Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.55 KB, 103 trang )

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Tiếng Anh Tiếng Việt
AFTA Asian Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean
ASEAN
Assosiasion of South East
Asean Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á
Bộ KH& ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài
IMF
International Moneytary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập
ODA
Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
PERC
The Property and
Environment Research
Centre
Trung tâm nghiên cứu đất đai và
môi trường
R&D Research and Development Ngiên cứu và phát triển
TNCs Transnational Corporations Các tập đoàn đa quốc gia
USAID
United States Agency for
International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ


WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
1
DANH MỤC BẢNG - BIỂU - HỘP
Bảng
Trang
Bảng 2.1. Đầu tư nước ngoài theo ngành ở Việt Nam giai đoạn
1988-2008
28
Bảng 2.2. Tình hình vốn đầu tư nước ngoài vào ngành y tế Việt Nam
giai đoạn 1989-2008
40
Bảng 2.3. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế Việt Nam phân theo
đối tác đầu tư giai đoạn 1989-2008
44
Bảng 2.4. Vốn đăng ký, vốn thực hiện và địa bàn chủ yếu của các dự
án FDI trong ngành y tế phân theo mục tiêu đầu tư
47
Biểu
trang
Biểu 1.1. Tổng chi tiêu cho y tế theo nguồn tài chính 21
Biểu 2.1. Cơ cấu FDI đăng ký theo ngành giai đoạn 1988-2005 và
2006-2008
27
Biểu 2.2. Tăng trưởng vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện giai đoạn
2005-2008
30
Biểu 2.3. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế giai đoạn 1989-2008 39
Biểu 2.4. Tình hình thu hút FDI vào ngành y tế phân theo hình thức
đầu tư (1989-2008)

45
Biểu 2.5. Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến
quyết định đầu tư
56
2
Hộp
Trang
Hộp 1.1. Các phương thức cung cấp dịch vụ 24
Hộp 2.1. Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn 52
Hộp 2.2. M&A ở Việt Nam cần nhiều hơn 1 khung pháp lý 58
Hộp 2.3. Đơn vị công “chảy máu chất xám” vì đâu 61
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Trong thời đại ngày nay, cùng sự phát triển của thương mại quốc tế, liên kết
kinh tế quốc tế, không một quốc gia nào dù lớn hay nhở, từ những cường quốc
kinh tế lớn mạnh nhất như Mỹ, Nhật Bản, EU đến các nước chậm phát triển lại
không cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và coi đó là nguồn lực quan trọng
cho phát triển đất nước. Nhu cầu về vốn đầu tư của tất cả các quốc gia đều rất
lớn, vượt xa khả năng cung cấp của thế giới là nguyên nhân dẫn đến cuộc cạnh
tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc tìm kiếm vốn. Quốc gia nào có môi
trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, sử dụng vốn hiệu quả hơn sẽ giành được
ưu thế trong cuộc cạnh tranh này. Thu hút FDI đã trở thành một tất yếu mang
tính quy luật chung đối với tất cả các nước. Quy luật này ngày càng bức bách
hơn đối với những nước đang phát triển như nước ta. FDI được coi là chìa khoá
của sự phát triển, là giải pháp chiến lược giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn
lớn cho quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và nguồn vốn trong nước eo
hẹp. Sự kiện chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng tạo
điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút FDI từ các nước phát triển,
đặc biệt là thu hút FDI vào ngành y tế - một lĩnh vực mới nhưng rất quan trọng

trong việc nâng cao chất lượng cho yếu tố con người là yếu tố hàng đầu cho phát
triển kinh tế đất nước một cách toàn diện.
Sau khi gia nhập WTO, với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, ngành y tế
của Việt Nam càng có cơ hội lớn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà
đầu tư nước ngoài cũng đánh giá thị trường ngành y tế nước ta rất tiềm năng do
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn, đặc biệt là nhu cầu dịch vụ y tế
chất lượng cao mà các cơ sở y tế trong nước hiện tại chưa đáp ứng được. Chính
vì thế ngày càng có nhiều đối tác nước ngoài quan tâm đến thị trường này của
Việt Nam với nhiều dự định đầu tư vào các lĩnh vực như kinh doanh bệnh viện,
phòng khám, sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế… Dự báo trong thời gian tới, thị
trường ngành y tế Việt Nam sẽ rất sôi động và chắc chắn nhiều cơ hội phát triển.
4
Với những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào ngành y tế của Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển ngành y tế
của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ
trong những năm tới và bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nhiệm vụ:
•Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thu hút FDI vào phát triển ngành y tế Việt
Nam, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
•Phân tích thực trạng thu hút FDI vào phát triển ngành y tế tại Việt Nam
từ khi bắt đầu thu hút FDI đến nay, trên cơ sở đó đánh giá những ưu nhược
điểm, tìm ra nguyên nhân các tồn tại và tác động kinh tế - xã hội của nguồn vốn
FDI trong lĩnh vực y tế.
•Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI vào lĩnh vực y tế
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ đó đưa ra các quan điểm,
phương hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút FDI vào
phát triển ngành y tế của Việt Nam.

