1
Mở đầu
1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài
Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá
trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương
đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không
chỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt
nhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực mà truyện cười còn có tác
dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có
khi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại
những bất công của tầng lớp trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thông
minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và nhưng con người có trí
tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của
một quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tác
phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn .
Đề tài “nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam” còn khá mới
mẻ, hấp dẫn. Cho nên tôi chọn đề tài này với mong muốn đi sâu khai thác
một số biện pháp gây cười cũng như nó sẽ giúp tôi hiểu thêm về truyện
cười dân gian Việt Nam - nó là một yếu tố quan trọng trong thi pháp truyện
cười .Đề tài này với hi vọng sẽ góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả,
nhằm tăng số lượng cũng như chất lượng cho người đọc về thể loại truyện
cười.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu truyện cười đã có một số các công trình của các
nhà nghiên cứu như sau:
Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học
dân gian Việt Nam(tái bản), Nxb Giáo dục
Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy –
nghiên cứu văn học dân gian
Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng truyện dân gian
2
Vũ NGọc Khánh ( 1 ), Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb
Giáo dục
Nguyễn Xuân Kính( ), Tổng tập văn học dân gian người Việt,
Hoàng Bắc( ), Truyện cười người xưa,
Thu Trinh( ), Truyện cười xưa và nay
Nguyễn Đức Hiền(1995), 40 truyện Trạng Quỳnh, Nxb Thanh Hóa
Lữ Huy Nguyên( ), Truyện cười dân gian Việt Nam- truyện tiếu
lâm và các Trạng
Chí Vĩnh(2006), Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin
Triều Nguyên(2004), Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người
Việt, Nxb Giáo dục
Còn nhiều bài phân tích, nghiên cứu của nhiều tác giả khác mà tôi
chưa thể thống kê ra hết. Nó giúp cho bạn đọc hiểu biết sâu sắc và hứng thú
hơn về truyện cười.
Mặc dầu đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện cười, nghệ
thuật truyện cười, họ đã đưa những đánh giá, nhận xét và nhiều dẫn chứng
chứng minh cho bài viết của mình nhưng nhìn một cách tổng thể thì số
lượng các công trình nghiên cứu vẫn còn ít và chưa thực sự đáp ứng được
hết những nhu cầu ngày càng cao của thể loại này.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng
Với đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào đối tượng nghệ
thuật truyện cười dân gian Việt Nam.
3.2.Phạm vi
Để thực hiện được vấn đề đó,chúng tôi dựa vào các truyện
cười dân gian Việt Nam, liên hệ với một số truyện cười hiện đại cũng như
các vấn đề liên quan đến các nhân vật có thực trong truyện như: các địa
danh lịch sử, hoàn cảnh lịch sử xã hội, ngôn ngữ địa phương,...
4.Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp như:
3
Phương pháp thống kê: thống kê các truyện dân gian Việt Nam ,các
công trình nghiên cứu đi trước và nhiêu đánh giá, nhận xét .Trên cơ sở đó
để ta có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: cùng với việc thống kê cần phải
có một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa
đưa ra những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề.
Phương pháp thi pháp học: vận dụng các khái niệm,các phương pháp
và các tri thức trong thi pháp học để làm rõ nghệ thuật truyện cười.
Phương pháp logic học: bất kì một vấn đề gì cũng cần phải sử dụng
phương pháp này, dù ít dù nhiều. Bởi phương pháp logic giúp ta có một
cách phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học
và tiết kiệm được thời gian.
Phương pháp đối chiếu - so sánh: sử dụng phương pháp này để đối
chiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện ở các vùng miền, các
giai đoạn lịch sử hay là giữa truyện cười dân gian Việt Nam truyền thống
và truyện cười hiện đại.
5.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tôi kêt cấu gồm có
ba chương sau:
Chương 1.Giới thiệu chung về truyện cười dân gian Việt Nam
Chương 2.Khảo sát một số biện pháp gây cười trong truyện cười dân
gian Việt Nam.
Chương 3.Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam
6.Đóng góp của đề tài
Kế thừa và tiếp tục phát huy nhưng thành tựu của những công trình
nghiên cứu nghệ thuật truyện cười đi trước, chúng tôi mong muốn sẽ góp
thêm công sức vào việc khảo sát một số biện pháp nghệ thuật gây cười
trong truyện cười dân gian Việt Nam- một trong những yếu tố quan trọng
trong nghệ thật truyên cười dân gian.
Bằng các phương pháp hệ thống, phân tích- tổng hợp, so sánh- đối
chiếu,phương pháp thi pháp học và phương pháp logic học,...để hệ thống
hóa vấn đề nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam một cách khái quát,
4
đầy đủ nhất. Nhằm mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu, khám phá và phân tích
những phần tiếp theo...
5
NỘI DUNG
Chương 1. Giới thiệu chung về truyện cười dân gian Việt
Nam
1.1. Khái niệm truyện cười
Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười
trong cuộc sống, trong hành vi của người đời, nhằm gây ra tiếng cười. Có
thể là tiếng cười mỉm,nhưng thường là cười giòn giã. Có thể là cười một
cách vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là cười mà phẫn nộ, mà khinh ghét.
Truyện cười chia thành hai loại chính:
Truyện cười kết chuỗi: là những mẫu giai thoại hài hước xoay quanh
một nhân vật có thực hiawcj được coi là có thực (Trạng ). Nói về Trạng
Quỳnh- một con người nổi tiếng trong nhân dân, không ai là không nghe
nhắc đến, có viết”...Từ ngày cụ Quỳnh mất đến nay, người ta vẫn nghe
nhắc đến con người ấy,đến Trạng Quỳnh và kể truyện Trạng Quỳnh, đâu
phải là điều ngẫu nhiên... Nhưng đó là truyện. Còn con người, phải có một
con người có thật, phải từ một con người có thật và ta đã tim được con
người đó. Đọc sách, đọc những bài phú và gia phả, tôi đủ tin, rất tin...”-
(Phạm Văn Đồng)
Tại xã Hoằng Lộc( Thanh Hóa) hiện lên vẫn còn di tích lịch sử quốc
gia về dòng họ Trạng Quỳnh, trên bàn thờ còn đề đôi câu đối bằng chữ
Hán:
Lê đại kỳ tài, giai tác thế truyền, Danh phú đặc tuyển
Thang Châu ngạo cốt, cống sinh dân mộ, Trạng Nguyên vinh xưng
Dịch nghĩa:
Đời Lê bậc kỳ tài, sáng tác đẹp truyền đời được đặc biệt tuyển trong
sách “Danh phú”
Đất Thang Châu( Thanh Hóa) người ngang tàng khí cốt, đỗ hương
cống được dân mến chuộng tôn gọi Trạng Nguyên.
6
- (Nhà nghiên cứu văn học lão thành Tảo Trang Vũ Tuấn Sán đề
tặng)
- Vào giữa thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến
đang trên bước đường suy tàn và bắt đầu bộc lộ bản chất xấu xa, tàn nhẫn,
đúng lúc đó Trạng Quỳnh xuất hiện đánh cho tơi bời từ trên xuống dưới, từ
Vua- Chúa, quan lại cho đến những tên lính tham lam, cậy thế vơ vét tiền
bạc của nhân dân và đánh vào tận những tường thành của chế độ phong
kiến lỗi thời, vào thần thánh, ...không một chút nể nang.
Truyện cười không kết chuỗi :là truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh
tồn tại độc lập mang tính phiếm chỉ( chỉ chung, không có tính xác định cụ
thể về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật ).
Truyện cười không kết chuỗi chia thành nhiều tiểu loại khác nhau:
+ Truyện khôi hài( hài hước) là truyện có tiếng cười nhằm mục đích
mua vui là chủ yếu, không hoặc it có tính chất phê phán đả kích. Chẳng hạn
như: truyện Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ, ...
