Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.8 KB, 3 trang )
Xử Lý Bệnh Chổi Rồng
Trên Cây Nhãn Hiệu
Quả Bước Đầu
Theo báo cáo của Hội Làm vườn xã Hữu Đạo (Châu Thành - Tiền Giang) thì
diện tích trồng nhãn khoảng 86 ha, qua điều tra có khoảng hơn 50 ha mắc
bệnh chổi rồng (do nhện lông nhung gây hại), bệnh nhẹ từ 10% và nặng nhất
cũng 30 - 40%.
Vườn nhãn anh Nguyễn Văn Hưởng.
Trước tình hình này, các nhà khoa học đã vào cuộc, Chi cục Bảo vệ thực vật
(BVTV) tỉnh phối hợp cùng Trạm BVTV huyện và các ngành có liên quan
tiến hành khảo sát, điều tra tìm đối tượng gây hại; mở nhiều cuộc tập huấn,
hội thảo, nhất là chọn điểm trình diễn, hướng dẫn nông dân áp dụng các quy
trình kỹ thuật, như: tỉa cành vừa cắt bỏ cành bệnh, vừa tạo thông thoáng cho
cây, phun thuốc BVTV định kỳ và nhất là xử lý đồng loạt.
Sau thời gian áp dụng phương pháp phòng trị theo hướng dẫn, anh Ngô Văn
Quang, ngụ ấp Hữu Lợi, người trồng 4 công nhãn tiêu Huế mà bệnh chổi rồng
đã gây hại khoảng 30% toàn vườn. Anh bám sát quy trình, thực hiện đúng kỹ
thuật, qua 3 cơi đọt, đọt vừa nhú là anh phun thuốc BVTV, phun đúng liều
lượng theo hướng dẫn để bảo vệ cơi bông. Đến nay đọt vượt dài ra và trổ
bông. Và cũng theo anh Quang, bước đầu phòng trị có hiệu quả, nhưng chỉ
đạt khoảng 80% (của vườn anh). "Dù vậy cuộc "chiến đấu" với dịch bệnh
chổi rồng vẫn còn ở phía trước, mình phải hết sức đề phòng chúng tái trở lại!"
- anh Quang khẳng định như vậy. Còn ở ấp Hữu Hòa có anh Nguyễn Văn
Hưởng, với diện tích hơn 2.000 m2, trồng 75 cây nhãn tiêu Huế, nhãn hơn 10
năm tuổi. Bệnh chổi rồng xuất hiện, anh cũng khẩn trương phòng, chống,
bằng mọi giá để cứu vườn nhãn đang lây bệnh. Anh cũng áp dụng đúng quy