Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đánh giá chiến lược marketing mix kfc vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.79 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY…………………………. 2
1.1 Thông tin doanh nghiệp KCF....................................................................................2
1.1.1Thông tin chung....................................................................................................2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................2
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu............................................................................3
1.3 Nhận diện thương hiệu..............................................................................................4
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC.............5
2.1 Bối cảnh thị trường....................................................................................................5
2.2 Tổng quan về phân đoạn thị trường..........................................................................5
2.2.1 Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý................................................................5
2.2.2 Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học..........................................................6
2.2.3 Phân đoạn thị trường theo tâm lý........................................................................6
2.2.4 Phân đoạn thị trường theo hành vi......................................................................6
2.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu....................................................................................6
PHẦN III: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA KFC
VIỆT NAM.....................................................................................................................8
3.1 Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp....................................................................8
3.2. Chính sách giá của sản phẩm...................................................................................9
3.3. Chính sách phân phối sản phẩm.............................................................................11
3.4. Chính sách chiêu thị...............................................................................................12
3.5. Sự phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến Marketing mix trong KFC............14
3.6. Thiết lập bảng khảo sát khách hàng.......................................................................15
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA KFC...............19
4.1. Đánh giá các hoạt động marketing mix của doanh nghiệp.....................................19
4.1.1. Điểm mạnh........................................................................................................19
4.1.2. Điểm yếu...........................................................................................................19
4.2. Giải pháp Marketing mix cho hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp.....................19
4.2.1. Quảng cáo:.......................................................................................................19
4.2.2. Chiến lược sản phẩm:.......................................................................................19
4.2.3. Về chiến lược quan hệ công chúng (PR):.........................................................20


4.2.4. Về xúc tiến KFC:..............................................................................................20
4.2.5. Về phân phối sản phẩm:...................................................................................20
4.2.6. Dịch vụ:............................................................................................................21
KẾT LUẬN..................................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................23
1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1: Logo thương hiệu KFC
Hình 2: Hệ thống KFC phát triển tại Việt Nam
Hình 3: Món gà giòn không xương của KFC
Hình 4: Combo giá rẻ của KFC
Hình 5: Combo gà lớn của KFC
Hình 6: TVC KFC 2020
Hình 7: Banner KFC giảm giá sốc
Hình 8: KFC Việt Nam chung tay cùng cộng đồng chống Covid-19

2


PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY
1.1 Thơng tin doanh nghiệp KCF
1.1.1 Thơng tin chung
Tên cơng ty
: CƠNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT
NAM
Tên quốc tế
: KFC VIETNAM JOINT VENTURE COMPANY
LIMITED

Tên viết tắt
: KFC VIỆT NAM
Mã số thuế
: 0100773885
Địa chỉ
: Số 292, phố Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận
Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội,Việt Nam.
Người đại diện
: Pornchai Thuratum
Điện thoại
: 024 3974 6661
Ngày hoạt động
: 2008-09-29
Hình thức kinh doanh
: Công ty nhượng quyền thương mại
Ngành nghề kinh doanh
: Thực phẩm chế biến

Hình 1: Logo thương hiệu KFC
(Nguồn:kfcvietnam.com.vn)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một
trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các
sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến
từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới.
Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt

3



tại hơn 21 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng
tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Hệ thống cửa hàng KFC phân phối rộng khắp trải dài mọi miền đất nước:

Hình 2: Hệ thống KFC phát triển tại Việt Nam
(Ng̀n: kfcvietnam.com.vn)
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu
Tầm nhìn (Triết lý kinh doanh của KFC): Trở thành người dẫn đầu thức ăn
nhanh theo kiểu phương Tây, hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết
lịng vì khách hàng và bầu khơng khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng, tạo nên
một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công
nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Sứ mệnh: Họ mong muốn có những khách hàng trung thành mà khi cất cứ ai
thưởng thức lần đầu thì sẽ quay lại để thưởng thức lần tiếp theo. KFC mang lại sự vui
nhộn cho tất cả mọi người.
Thông điệp truyền thông ở thời điểm hiện tại 2022: KFC - Vị ngon trên từng
ngón tay!
Mục tiêu: Xây dựng tổ chức với sự tận tâm vượt trội, luôn mang lại chất lượng
cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ. Duy trì, cam kết cải tiến liên tục cho sự
đổi mới và phát triển, phấn đấu luôn luôn lãnh đạo thị trường thường xuyên thay đổi.
Và tạo được nguồn tài chính và lợi nhuận vững chắc cho chủ đầu tư cũng như nhân
viên công ty.

