Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm Sóc Dừa Và Biện Pháp Tăng Thu Nhập pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.92 KB, 5 trang )




Chăm Sóc Dừa Và Biện
Pháp Tăng Thu Nhập

Diễn giả: PGS.TS Trần Văn Hậu (ĐH Cần Thơ), KS Nguyễn Thị Nguyệt (Chi
cục BVTV Bến Tre), KS Nguyễn Ngọc Mỹ (Cty CP Phân bón Bình Điền)

“THẤY DỪA THÌ NHỚ BẾN TRE”
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen thì nhớ đồng quê Tháp Mười”, câu ca đi
vào lòng người hơn cả thế kỷ nay vẫn còn ngân nga, vang vọng. Bến Tre là
địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích dừa với 40.000 ha, sản lượng khoảng
200 triệu trái/năm; đã trở thành thương hiệu. Ngay tại vùng dừa Tam Quan
(Bình Định) người bán dừa tươi cũng treo bảng "Dừa Bến Tre". Tại Quảng
Ngãi, có hẳn 1 Cty độc quyền phân phối dừa Bến Tre

Trên thế giới có khoảng 12 triệu ha dừa, trong đó 85% tập trung ở châu Á -
Thái Bình Dương. Nhiều năm nay giá dừa lên xuống không ổn định, năm
2011, giá cao nhất lên đến trên trăm nghìn một chục dừa khô (12 trái), nhưng
giờ chỉ còn 25.000 đ/chục. Việc giá xuống thấp có nguy cơ người trồng dừa
bỏ phế vườn.

Vì vậy cần có biện pháp tăng thu nhập cho SX dừa là cấp bách. Bến Tre đã
thành công trong việc xen canh dừa với ca cao, bưởi da xanh và nuôi tôm
càng xanh dưới mương liếp. Trong các mô hình xen canh thì cây ca cao tỏ ra
khả thi nhất, diện tích đã lên tới 10.000 ha.

DỪA LÀ CÂY DỄ NHƯNG KHÓ
Dừa là cây có khả năng thích ứng mạnh và rộng nên nhiều người cứ lầm
tưởng không cần phân bón, tưới tắm. Chính vì ngộ nhận như vậy nên năng


suất bình quân của dừa Bến Tre thường chỉ đạt 36 - 38 quả/cây/năm (năng
suất bình quân các nước khác đạt 85 trái/năm). Thực tế là ở Việt Nam chưa có
vườn dừa nào đạt năng suất như trên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, mà trước hết là do nhận thức.
So với các cây trồng khác, cây dừa có đặc tính là sinh trưởng và sinh sản liên
tục, trên cây lúc nào cũng có lá non, buồng trái gần thu hoạch, buồng mới trổ.
Vì không có thời gian nghỉ để phục hồi nên dừa thường có những “mùa treo”.
Mùa treo là thời điểm trên cây không có quả, không có hoa thường xẩy ra vào
mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10.

Ngoài ra với đặc điểm 2 mùa mưa, nắng ở Nam bộ nên cây thường bị hạn,
thiếu nước vào mùa nắng làm giảm năng suất. Ngoài ra cây dừa còn bị một số
dịch hại tấn công mà nguy hiểm nhất là bọ dừa ăn hết thịt lá khi lá đang còn
trong bẹ. Ngành BVTV đã thành công trong việc hạn chế tác hại của bọ dừa
bằng cách thả ong ký sinh nhưng nguy cơ vẫn luôn rình rập. Ngoài bọ dừa,
sâu vòi voi cũng thường tấn công quả lúc còn non bằng nắm tay khiến cho
quả bị rụng.

PHÂN BÓN CHO CÂY DỪA
Dừa là cây sinh trưởng và phát triển liên tục nên cần nhiều phân. Đạm, Kali
và Clo là 3 yếu tố cây cần nhiều nhất. Đã có một số kết quả nghiên cứu bước
đầu đưa ra công thức chuyên dùng cho dừa là 3N + 7K + 4 Cl. Vì dừa cần cả
Kali và Clo nên việc bón phân “muối ớt” KCl là tiết kiệm nhất bởi cây hấp
thụ được cả 2 yếu tố.

Ngoài KCl, thì muối ăn NaCl cũng là thành phần dinh dưỡng nên bổ sung.
Việc đục thân cây dừa bỏ muối vào là kinh nghiệm không chỉ của nông dân
Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác. Cũng có thể bỏ muối cục (loại muối mỏ
cục to khó tan) vào một bao vải và gác lên đọt dừa để muối tan từ từ.


Kinh nghiệm người trồng dừa ở Philippines cho thấy cần phải bón mỗi năm từ
2 - 2,5 kg muối ăn/cây. Lân là nguyên tố cây không cần nhiều nhưng để đảm
bảo sự cân bằng dinh dưỡng nên cần thiết phải bón thêm 0,5 P2O5 theo công
thức trên.

Trong các nguyên tố trên thì việc thiếu Kali và Clo sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng. Khi vườn thiếu Clo nếu chỉ thiếu nhẹ thì đỉnh lá bị khô
phía ngoài, nếu thiếu nặng thì cùng lúc có thể 5 - 6 lá bị khô treo tòng teng mà
không tự rụng bình thường được. Thiếu Kali sẽ xảy ra hiện tượng rụng trái,
nứt trái.

Hiệu quả phân bón với dừa khó nhận biết, thông thường với vườn dừa kinh
doanh thì phải từ 2 - 2,5 năm mới thấy được hiệu quả của nó qua việc ổn định
năng suất và chất lượng. Bởi vậy muốn có vườn dừa năng suất tương đối cao
và ổn định thì phải tiến hành chăm sóc ngay từ khi chọn giống, kiến thiết cơ
bản và vườn kinh doanh.

Nếu vườn dừa được chăm sóc tốt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì sẽ cho trái
sớm từ 2 - 3 năm. Thông thường với dừa lùn thì sẽ có trái sau 3 năm, dừa cao
sau 6 năm.

Trước đây nhiều nhà vườn chỉ bón phân cho dừa vào trước và sau mùa mưa.
Việc bón phân như thế sẽ không mang lại hiệu quả cao bởi dừa là cây sinh
trưởng liên tục nên phải chia phân ra bón nhiều đợt, ngay cả trong mùa khô
(bón xong phải tưới).

Lưu ý rằng, với dừa thì bón phân đơn bằng cách sử dụng phân đạm hạt vàng
đầu trâu 46A+ tỏ ra hữu hiệu nhất để giảm chi phí đầu vào và sự thất thoát
đạm được giảm thiểu.


×