Truyện Ba anh mê ngủ kể rằng ba anh uống rượu say cung ngủ một
giường. Giáp ngứa đùi nhưng lại cứ nhè đùi Ất mà gãi. Gãi mãi không thấy
khỏi ngứa, lại càng gãi mạnh đến nỗi đùi Ất bị chảy máu lênh láng. Ất thức
dậy thấy ướt đùi lại ngỡ Bính đái dầm, đánh thức Bính dậy. Bính dậy đi
đái, nghe thấy tiếng lọc rượu ở hàng xóm, tưởng mình đái chưa hết, cứ
đứng mãi. Bỗng có lính đi tuần thấy Bính đứng đầu nhà, ngò đâu là thằng
kẻ trộm, kêu lên: “Có trộm! ”. Bính giật mình, chui qua giậu vào nhà hàng
xóm, bi lính vụt vào lưng mấy gậy. Người hàng xom thấy động, chạy ra.
Bính vội xua tay bảo:”Suỵt! Im..., ngoài ấy có người vừa phải đòn!” Ba anh
chàng này đã mất hết cảm giác đúng đắn về hiện thực, mà họ cứ tưởng
mình tỉnh táo lắm. Mâu thuẫn này là cơ sở của sư hài hước. Tiêng cười bật
ra, để “tố cáo” mâu thuẫn ấy; Ngoài ra, nó không tố cáo một cái gì lạc hậu,
xấu xa, phản động. Truyện cười này đặt ra để mua vui, giải trí gọi là truyện
khôi hài.
+ Truyện trào phúng( hay châm biếm) chứa đựng tiếng cười có nội
dung phê phán, đả kích mạnh mẽ như: Lạy cụ đề ạ, truyện Phú hộ ngã
sông, truyện Nam mô boong, ...
7
Chẳng hạn như truyện Thà bị rang khô, tên keo kiệt trong truyện chỉ
vì tham lam đồng tiền của một đứa bé đánh rơi, vì muốn lddoatj được, nhất
định lấy cho được đồng tiền ấy. Hắn “vội vàng nhét đồng tiền vào mồm”
rồi “hắn vội nuốt đồng tiền” khi đứa bé đòi nhưng lại mắc ngay ở cuống
họn. Thật là tội nghiệp cho hắn, chỉ vì một đồng tiền mà phải bán rẻ lòng tự
trọng, danh dự, nhân phẩm của mình. Để phải trả giá cho lòng tham ấy
bằng cả tính mạng của mình và ngàn đời sau còn kể mãi về cái chết của tên
keo kiệt này. Tiếng xấu còn dơ ngan năm sau, con cháu của lão biết giấu
mặt đi đâu. Mà không chỉ dừng lại ở đó, gần chết hắn gọi các con lại hỏi:
cha chết thì chôn thế nào. Ta cứ tưởng hắn quan tâm đến mồ yên mả đẹp là
chuyện thường tình của người sắp đi xa, hợp với lẽ tự nhiên. Không ngờ
hắn lại lắc đầu ngầy ngậy khi đứa con lớn nói sẽ mua cho cõ quan tài lớn,
mời hòa thượng và đạo sĩ cầu kinh. Còn đứa con út hiểu lòng cha, hắn nói:
“Sau khi cha chết chúng con phải học theo cha, con sẽ bỏ cha vào chảo
luộc, rồi xẻo thịt giả làm thịt la đem bán”, hắn nghe xong vui mừng khôn
xiết. Vẫn chưa xong, vừa nhắm mắt hắn nói:” Lúc xẻo thịt nhất định phải
chú ý lấy một đồng tiền mắc trong cuống họng của cha nhé”, hắn mới chịu
nhắm mắt chết hẳn. Đến lúc sắp hồn lìa khỏi xác, lúc con người thoát mọi
tính toán, mọi mưu toan của cuộc sống để về với cõi yên tĩnh, vĩnh hằng,
người ta muốn trăng trối những lời tốt đẹp cho con cháu,quý trọng giây
phút thiêng liêng ấy thì hắn lại chỉ chăm chăm một việc nhớ nhắc đến một
đồng tiền trong cổ họng. Đặc biệt là sau khi chết, nghe Diêm Vương quyết
định trừng phạt tội tham lam quá đáng của hắn bằng cách bỏ vào vạc dầu
thì hắn vội quỳ xuống nói: “ Thưa Diêm Vương, xin ngài hãy giữ lại chỗ
dầu, gửi về cho nhà tôi, tôi nguyện được rang khô trong chảo!”. Tiêng cười
chua chát, cay đắng tận cổ họng bởi một thói tham lam, keo kiệt tới tột
cùng của lão. Thật hết chỗ nói. Qua đó, truyện châm biếm, đả kích mạnh
mẽ vào nhưng thói hư tật xấu của con người.
+ Truyện tiếu lâm(theo nghĩa hẹp) là những truyện cười dân gian
mang yếu tố tục, có tác dụng gây cười mạnh mẽ. Ví dụ như truyện Đỡ đẻ
giỏi nhất đời, Đầy tớ, Trời sinh ra thế, Thơm rồi lại thối,...
8
Truyện cười là truyện kể để cười, tức là để gây ra cái cười. Vì thế,
muốn hiểu được cặn kẽ nó phải làm rõ hai khái niệm: cái đáng cười và cái
cười.
+ Cái đáng cười là cái gây ra cái cười. Đó là những hiện tượng mang
một loại mâu thuẫn đặc biệt: hình thức bên ngoài có vẻ hợp lẽ tự nhiên
nhưng thực chất bên trong lại trái tự nhiên; hình thức bên ngoài có vẻ phù
hợp với nội dung bên trong, nhưng lại để lộ ra sự không phù hợp. Tom lại ở
đó có một cái gì đó ngược đời.
+ Cái cười là hành động cười, do cái đáng cươidf và do trí óc ta phát
hiện cái đáng cười. Như vậy tất nhiên, phải có cái đáng cười thì mới có cái
cười. Nhưng có cái đáng cười mà trí óc ta không phát hiện ra nó, tức cái
ngược đời không phát hiện ra ở hiện tượng thì cũng không có cái cười.
1.2. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam
Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn bậc nhất. Dài cũng chỉ
đến 15 - 20 câu. Ngắn thì 5 - 7 câu. Trung bình khoang trên dưới 10 câu.
Tuy ngắn thế, nhưng cũng là “ cả một câu chuyện” có mở đầu, có diễn
biến, có kết thúc. Và cũng có nhân vật, lại phần lớn là nhân vật”có nét”,
khó quên. Toàn bộ các yếu tố của thi pháp truyện cười, như kết cấu, nhân
vật, ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ mục đích gây cười.
Truyện cười có những tiếp điểm với những thể loại sử dụng cái cười
như truyện cổ tích (nhiều khi truyện cổ tích cũng đã có yếu tố gây ra tiếng
cười. Trong truyện Cây tre trăm đốt, truyện Dì phải thằng chết trôi, Tôi
phải đôi sấu sành,...tác giả dân gian lam ta cười vì những hành động, cử
chỉ, những hoàn cảnh của nhân vật) hay truyện ngụ ngôn (Thầy bói xem voi,
Mèo lại hoàn mèo,...) tuy có gây ra tiếng cười nhưng mục đích của nó chỉ
giữ vai trò điểm xuyết làm cho truyện thêm duyên dáng, đậm đà mà thôi
chứ không chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển của câu truyện. Còn
truyện cười trái lại bao giờ cũng nhằm mục đích gây cười. Đằng sau mục
đích gây ra tiêng cười, còn có thể còn mục đích khác sâu xa hơn (ở truyện
cười trào phúng) nhưng trước hết phải đạt mục đích gây cười đã.
Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam lấy từ nhiều nguồn tư liệu
khác nhau, từ truyện Trạng Quỳnh với trí tuệ và sức tưởng tượng phong
9
phú của nhân dân, nhân vật Trạng Quỳnh được xây dựng nên với sự thông
minh, nghịch ngợm đến cao độ, đả kích vào bọn quan lại Vua - Chúa phong
kiến thối nát; Cho đến truyện Trạng Bói (Trạng Lợn). Trạng Lợn tên là
Chung Nhi, đã được hư cấu từ nguyên mẫu Dương Đình Chung- cậu bé văn
dốt vũ dát, nhờ số đỏ và gan liều nên được danh tiếng, được vợ đẹp và trở
thành “ Chân Trạng Nguyên” rồi “Lương Quốc Trạng Nguyên”... Qua hình
ảnh Chung Nhi, tác giả đã cất tiếng cười chế giễu xã hội thời Lê - Trịnh, tất
cả những giá trị lớn lao nhất, những gì trang nghiêm nhất chỉ còn là lớp vỏ
che đậy bên ngoài, một tấn hài kịch- một xã hội được xây dưng trên sự giả
dối, mọi thứ đều giả, kể cả trí tuệ cũng là trí tuệ giả; Truyện Xiển Bột,
truyện Thủ Thiệm ra đời lúc ác giả ác bá- tay sai giặc Pháp xâm lược, bọn
hãnh tiến vì đồng tiền, quên đạo lý dân tộc,nhân dân ta chịu cảnh”một cổ
hai troong” chịu bao khó khăn, đói khổ. Truyện cười giai đoạn này không
chỉ mang tính chất châm biếm đả kích bọn Vua chúa, quan lại, địa chủ mà
cả bọn thực dân Pháp và cả cười vào những thói hư tật xấu của người đời.
Tiêng cười mang đậm màu sắc từng vùng miền, tùy hoàn cảnh và ngôn ngữ
địa phương mà có những nét đặc trưng riêng, nét độc đáo riêng. Tiếng cười
của Thủ Thiệm “tếu hơn”, tiếng cười của Xiển Bột “cay” hơn; Truyện Ba
Giai – Tú Xuất in đậm của văn minh đô thị đang bước phát triển cùng một
thứ đạo lý bình dân phường phố. Đó là quan niệm ứng xử của một số
không ít người dân thành thị ...và còn nhiều truyện cười dân gian khác nữa
mà chung ta chưa sưu tầm hết. Tất cả những truyện cười đó nhiều khi có sự
trùng lặp về mô típ giống nhau nhưng đó là điều không tránh khỏi trong
điều kiện truyện cười chủ yếu truyền miệng và được nhân dân sáng tác để
mua vui hoặc chế giễu, đả kích đối tượng tầng lớp trên lúc bấy giờ.
Vì truyện cười trước hết bao giờ cũng nhằm mục đích gây cười nên
mọi chi tiết, sự kiện từ lời nói nhân vật, hành động, cử chỉ đều đáng cười và
được đặt trong tình huống hoàn cảnh đáng cười, đầy kịch tính để cho nhân
vật bộc lộ cái cười một cách tự nhiên, bất ngờ. Việc một số biện pháp nghệ
thuật như phóng đại, ngoa dụ, nghệ thuật chơi chữ,... truyện cười đạt đến
hiệu quả cao cho mục đích gây cười.
10
Chương 2. Khảo sát một số biện pháp gây cười trong
truyện cười dân gian Việt Nam
2.1.Nhân vật
Khác với nhân vật truyện cổ tích có cả một số phận, cuộc đời, nhân
vật truyện cười đơn giản chỉ là hành vi ứng xử của nhân vật trong một hoàn
cảnh nhất định và hành vi ứng xử ấy luôn luôn biểu hiện ở lời nói, cử chỉ
đáng cười. Đó chỉ là những “lát cắt” trong cuộc đời, số phận nhân vật mà
thôi. Tuy nhiên, ở đó nó hội tụ được tất cả những nét đặc sắc, những đặc
điểm cơ bản tiêu biểu đáng cười mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.
Nhân vật trong truyện cười xuất hiện mọi tầng lớp trong xã hội, từ
Vua chúa, thần thánh, quan lại, địa chủ, sư sãi, ông đồ, ... cho tới những
con người bình dân. Họ đã tạo ra một bức tranh xã hội sinh động, phong
phú và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Nhân
vật trong truyện cười “có nét” độc đáo, khó quên, dễ hình dung và ta có thể
bắt gặp một “kiểu” người trong xã hội.
Các nhân vật trong truyện Trạng (như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,
Xiển Bột, Thủ Thiệm,Thằng Cuội, Ông Ó, Ba Phi, ...) thuộc hệ thống
những truyện kể về kiểu nhân vật trí xảo, “đối xứng” với hệ thống những
truyện về nhân vật khờ khạo. Nhân vật chính trong truyện cười là nhân vật
bị cười và nhân vật “sinh sự” (như chú tiểu trong truyện Đậu phụ, anh đầy
tớ trong truyện Chốc nữa tao sang,...) lại có kẻ khờ khạo, không cố ý, còn
nhân vật chính trong truyện Trạng, nhìn chung là nhân vật tài trí, trí xảo
chuyện đi đánh động những mâu thuẫn đáng cười trong “tấn trò đời”.
Nhân vật trong truyện cười là kiểu nhân vật gây cười, nó được bộc lộ
qua cách đặt tên nhân vật, lời nói đáng cười, cử chỉ đáng cười, ...
2.1.1. Cách đặt tên nhân vật
Hệ thống nhân vật trong truyện cười rất phong phú, đa dạng, tuy chỉ
là một “lát cắt” trong cuộc đời, số phận nhân vậtnhuwng mỗi nhân vật đều
có “ nét” rất độc đáo, rất riêng. Hầu hết các nhân vật truyện cười mang tính
chất phiếm chỉ, có nghĩa là mỗi nhân vật xuất hiện với những cái tên chung
chung chứ không phải là một con người cụ thể nhất định nào đó. Cách đặt
11
tên nhân vật có khi dựa vào chức sắc, vai trò, vị trí và công việc họ đang
làm để đặt tên cho nhân vật( chẳng hạn: ông Vua, Chúa, tên quan huyện,
nhà sư, thầy đồ, thầy địa lý, thầy bói, ...) hay đặt tên cho nhân vật dựa theo
tính cách, hoàn cảnh của nhân vật( anh chàng sợ vợ, anh chàng mồ côi,
chàng lười, tên keo kiệt, tên nhà giàu, ...). Mỗi cái tên của nhân vật là đại
diện một hạng người, một giai cấp nào đó trong xã hội. Còn có cả những
cái tên nhân vật là sự kêt hợp của tầng lớp, chức sắc trong xã hội cùng với
tính cách của nhân vật. Chẳng hạn như nhân vật quan huyện Tiền trong
truyện Chửi huyện Tiền, mới nghe tên đã thấy bản chất tham nhũng, đục
khoét của cải, tiền bạc của nhân dân không từ một thủ đoạn nào. Qua
truyện này, tên huyện Tiền- tri huyện Thiệu Hóa đã bị Xiển-một con người
rất thông minh, chuyện “sinh sự” với những kẻ quấy phá nhân dân chơi cho
một vố đáng đời. “Một hôm, Xiển ăn vận quần áo nông dân, tay cầm một
nắm tiền, ngồi trước cổng huyện, dằn từng đồng xuống đất, miệng lẩm
bẩm: “Đồng này tốt, đồng này xấu,đồng này xấu,đồng này tốt... “Tên lính
gác cổng thấy lạ chạy ra xem, động lòng tham nên hắn vơ vội lấy mấy đồng
đút vào túi. Xiển túm ngay lấy, hắn kêu cướp ầm lên”. Đến đây, Xiển đã có
cớ, kế hoạch đang thuận lợi, được xét hỏi, Xiển “giả bộ ấp úng chỉ tay vào
quan rồi lại chỉ vào lính, nói:-Bẩm ...quan quân ăn cướp... tôi đang thử xem
“tiền tốt” hay “tiền xấu”, dạ bẩm... quan thấy tiền là ăn cướp... Hừ, tiền,
tiền, mả cha tên cướp tiền”. Khi ấy, quan huyện Tiền tái mặt, biết là gặp
phải Xiển, chỉ biết lẫn vào trong. Được thể nên Xiển vừa đi vừa chửi đổng:
“- Tiền, tiền, mả cha tên cướp tiền! Mả cha thằng cướp tiền”. Tiếng cười
cất lên hả hê, giòn giã, đánh một đòn mạnh vào bọn tầng lớp phong kiến
tham lam bất chính, cướp mồ hôi xương máu của nhân dân mà đại diện là
tên quan huyện Tiền.
Đã là truyện cười dân gian thì phải làm thế nào gây được tiếng cười
giòn giã nhất. Nghệ thuật truyện cười dân gian trước hết là nghệ thuật gây
cười. Muốn gây cười không thể không có lời nói đáng cười, cử chỉ đáng
cười, hoàn cảnh đáng cười, ...