4


1.3 Nhận diện thương hiệu
KFC là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai

trên thế giới sau McDonald's, trước Pizza Hut và Starbucks. KFC chủ yếu kinh doanh
các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland
Sanders sáng chế. Ở Việt Nam khi khách hàng ghé ăn một lần sẽ sẽ chú ý ngay và ghi
nhớ ngay tới logo và nền chủ đạo của KFC đó là hình ảnh một ơng già với dịng chữ
KFC nổi bật trên tone đỏ, một thương hiệu quá đỗi nổi tiếng và bất cứ ai là học sinh
sinh viên cũng biết về họ.Hiện tại tháng 1/2022 fanpage chính thức của KFC Việt Nam
đạt tới hơn 57 triệu lượt thích.

5


PHẦN II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
2.1

Bới cảnh thị trường

Khái quát về thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam: thương hiệu gà KFC bỗng
nổi bật lên như là một lựa chọn đương nhiên. Các giá trị gia tăng cho sản phẩm là vệ
sinh đảm bảo, gà sạch… đã đóng góp rất lớn trong sự lớn mạnh của KFC tại Việt
Nam.
Hiện nay, thức ăn nhanh đang trở nên hợp thời với nhịp sống hiện đại, khi tiền
bạc, cơng việc đều có thể gia tăng, trừ thời gian. Tổng doanh số ngành fast food luôn
tăng trưởng. Năm 2019, tổng doanh thu ba chuỗi này đạt gần 4.300 tỷ đồng, tăng hơn
11% so với năm 2018. Năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid, dù kinh tế đang
trong giai đoạn khủng hoảng nhưng thị trường thức ăn nhanh vẫn là một trong số ít
ngành hàng giữ được mức tăng trưởng. Hàng loạt các cửa hàng thức ăn nhanh ra đời
khiến cho thị trường thức ăn nhanh khá phong phú. Có thể kể đến những thương hiệu
khá nổi trong lĩnh vực này như KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, BBQ chicken…
Trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, KFC vẫn chiếm thị phần đáng kể. Mấy năm
trở lại đây, sự xuất hiện của một số nhãn hiệu thức ăn nhanh của Việt Nam như Bánh

mì Ta, Chả giị Oroll, Phở 24 đang mong muốn cạnh tranh trên thị trường đầy tiềm
năng này. Những món ngon vỉa hè được nâng cấp với chất lượng và phục vụ khác biệt
đang mở ra xu hướng kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư Việt Nam…
KFC với mục tiêu thị trường nhắm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được
đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30,
nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi.
Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thơng
qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục
tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng
tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lịng tin nơi khách hàng thơng
qua chất lượng, uy tín và an tồn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những
nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng, một trong số đó là cơng ty cổ
phần chăn ni C.P.Việt Nam với hơn 17 năm phát triển. Tất cả nguyên liệu sử dụng
đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Việc lựa chọn thị trường
mục tiêu của KFC là hồn tồn chính xác.
KFC nhận ra rằng khách hàng ln có những thị hiếu khác nhau, những thị hiếu
đó thay đổi theo thời gian. KFC đã chia thị trường thành các nhóm khách hàng theo vị
trí địa lý và độ tuổi sau đó nghiên cứu các chương trình Marketing thích hợp với từng
nhóm đó.
2.2

Tổng quan về phân đoạn thị trường
6


2.2.1 Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý
Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đơng dân như Hà Nội,
TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phịng. KFC đã không phát triển một cách ồ ạt hệ thống các
cửa hàng mà với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam thì KFC tiến
hành sự mở rộng một cách vững chắc. Hiện tại KFC đã mở rộng gần như bao phủ các