3. Đối tượng, phạm vi và giác độ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu hút FDI vào phát triển ngành y tế
của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu việc phát triển ngành
y tế Việt Nam dưới sự tác động của nguồn vốn FDI từ năm 1989 đến nay.
Giác độ nghiên cứu: vĩ mô
5
4. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Những lý luận chung về thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào ngành y tế của Việt Nam
Chương III: Những giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành y tế Việt Nam

6
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO
NGÀNH Y TẾ CỦA VIỆT NAM
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ THU HÚT FDI.
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trước khi đi tìm hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ta cần làm rõ
các khái niệm về đầu tư. Trong thực tiễn quản lý đầu tư hiện nay có khá nhiều
quan niệm về đầu tư, đầu tư quốc tế, song mỗi quan niệm lại đứng trên một giác
độ khác nhau để định nghĩa. Theo giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, đầu tư được hiểu
như sau:
“Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương
trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu
được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cộng đồng.”

Việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào quốc gia khác theo một
chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp ứng
các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích lớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã
hội được gọi là đầu tư quốc tế hay đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là một trong hai loại hình đầu tư quốc tế cơ bản (đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp). Hai loại hình này dù khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết
với nhau và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trong báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa
ra định nghĩa về FDI như sau: “FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh
nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại
nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với
7
mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.” Lợi ích lâu dài ở đây ngụ
ý sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp
có vốn FDI và tác động đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh
nghiệp đó.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng đưa ra định nghĩa FDI
tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan điểm rất rộng về nhà đầu tư nước
ngoài, đó là: cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ
quan chính phủ đầu tư ra nước ngoài.
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD đưa ra khái
niệm FDI trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc
thể nhân (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở
một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi
nhánh doanh nghiệp).” Theo đó, UNCTAD còn đưa ra một số định nghĩa có liên
quan như:
- Dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư.
- Vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài là giá trị của cổ phần và vốn dự

trữ (gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ
ròng của các công ty thành viên.
Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn
nhất trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa: “FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở
hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho
vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài.” Sở hữu đa phần ở
đây theo Mỹ quy định là lớn hơn 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài.
Không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI.
Trong thực tế, có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của
chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh
nghiệp, trong khi có những trường hợp chủ đầu tư sở hữu hơn 10% giá trị tài sản
8
của doanh nghiệp nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Quan điểm về FDI của Việt Nam được quy định trong Luật đầu tư nước
ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000 như sau: “FDI là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền bạc hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.” Trong đó, nhà đầu tư nước
ngoài được hiểu là các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam.
Từ các định nghĩa FDI trên, ta có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài như
sau: FDI là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ
nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh
nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
1.1.1.2. Thu hút FDI.
Cùng với hoạt động ngoại thương, các hoạt động thu hút FDI trên thế giới
đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều phương pháp, hình thức tuỳ thuộc
vào đặc điểm của từng quốc gia. Các phương pháp và hình thức đó chung quy
lại cũng là quá trình xây dựng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo
điều kiện không những cho vốn đầu tư nước ngoài mà cả vốn đầu tư trong nước
(phần vốn góp của nước sở tại trong liên doanh) cũng được thực hiện một cách

thuận lợi và hiệu quả. Về bản chất, thu hút FDI chính là hình thức nhập khẩu
vốn (đối với nước tiếp nhận đầu tư) và xuất khẩu vốn (đối với nước đầu tư ra
nước ngoài), một hình thức cao hơn xuất nhập khẩu hàng hoá.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xét về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm tối đa hoá lợi ích đầu
tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn
(tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước
đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Đây là đặc điểm cơ bản nhất, là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa
các quốc gia.
9
FDI trước hết cũng là một hoạt động đầu tư nên cũng có đầy đủ các đặc
trưng cơ bản của hoạt động đầu tư nói chung. Song nó còn có các đặc trưng
mang tính đặc thù so với hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư gián tiếp nước
ngoài (FII) và thậm chí so với ODA. Đó là:
- Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều hành
đối tượng bỏ vốn. Đặc điểm này giúp phân biệt FDI với FII, cụ thể là: đối với
FII thì nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp, mà chỉ góp
vốn theo một tỷ lệ nhất định theo quy định của pháp luật.
- Các bên tham gia dự án FDI có quốc tịch khác nhau, văn hoá khác nhau,
đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Do đó, trong các doanh nghiệp
FDI thường xảy ra những xung đột, mâu thuẫn do những khác biệt nói trên giữa
nhà đầu tư, lao động nước ngoài với nhà đầu tư và lao động nước sở tại.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự chi phối của đồng thời
nhiều hệ thống pháp luật, bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các
Bên và luật pháp quốc tế.
- FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù như:
hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT,… hoặc tạo ra những khu vự đầu
tư tập trung đặc biệt có yếu tố nước ngoài như: khu chế xuất, đặc khu kinh tế
mở…