2.1.2. Lời nói đáng cười
12
Một số truyện cười đã lấy một lời nói ngộ nghĩnh (nghĩa là trái tự
nhiên, không hợp với lẽ thường hoặc máy móc) để gây cười. Thí dụ như
truyện Giấu đầu hở đuôi! Luật rằng kẻ nào nhìn thẳng vào mặt Vua khi
ngài ngự ra ngoài thì bị chém đầu. Chúa đắc thế, muốn sánh ngang với
thiên tử, cũng ra lệnh “ thần dân không được nhìn mặt Chúa!” Cho nên việc
Quỳnh tồng ngồng, chui đầu vào bụi, chổng đít ra ngoài, trả lời một cách tự
nhiên khi Chúa hỏi: “Thần đang tắm dưới sông. Khôn nổi thần chỉ biết bơi
ngửa mà không biết lặn, sợ nhìn mặt Chúa thì phạm thượng cho nên không
kịp che thân cứ thế rúc đầu vào bụi. Nào ngờ giấu đầu lại hở đuôi!” Lời nói
có đầu có đuôi, trình bày mọi nguyên cớ, lý lẽ rất đầy đủ và chặt chẽ.
Quỳnh cũng thực hiện đúng lệnh của Chúa, không dám sai một lời, không
dám nhìn mặt Chúa vì sợ bị phạm thượng, cho nên Quỳnh rúc đầu vào bụi.
Đó là một lẽ tự nhiên, một lời nói rất lôgic. “Giấu đầu” là việc cần làm, nên
làm rất phù hợp với hoàn cảnh của Quỳnh lúc bấy giờ, còn việc “thòi đuôi”
là việc ngoài ý muốn. Nhưng xét kĩ lại thì lời nói ấy không tự nhiên chút
nào, thiếu gì cách để che mặt và “thòi đuôi” cũng chẳng bình thường chút
nào (sao lại chổng đít). Cả về giọng điệu lẫn ý nghĩa ẩn sau lời nói đầy vẻ
châm chọc, nhạo báng đối với Chúa. Chúa đành tức bầm gan tím ruột mà
bỏ đi, vì lời nói của Quỳnh có vẻ rất lôgic, hợp lẽ, không bắt bẻ vào đâu
được. Hay Nước mắt vu quy,..
Những truyện như Sao văn tế, Sang cả mình con, Đánh chết nửa
người, Một với một là ba, Thợ may,... là những truyện chủ yếu dùng lời nói
đáng cười. Nếu không có những lời nói đáng cười đó thì những hành động,
cử chỉ kia của nhân vật sẽ không phát huy được hết tác dụng, hiệu quả
trong thủ thuật gây cười. Và như thế, việc có mặt của lời nói đáng cười là
một trong những yếu tố không thể thiếu trong truyện cười.
2.1.3. Cử chỉ đáng cười
Có những truyện lấy một cử chỉ, một tư thế hoặc một hành động ngộ
nghĩnh để gây cười. Truyện cười là một thể loại văn học dân gian, mang
tính truyền miệng, nó có một phương thức diễn xướng đặc biệt trên sân
khấu, nhất là có những anh vai hề. Với dáng bộ có chút “ khác người”,
cùng với những cử chỉ, hành động rất “ ngố” đã tạo nên một tràng cười “vỡ
13
bụng”. Lời nói đáng cười và cử chỉ đáng cười là hai nhân tố cơ bản tạo nên
một hình tượng nhân vật. Thí dụ như truyện Con ruồi và quan huyện, chính
lời nói của quan huyện ban ra thì chính nó lại làm hại ông. Con ruồi đậu
trên miệng ông quan huyện, việc anh chàng kia đánh vào con ruồi (tức
đánh vào miệng quan) là hợp lý, hợp lôgic vì quan cho phép anh ta đánh
chết con ruồi vào bất kỳ trường hợp nào. Thế là “gậy ông lại đập lưng
ông”, quan bị đánh vào miệng mà chẳng dám làm gì cả, chỉ ngậm đắng
nuốt cay trong lòng. Cử chỉ vả miệng quan thật buồn cười và hành động đó
làm cho mục đích của truyện cười này đạt hiệu quả.
Hay truyện Kén rể lười,một ông già tính vốn lười, muốn kén rể lười.
Nhiều chàng trai đến xin làm rể. Nhưng qua sự thử thách của ông già thì
mãi chẳng có ai lười “đủ mức” để xứng đáng là con rể ông. Một hôm, có
một người đến xin làm rể. Ông già lấy làm lạ vì thấy anh ta quay lưng vào
nhà đi thụt lùi, bèn hỏi tại sao lại đi như thế. Anh ta nói: “Tôi đi như vậy để
nếu như cụ không chọn tôi làm rể thi lúc ra về đỡ phải quay lưng lại, mệt
sức lắm!” Tư thế của anh ta trái với tự nhiên và thật tức cười, lập luận của
anh ta chứa mâu thuẫn: anh ta đã cất công đi nổi từ nhà mình đến nhà ông
già. Thế mà khi vào nhà đến cổng lại đi giật lùi, để khỏi phải quay lưng trở
lại khi đi ra! Tác giả dân gian “bịa” ra một tình tiết như vậy để gây cười và
phê phán thói lười biếng. Những truyện như Con ruồi và quan huyện, Đẻ ra
sư, Thầy đồ liếm đĩa ,... đều thuộc loại truyện trong đó cái đáng cười chủ
yếu là ở cử chỉ máy móc trái với tự nhiên, vô lý.
2.1.4. Tính cách đáng cười
Hiện tượng có khi phản ánh tính cách - những gì sâu kín bên trong
do con người bộc lộ ra đúng bản chất của đối tượng. Nhưng cũng có lúc
hiện tượng không phản ánh đúng bản chất đối tượng hay nói cách khác đôi
khi những lời nói, cử chỉ bộc lộ ra bên ngoài trong giao tiếp chỉ là cái vỏ
bọc còn bên trong lại chứa một điều gì đối lập với nó. Cho nên, lời nói, cử
chỉ có trường hợp phải phân tách ra với tính cách. Tính cách là một hiện
tượng có tính chất cố hữu, bền vững, khó mà thay đổi. Vì vậy, để bộc lộ cái
đáng cười, bóc trần bản chất của một con người, một giai cấp nào đó thì
việc vận dụng tính cách đáng cười (nhất là truyện cười châm biếm) trong
14
các truyện cười như Đến chêt vẫn hà tiện, Viên quan huyện hồ đồ, Anh sợ
vợ, Đãng trí,...Truyện Lấy vợ chữ sẵn, anh chàng lười tuổi đã lớn, bằng tuổi
anh người ta đã có con cái và một gia đình đàng hoàng, còn anh suốt ngày
chỉ biết ngủ thôi. Đến khi bạn anh hối thúc anh lấy vợ thì anh trả lời:
“Vâng, anh nói thật đúng. Tôi rất muốn lấy vợ. Nhưng anh có thể tìm chi
tôi một người đàn bà chữa sẵn rồi, được không” . Thật là người không còn
ai lười hơn, đến nỗi không làm việc, chỉ biết hưởng, “ăn” trên mồ hôi nước
mắt của người khác, lười tới mức lấy vợ chỉ muốn vợ chữa sẵn. Chàng lười
này chẳng khác gì anh chàng trong truyện Nằm chờ sung rụng. Hay trong
truyện Đãng trí, vị giáo sư - vốn là một tầng lớp trí thức, trí tuệ uyên bác,
chuyên làm công việc nghiên cứu các công trình khoa học, lại mắc bệnh
đãng trí. “... Vậy mà lần này anh ta nhớ cầm ô của chúng ta về đây này” -
vị giáo sư nói với vợ. Ta cứ tưởng đó là một sự tiến bộ, một sự cố gắng lớn
của ông ta. Hóa ra, đây lại là một sự bất ngờ thú vị rất đáng cười. “ Ồ! Anh
thật đáng yêu. Nhưng hôm nay lúc đi chúng ta đâu có cầm ô” - cô vợ trả
lời. Kết thúc câu chuyện, một tràng cười giòn giã vang lên.