thành phố lớn của Việt Nam.
2.2.2 Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học
Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.
Do nhiều ngun nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Với
việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp
cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm
đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn
nhỏ.
Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một
khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Những người có thu nhập
khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng.Với những người có thu nhập
khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập
thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có
thể khơng thường xun.
Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là: học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm
việc ở khu vực trung tâm thành phố, gia đình hộ gia đình trẻ. Vì số lượng các trường
đại học, cao đẳng, dạy nghề ở đây là rất nhiều, và nhu cầu ăn uống của hộ gia đình vào
các dịp cuối tuần rất lớn. Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.
2.2.3 Phân đoạn thị trường theo tâm lý
Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua. Việc phát triển theo
nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới, những xu hướng mới
đặc biệt những xu hướng, phong cách sống này được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh.
Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành cơng của mình khi đặt chân vào thị
trường Việt Nam.
2.2.4 Phân đoạn thị trường theo hành vi
Khách hàng đánh giá các yếu tố tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu
phục vụ được coi là chuẩn nhất. Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách
chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên, hệ thống các cửa hàng tương đối
dày đặc mà còn là điều hành một loạt các cửa hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng

sử dụng sản phẩm KFC.
7


2.3

Lựa chọn thị trường mục tiêu

KFC với mục tiêu nhắm vào giới trẻ và thị trường Việt Nam được đánh giá đầy
triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp
nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ,
KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị
dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn
thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi
còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lịng tin nơi khách hàng thơng qua chất lượng, uy tín
và an tồn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên
liệu uy tín và đảm bảo chất lượng. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận
kiểm dịch của cơ quan chức năng. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hồn
tồn chính xác.
Việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng
truyền thống (trong đó lấy màu đỏ làm chủ đạo) thì KFC đã tạo ra một trào lưu mới
trong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam. Trong khi thói quen tiết kiệm vẫn là
quan điểm của những người có độ tuổi trên 30 thì với giới trẻ (độ tuổi dưới 30) thì
KFC đã nhận được những phản hồi tích cực. Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần
đã trở thành trào lưu mới, xu hướng mới, một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng
động của giới trẻ. KFC cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trị chuyện,
bàn bạc cơng việc. Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết
đến, đây là điều kiện để KFC phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa.

8



PHẦN III: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA KFC
VIỆT NAM
3.1 Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp
Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel
Cris Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm
2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul
Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó.
Vì vậy khi vào Việt Nam, KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã cho
phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùng Việt Nam. Điều quan trọng trong chíên lược
phát triển sản phẩm là tạo sự khác biệt hóa so với các sản phẩm của thương hiệu khác.
Từ đó người tiêu mới cảm nhận được sản phẩm nào của nhãn hiệu KFC hay Lotteria,
hay một cửa hàng thức nhanh khác. Bản thân sản phẩm KFC đã có sự khác biệt về sự
pha trộn giữa mười mợt loại gia vị. Chính điều này đã tạo nên hương vị đặc biệt cho
món gà rán. KFC khơng những tạo ra sự khác biệt mà cịn đa dạng hóa sản phẩm tạo
nên thực đơn vô cùng phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và
hamburger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục
vụ những thức ăn hợp khẩu người Việt Nam như: gà giịn khơng xương, bánh mì mềm,
cơm gà gravy, bắp cải trắng Jumbo …. Kích thước của hamburger cũng thay đổi, trở
nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam.

Hình 3: Món gà giòn không xương của KFC
(Nguồn: kfcvietnam.com.vn)
Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ
chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi
ngày phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: hamburger phi cá,
hamburger tôm, lipton ice tea, nước Evian …. Với việc mở rộng sang các nguyên liệu
tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích
thích và tị mị cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng

9


khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Đặc biệt đối với giới trẻ hiện nay ln
thích đi tìm cái mới, cái lạ.
Bên cạnh đó, KFC cịn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của khách hàng. KFC
nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên Gà ít chất béo. Đó là dùng dầu chiên sản xuất
đậu nành thay vì dầu rau mà cơng ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim. Bởi dầu
đậu nành ổn định hơn cần ít hydro hố hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó
người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới
trẻ hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Ngoài ra,
trong thời gian gần đây, nạn dịch cúm gia cầm đang bùng nổ, ảnh hưởng rất lớn đến
việc kinh doanh thức ăn nhanh của KFC nói riêng và các nhà hàng phục vụ thức ăn
nhanh nói chung. Nhưng vấn đề này KFC đã khắc phục được với những nguồn cung
cấp thịt sạch và uy tín của KFC trên thị trường đã tạo cho người tiêu dùng sự an tâm
khi dùng sản phẩm gà rán.
3.2. Chính sách giá của sản phẩm
Đối tượng mục tiêu của KFC là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, theo đó chiến
lược định giá sản phẩm cũng được thiết kế để phù hợp với đối tượng mục tiêu. KFC sử
dụng các chiến lược định giá khác nhau cho các sản phẩm và các biến thể của nó.
Định giá tùy chọn: Định giá tùy chọn về cơ bản được các công ty sử dụng để cố
gắng tăng số tiền khách hàng chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Tùy chọn "bổ sung" làm
tăng giá tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong trường hợp của KFC, khách hàng
có thể mua các món chính có trong thực đơn của họ và sau đó có thể chọn “món bổ
sung” hoặc “món phụ” như đồ uống hoặc món tráng miệng phù hợp với món chính mà
họ đã mua. Kết quả cuối cùng là khách hàng sẽ trả tiền cho mặt hàng chính mà họ
muốn mua và cả các tiện ích bổ sung.
Giá theo combo: KFC gộp các sản phẩm khác nhau lại với nhau và cung cấp
cho khách hàng với mức giá thấp hơn một chút. KFC cung cấp các ưu đãi kết hợp khác
nhau cho khách hàng của mình và cũng cung cấp cho khách hàng tùy chọn để thực

hiện kết hợp theo ý mình.

Hình 4: Combo giá rẻ của KFC
(Ng̀n: kfcvietnam.com.vn)
10


Thực đơn tại KFC được cung cấp với giá cả phải chăng và họ đã áp dụng các chiến
lược sáng tạo để cạnh tranh trên các thị trường khác nhau.
Để có thể cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn thì KFC đã cung cấp nhiều mức
giá khác nhau trong thực đơn của mình. Khi mới ra nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn
nhanh phương tây cịn q xa lạ với người Việt. Chính vì thế, KFC đã sử dụng chiến
lược giá thấp để thâm nhập thị trường, điều này cũng giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận
với sản phẩm hơn. Chiến lược này vô cùng hiệu quả khi đến năm 2006, sau thời gian
là 10 năm chịu lỗ thì KFC đã bắt đầu có lãi và chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh ở Việt
Nam.

Hình 5: Combo gà lớn của KFC
(Ng̀n: kfcvietnam.com.vn)
Sau này, khi KFC có nhiều đối thủ hơn thì KFC chuyển chiến lược giá của
mình sang cao hơn đối thủ. Dù giá không cao hơn quá nhiều nhưng đây là chiến lược
tạo hình ảnh đi đầu cũng như đánh vào tâm lý khách hàng. Bởi lẽ, thông thường khách
hàng luôn nghĩ rằng giá sản phẩm cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn. Ngồi ra thì KFC
cịn tạo ra những combo với giá hợp lý để khách hàng tiện hơn khi gọi món. Việc thay
đổi giá theo từng giai đoạn là bước đi khơn khéo vì Việt Nam là đất nước cực kỳ quan
tâm tới giá cả sản phẩm.
3.3. Chính sách phân phối sản phẩm
Nhiều yếu tố như mức độ gần gũi với khách hàng, môi trường kinh doanh, tổng
chi phí, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động và cộng đồng chủ nhà là những yếu tố
quyết định chính với KFC khi lựa chọn địa điểm mở cửa hàng.