- Hầu hết hoạt động đầu tư nước ngoài đều gắn liền với 3 yếu tố: hoạt động
thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, chuyển giao kỹ
năng quản lý doanh nghiệp ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, chính sách
về đầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi quốc gia tiếp nhận thể hiện chính sách
mở và quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế về đầu tư của quốc gia đó.
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là cách thức nhà đầu tư ở một nước
có thể và được phép áp dụng để chuyển đổi quyền sở hữu vốn (bằng tiền hoặc bất
10
kỳ tài sản nào) của mình thành quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát
một thực thể kinh tế ở một nước khác. Với quan niệm này, mọi cách thức huy
động vốn FDI từ bên ngoài của nước chủ nhà hoặc các cách thức nhà đầu tư sử
dụng số vốn của mình nhằm đạt được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm
soát một thực thể kinh tế ở nước ngoài đều được xem là hình thức đầu tư.
Ngoài các hình thức đầu tư chủ yếu đã tồn tại từ lâu như hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, những năm gần đây, với sự phát triển khoa học công nghệ và xu hướng
toàn cầu hoá, do nhu cầu đa dạng hoá hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã áp dụng các hình thức FDI mới. Các
hình thức FDI được phép áp dụng ở Việt Nam được quy định cụ thể trong Luật
đầu tư chung năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
đầu tư. Đó là:
1) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
2) Doanh nghiệp liên doanh
3) 100% vốn đầu tư nước ngoài
4) BOT/ BTO/ BT
5) Công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
6) Đầu tư phát triển kinh doanh
7) Mua lại và Sáp nhập (M&A)

8) Công ty mẹ - con
9) Chi nhánh công ty nước ngoài
1.1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút FDI.
Việc thu hút FDI là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa
phương, đặc biệt là nước ta. Để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI phục vụ cho
phát triển đất nước, ta phải dựa vào cả các nhân tố bên trong và bên ngoài,
không chỉ đổi mới, hoàn thiện bên trong, mà còn nắm bắt, tận dụng triệt để các
11
cơ hội cũng như chống đỡ các thách thức từ bên ngoài. Các động lực và nhân tố
chủ yếu tác động đến việc thu hút FDI được chia làm 2 nhóm: nhóm các nhân tố
kéo và nhóm các nhân tố đẩy.
1.1.4.1. Nhóm nhân tố kéo.
Thứ nhất là sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư.
Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của
vốn FDI vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Sự ổn định này thể
hiện ở các khía cạnh: cục diện chính trị ổn định, an ninh xã hội tốt, chính sách
cởi mở, quan hệ kinh tế tốt đẹp, đối xử với nhà đầu tư công bằng, bình đẳng
Thứ hai là sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu
tư nước ngoài. Hệ thống chính sách đó bao gồm: chính sách thương mại thông
thoáng theo hướng tự do hóa; chính sách tiền tệ hiệu quả; các mức ưu đãi tài
chính - tiền tệ, ưu đãi thuế dành cho vốn đầu tư nước ngoài; hệ thống thuế thi
hành hiệu quả, rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng; sự hỗ trợ tín dụng cùng với các
dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan, tổ chức quốc tế…
Thứ ba là sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Đây là điều kiện vật chất hàng
đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai
trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải
bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại; một hệ thống bưu
điện thông tin liên lạc viễn thông hiện đại; hệ thống điện nước dồi dào và phân
bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống; một hệ
thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác.

Thứ tư là sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học và công
nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn. Đây là điều kiện
hàng đầu để một nước, địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên
thiên nhiên và trở nên hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Việc thiếu các nhân lực kỹ
thuật lành nghề, các nhàquản lý cao cấp, và sự lạc hậu về trình độ khoa học-
công nghệ trong nước sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư, làm
chậm và thu hẹp dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước và địa phương.
12
Thứ năm là sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các
dự án FDI đã triển khai. Một bộ máy hành chính hiệu quả phải thống nhất, gọn
nhẹ, sáng suốt và nhạy bén về chính sách, thủ tục hành chính, qui định pháp lý
có tính tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những
con người có trình độ chuyên môn cao, có kỷ luật, tôn trọng pháp luật. Bên cạnh
đó, nếu các dự án FDI đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ
khuyến khích và củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư,
đồng thời có sức thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài khác yên tâm bỏ vốn.
1.1.4.2. Nhóm nhân tố đẩy.
Trong xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa trên thế giới ngày nay, hoạt
động FDI ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn một phần do sức kéo của các nhân
tố bên trong quốc gia tiếp nhận đầu tư, song bản thân những nhà đầu tư nước
ngoài cũng có động cơ lợi nhuận rất lớn khi thực hiện các dự án đầu tư ở nước
ngoài. Đó là:
Thứ nhất, quá trình hội nhập của các nền kinh tế quốc gia đã làm cho các
nước dần dỡ bỏ những kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hoá, nhân công, luồng
vốn lưu chuyển trên thị trường. Do đó, nguồn vốn được vận động theo đúng quy
luật của nó là chảy vào những nơi có khả năng sinh lời cao trên phạm vi toàn thế
giới.
Thứ hai, cùng với di chuyển vốn quốc tế, hoạt động chuyển giao công nghệ
cũng ngày càng phát triển mạnh với nhiều hình thức và mức độ. Nhờ việc đầu tư
các dự án ở những nước kém phát triển hơn mà các nhà đầu tư có khả năng kéo

