Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những thuốc dễ gây dị tật bẩm sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.29 KB, 6 trang )



Những thuốc dễ gây dị tật
bẩm sinh

Những phụ nữ mang thai nếu dùng
vitamin A liều cao thì đứa bé sinh
ra có thể bị dị dạng mặt, sọ, tim và
cơ quan sinh dục. Nếu dùng quá
nhiều vitamin D, trẻ sinh ra có thể
bị cao huyết áp, chậm phát triển
tâm thần.
Từ lâu, đã có bằng chứng cho thấy
thai phụ khi dùng một số thuốc có thể bị sẩy thai, thai chết
lưu hoặc dị tật bẩm sinh. Theo nghiên cứu dịch tễ, gần 2% ca
dị tật bẩm sinh là do các thuốc đã được bà mẹ sử dụng trong
lúc mang thai. Các bác sĩ đã ghi nhận hơn 8.000 trẻ sơ sinh
có tay cụt bẩm sinh mà nguyên nhân là mẹ dùng thuốc an
thần Thalidomide.

Từ phát hiện trên, các nhà y học đã quan tâm hơn đến tính an
toàn của thuốc khi sử dụng cho thai phụ, đặc biệt là về khả

Sứt môi ở trẻ có
thể do mẹ dùng
thuốc khi mang
thai.
năng gây quái thai. Gần 2.000 loại thuốc đã được thử nghiệm
trên súc vật, trong đó có 580 loại gây quái thai và 150 loại bị
nghi vấn. Tuy nhiên, cần lưu ý là có những loại thuốc gây
quái thai cho súc vật nhưng có thể không gây quái thai cho


người và ngược lại.

Các thuốc cần cẩn trọng khi dùng cho thai phụ gồm:
Các vitamin: Vitamin B6 nếu dùng kéo dài sẽ gây co giật.
Vitamin C liều cao có thể gây dị tật; còn vitamin E nếu bị
lạm dụng sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy.

Thuốc tiêu hóa: Thuốc Cimetidine gây vàng da ở trẻ sơ sinh.

Corticoid: Gây ức chế vỏ thượng thận, hở môi và khe vòm
miệng nếu được dùng kéo dài trong thai kỳ.

Thuốc hô hấp: Salbutamol và Ephedrin làm tim thai nhanh.
Aminophyllin làm nhịp tim nhanh, tăng đường huyết.

Thuốc chống ung thư: Methotrexate, Mercaptopurin gây thai
chết lưu, dị tật bẩm sinh, não úng thủy, thai vô sọ, sứt môi, dị
dạng chi. Cyclophosphamide gây dị dạng chi, tai, sinh non.

Thuốc kháng viêm không steroid: Làm co thắt ống động
mạch, viêm ruột hoại tử.

Kháng sinh: Penicillin liều cao có thể làm thai chết lưul;
Tetracyclin khiến răng trẻ bị vàng, da vàng, dị hình ở chi.
Bactrim tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sinh non. Metronidazole
ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể của thai và gây dị tật bẩm sinh.
Tóm lại, hầu hết các loại kháng sinh đều có thể gây tổn
thương chot thai.

Thuốc kháng giáp: Methimazole, Carbimazole gây dị dạng ở

mặt, hẹp lỗ mũi và thực quản, chậm phát triển trí tuệ.

Thuốc chống động kinh: Carbamazepin, Valproate Natri gây
dị dạng ở mặt, nứt đốt sống, lệch lỗ tiểu, dị dạng tim, kẽ hở
vùng bụng, chậm nói, cận thị. Trimethadione, Hydantoine
gây dị dạng ở hệ thần kinh trung ương, mũi kém phát triển.

Thuốc hạ đường huyết: Hàm lượng glucose huyết thấp ở trẻ
sơ sinh.

Thuốc ổn định tâm thần: Lithium gây nguy cơ bệnh tim cho
trẻ, rối loạn chức năng tiêu hóa, đái tháo nhạt.

Thuốc an thần: Gây rối loạn chức năng gan, dễ xuất huyết,
chậm phát triển tâm thần, dị tật tim bẩm sinh, sinh ngạt, vàng
da, bú kém, dị dạng nội tạng, các chi ngắn.

Thuốc huyết học: Gây dị dạng ở bộ xương, đầu nhỏ, thoái
hóa thần kinh thị giác, tâm thần phát triển chậm, thai lưu và
xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

Thuốc giảm đau: Methadone gây suy hô hấp khi sinh. Aspirin
gây chảy máu ở trẻ sơ sinh. Na Salicylat có thể làm thai chết
lưu. Indomethacin làm suy giảm chức năng thận.

Thuốc tim mạch: Methyldopa làm trẻ sơ sinh có vòng đầu
nhỏ. Propanolol gây chậm nhịp tim thai, hạ đường huyết.
Reserpin làm trẻ lừ đừ, bú yếu, hạ thân nhiệt.


×