11


Ngày 27/12/1997, KFC mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam ở TP. Hồ Chí Minh.
Và đến ngày nay, KFC đã có hàng trăm cửa hàng phủ rộng ở các thành phố lớn trên
mọi miền tổ quốc.. Có thể thấy, chiến lược phân phối của KFC mở rộng ở khắp nơi với
mục đích có thể tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể. Những cửa hàng tập trung
ở thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là nơi tập trung phần đông
khách hàng mục tiêu của hãng. Với việc tuân thủ chiến lược marketing mix của KFC
thì hãng sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian để có thể ăn một bữa KFC mà khơng
cần đi di chuyển quá xa. Điều này giúp đáp ứng tiêu chí của đồ ăn nhanh đó là “Nhanh
– Tiện Lợi – Đủ chất dinh dưỡng”.
- Cấu trúc tổ chức kênh phân phối:
KFC sử dụng kết hợp hệ thống cửa hàng nhượng quyền thương mại cũng như
các cửa hàng thuộc sở hữu của cơng ty. Khách hàng có thể ghé thăm các cửa hàng này
và thưởng thức các sản phẩm/mặt hàng của họ và cũng có thể đặt hàng trực tuyến và
giao món gà u thích của họ đến tận nhà.
- Các phương thức phân phối và quản lý kênh phân phối:
Chiến lược phân phối của KFC không chỉ dừng lại ở số lượng nhà hàng mà
KFC còn lựa chọn vị trí phân phối hợp lý. KFC rất thơng minh khi lựa chọn đặt cửa
hàng của mình trong các trung tâm thương mại, siêu thị vì đây là những nơi đặt ở khu
đông dân cư. Người đi chơi, đi mua sắm tại các trung tâm thương mại sẽ dễ dàng để
tiếp cận với KFC hơn. Có thể thấy, các kênh phân phối của KFC đã được nghiên cứu
vô cùng kỹ lưỡng và nó đã tạo ra hiệu ứng của nhãn hàng ở tất cả những nơi KFC đi
qua, kể cả các địa phương nhỏ.
3.4. Chính sách chiêu thị
Khuyến mại đóng một vai trò quan trọng trong hỗn hợp tiếp thị của KFC, cơng
ty sử dụng kết hợp thích hợp các kênh ATL, BTL và Digital để tạo nhận thức và quảng
bá sản phẩm của họ.
Chính danh mục sản phẩm mạnh đã tạo nên sự khác biệt của thương hiệu so với

các đối thủ cạnh tranh. KFC cũng sử dụng tất cả các phương tiện như TV, báo in,
quảng cáo trực tuyến,... để quảng cáo. Vì thế, KFC có sự nhận diện tương đối lớn với
tập khách hàng mục tiêu. Công ty cũng chủ động tương tác và gắn kết với khách hàng
để có được những hiểu biết sâu sắc hơn về họ.
KFC cũng sử dụng chính các cửa hàng của mình ở mức tối đa để quảng bá các
sản phẩm mới.
KFC cũng cung cấp tùy chọn đặt món ăn trực tuyến cho khách hàng thông qua
trang web của KFC. Khách hàng cũng có thể đặt món ăn KFC từ các ứng dụng/trang
web đặt món ăn mà KFC đã hợp tác.
12


- Chiến lược quảng cáo:
Chiến lược truyền thông của KFC là một trong những điểm mạnh giúp KFC có
được thành công. Việc tạo dựng khuyến mãi, sử dụng quảng cáo và các hoạt động PR
là các kênh mà KFC đã sử dụng nhằm mục đích truyền tải thơng điệp cũng như giới
thiệu sản phẩm đến với khách hàng.
KFC đã tung ra rất nhiều TVC quảng cáo để giúp khách hàng nhận thức được
KFC là thương hiệu nước ngoài nhưng lại phù hợp với Việt Nam. KFC cũng truyền tải
slogan của mình là “Vị ngon trên từng ngón tay (It’s Finger Lickin’ Good) với hình
ảnh miếng gà rán thơm ngon, khó cưỡng. Hơn nữa, hãng cũng mang lại sự thành công
khi sử dụng âm thanh để kích thích vị giác và tăng trải nghiệm ăn uống của người
xem.

Hình 6: TVC KFC 2020
(Nguồn: Internet)
Hơn nữa, khi mà Social Media phát triển mạnh mẽ thì KFC cũng sử dụng
những mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Twitter,… để tiếp cận với
khách hàng. Hơn nữa, việc sử dụng mạng xã hội để truyền thơng cũng có thể nhận
được những phản hồi, nhận xét của mình trên đó. Điều này giúp KFC biết được mình

đang làm tốt điều gì, cần thay đổi điều gì để giúp khách hàng hài lòng hơn.
- Chiến lược khuyến mại:
Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt
Nam nói chung, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi khơng chỉ
trong ngày lễ mà cịn trong ngày thường. Bên cạnh đó KFC cịn có các chương trình
khuyến mãi trong năm.
13


Hình 7: Banner KFC giảm giá sốc
(Ng̀n: kfcvietnam.com.vn)
- Chiến lược quan hệ công chúng (PR)
Để quảng bá cho thương hiệu của mình, KFC thường xun có các hoạt động từ
thiện, tài trợ như chiến dịch: “KFC VIỆT NAM CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG
CHỐNG COVID-19” trong năm vừa qua.