dài tuổi thọ công nghệ, tuổi thọ sản phẩm và nâng cao khả năng sinh lời của
đồng vốn cố định.
Thứ ba, việc xâm nhập vào thị trường hàng hoá dịch vụ của các quốc gia,
khu vực đã tạo nên nhu cầu đầu tư vào các quốc gia, khu vực đó để giảm chi phí
xuất nhập khẩu, gia tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường.
Tóm lại, quan hệ cung cầu về vốn đầu tư là quan hệ cơ bản chi phối mức
độ cạnh tranh giữa các quốc gia, khu vực về vốn FDI. Quốc gia nào có môi
13
trường đầu tư thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn, có khả năng sử dụng vốn hiệu quả
hơn, thậm chí chú trọng hơn đến lợi ích của các nhà đầu tư thì quốc gia đó tất
yếu sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn quan trọng cho phát triển đất nước.
1.2. NHU CẦU VỐN FDI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ CỦA
VIỆT NAM.
1.2.1. Tính xã hội hoá và tính kinh tế của ngành y tế.
1.2.1.2. Tính xã hội hoá của ngành y tế.
Y tế đăc biệt là hoạt động chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh là một
ngành dịch vụ; ngoài ra các hoạt động khác như sản xuất thuốc, dụng cụ y tế,…
mặc dù có liên quan đến sản xuất hàng hoá nhưng tựu chung lại thì cũng đều
nhằm phục vụ cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của con người. Bên cạnh các đặc
điểm chung của ngành dịch vụ nói chung, ngành y tế còn mang tính xã hội hoá
rất cao. Tính xã hội trong lĩnh vực y tế bao gồm có tính công bằng xã hội về
việc tiếp nhận lợi ích từ dịch vụ y tế của mọi người dân và việc huy động
nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển ngành y tế nước nhà.
Trong thực tiễn phát triển kinh tế đất nước ta hiện nay, đòi hỏi ta phải có sự
kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Y tế không những đòi hỏi
phải tạo ra được hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đảm bảo công bằng xã hội.
Đây là một đòi hỏi rất khó bởi lẽ y tế là một ngành đặc biệt, nó không chỉ đơn
thuần là một ngành kinh tế hay ngành nghề dịch vụ khác. Công bằng xã hội
trong lĩnh vực y tế được hiểu dưới hai khía cạnh: một là tạo môi trường xã hội
công bằng cho các đối tượng tham gia vào lĩnh vực kinh tế y tế, đảm bảo ai cũng

được tham gia như nhau, không có bất cứ sự phân biệt hay trói buộc nào; hai là
đảm bảo cho mọi người dân đều có quyền được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất.
Bên cạnh đó, để có một nền y tế phát triển thật bền vững, điều kiện đầu tiên
đó là y tế phải thuộc về xã hội. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để huy động
được tối đa mọi nguồn lực trong xã hội cùng tham gia vào lĩnh vực y tế, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế công lập và tư nhân, trong nước
và nước ngoài, khuyến khích và tạo cơ hội, thậm chí đầu tư cho các cơ sở y tế có
14
tiềm năng để có những bước phát triển vượt trội, hỗ trợ các cơ sở y tế chưa có
tiềm năng không bị thua thiệt và có cơ hội phát triển, tránh sự phân hóa về trình
độ chuyên môn và chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo mọi người dân đều có
cơ hội được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế với chất lượng cao.
1.2.1.3. Tính kinh tế của ngành y tế.
Thực tiễn cho thấy,nếu không có sự quản lý đúng đắn, những chính sách
điều chỉnh của nhà nước, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, ngành y tế sẽ
nảy sinh rất nhiều hạn chế và tiêu cực, thậm chí sẽ gây ra những khủng hoảng
sâu sắc, để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội. Ví dụ như
lãng phí do không huy động và sử dụng hết các nguồn lực trong xã hội, khủng
hoảng thừa và thiếu nhân lực cũng như trang thiết bị máy móc y tế, sự chênh
lệch trình độ khám chữa bệnh…. Cũng vì những lý do này mà cần có sự can
thiệp của chính phủ vào hoạt động y tế và chăm sóc sức khoẻ. Vì là hàng hoá
ngoại ứng cho nên rủi ro bệnh sẽ gây chi phí xã hội lớn hơn chi phí cá nhân từng
người phải trả. Nói cách khác với mỗi người bệnh, ngoài chi phí cá nhân người
này trả, xã hội cũng gánh một phần chi phí. Đây không còn là vấn đề cá nhân mà
cả xã hội. Vì thế, giải pháp cho vấn đề này cần phải nhìn ở nhiều phương diện.
Thứ nhất, ngành y tế có tính kinh tế nhờ quy mô, phạm vi và kinh nghiệm,
chi phí cố định lớn, càng vận hành thì chi phí biên sẽ giảm. Vì thế cần có đầu tư
vốn lớn để khai khác hiệu ứng kinh tế này.
Thứ hai, trong vấn đề phòng ngừa, các tổ chức y tế tư nhân thường sẽ
không đầu tư nhiều cho công tác này vì một phần đây là hàng hoá công cộng,