Nói chung, các truyện trên, tức cười ở chỗ một người bị một tính xấu
nào đó chi phối (có thể là ít ảnh hưởng đến người xung quanh như tính sợ
vợ, tính đần độn, tính hay nói khoác, ...; và cũng có những tính xấu ảnh
hưởng tới lợi ích của người khác như thói tham lam, hồ đồ,…) đến nỗi
hành động máy móc trái tự nhiên, mất cả tính cách sinh động của con
người.
2.1.5. Hoàn cảnh đáng cười
Những truyện như: Cháy, Nam mô boong, Quan huyện thanh liêm,
Đổ mồ hôi mực,...đã xây dựng những hoàn cảnh đáng cười. Hoàn cảnh
đáng cười là những hoàn cảnh, tình huống để nhân vật bộc lộ cái đáng cười
ra bên ngoài (có thể là lời nói, cử chỉ hay tính cách đáng cười do vô lý,
ngẫu nhiên, ...chỉ đợi điều kiện thì nó sẽ bộc lộ). Hoàn cảnh cũng đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc gây cười vì thiếu hoàn cảnh đáng cười, có
khi chúng ta sẽ không bao giờ thấy được bản chất của sự vật, hiện tượng
hay nhân vật trong truyện cười. Chẳng hạn như trong truyện Cháy, một
người sắp đi chơi xa dặn con rằng ở nhà có ai đến chơi thì nói rằng bố đi
15
vắng lâu mới về. Nhưng anh ta sợ con mãi chơi thì quên lời dặn, lại cẩn
thận lấy bút viết câu trả lời vào một mảnh giấy rồi đưa cho con bảo rằng hể
ai có hỏi thì đưa giấy ra. Chú bé bỏ giấy vào túi, đợi suốt cả ngày chẳng có
ai hỏi. Tối đến, bé ta mới tò mò giơ mảnh giấy ra nghịch trước đèn, chẳng
may làm cháy mất. Hôm sau có người tới chơi, hỏi rắng: “Bố cháu có nhà
không?”. Bé ngơ ngác hồi lâu, sờ vào túi không thấy mảnh giấy, liền đáp:
“Mất rồi”. Khách giật mình, vội hỏi: “Mất bao giờ”. Bé ta khi đó sực nhớ
ra, trả lời: “Tối hôm qua!” “Khách hỏi dồn: “Tại sao mất?” – Bé ta lại đáp:
“Cháy!” Sự hoảng hốt của ông khách đã làm cho chúng ta cười. Các câu trả
lời của chú bé lại làm chúng ta cười to hơn. Ở đây chẳng có ai có lỗi cả.
Cha em bé là người cẩn thận, chu đáo. Em bé thì thực thà. Ông khách thì có
lý do để hoảng hốt như vậy. Truyện đã đặt ra một hoàn cảnh đáng cười,
trong đó mỗi người đều suy nghĩ và hành động hợp với lôgic. Nhưng mà
lời nói của hai người ghép lại với nhau, thì tưởng rằng ăn khớp với nhau
mà thực chất lại không ăn khớp chút nào. Có lỗi chăng là những từ “mất”
và “cháy” gọn thỏn lỏn đã có thể hiểu theo nhiều cách. Có lỗi chăng là
luồng tư tưởng của ông khách đang nghĩ về người bạn vắng mặt và luồng
tư tưởng của em bé đang nghĩ về mảnh giấy, tuy chạy theo hai ngả khác
nhau nhưng lại ngẫu nhiên ngoắc vào nhau ở hai từ ấy. Sở dĩ có tình trạng
ấy là vì em bé ngây thơ tuy không trả lời đúng vào câu hỏi của người khách
mà lại cứ như trả lời đúng câu hỏi đó. Xét đến cùng, thì sự ngây thơ của em
bé là “thủ phạm” gây ra sự hiểu lầm. Chúng ta cười và phát hiện ra “thủ
phạm” nhưng lại chỉ càng thấy thích thú với sự ngây thơ mà thực thà của
em bé.
Truyện Na mô boong, xét về phương diện cấu tạo thì có cả lời nói
đáng cười (thầy đồ kêu “chí chí” như chuột, lý trưởng kêu “gâu gâu” như
chó, nhà sư hổ mang kêu “boong boong” như chuông), cử chỉ đáng cười
(thầy đồ đội váy trong hòm quần áo, thầy lý chui gầm giường và nhà sư
treo giữa nhà) và hoàn cảnh đáng cười (ba anh dại gái gặp nhau, ba vị đại
diện cho chính quyền, lễ giáo, đạo đức, “đã anh hùng tương ngộ” trong
hoàn cảnh chẳng anh hùng chút nào).
16
Lời nói, cử chỉ, hoàn cảnh, tính cách càng trái tự nhiên, máy móc bao
nhiêu, càng ngộ nghĩnh, khác thường bao nhiêu thì tiếng cười gây được
càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Thường thì các yếu tố đó ít khi được sử dụng đơn
độc. Ở các truyện ngắn, đôi khi có thể chỉ tìm thấy một trong những yếu tố
ấy. Nhưng ở đại đa số các truyện, nhất là truyện dài, các yếu tố ấy được kết
hợp với nhau để gây cười.
2.2 Kết cấu kịch tính, bất ngờ
Mỗi truyện cười như một vở hài kịch nhỏ. Và yếu tố bất ngờ thường
gắn với việc đột nhiên bộc lộ mâu thuẫn ở trong hiện tượng. Dầu bố cục
theo cách nào thì truyện cười dân gian cũng thường nhằm đạt được kịch
tính cao nhất. Để gây ra tiếng cười giòn giã, truyện cười dân gian phải tập
trung vào những yếu tố gây cười, vào những nét phóng đại, vào những yếu
tố bất ngờ, kịch tính. Vì vậy, truyện cười dân gian rất kỵ việc miêu tả dài
dòng, kể lể lôi thôi. Chỉ những chi tiết thật là cần thiết mới đưa vào trong
truyện. Người kể chuyện nói quá nhiều thì chỉ làm loãng nội dung của
truyện.Người kể chuyện cười mà lại xen vào giải thích thì chỉ làm mất
hứng thú thính giả. Ngược lại kể chuyện cười mà không rõ ràng, không
giúp người nghe thấy được mâu thuẫn trong hiện tượng, không đặt vấn đề
một cách cụ thể và nói chung nếu không kích thích được sự chú ý, óc phán
đoán của người nghe thì dầu vấn đề truyện nêu ra có ý nghĩa sâu sắc như
thế nào đi nữa thì cũng không có tác dụng gì. Muốn gây cười được thì phải
có sự chuẩn bị, vì tiếng cười hài hước là tiếng cười thông minh, tiếng cười
của con người biết một cách sâu sắc và tế nhị các hiện tượng của cuộc
sống.
Cho nên, khi nghiên cứu truyện cười ta phải nghiên cứu trên hai loại
kết cấu cơ bản sau: Kết cấu tiệm tiến và kết cấu “gói kín, mở nhanh”.
2.2.1 Kết cấu “tiệm tiến”
Kết cấu tiệm tiến là loại kết cấu trong đó tác giả dân gian kích thích
tiếng cười của ta nhiều lần, làm cho tiếng cười nâng lên dần từng mức và
đã kết thúc khi nó đạt tới tuyệt đỉnh.
Chẳng hạn trong truyện Cháy, tác giả dân gian ba lần làm cho ta bất
ngờ mà cũng ba lần tạo cho ta dịp tốt để chiến thắng và do đó đã ba lần cho
17
ta được cười. Khi ông khách hỏi “Bố cháu có nhà không”, và em bé trả lời:
“Mất rồi”, thì câu trả lời thực bất ngờ. Sự bất ngờ chỉ đem lại cho ông
khách sự hốt hoảng. Chúng ta cũng thấy bất ngờ, nhưng lại hiểu ngay là em
bé nói về tờ giấy và do đó bật cười. Khi ông khách giật mình hỏi: “Mất bao
giờ?”, và em bé trả lời: “Mất tối qua”, thì đó là sự bất ngờ thứ hai. Ông
khách càng hốt hoảng mà chúng ta lại càng cười. Đến khi ông khách hỏi
dồn: “Tại sao mất?”, và em bé trả lời: “Cháy!”, thì sự bất ngờ đối với ông
ta gây sự hoảng hốt và sự ngạc nhiên cao độ. Còn về phần chúng ta được
dịp cùng phá ra cười. Sự bất ngờ càng lớn, chiến thắng càng to, tiếng cười
càng giòn giã.