Hình 8: KFC Việt Nam chung tay cùng cộng đồng chống Covid-19
(Nguồn: kfcvietnam.com.vn)
3.5. Sự phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến Marketing mix trong KFC
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích hoạt động marketing - mix của KFC tại
Việt Nam, về tổng quan, có thể thấy được rằng nhãn hàng này đã và đang kinh doanh
thành công tại thị trường Việt Nam về mặt thương hiệu. Nhưng vì bối cảnh đại dịch
14


Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua đã làm cho tình hình kinh tế, tài
chính của KFC suy giảm đáng kể. Khách hàng gần như đã lãng qn đến thương hiệu
này. Chính vì thế KFC đã tung ra những chiến lược marketing, nhằm mục đích vực
dậy thương hiệu trong lòng khách hàng. Nhờ vào chiến dịch marketing mix ln được
thay đổi phù hợp với hồn cảnh , phát triển khơng ngừng nên KFC rất được lịng của

người tiêu dùng kể cả trong những thời điểm kinh tế khó khăn nhất.
Tuỳ vào bối cảnh, tình hình đất nước mà KFC xây dựng chiến dịch truyền bá
hình ảnh. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng sẽ được khách hàng đón nhận
nồng nhiệt trở lại,bởi tính chất phức tạp và nhạy cảm của khủng hoảng đại dịch Covid19. Nhưng KFC đã và đang làm rất tốt chiến dịch marketing của mình. Trước hết là để
đánh dấu sự trở lại của mình sau tình hình tâm dịch diễn biến phức tạp , sau đó là
tun truyền thơng điệp cùng chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19, không đặt lợi nhuận
lên trên sức khoẻ của người tiêu dùng .
Cách thức hoạt động đồng nhất và triển khai kế hoạch độc đáo, sáng tạo nên
KFC đã một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên mặt trận cạnh tranh với các tập
đồn đối thủ của ngành cơng nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam . Từ đó có thể thấy
được tầm quan trọng của chiến lược marketing-mix ảnh hưởng đến bước tiến phát triển
của thương hiệu trên. Hơn thế nữa, đứng sau thành công ấy là sự cống hiến của cả một
đội ngũ chuyên viên tinh anh luôn đề ra những phương án sáng suốt, nhằm giảm thiểu
tối đa tổn thất doanh thu và giải cứu chuỗi cửa hàng khỏi thất thốt nặng nề trong gang
tấc. Có thể nói, đội ngũ này là “mạch sống” để thúc đẩy phát triển tiềm năng thu về lợi
nhuận của KFC.
3.6. Thiết lập bảng khảo sát khách hàng
Tên đề tài khảo sát: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thức ăn
nhanh KFC trên địa bàn Hà Nội năm 2022.
Bảng câu hỏi:
Thơng tin cá nhân người tiêu dùng:
-

Tuổi……………

-

Nghề nghiệp:...............

-


Giới tính:....................

Nội dung:
1. Bạn đã từng ăn thức ăn nhanh tại chuỗi cửa hàng KFC chưa?
A.



B. Chưa

2. Tại sao bạn lại chọn thức ăn KFC?
15


A.

Ngon

B.

Giá cả

C.

Sự tiện lợi

D.

Lý do khác


3. Mức độ sử dụng đồ ăn nhanh của bạn?
A.

1 lần/tuần

B.

Thỉnh thoảng

C.

Hằng ngày

D.

Khác

4. Bạn biết KFC nhờ đâu?
A.

Qua truyền hình

B.

Bạn bè giới thiệu

C.

Báo chí


D.

Mạng xã hội

E.

Lý do khác

5. Bạn ăn KFC vào dịp nào?
A.

Những dịp đặc biệt (Sinh nhật, party…)

B.

Tiện đường ghé vào

C.

Khác

6. Giá cả đồ ăn KFC có phù hợp với bạn khơng?
A.

Rẻ

B.

Q đắt


C.

Đắt

D.

Phù hợp

7. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của bạn là?
A.