mặt khác sẽ làm giảm doanh thu điều trị. Cần có sự tham gia của nhà nước vào
việc cung cấp các dịch vụ phòng ngừa. Các cuộc vận động khám bệnh định kỳ,
tiêm chủng ngừa miễn phí, kiểm soát môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
là những động tác phòng ngừa mà các cơ sở nhà nước có thể thực hiện.
Thứ ba, đối với từng cá nhân, bệnh là rủi ro khó xác định. Mọi người ngần
ngại phòng ngừa vì tốn kém chi phí, thời gian và nhiều lý do khác. Nhưng khi
mắc bệnh họ phải chịu chi phí lớn mà đáng ra họ có thể tiết kiệm. Cần có những
15
nghiên cứu và công bố rộng rãi về lợi ích và chi phí phòng ngừa và chữa trị. Mặt
khác phải giáo dục để người dân hiểu được rõ chuyện này. Các phong trào rèn
luyện sức khoẻ, tập thể dục, thể thao là những việc nên được đầu tư để tạo cơ
hội sử dụng miễn phí các dịch vụ này.
Thứ tư, bảo hiểm y tế là một hình thức chia sẻ rủi ro cho người bệnh. Công
ty bảo hiểm không chỉ đơn thuần là thanh toán viện phí bệnh viện mà còn có
những động thái tích cực làm giảm xác suất mắc bệnh của người dân. Chính cơ
sở bảo hiểm phải hình thành các tổ chức y tế độc lập để có biện pháp ngăn ngừa
các vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc cụ thể hơn là tổ
chức khám sức khoẻ định kỳ cho người mua bảo hiểm.
Tóm lại, thị trường khám chữa bệnh luôn là thị trường tiềm năng và có lợi
nhuận cao. Tuy nhiên để có chất lượng dịch vụ tốt đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn
và tầm nhìn xa
1.2.2. Nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển ngành y tế của
Việt Nam.
1.2.2.1. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành
y tế của Việt Nam.
a) Vai trò của ngành y tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Được coi là một ngành xã hội hoá, y tế có vai trò hết sức quan trọng đối với
việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Ngày nay thì vai trò
đó của ngành y tế lại càng quan trọng. Bởi trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn
cầu và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các cuộc cạnh tranh

giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế ngày càng tăng. Do đó, để một quốc gia
có thể đứng vững trong cuộc chạy đua kinh tế này thì cần có một môi trường
kinh tế - chính trị - xã hội ổn định. Y tế chính là một trong các nhân tố đảm bảo
điều đó, vì một nền y tế vừa có chất lượng lại vừa có tính xã hội hoá cao sẽ tạo
lòng tin và động lực cho người dân để xây dựng nền chính trị xã hội ổn định mà
còn nâng cao chất lượng nguồn lao động cho phát triển kinh tế.
16
Xu thế toàn cầu hoá cũng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc phát triển dịch
vụ y tế. Bởi toàn cầu hoá sẽ dẫn đến sự di chuyển vốn, công nghệ, lao động ngày
càng nhiều giữa các quốc gia, đẩy mạnh phân công lao động quốc tế, do đó chỉ
khi có một nền y tế phát triển ngang tầm thế giới thì Việt Nam mới có thể tham
gia triệt để vào quá trình này.
Y tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhân tố con
người trong tương lai. Giáo dục mang đến tri thức cho con người, giúp con
người có kiến thức để sản xuất và sáng tạo, song y tế mới là yếu tố đảm bảo cho
con người có đủ sức khoẻ và thể chất để làm được những việc đó một cách hiệu
quả nhất. Nền y học phát triển sẽ là yếu tố hàng đầu để xây dựng một thế hệ
tương lai tiên tiến hơn.
Tóm lại, y tế không những là mục tiêu mà còn là động lực để phát triển kinh
tế xã hội, vì y tế góp phần đảm bảo sức khoẻ cho con người thông qua công tác
từ phòng bệnh đến chữa bệnh. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ưu tiên đặc
biệt cho phát triển ngành này, trong đó có Việt Nam. Hàng năm, nhà nước đều
tổ chức các chương trình nhằm động viên, khuyến khích và tôn vinh những y
bác sĩ tâm huyết với nghề, góp nhiều công sức vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ
nhân dân.
b) Nhu cầu vốn để phát triển ngành y tế Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển đông dân, nhu cầu khám chữa bệnh
là hết sức lớn. Tuy nhiên, trên thực tế ngành y tế của Việt Nam vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của người dân, chưa đảm bảo được mọi người dân đều có thể
tiếp cận được tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, ngay cả dịch vụ khám chữa,

