
Quỹ đại chúng dạng đóng được đầu tư không quá mười phần trăm (10%)
tổng giá trị tài sản của Quỹ vào cổ phiếu các tổ chức phát hành riêng lẻ, hoặc
các tài sản tài chính khác theo quy định.
Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động
của Quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần
thiết cho Quỹ đại chúng. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của Quỹ đại
chúng không được quá năm phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của Quỹ đại
chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là ba mươi ngày.
2.2 Thực trạng hoạt động một số quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới được hình
thành và phát triển cách đây khơng lâu nên mơi trường đầu tư đang trong
giai đoạn hồn thiện đặc biệt là vần đề hành lang pháp lý cho nhà đầu tư. Do
vậy, quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hầu hết là các quỹ đóng: Quỹ đầu
tư chứng khoán Việt Nam – VFMVF1, Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam - VFMVF4, Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential - PRUBF1,
Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife - MAFPF1…
Quỹ đầu tư chứng khốn Việt Nam – VFMVF1 có vốn điều lệ là
1000,000,000,000đ được cấp giấy phép thành lập và phát hành chứng chỉ
quỹ đầu tư ra công chúng vào ngày 24 tháng 3 năm 2004 bới UBCKNN căn
cứ theo Nghị định 144-2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chứng
khốn và TTCK và các văn bản pháp lý có liên quan. Quỹ đầu tư VF1 là
một quỹ đống và hoạt động với tư cách pháp lý trên cơ sở của Nghị định về
chứng khoán và TTCK và các hệ thống pháp luất Việt Nam hiện hành.
Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Quỹ đầu tư VF1 được UBCKNN cấp


phép, công ty quản lý quỹ VFM với tư cách là đại diện phát hành của Quỹ
đầu tư VF1 sẽ tiến hành việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công
chúng.
- Công ty bắt đầu niêm yết với mã VFMVF1 ngày 08/11/2004 trên sàn giao
dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.Kiểm tốn độc lập: cơng ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản
- Ngành tài chính ngân hàng
- Ngành du lịch và khách sạn
- Ngành giáo dục và y tế
- Ngành hàng tiêu dùng
- Ngành vận tải hàng hoá

- Ngành tiện ích cơng cộng
- Bất động sản
- Các cơng cụ thị trường tiền tệ.
Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam - VFMVF4 có vốn
điều lệ 806,460,000,000đ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép
phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 04/UBCKGCN vào ngày 18/12/2007 và được UBCK Nhà nước cấp Giấy chứng nhận
đăng ký lập Quỹ số 11/UBCK-GCN vào ngày 28/2/2008.
- Quỹ đầu tư VF4 là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng, thực hiện chào
bán chứng chỉ quỹ ra cơng chúng được công ty quản lý quỹ quản lý trong
suốt thời hạn hoạt động, trừ trường hợp Quỹ được chuyển giao cho công ty
quản lý quỹ khác quản lý hoặc bị giải thể trước hạn theo quyết định của Đại
hội Nhà đầu tư.


- Thời hạn hoạt động của Quỹ là 10 năm kể từ ngày UBCK Nhà nước cấp
giấy phép thành lập và hoạt động. Thời hạn hoạt động có thể được gia hạn
thêm phụ thuộc vào đề nghị của Công ty quản lý quỹ và sự chấp thuận của
Đại hội Nhà đầu tư và UBCK Nhà nước.
Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential - PRUBF1 có vốn điều lệ là
500,000,000,000đ được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy
chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư số 06/ UBCK-ĐKQĐT vào ngày
05/10/2006. Thời gian hoạt động của Quỹ là 07 năm kể từ ngày 05/10/2006
do Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam
chịu trách nhiệm quản lý, và ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hồng Kơng
Thượng Hải-Chi nhánh TP.HCM. Đây là loại hình quỹ đóng nghĩa là Quỹ
khơng có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ do Quỹ phát hành theo yêu cầu của
nhà

đầu




trong

suốt

thời

gian

hoạt

động

của

quỹ

- Vào ngày 22/11/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp
Giấy phép niêm yết số 02/UBCK-GPNY cho phép Quỹ đầu tư cân bằng
Prudential (Quỹ PRUBF1) niêm yết chứng chỉ quỹ trên Trung tâm Giao dịch
Chứng

khốn

Tp.

Hồ

Chí


Minh.