Dưới 1 triệu

B.

Từ 1 đến 3 triệu

C.

Từ 3 đến 5 triệu

D.

Trên 5 triệu
16


8. Khảo sát một vài nhận định của bạn về thương hiệu KFC:
Đánh giá theo thang điểm từ 1-5, vui lòng chọn một số phản ánh đúng nhất mức

độ đồng ý của anh/chị với các yêu cầu khảo sát khách hàng về đồ ăn tại KFC trong đó:
5 - Rất đồng ý, 4 - Đồng ý, 3 - Bình thường, 2 - Không đồng ý 1- Rất không đồng ý
Câu hỏi

1

2

3

4

5

2

3

4

5

2

3

4

5


Tơi có thể nhận ra thương hiệu này trong số các
thương hiệu khác
Tơi có thể phân biệt thương hiệu này với thương hiệu
khác
Các đặc điểm của thương hiệu này xuất hiện trong
đầu tơi một cách nhanh chóng
Tơi có thể nhớ ra biểu tượng, logo của KFC một cách
nhanh chóng
Tơi có thể phân biệt được đồ ăn của KFC với thương
hiệu khác
9. Mức độ phù hợp về khẩu vị của thức ăn KFC với bạn?
Câu hỏi

1

Mức độ phù hợp về khẩu vị Gà rán KFC
Mức độ phù hợp về khẩu vị Hamburger KFC
Mức độ phù hợp về khẩu vị Salad KFC
Mức độ phù hợp về khẩu vị Cơm gà KFC
Mức độ phù hợp về khẩu vị Nước uống KFC
10. Mức độ hài lòng về các dịch vụ của KFC đối với bạn:

Câu hỏi

1

Cách phục vụ của nhân viên
17



Cách trang trí cửa hàng
Chương trình giảm giá
Dịch vụ giao hàng tận nơi
Dịch vụ đặt đồ trên app
11. Bạn có thích KFC có những thay đổi như: thêm trái cây vào khẩu phần, đa dạng
các loại nước uống?
A.



B.

Khơng

C.

Khác

12. Bạn có lo ngại về sức khỏe khi sử dụng thức ăn nhanh?
A.



B.

Khơng

C.

Khác


13. Bạn có ý tưởng hay đề nghị gì để thức ăn nhanh ngày càng tiện lợi và phù hợp hơn
với người Việt Nam:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Như vậy, thông qua khảo sát trên KFC có thể thu nhập được những ý kiến đóng
góp của khách hàng để xây dựng đối tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng và cụ thể hơn.
Từ đó, KFC lấy đó làm cơ sở để xác định mục tiêu Marketing lớn nhất, giúp nâng cao
và hoàn thiện những chiến lược Marketing sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra; các
chiến lược sẽ phải bổ sung, hỗ trợ cho nhau chứ không được làm thay đổi đi mục tiêu
ban đầu. Bên cạnh đó, thông qua khảo sát, KFC cũng biết được mức độ hài lòng của
khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, từ đó đề xuất những điều chỉnh để
thỏa mãn nhu cầu khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn. Nói tóm lại,
bảng khảo sát trên có tầm quan trọng mật thiết đối với chiến lược Marketing của KFC.

18


PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA KFC
4.1. Đánh giá các hoạt động marketing mix của doanh nghiệp
4.1.1. Điểm mạnh
KFC đã rất thành công trong việc nắm bắt khẩu vị của khách hàng, đề cao tinh
hoa ẩm thực của dân tộc bằng việc luôn luôn thay đổi, luôn luôn sáng tạo ra những sản
phẩm phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam. Từ đó, đưa ra mức giá phù hợp
với sản phẩm cũng như thu nhập trung bình của người Việt Nam. Thường xuyên cải
thiện, nâng cấp cửa hàng , khơng gian rộng rãi, thống mát sẽ khiến cho thực khách
cảm giác thoải mái, dễ chiụ khi dùng bữa tại cửa hàng. KFC đã làm rất các chiến lược
truyền thông về mảng làm từ thiện, quyên góp, chung tay cùng đất nước đẩy lùi dịch
bệnh Covid-19. Nhưng cịn nhiều thiếu xót trong việc truyền tải thơng điệp bảo vệ môi