phòng chống các loại bệnh chứ chưa nói đến các dịch vụ nâng cao sức khoẻ.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến vấn đề này là do thiếu
vốn, công nghệ hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Rõ ràng là
một khi có đủ vốn thì ta có thể giải quyết được cả vấn đề thiếu công nghệ và đào
tạo y bác sĩ lành nghề. Do đó, nhu cầu vốn cho phát triển ngành y tế Việt Nam là
rất lớn. Một mặt, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên
17
ngành y tế cũng sẽ có nhiều cơ hội để được phát triển theo hướng tiên tiến, hiện
đại. Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá khiến một bộ phận người
dân nghèo không thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế do chi phí khám chữa
bệnh tăng; bên cạnh đó, nguồn vốn quốc gia cho phát triển y tế bị chia sẻ cho
nhiều công trình, lĩnh vực kinh tế khác dẫn đến tính xã hội hoá của ngành y tế
Việt Nam bị cản trở. Chính vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải tăng
cường huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển ngành y tế nước nhà.
Biểu 1.1. Tổng chi tiêu cho y tế theo nguồn tài chính, 2003
7%
20%
10%
2%
61%
Ngân sách nhà nước
Bảo hiểm y tế
Chi tiền túi hộ gia đình
Viện trợ
Các nguồn khác
(Nguồn: Tài khoản y tế quốc gia 2003, Bộ Y tế, 2005)
Các nguồn tài chính chủ yếu cho chi tiêu y tế của Việt Nam hiện nay gồm
có ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế, viện trợ, đầu tư nước ngoài, đầu tư tư
nhân trong nước và chi tiền túi của hộ gia đình. Theo thống kê của Bộ Y tế năm
2003, chi tiền túi của hộ gia đình cho y tế chiếm đến 61% tổng chi quốc gia cho

y tế, trong khi ngân sách nhà nước chỉ chiếm 20%, bảo hiểm y tế 7%, viện trợ
2% và các nguồn khác 10%. Với mục tiêu đến năm 2010 các cơ sở khám chữa
bệnh công cộng miễn phí thì con số 61% chi từ người dân là quá cao. Bên cạnh
đó, ngân sách nhà nước cũng không thể tăng chi nhiều cho y tế vì hiện nay với
lộ trình giảm thuế theo cam kết với WTO và ASEAN thì trong những năm tới
nguồn thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy, hướng huy động của Việt
Nam trong tương lai là bảo hiểm y tế toàn dân, tiếp nhận viện trợ và thu hút
đầu tư tư nhân đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
18
1.2.2.2. Nhu cầu vốn FDI để phát triển ngành y tế của Việt Nam.
Khái niệm đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế là một khái niệm tương đối
mới mẻ ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trước đây, y tế
thường được coi là hoạt động phúc lợi xã hội nhằm chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế thì đầu tư vào y tế không còn là việc riêng của
Nhà nước mà cần có sự tham gia góp sức của tất cả các thành phần trong xã hội
không kể trong ngoài nước.
Như phần trước đã phân tích, nhu cầu đầu tư vốn cho y tế là rất lớn, nhưng
thực trạng phương pháp, công nghệ, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý đối với
ngành y tế Việt Nam đang lạc hậu so với nhu cầu phát triển hiện tại, nên đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này sẽ mang lại không chỉ vốn mà còn công
nghệ và trình độ khám chữa bệnh tiên tiến, hiện đại. Đây chính là chìa khoá hiệu
quả để giải quyết những mâu thuẫn và khó khăn mà các nước đang phát triển
như Việt Nam phải đối mặt.
Trong những năm gần đây, số lượng người có thu nhập cao ở Việt Nam đi
sang các nước phát triển hơn để khám chữa bệnh ngày càng tăng. Điều này
không chỉ gây tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia do việc chuyển
tiền ra nước ngoài mà còn càng thể hiện rõ hơn hố ngăn cách giàu nghèo ở Việt
Nam vì trong khi những người giàu được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt
nhất, có cơ hội được phát triển hơn thì phần đông người nghèo thậm chí còn

không thể tiếp cận được các cơ sở khám chữa bệnh trong nước. Vì vậy, đầu tư
trực tiếp nước ngoài chính là giải pháp hỗ trợ cho vấn đề này, không những tiết
kiệm chi phí mà còn góp phần làm tăng tính xã hội hoá của ngành y tế Việt
Nam. Một lý do quan trọng nữa cho tính cấp thiết của hoạt động thu hút FDI vào
phát triển ngành y tế của Việt Nam đó là: hàng năm Việt Nam đón hàng triệu
lượt khách du lịch cùng nhiều đoàn chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân và lao động
nước ngoài; tuy nhiên khi gặp bất kì một vấn đề gì về sức khoẻ thậm chí là
những bệnh thông thường nhất, những người nước ngoài này hầu hết không tin
19
tưởng các cơ sở y tế của Việt Nam nên đều sang các nước lân cận như
Singapore, Malaysia, Hàn Quốc,… để khám chữa bệnh. Chính vì vậy, các cơ sở
y tế chất lượng cao như bệnh viện, phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đáp
ứng được nhu cầu này, tạo tâm lý yên tâm, an toàn cho khách nước ngoài khi đến
Việt Nam.
1.2.3. Một số cam kết của Việt Nam đối với WTO trong việc phát triển
ngành y tế.
Biểu cam kết dịch vụ gia nhập WTO của Việt Nam được phân thành 2
phần: Cam kết chung cho tất cả các ngành và phân ngành; và Cam kết cụ thể
cho từng ngành. Xét về các quy định hạn chế thì có: hạn chế tiếp cận thị trường
và hạn chế đối xử quốc gia.
1.2.3.1. Cam kết chung của Việt Nam đối với ngành dịch vụ trong WTO.
Theo phân loại của WTO, có 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: cung cấp
qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài, hiện diện thương mại và hiện diện thể
nhân. Trong đó, Việt Nam không hạn chế đối với phương thức cung cấp qua
biên giới và phương thức tiêu dùng ở nước ngoài. Đối với phương thức hiện
diện thương mại cũng không bị hạn chế theo cam kết của Việt Nam với WTO
trừ một số trường hợp như: i) Khi có quy định khác tại từng ngành và phân
ngành cụ thể của Biểu cam kết. ii) Các văn phòng đại diện do nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài thành lập không được tham gia vào hoạt động sinh lời trực tiếp.
iii) Chưa cam kết việc thành lập chi nhánh, trừ khi có quy định khác tại từng