- Cơng ty bắt đầu niêm yết với mã PRUBF1 ngày 04/12/2006 trên sàn giao
dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh.Kiểm tốn độc lập: cơng ty TNHH
KPMG Việt Nam
Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife - MAFPF1 có vốn điều lệ là
250,000,000,000đ được Ủy ban Chưng khốn Nhà nước câp phép phát
hành chứng khoán lân đầu ra công chúng theo giây phép sô 03/UBCKDKCCCCQ và tổng sô vôn dự kiến huy động từ công chúng là 250 tỷ đồng
Viet Nam với 25 trieu đơn vi Quỹ có menh giá 10.000d/đơn vị quỹ.
- Quỹ tiên hành huy động vốn từ ngày 19/7/2007 và kêt thúc đợt huy dong
vào ngày 14/9/2007. Tong vôn huy động được từ công chúng là


214.095.300.000đ tương ứng với sô lượng đơn vị Quỹ là 21.409.530 đơn
vị.
Khi đầu tư vào bất kỳ quỹ đầu tư nào nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến
một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của quỹ đầu tư đó, đó là giá
trị tài sản rịng của quỹ ( NAV) Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả
hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc định giá mua và giá
bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được xác địn bằng hiệu số
giữa tổng số giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ.
NVA của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia NAV
của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ chứng khoán.
Theo báo cáo của các quỹ trên sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh
27/08/2009 – 03/09/2009, giá trị tài sản rịng của các quỹ đầu tư đã có
những thay đổi đáng kể
• Chứng chỉ quỹ MAFPF1 : Thơng báo thay đổi giá trị tài sản ròng
trong


STT

1

2

3
4

kỳ

CHỈ TIÊU

KỲ BÁO CÁO
Ngày 01/10/2009

Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ
do các hoạt động đầu tư trong kỳ
Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ

(3,732,095,
495)

KỲ

TRƯỚC

Ngày
24/09/2009
6,060,47

9,455

do việc phân phối thu nhập của quỹ đối
với các nhà đầu tư
Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của
quỹ (1+2)
Giá trị tài sản ròng đầu kỳ

(3,732,095,
495)

6,060,47
9,455

171,683,543
,718

165,623,06
4,263


5

167,951,448

Giá trị tài sản ròng cuối kỳ

,223

Giá trị tài sản rịng trên một chứng chỉ

6

171,683,54
3,718

7,

quỹ (*)

845

8
,019

(*): Tính trên 21.409.530 chứng chỉ quỹ
• Chứng chỉ quỹ PRUBF1 thay đổi giá trị tài sản rịng ngày 06/10/09:
(*): Tính trên 50.000.000 chứng chỉ quỹ
STT
1

VFMVF1: Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ BÁO CÁOđồng, kỳ báo cáo ngày
KỲ quỹ 27,664 KỲ
TRƯỚC
CHỈ TIÊU
17/9/2009
Ngày 01/10/2009 Ngày 24/09/2009
Đơn của giá trị tài
Thay đổivị tính: VNĐ sản ròng của quỹ do các
5,529,602,554
KỲ BÁO CÁO KỲ

TRƯỚC
hoạt STT đầu tư TIÊU kỳ
động CHỈ trong
(4,181,076,610)
Ngày 17/09/2009

Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do việc
2

Thay đổi của giá trị với các nhà đầu
phân 1
phối thu nhập của quỹ đối tài sản ròng của quỹ do 99,565,669,112

4
5
6

63,917,130,888

các hoạt động đầu tư trong kỳ


3

Ngày 10/09/2009

2
Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do
Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của quỹ (1+2)
5,529,602,554

việc phân phối thu nhập của quỹ đối với
(4,181,076,610)
các nhà đầu tư
Giá trị tài sản ròng đầu kỳ giá trị tài sản ròng của quỹ 99,565,669,112
3
Thay đổi trong
63,917,130,888
458,645,753,004
453,116,150,450
(1+2)
Giá trị tài sản ròng cuối kỳ
454,464,676,394
458,645,753,004
4
Giá trị trên một chứng kỳ
Giá trị tài sản ròng tài sản ròng đầu chỉ quỹ (*)
5
Giá trị tài sản ròng cuối kỳ
6

2,666,855,047,526 2,602,937,916,638
9,089
9,173
2,766,420,716,638 2,666,855,047,526

Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ
(*)

27,664


26,669


×