trường.
4.1.2. Điểm yếu
- Đối thủ cạnh tranh ngày một mạnh địi hỏi phải có giải pháp để dẫn đầu thị trường
thông qua hoạt động Marketing mix
- Chiến lược sản phẩm: phải thay đổi thường xuyên và phải được nâng cấp cao hơn vì
đối thủ cạnh tranh mạnh và đông
- Về quan hệ công chúng tương tác chưa cao
- Hoạt động xúc tiến và phân phối sản phẩm cần được cải thiện.
4.2. Giải pháp Marketing mix cho hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp
4.2.1. Quảng cáo:
Chiến lược quảng cáo của KFC nên tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu,
tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế
giới. KFC cần mở rộng các hình thức quảng cáo, khơng chỉ quảng cáo trên các phương
tiện in ấn như báo chí, tạp chí mà cịn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử
như truyền hình, internet. Bên cạnh đó KFC cịn tổ chức quảng cáo ngồi trời như :
panơ , áp-phích, bảng hiệu, phát leaflet
4.2.2. Chiến lược sản phẩm:
KFC nên đa dạng hóa các món ăn của mình. Bên cạnh những món ăn truyền
thốngnhư gà rán và hamburger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC nên chế biến thêm
một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: bánh mì nhân
thịt gà, cơm gà rán, Kích thước của Hamburger cũng nên thay đổi, nhỏ hơn để thích
hợp với khẩu phần ăn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm nên sắp xếp theo
nhiều loại giúp cho người tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao
19


gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức
ăn nhẹ, thức ăn phụ, tráng miệng, Bên cạnh đó nên mở rộng sang các nguyên liệu như
tôm, cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, trà xanh, trà thảo
mộc KFC cũng nên thay đổi dầu chiên ít ảnh hưởng đến sức khỏe, bảo vệ sức khỏe

người sử dụng. Từ đó người tiêu dùng mới có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản
phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì
đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu
hút nhiều người đến với KFC hơn. Các bạn nữ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị
ám ảnh tình trạng thừa cân và béo phì.
4.2.3. Về chiến lược quan hệ công chúng (PR):
Để quảng bá cho thương hiệu của mình, KFC nên thường xun có các hoạt
động xã hội, tài trợ, tổ chức sự kiện, như : Nhân kỷ niệm thành lập chuỗi nhà hàng
thức ăn nhanh KFC tại Việt Nam, KFC sẽ tổ chức sự kiện lập kỷ lục về thùng gà rán
có số lượng rất lớn những miếng gà rán bên trong, những miếng gà rán sẽ được chia
cho các trẻ em nghèo, những người không nơi nương tựa hay những gia đình có hồn
cảnh khó khăn. Tổ chức cuộc thi ăn gà rán nhanh tại chính cửa hàng KFC của mình,
người ăn nhanh sẽ được lưu tên tại cửa hàng đó, và được miễn phí suất ăn. Mở các giải
bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, mang tên AFC cup
4.2.4. Về xúc tiến KFC:
Cần nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt
Nam nói chung, và nên thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi khơng chỉ
trong ngày lễ mà còn trong ngày thường . Như vào các dịp Noel thì KFC nên có các
chương trình quảng cáo, khuyến mại.
4.2.5. Về phân phối sản phẩm:
Có thể nói ngày nay với nhịp sống đơ thị hố cao, con người ngày càng trở nên
hối hả, bận rộn hơn với cuộc sống thì fast food như là một giải pháp hữu hiệu để tiết
kiệm thời gian. Đồng thời đánh vào tâm lý chuộng phong cách tây, chuyên nghiệp của
thanh niên. KFC cần mở rộng mạng lưới của mình đến khắp cả nước, trong đó chủ yếu
là các thành phố lớn nơi thuận tiện cho việc đi lại và có số người trẻ tuổi cao như: siêu
thị, khu công nghiệp. Hệ thống phân phối của KFC cần được mở rộng thêm thông qua
nhượng quyền.
4.2.6. Dịch vụ:
- Quá trình cung cấp dịch vụ: cần tuyển chọn đội ngũ nhân viên phục vũ chất lượng về
cả thái độ và năng lực

- Dịch vụ sau mua: Cần tạo ấn tượng tốt như thái độ nhân viên sau khi khách rời đi,
rep comment,...
20



×