ngành, phân ngành cụ thể của biểu cam kết. iv) Các điều kiện hoạt động của nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ không bị hạn chế
hơn so với mức thực tế tại thời điểm Việt nam gia nhập WTO. v)Các doanh
nghiệp FDI được các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép thuê đất để
thực hiện dự án đầu tư. vi)Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đựơc phép góp vốn
dưới hình thức mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam và không được vượt
quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp trừ khi có quy định khác. Một năm sau
khi gia nhập, mức 30% trên sẽ bị bãi bỏ trừ một số ngành không cam kết.
20
Phương thức hiện diện thể nhân chưa được cam kết trong Biểu cam kết của
Việt Nam với WTO trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm
thời của các thế nhân thuộc các nhóm: người di chuyển trong nội bộ doanh
nghiệp; nhân sự khác; người chào bán dịch vụ; người chịu trách nhiệm thành lập
hiện diện thương mại; và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
1.2.3.2. Cam kết của Việt Nam đối với phát triển ngành y tế trong WTO.
Trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam chỉ có 2 phân ngành đã được
cam kết là: Dịch vụ bệnh viện (CPC9311)và các dịch vụ nha khoa và khám bệnh
(CPC9312). Y tế là một ngành dịch vụ, do đó nó cũng có thể được cung cấp
thông qua 4 phương thức như quy định trong Cam kết chung. Trong đó, hai
phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu thụ ngoài lãnh thổ đều không bị hạn
chế tiếp cận thị trường cũng như hạn chế đối xử quốc gia, tức là mọi quốc gia
Hộp 1.1. Các phương thức cung cấp dịch vụ
(1) Cung cấp qua biên giới: là việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh
thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Ví dụ: gọi điện thoại quốc
tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sĩ khám ngồi ở hai nước khác nhau…
(2) Tiêu dùng ở nước ngoài: đó là việc người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch
một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: du học, sửa
chữa tàu biển, du lịch, khám bệnh ở nước ngoài…
(3) Hiện diện thương mại: là phương thức trong đó người cung cấp dịch vụ
mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp

dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một bệnh viện xây dựng một trung tâm chăm sóc sức khoẻ
ở một quốc gia khác.
(4) Hiện diện thể nhân: người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch
một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một bác sĩ
được mời sang một bệnh viện nước ngoài để thực hiện một cuộc phẫu thuật.
(Nguồn: Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của WTO trong thương mại đa
phương – Bộ Công Thương và Uỷ ban Châu Âu)
21
đều được đối xử như nhau, đều được Việt Nam tạo cơ hội tiếp cận thị trường
như nhau. Phương thức hiện diện thể nhân chưa được cam kết trừ các cam kết
chung.
Phương thức hiện diện thương mại liên quan mật thiết đến vấn đề đầu tư
trực tiếp nước ngoài và thành lập doanh nghiệp. Một số cam kết cụ thể đối với
phương thức này như sau:
Một là nhà đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập
bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc
thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hai là vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu USD, bệnh xá đa
khoa là 2 triệu USD, và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200.000 USD.
22
Chương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO NGÀNH Y TẾ CỦA VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM.
Nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua, kể từ khi bắt đầu thu
hút năm 1988 đến nay đã có nhiều khởi sắc cả về vốn đăng ký và vốn thực hiện.
Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây (2006-2008), vốn FDI vào nước ta luôn đạt mức
cao kỷ lục nhờ ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của tổ chức thương mại thế giới WTO.
2.1.1. Về vốn đăng ký