2.2.2 Kết cấu “gói kín, mở nhanh”
Kiểu kết cấu này tác giả dân gian chỉ làm cho chúng ta cười vào lúc
kết thúc truyện. Mọi kịch tính, bất ngờ đều được giấu kín, được dồn nén
đến tận cùng của truyện. Khi tiếng cười sảng khoái, cười giòn giã cất lên
thì cũng là lúc câu truyện kết thúc.
Trong truyện Tao thèm quá, khi oan hồn con lợn xuống âm phủ gặp
Diêm Vương để tố cáo bọn dồ tể và Diêm Vương bảo nó khai rõ đầu đuôi
sự việc, khi Diêm Vương hỏi vặn để biết sau khi lợn bị dội nước sôi và cạo
lông rồi thì bọn đồ tể còn làm gì nữa, chúng ta thấy rằng ông Vua ở cõi âm
này quả là quan tâm đến số phận đáng thương của con lợn kia. Ông hỏi cặn
kẽ đến như thế chắc là để biết cho hết tội ác mà quyết định một sự trừng
phạt nghiêm khắc. Diêm Vương thật xứng đáng nói lên điều phán quyết
cuối cùng đối với mọi hành vi tội ác ở thế gian này! Tác giả dân gian đã tạo
ra tình huống rất bất ngờ, đang trên đà phát triển của truyện, người nghe
như hiểu theo một chiều hướng phát triển khác của sự kiện, của nhân vật,...
Mà ở đây, chính nhân vật lợn đã tin như thế, kể tiếp, hết sức tin tưởng rằng
lời khai của mình giúp cho Diêm Vương cầm cân nẩy mực chính xác hơn,
rằng vị thần công lý này sẽ giải cho mình mối hận thù to lớn. Lợn kể kĩ
lưỡng, miêu tả tỉ mỉ công việc nấu nướng của bọn người độc ác: cũng vì
mục đích ấy. Kể đến đoạn “bắc chảo lên... phi hành mỡ cho thơm, cho
mắm muối vào xào...” thì Diêm Vương ngăn lại: “Thôi thôi! Đừng nói
nữa”. Có lẽ ngài không đủ can đảm để nghe những điều quá thương tâm ấy.
18
Nhưng không! Thật bất ngờ “... tao thèm quá!”. Tác giả đã tạo một tình
huống rất kịch tính. Đến đây lợn bị chưng hửng còn chúng ta thì chợt nhận
ra bản chất của Diêm Vương để phá lên cười. Cười trong đau xót, cười mỉa
mai châm biếm, cười ra nước mắt. Đó chính là bố cục “gói kín, mở nhanh”.
2.3. Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Viêt Nam
2.3.1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết
2.3.1.1.Chơi chữ theo cách cùng âm
Từ ngữ cùng âm với cụm từ tự do vốn có theo ngữ cảnh thuận, được
nhận ra bởi hình thứ cố định của chúng.
Ví dụ: Ông khách nọ hỏi đứa bé, khi thấy vắng chủ nhà:
- Bố cháu đâu?
- Đang đánh chén!
- Ở đâu?
- Ở bờ ao.
Ông khách chạy vội ra bờ ao, thấy chủ nhà đang ngồi rửa chén (thế
có chán không kia chứ! )”
“Đánh chén” (làm cho sạch chén bát bằng cách kỳ cọ, quay đảo)
cùng âm với “đánh chén” là một từ thông tục, cùng nghĩa với ăn.
+ Từ ngữ cùng âm với từ ngữ vốn có theo ngữ cảnh thuận, được
nhận ra bằng kiến thức, kinh nghiệm hay thực tiễn ngoài văn bản.
Nhà nọ nghèo, người mẹ thường uống nước vào chỗ sứt của chén,
nhường chỗ lành lặn cho chồng con. Đứa con nhỏ thấy đó là việc không
bình thường. Một hôm có ông khách đến thăm. Khay trà được đưa ra mời.
Qua quan sát ông khách cho rằng: "cái chén bị mẻ hẳn là ít ai chịu uống,
nhất là chỗ mẻ, nó vệ sinh" nhất, bèn chỗ chén ấy mà uống. Trong lúc ông
khách đang thích thú thưởng thức cả vị trà và sự sáng suốt của mình, thì
đứa bé nọ chạy lại, la to lên: - " A, cái ông này! Sao lại uống vào lỗ của mẹ
tôi!".Khiến ông suýt đánh rơi chén. Còn đứa bé không hiểu gì cả. Ở đây,
tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố cùng âm "lỗ" nghĩa là một chỗ bị khoét
trống hay nói đến chỗ mẻ của chén (ý thằng bé muốn đề cập) với một bên
là từ địa phương nghĩa là "chỗ" hay là "vùng kín" của người phụ nữ (ông
khách hiểu theo cách này). Cho nên đã tạo ra tiếng cười rất vui vẻ và
19
nghịch ngợm. Việc sử dụng hình thức chơi chữ theo lối đồng âm này tạo ra
hiệu quả cao cho truyện cười dân gian.
+ Cùng âm Hán Việt - Hán Việt
Hiện tượng vận dụng từ cùng âm Hán Việt trong truyện cười dân
gian Việt Nam rất phổ biến. Đặc biệt là nước ta thời bấy giờ chịu ảnh
hưởng nặng nề của chế độ thống trị phương Bắc, chữ Hán đã từng thống
lĩnh hệ thống giáo dục nước ta một thời. Cho nên yếu tố Hán Việt đi sâu
vào đời sống của nhân dân ta, vào truyện cười là điều không thể tránh
khỏi. Chơi chữ bằng cách sử dụng các từ cùng âm Hán Việt đã làm cho hệ
thống truyện cười dân gian Việt Nam thêm phong phú.
Ví dụ như trong truyện sau: "Ông nọ khoe ngôi nhà mới với khách.
Nhìn ra cửa sau, ông nói:
- Ông xem, hậu môn này của tôi có được không?
Người khách hóm hỉnh, đáp:
Thật là đại tiện!"
"Hậu môn" (cửa sau) cùng âm với "hậu môn" (lỗ đít). Ở đây hai từ
này có chung chữ viết nhưng nghĩa thì hoàn toàn khác nhau, không có liên
quan gì với nhau cả. Thông thường, người Việt chỉ nói cửa sau hay cửa hậu
chứ ít ai nói như ông nọ. Vì vậy mà người khách đã dựa vào đó để trả lời
"đại tiện" (rất tiện lợi) ; Do sự có mặt của "hậu môn", nên đại tiện cũng
mang nghĩa tống phân ra ngoài.
+ Cùng âm có yếu tố riêng
Có thể cùng âm chứa yếu tố riêng như: tên riêng, tên địa danh, địa
điểm, ... Trong truyện cười sử dung nghệ thuật chơi chữ có yếu tố riêng để
nhằm mục đích chủ yếu là đả kích, châm biếm, cười cợt nhũng hiện tượng,
sự vật hay con người có bản chất xấu xa. Thông qua sự cùng âm đó mà tác
giả dân gian bộc lộ thái độ chê trách, không đồng tình với chúng. Chẳng
hạn, trong truyện Tiên sư thằng bảo thái, vận dụng yếu tố cùng âm có chứa
yếu tố tên riêng: Trạng Quỳnh đã tạo ra một tình huống, hoàn cảnh rất hợp
lôgic về việc sai người ra chợ bảo các hàng thịt, mai mỗi hàng thái sẵn vài
cân. "Sáng hôm sau, các hàng thịt lo thái sẵn thịt chờ. Đợi mãi chẳng thấy
20
ai tới lấy, họ kéo nhau đến nhà quan Trạng thì thấy vắng tanh. Quan Trạng
vừa đi việc quan về,dừng lại bảo:
- Chắc có đứa nào chọc phá bà con đấy. Cứ gọi thằng nào bảo thái ra
mà chửi!
