Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật ương tôm thẻ giống trong bể xi – măng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.62 KB, 5 trang )





Kỹ thuật ương tôm thẻ
giống trong bể xi – măng


Mô hình ương tôm thẻ giống trong bể xi – măng là cách làm sáng tạo và hiệu
quả của nông dân Thái Lan. Paisal Wongwasna, một nông dân Thái đã dùng
bể xi măng kích thước WxLxD: 10×13,5×1,4 m, để ương tôm thẻ chân trắng
giống. Luôn duy trì mực nước sâu khoảng 1,2 m, dùng quạt nước để cung cấp
ôxy và tạo dòng chảy. Với mật độ ương 740 PL/m2, thời gian ương khoảng 55
ngày. Tôm giống sau khi ương (PL 65 – 67) được chuyển xuống ao đất để tiếp
tục nuôi thương phẩm khoảng 2 tháng với mật độ là 60 – 75 con/m2 và sản
lượng đạt 11 tấn/ha, kích cỡ tôm 50 – 60 con/kg.
1. Chuẩn bị bể ương
- Paisal Wongwasna không sử dụng kỹ thuật đặc biệt nào để chuẩn bị đất
hoặc ao nuôi thương phẩm. Thay vào đó, ông chú trọng việc chuẩn bị nước
trong bể xi măng.
- Bể xi măng dùng để ương tôm: không nên sơn, đối với bể xi măng mới thì
sẽ có tính kiềm và độ cứng cao, gây độc cho tôm. Biện pháp để làm sạch bể xi
măng là rửa bể bằng dung dịch lên men từ thân cây chuối, rửa nhiều lần cho
đến khi chất lượng nước trong bể được đảm bảo.
- Nước ương (có màu xanh): được chuẩn bị tốt và phải đảm bảo phù hợp các
chỉ tiêu quan trọng như kiềm, pH, độ mặn, Ca, Mg, K… Nước được xử lý
khép kín bằng ao đất. Sau khi chuẩn bị nước xong, cấp nước vào bể khoảng
1,2 m. Nếu nước có dấu hiệu bị ô nhiễm ở đáy bể thì bơm ra ao xử lý, sử dụng
các chất xử lý nước để cải tạo lại.
- Tùy thuộc vào mùa vụ, mỗi bể xi măng ương khoảng 10 – 30 vạn PL10 –
12, những tháng mùa hè thì có thể ương cao hơn. Cho tôm ăn: 3 lần/ngày lúc


8h, 11h30 và 16h. Lượng thức ăn chỉ 200 g/100.000 (10 vạn) PL. Thức ăn
được điều chỉnh theo lượng thức ăn còn hoặc hết ở sàng ăn. Phương pháp và
thời gian cho ăn không khác gì ương trong ao đất, nếu chăm sóc quản lý tốt
thì tỷ lệ sống của tôm đạt 80-90%.
2. Kỹ thuật nuôi
- Khoảng 50 – 60 ngày ương, tôm được chuyển xuống ao đất để tiếp tục nuôi
thương phẩm. Khảng 20 – 30 ngày trước khi chuyển tôm, cần chuẩn bị nước
trong ao đất. Nếu độ mặn trong ao thấp hơn trong bể ương thì sẽ ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống, do vậy cần đảm bảo độ mặn ao nuôi cao hơn bể ương từ 1 –
2‰, Paisal Wongwasna cho biết.
- Chọn thời điểm tốt trong ngày để thả tôm xuống ao, không nên chuyển lúc
trời mưa, gió mạnh, trời quá nóng hoặc quá lạnh, tránh chuyển trong 2 ngày
trước và sau khi tôm lột xác. Giống được vận chuyển ra ao ương bằng bể thép
không gỉ gắn trên xe tải nhỏ, có sục khí. Phương pháp này đảm bảo tỷ lệ sống
gần như 100%.
3. Quản lý chăm sóc
Ở giai đoạn này, quan trọng nhất là quản lý cho tôm ăn. Nếu ¾ sàn ăn còn
thừa thức ăn thì dừng cho ăn lần kế tiếp. Luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước
khi cho ăn, nếu không tốt thì đợi đến khi điều kiện môi trường tốt hơn rồi mới
cho ăn. Theo Paisal Wongwasna, cho ăn 3 lần/ngày tôm phát triển tương tự
như 4 lần/ngày. Kiểm soát pH bằng tảo. Mật độ nuôi tùy thuộc vào độ mặn
của nước và cần giữ hàm lượng ôxy hòa tan luôn ở mức thích hợp trong mọi
thời điểm.
4. Lợi ích kép từ mô hình
Cũng giống như thả trực tiếp từ tôm giống (PL 10 – 15) xuống ao nuôi và
cũng trong thời gian khoảng 3,5 tháng. Vậy tại sao phải ương giống trước khi
thả? Theo Paisal Wongwasna, phương pháp này mang lại những lợi ích như
sau:
- Ít tiêu hao thức ăn:Trong quá trình ương, lượng thức ăn trong bể xi măng
những ngày đầu chỉ 200g/100.000 PL trong khi dưới ao đất cần tổng cộng

khoảng 600 kg/100.000 PL cho 55 ngày nuôi. Trong khi đó, ương bể xi măng
chỉ cần tổng cộng 400 – 450 kg, hệ số FCR thấp từ 1,2 – 1,4.
- Tiêu hao điện năng thấp: Đối với ương trên bể xi măng, điện tích ương và
thể tích nước nhỏ hơn so với ao đất, nên chỉ cần máy sục khí khoảng 5 HP là
cung cấp đủ ôxy cho khoảng 1 triệu tôm trong bể xi măng. Còn trong ao đất
thì cần gấp đôi hoặc gáp 3 lần như thế.
- Giảm lượng chất thải hữu cơ trong ao đất: Với kỹ thuật này, thời gian nuôi
tôm trong ao đất chỉ còn khoảng tối đa là 2 tháng rưỡi mỗi vụ. Vấn đề thường
gặp trong các hệ thống nuôi là lượng chất thải hữu cơ rất lớn từ thức ăn thừa
và phân thải ra khi ao được sử dụng thời gian dài 3 tháng. Bằng cách rút ngắn
thời gian nuôi trong ao đất, nên có thể tránh được vấn đề phát sinh từ chất
lượng nước kém. Nguy cơ mầm bệnh và khí độc có thể giảm. Chất lượng
nước tốt, tôm sẽ khỏe hơn.
- Ít lao động: Suốt thời gian 50 ngày đầu của vụ nuôi, chỉ cần 1 lao động để
quản lý 6 bể xi măng với số lượng tôm ương bằng 3 ao đất. Đem so sánh, một
lao động chỉ có thể đảm nhận 1 – 2 ao đất.
Kỹ thuật ương tôm thẻ giống trong bể xi – măng by Quốc Minh dịch từ
“Nursing white shrimp in cement ponds to day 55”.

×