Từ năm 1988 đến 2008 tình hình đầu tư nước ngoài tại Vịêt Nam có nhiều
khởi sắc. Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm
trong khi vốn đăng ký và số dự án mới biến động. Nếu như cả giai đoạn
1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD thì trong thời kỳ 1996-2000 vốn
thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước. Trong giai đoạn
2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 6% so với 5 năm 1996-2000.
Trong 3 năm 2006-2008, vốn FDI đăng ký liên tục đạt mức cao kỷ lục kể từ
khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987. Năm 2006 cả nước thu hút được
12tỷ USD vốn đăng ký, tăng 83% so với năm 2005. Năm 2007, vốn đăng ký tiếp
tục lập kỷ lục mới với 21,3tỷ USD, tăng 71% so với năm 2006. Riêng năm
2008, vốn đăng ký đã đạt trên 64 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2007. Như vậy,
chỉ tính từ 2006 đến hết 2008, vốn đăng ký đã đạt 97,6tỷ USD. Trong khi, suốt
giai đoạn từ khi bắt đầu thu hút FDI cho đến năm 2005 tổng vốn đăng ký chỉ đạt
52,2 tỷ USD, chưa bằng vốn đăng ký của 1 năm 2008. Cùng với sự gia tăng
mạnh mẽ về quy mô vốn đăng ký, cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực, theo đối tác
đầu tư và theo vùng lãnh thổ tiếp tục có những chuyển biến tích cực; cụ thể là:
Theo ngành, lĩnh vực: Biểu đồ 2.1 thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu ngành
của FDI đăng ký vào Việt Nam giữa 2 giai đoạn 1988-2005 và 2006-2008.
23
Biểu 2.1: Cơ cấu vốn FDI đăng ký theo ngành giai đoạn
1988-2005 và 2006-2008
62.18
56.7
31.42
40.8
6.4
1.2
0
10
20

30
40
50
60
70
Công nghiệp Dịch vụ Nông lâm ngư nghiệp
1988-2005
2006-2008
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT (2008)
Trong 3 năm 2006 – 2008, vốn FDI đăng ký vẫn tiếp tục tập trung vào
những lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (chiếm 56,7%), mặc dù vốn đăng ký vào
lĩnh vực này có tăng lên (từ 32,46 tỷ USD đến 55,34 tỷ USD), song tỷ trọng
giảm đi so với giai đoạn trước. Vốn đăng ký đối với ngành dịch vụ cũng ngày
càng tăng, chiếm 41,8%, trong khi giai đoạn 1988 – 2005 chỉ chiếm khoảng
31,42%. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp không những tỷ trọng mà cả số vốn đều
giảm, hiện vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu đầu tư, chỉ đạt 1,2% tổng vốn đăng
ký. Tóm lại, cơ cấu FDI theo ngành của Việt Nam trong những năm gần đây đã
thể hiện sự đóng góp to lớn của vốn đầu tư nước ngoài vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nước ta theo hướng hiện đại là phát triển dịchvụ - công nghiệp – nông
nghiệp. Tổng kết lại từ năm 1988 đến hết năm 2008, vốn đăng ký và số dự án
phân theo ngành ở Việt Nam như sau:
Bảng 2.1: Đầu tư nước ngoài theo ngành ở Việt Nam giai đoạn 1988-2008
(Tính tới ngày 19/12/2008 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Chuyên ngành
Số dự
án
TVĐT Vốn điều lệ
I
Công nghiệp và xây
dựng

6.303 87.799.745.637 29.663.816.911
CN dầu khí 48 14.477.841.815 4.658.841.815
24
Đơn vị: %
CN nhẹ 2.740 15.680.141.811 6.884.439.318
CN nặng 2.602 47.164.684.169 14.132.235.521
CN thực phẩm 350 4.199.005.162 1.875.954.424
Xây dựng 563 6.278.072.680 2.112.345.833
II Nông, lâm nghiệp 976 4.792.791.569 2.290.827.787
Nông-Lâm nghiệp 838 4.322.791.540 2.024.892.567
Thủy sản 138 470.000.029 265.935.220
III Dịch vụ 2.524 57.182.184.193 20.059.393.674
Dịch vụ 1.438 3.332.641.410 1.347.865.673
GTVT-Bưu điện 235 6.254.568.683 3.475.235.406
Khách sạn-Du lịch 250 15.411.708.335 4.465.834.460
Tài chính-Ngân hàng 68 1.057.777.080 991.354.447
Văn hóa-Ytế-Giáo dục 294 1.758.606.263 642.864.566
XD Khu đô thị mới 14 8.224.680.438 2.841.813.939
XD Văn phòng-Căn hộ 189 19.361.686.326 5.735.689.586
XD hạ tầng KCX-KCN 36 1.780.515.658 558.735.597
Tổng số 9.803 149.774.721.399 52.014.038.372
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT (2008))
Theo đối tác đầu tư: Có khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại
Việt Nam, trong 3 năm gần đây Malaysia đứng vị trí thứ nhất, chiếm 17,0% tổng
vốn đăng ký; Đài Loan đứng thứ hai, chiếm 13,1%; Nhật Bản đứng thứ 3, chiếm
11,1%; tiếp đến là Hàn Quốc và Bristish Virgin Islands chiếm tương ứng 10,8%
và 9,3%. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á như Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông… sang các khu vực khác như châu
Âu (British Virgin Islands, Thụy Sĩ, Anh, Samoa, Síp, Cayman Islands, Pháp,

Hà Lan, Đức, Đan Mạch…) và châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ).
25

×