Bạn hàng thịt tức giận, chửi toáng lên:
- Tiên sư thằng bảo thái! Tiên sư thằng bảo thái.
Vua Bảo Thái bị chửi một bữa inh cả phố" .
"Bảo thái" (tiếng Việt: bảo xắt ra) cùng âm với niên hiệu Bảo Thái
của Vua Lê Dụ Tông (1720 - 1726) đương thời. Tác giả dân gian đã chơi
chữ cách này nhằm tạo ra tiếng cười hả hê, đánh thẳng vào tên Vua không
mấy tốt đẹp này.
Hay truyện Quỳnh đối ông Tú Cát, ông ta ra vẻ hợm hĩnh, kiêu căng
ra câu đối: "Trời sinh ông Tú Cát". Quỳnh thấy vẻ chướng tai gai mắt của
ông Tú nên đối lại: "Đất nứt con bọ hung". "Cát" là tên của ông khách, do
sự xuất hiện của "hung", biến thành "cát" (lành, tốt lành) ; Và từ "hung", từ
tố trong tên gọi "bọ hung", cũng theo đó mà khoác nghĩa "hung" (dữ, dữ
tợn) (từ Hán Việt tương ứng) .
2.3.1.2 Chơi chữ theo cách nhại, cách gần âm
+ Nhại từ ngữ, lời nói, giọng nói
Trong truyện cười, chơi chữ bằng phương thức nhại từ ngữ, lời nói,
giọng nói cũng được vận dụng để tạo ra tiếng cười. Có thể nhại bằng cách
đọc lệch, theo cách gần âm, sử dụng lại những từ ngữ, lời nói, giọng nói
của nhân vật để nhằm mục đích chế giễu nhân vật hay đơn thuần chỉ để
cười vui.
Ví dụ, "Có anh nọ không được bao lăm chữ trong bụng, nhưng hễ
nói là hay xổ ra khoe. Lần ấy, anh ta nói với người ăn kẻ ở rằng: "Sự bất
đắc dĩ tao mới đánh mày, chứ tao cũng biết giáo đa thành oán" . Biết anh ta
chẳng tốt lành gì, lại nữa vừa rồi vợ đẻ, anh ta tra một cái gáo thật dài cán
để đưa cơm nước cho vợ (sợ đưa trực tiếp sẽ làm bẩn chữ thánh hiền trong
óc) , người hàng xóm mới giả vờ mắng con rằng:
- Sự mất bát đĩa tao mới đánh mày, chứ tao cũng biết gáo tra dài
cán!". Ở lời nói của người hàng cười xóm, "sự bất đắc dĩ" biến thành "sự
21
mất bát dĩa" (đĩa) ", "giáo đa thành oán" (răn dạy thái quá, có thể gây oán
thù) hoá ra "gáo tra dài cán"; Đây là cách nhại theo cách gần âm.
+ Cách mô phỏng âm thanh
Có khi người ta mô phỏng những âm thanh của thiên nhiên hay các
hoạt động của con người để tạo tiếng cười nhằm vào mục đích nào đó. Ví
dụ trong truyện Quan thanh tra [1,277], sử dụng "Ô hô! ô hô! ô hô thiên!"
đã mô phỏng âm thanh tiếng khóc của con người nhằm chỉ trích, phê phán
tên quan tham lam, ngông cuồng.
+ Cách gần âm
Chơi chữ theo phương thức gần âm tức là tạo một tên gọi, một lời
(câu), một văn bản ngắn (có nghĩa theo ngữ cảnh thuận), gần âm với một
tên gọi, một lời, văn bản ngắn (cũng theo ngữ cảnh thuận) khác. So với
cách cùng âm, thường thể hiện ở cấp độ cao hơn; và ý nghĩa được tạo ra,
lắm lúc cũng bất ngờ, thú vị hơn. Nhưng vận dụng trên thực tế, thì gần âm
không phong phú bằng.
Ở truyện Trạng Lợn, lúc mới đi học, thầy dạy câu "Thiên tích thông
minh, thánh phù công dụng". Thầy vừa đọc xong, Chung Nhi (Trạng Lợn)
lập tức đọc trẹo là "Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng". Câu
thầy dạy có nghĩa là "Trời thông minh, thánh giú làm nên sự nghiệp",
Chung Nhi đọc theo cách gần âm, tạo ý bỡn cợt; Hay nhiều truyện khác
như Chánh sứ sang Tàu,..Trên đường đến Biện Kinh, thấy cảnh một người
phụ nữ vạch quần đái, Trạng chỉ tay nói đùa: "Nong tay dí bẹn, đỏ hăm
hăm". Phó sứ phiên chữ Hán, mà ghi thành: "Đông tây chí Biện, đổ hân
hân" (người miền đông, người miền tây đi đến Biện, thấy quang cảnh rất
vui vẻ). Chẳng phải là hiện tượng chơi chữ cách gần âm (câu tiếng Việt gần
âm với câu Hán Việt) đó sao.
2.3.1.3 Chơi chữ theo cách phiên âm tiếng nước ngoài
Phiên âm tiếng nước ngoài trong truyện cười dân gian Việt Nam rất
nhiều nhưng chủ yếu là phiên âm tiếng Pháp và tiếng Trung,... So với
truyện cười Việt Nam hiện đại thì dung lượng chủ yếu của các truyện
cười sử dụng cách phiên âm tiếng nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh - một
ngôn ngữ đươc xem là tiếng phổ thông của thế giới.
22
Thời kỳ Pháp mới chiếm đóng Hà Nội, có me Tây được bà con gọi là
mụ đội chóp. Mụ vốn làm nghề buôn bán ở chợ, nhờ được chồng và các
quan Tâu chiều chuộng mà bà bỗng chốc trở nên có nhiều tiền của, thế lực.
Nhiều người muốn được chức tước, lợi lộc phải nhờ đến tay mụ, nghe đâu,
trong số đó, có cả bậc đại thần...
Ba Giai đặc tả mụ đội chóp trong bài thơ:
Cô quả tiên, chẳng phải thường
Không làm quan tắt thế mà sang
Tam khoanh trùm lõ bồng bồng tú
Nhất phẩm khâm già dạ dạ ran
2.3.1.4 Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái)
+ Dạng tổ hợp lái được nêu trực tiếp
. Lái để vui đùa, để đánh đố
“Có một thái giám đến xin chữ Quỳnh để treo đại tự trên nhà. Trạng
Quỳnh cho hai chữ “Thiên đức”. “Thiên đức” nghĩa là đức tốt. Viên thái
giam thích lắm, đóng khung thật đẹp để treo. Nhưng rồi có người giải nghĩa
“thiên đức” không phải là đức tốt mà là đực thiến. Thật đau hơn cả thiến!”
. Lái để làm đẹp lời
“Xiển Bột có anh học trò đỗ đạt sắp ra làm quan, về nhà làm tiệc
mừng, mời Xiển Bột tới dự. Xiển chè chén xong, viết tặng bốn chữ
“Thượng đẳng tối linh”. Anh ta thích lắm, đem treo giữa nhà. Ít lâu sau,
bạn của anh ta (quan phủ, quan huyện) đến chơi, thấy bức trướng tỏ ra kinh
hãi: “Chỉ hoàng đế mới xưng thế, quan bác làm vậy mà đến tai triều đình
thì khó tránh khỏi tội phản nghịch vô đạo.”Anh ta hoảng hốt, cho mời Xiển
Bột đến. Ông giải thích : “Thượng đẳng” là bậc trên, “tối linh” là lính tôi,có
gì sai đâu?”.
. Lái để châm biếm, đả kích
Truyện kể về mụ Tư Hồng, là một người đàn bà lẳng lơ, làm giàu bất
chính mà được phong là “Ngũ phẩm Nghi nhân”, bố mụ là “Hàn Lâm thi
độc”. “Mụ sử sang làm tiệc mừng,xin cụ Tam Nguyên Yên Đỗ mấy chữ đại
tự, khắc cổng. Cụ Tam cho “chi chi dã”, và giảng giải là ba chữ này rút ra
từ một câu trong sách cổ “Đại tiểu do chi xuất nhập khả dã”, nghĩa là lớn
23
nhỏ đều có thể ra vào cửa này. Mụ Tư Hồng thích lắm, cho khắc ngay.
