Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.88 KB, 5 trang )




Bệnh Vàng Lùn Lùn
Xoắn Lá Trên Lúa

(Rice Grassy Stunt Virus - Rice Ragged Stunt Virus)

Lúa bị ụ và lá bị xoắn

Ruộng lúa bị bệnh lùn lùn xoắn lá
Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này
xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu
(Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau
này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh
miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long.
Triệu chứng của bệnh vàng lùn có hai dạng điển hình là: lúa vàng lùn và lúa
cỏ. Triệu chứng của các dạng này như sau:
a) Triệu chứng lúa vàng lùn: lá lúa từ màu xanh nhạt chuyển dần sang màu
vàng nhạt, vàng da cam rồi vàng khô. Vị trí các lá bị vàng lan dần từ các lá
bên dưới lên các lá phía trên. Vết vàng trên lá xuất hiện từ chóp lá, lan dần
vào phía bẹ lá. Tất cả các lá bị bệnh có xu hướng xoè ngang. Các chồi lúa bị
bệnh giảm chiều cao và bệnh cũng làm giảm số chồi trên bụi lúa mắc bệnh.
Quần thể ruộng lúa bị bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây lúa không đồng đều.
b) Triệu chứng lúa cỏ: bụi lúa lùn, cho ra nhiều chồi mọc thẳng, có dạng
giống như bụi cỏ. Lá lúa ngắn, hẹp, màu xanh vàng hoặc màu vàng cam. Tại
các lá non có nhiều đốm gỉ sắt hoặc màu vàng đỏ.
Ruéng lóa BÖnh vi rót lóa cá
Cỏ lồng vực bị bệnh vi rút lúa cỏ
Bệnh lùn xoắn lá do vi rút Rice Ragged Stunt Virus (RRSV) gây ra. Virut này
xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu


(Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1977
tại Tiền Giang. Năm 2006 bệnh đã gây hại nghiêm trọng trong các trà lúa ở
nhiều tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và
Đồng bằng sông Cửu long.
Triệu chứng của bệnh lùn xoắn lá biểu hiện như sau: cây lúa bị lùn, màu lá
xanh đậm. Rìa lá bị rách và gợn sóng, dọc theo gân lá có bướu. Chóp lá bị
biến dạng, xoăn tít lại. Cây lúa bị nghẹn đòng không trỗ được, hạt lép. Rầy
nâu trích hút vào cây lúa bị bệnh và mang theo virut gây bệnh. Cá thể rầy nâu
mang virut gây bệnh chích hút trên cây lúa không bị bệnh và chỉ một vài giờ
sau khiến cây lúa đó bị bệnh.
Cỏ lồng vực (Echinochloa Crus-galli) và cỏ đuôi phượng (Leptochloa
chinnensis) là hai loại ký chủ trung gian quan trọng của bệnh. Do đó trừ các
loại này cũng góp phần hạn chế nguồn bệnh lùn xoắn lá lúa trên đồng ruộng.
Những kết quả nghiên cứu hiện đã ghi nhận virut lùn xoắn lá không truyền
lan qua hạt giống, đất, tiếp xúc cơ giới dịch cây và qua trứng rầy nâu.
Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá sinh trường cằn cọc, cây thấp lùn, chiều cao cây,
chiều dài lá, rễ đều bị giảm sút, co ngắn lại khoảng 40-60% so cây bình
thường. Hầu hết số dảnh không có bông hoặc trỗ bông muộn, trỗ không thoát;
bông lúa ngắn, ít hạt, lép lửng dẫn đến thất thu hoàn toàn hoặc giảm năng suất
nghiêm trọng. Lưu ý có trường hợp trên một bụi lúa đồng thời xuất hiện cả
hai triệu trứng bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Phòng trừ bằng cách:
a) Phòng bệnh: Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do vi rút gây ra cho đến nay
chưa có thuốc đặc trị, vì vậy biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất vẫn là phòng
bệnh.
● Cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh; vệ sinh đồng ruộng sạch
sẽ, dọn sạch các tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh.
● Gieo cấy tập trung, đồng loạt cùng một cánh đồng, từng vùng để né rầy
theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành của địa phương.
● Sử dụng các giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống

chịu bệnh. Chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây lúa khoẻ (nhất là giai đoạn
lúa non) để tăng cường sức đề kháng, chống chịu bệnh.
b) Trừ bệnh:
Biện pháp trừ bệnh hữu hiệu nhất đối với bệnh này là thực hiện việc tiêu huỷ
nguồn bệnh trên đồng ruộng.
● Giai đoạn lúa còn non (dưới 40 ngày tuổi) nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh
nặng, không còn khả năng phục hồi, cho năng suất thì phải tiêu huỷ bằng cách
cày trục cả ruộng để diệt mầm bệnh, trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy
nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng lúa khác. Phát hiện thấy bệnh
nhiễm nhẹ thì ngay lập tức phải nhổ bỏ, vùi các bụi lúa bị bệnh đồng thời
phun thuốc trừ rầy.
● Giai đoạn lúa sau gieo sạ, cấy 40 ngày, phải thường xuyên thăm đồng thấy
ruộng bi bbệnh thì phải nhổ bỏ, vùi bỏ bụi lúa bệnh, nếu thấy mật độ dầy cám
³ 3 con/dảnh (tép) thì phải phun thuốc trừ rầy. Nếu ruộng bị nhiễm quá nặng
thì phải tiêu huỷ bằng cách như phần trên.
Các loại thuốc hiện nay phun trừ rầy có hiệu quả: Bassa 50EC, Trebon 20ND,
Admire 50EC, Actara 25WWG

×