Nhiều người đi ngang cổng nhà mụ Tư đọc chữ đề, đều nén nụ cười khinh
bỉ. Mụ ta tìm người gạn hỏi, mới hay rằng cụ Tam đã chửi mình; Bởi chi
chi dã là cha cha đĩ! Thật điếng người!”[ ,73]
. Lái để văng tục
Lái để văng tục tức tránh việc phải nói, phải viết thẳng từ ngữ tục.
Chẳng hạn trong Đá bèo chơi[, ], Trạng đã chửi bà lớn bằng cách nói lái
“đá bèo” tức là “đéo bà” mà bà không biết chính mình đang trở thành trò
cười cho thiên hạ. Việc nói lái để văng tục có tác dụng chửi những tầng lớp
trên bằng cách hạ nhục vị thế của chúng xuống tận hàng thấp nhất để so với
cái tục tĩu mà không hề bị chịu sự trừng phạt. Bởi cái bề mặt của từ ngữ lái
đã ngụy trang cho cái tục ấy nhưng người ta vẫn phát hiện ra để cười.
+ Dạng tổ hợp từ lái được nêu gián tiếp, thông qua một tổ hợp khác
. Lái để đùa vui, văng tục
Trạng Quỳnh có lần dâng Chúa Trịnh một hũ mắn “đại phong”.
Chúa ăn rất ngon miệng, nhưng không biết tên “đại phong” nghĩa lý ra sao,
nên gọi Quỳnh vào giải thích: Trạng cắt nghĩa “đại phong” là gió lớn, gió
lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương. Đây là quá trình
tư duy kết hợp với suy luận theo quan hệ nhân quả, và cách đồng nghĩa
Hán Việt – thuần Việt.
Ngọa sơn, “ngọa” là nằm, “sơn” là núi, núi thì có đèo, cho nên ‘ngọa
sơn” bằng “ngáy đèo” tức “đéo ngày”.
Trạng Quỳnh chơi thái giám và vua Tự Đức: “vi sương tứ địch”
nghĩa là “làm sao cho sáo” lái lại là “làm sao cho sướng”. “Dĩ phát tư
phùng” nghĩa là “lấy tóc mà may”, lái lại là “lấy tay mà móc”!
.Lái để châm biếm, đả kích
Làng Mỹ Lộc có một người đàn bà thường hay lăng nhăng, tằng tịu
với nhiều hạng người nhưng lại làm bộ đoan chính. Khi chồng chết, bà ta
làm vẻ thương tiếc, khóc lóc thảm thiết và xin chữ để thờ. Một nho sĩ đã
cho một chữ “dĩ” nghĩa là rất lớn; và giải thích là rút từ “dĩ chi sự lễ” (lấy
lễ mà thờ). Bà ta không biết rằng nhà nho nọ đã mắng mình. Bởi “dĩ” viết
to là dĩ lớn là “đại dĩ”, “đại dĩ” là “đĩ dại”! [ ,134]
24
2.3.1.5 Chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ
+ Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Hán
.Tách ghép chữ Hán
Truyện Trạng Quỳnh có mẫu kể về việc Quỳnh trêu ghẹo con gái
quan Bảng nhãn (người Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội), quan bảng ra vế
đối khó, nếu đối không được sẽ bị đòn:
“Thằng quỷ ôm cái đấu, đứng cửa khôi nguyên”
Vế ra sử dụng cách ghép chữ: “quỷ” + “đấu” = “khôi”
Quỳnh đối lại:
“Con mốc nấp cây bàng, dàn nhà bảng nhã”
Vế đối cũng sử dụng cách ghép chữ: “mộc” + “bàng” = “bảng”. Ý
nghĩa cũng tương xứng (“mộc” (con mộc): một loại ma gỗ, ma cây)
. Đọc nhầm chữ Hán
Truyện Trạng Lợn có mẩu: “Chung Nhi cùng bạn cùng bạn trẩy kinh
ứng thi, hôm nọ đi đến một làng thì trời tối, định tìm chỗ xin ở qua đêm.
Bất đồ, khi qua đình, Chung Nhi lại giục mọi người rảo chân nhanh: Đi
mau để trọ nơi khác, làng này bất yên! Thấy các bạn ngạc nhiên, Chung
Nhi chỉ tay vào tấm bia trước đình. Ở đấy có khắc hai chữ “hạ mã” (xuống
ngựa). Các bạn suýt bật cười vì sự nhầm lẫn, nhưng Chung Nhi lôi đi, vẻ
quyết liệt, đành nghe theo. Vừa đi ra tới, quả nhiên thấy trong làng phát
hỏa. mọi người cho có thần linh báo trước, chứ không làm sao mà một
người lặn lội lên tận kinh đô để thi, lại đọc “hạ mã” thành “bất yên” (không
an lành) được”.
Hay trong truyện “Ông thầy đồ dốt, một lần dạy đến chỗ “phàm huấn
mông” (phàm việc dạy học), thầy không biết nghĩa là gì, cứ dạy rằng:
“phàm” là ông Phàm, “huấn” là ông Huấn, “mông” là ông Mông. Lần khác,
dạy chữ “bôi” (chén nhỏ) mà không biết âm và nghĩa ra sao; thấy chữ
“mộc” (cây) đứng bên chữ “bất” (không), thầy đoán một đằng nghĩa, một
đằng âm, bèn dạy: - “bất” là cây bất.
Học trò hỏi: - Thưa thầy, cây bất nó như thế nào ạ?
Thầy vội mắng át đi: - Cây bất tận ngoài bể Đông, chúng bay biết thế
nào được mà hỏi?
25
Ở cạnh trường, có một người đàn bà biết chữ, nghe thầy dạy láo, mới
hát ru con rằng: “Ai trồng cây bất bể Đông,
Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm?”
2.3.1.6 Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Quốc ngữ
+ Chuyển đổi các yếu tố thuộc một bộ phận của âm tiết chữ Quốc
ngữ
.Chuyển đổi giữa các yếu tố thuộc bộ phận vần: Dạng này giữ
nguyên phụ âm đầu và thanh điệu, bộ phận vần chuyển đổi theo hướng
thêm vào, bớt ra hoặc thay thế một số âm nào đó.
“Thấy mấy chàng trai cứ quấn quýt, quẩn quanh bên các cô tiếp viên
ở quán rượu mà không chịu về, dù đêm đã khuya, chủ quán muốn đóng
cửa, bèn nhờ một người đứng tuổi đọc rằng: Cây luồng mà bỏ u rê,
Làm cho mấy chú mải mê không về.
Nghe vậy, các chàng đỏ mặt, kéo nhau về”.
“Luồng” là một loại tre nứa. Chữ “luồng” mà rút bỏ đi “u”, “g” trở
thành nhân tố gây sự bất ổn, được nêu cụ thể ở dòng bát. Trước đám đông
mà gọi mặt chỉ tên “nó”, dù là gián tiếp đi nữa, cũng xấu hổ, nên các chàng
đành rút lui. “Bỏ u rê” cũng chỉ việc bón phân u rê (cùng âm).
.Chuyển đổi giữa các yếu tố thuộc bộ phận thanh điệu
+ Đọc nhầm, đọc lệch lời do viết chữ Quốc ngữ
Do viết không có dấu thanh
Ví dụ: Cuối thời Pháp thuộc, có làng nhận được lệnh của quan huyện
phải cử người đi dự mít tinh. Tờ chỉ thị có dòng “Khi đi phải co co”. Các vị
hương chức mới bập bõm chữ Quốc ngữ, người đọc “Khi đi phải co co (co
tay); người đọc “khi đi phải cò cò (nhảy lò cò);...Sau hỏi người thư lại ở
huyện, mới rõ là “Khi đi phải có cờ”!”.
2.3.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa
2.3.2.1 Chơi chữ theo cách trái nghĩa
+ Đặt cặp trái nghĩa (hay đối lập nhau về ý nghĩa)
Trong truyện Thủ Thiệm: “Thủ Thiệm bị quan huyện sai lính lệ bắt
giam. Quan thét:
- Lệ đâu! Đưa thằng này xuống buồng giam, giam đầu nó lại!