Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

FESTIVAL Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc Viễn Cảnh Cho Nghệ Thuật Đương Đại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.95 KB, 9 trang )

FESTIVAL Mỹ Thuật Trẻ Toàn
Quốc Viễn Cảnh Cho Nghệ
Thuật Đương Đại
Như chúng ta đã
biết, nghệ thuật
đương đại với
những dạng thức
mới chủ yếu
(intasllation;
performance art;
video art;…) đã
hoà nhập vào
Việt Nam trong
bối cảnh toàn
cầu hoá. Quá
trình bình
thường hoá
thẩm mỹ này,
hay cũng có thể nói là sự thêm ra cho nền mỹ thuật Việt Nam
hiện đại đã vấp phải không ít trở ngại bởi một sức đề kháng
được tự động hoá từ chính người trong giới trước tiên chứ
không phải từ đại chúng. Quá trình đó kéo dài mười mấy năm
để rồi Festival mỹ thuật trẻ toàn quốc 2007 diễn ra và được đón
nhận, hưởng ứng bởi hầu hết những người tham gia vào mọi
hoạt động nghệ thuật.
Có thể nói ngay rằng, tên gọi của sự kiện trên không bộc lộ hết
PHAN ĐÌNH PHÚC. Hội tụ
ý nghĩa đối với tính chất của nó. Vì ban tổ chức phải bảo đảm
dễ chấp nhận về mặt sự kiện và hợp lý về mặt truyền thông.
Tầm cỡ của nó không chỉ thuần tuý là sự kiện mỹ thuật mà còn
là sự kiện văn hoá nếu chúng ta ý thức được rõ tầm ảnh hưởng.


Bởi, ở đây, chúng ta đang chính thức hoá một mô hình thẩm mỹ
mới chứ không đơn thuần là chấp nhận một thể loại; trường
phái hay một xu hướng mỹ thuật. Do đó, nó còn một cái tên
ngoài lề được người ta dùng rất nhiều ở những nơi không có sự
lưu luyến truyền thống và câu chấp về mặt ngôn từ “Triển lãm
nghệ thuật đương đại toàn quốc”.
Tên gọi này và sự thêm ra cho nền mỹ thuật Việt Nam trong
quá trình bình thường hoá trên được hiểu là những loại hình
mới không có mục đích phủ định tất cả những thứ vẫn đang
được gọi là mỹ thuật chính thống. Nếu không bị xuyên tạc, nó
chỉ có nhu cầu đồng hành với hội hoạ, điêu khắc,… đương
nhiên lúc này nhu cầu về thẩm mỹ nói chung cũng như những
bộ môn gọi là nghệ thuật thị giác nói riêng được phong phú hoá
một cách tối đa. Tức là, nếu trước đây, người ta có nhu cầu
thưởng thức tranh, tượng,… thì giờ đây, người ta còn có cơ hội
biết thêm cả intasllation (sắp đặt); performance art (trình diễn);
video art;… Những hình thức đó không có gì là nghiêm trọng
và khó thích nghi ở ta như một số người quan niệm. Mà rất cần
những cuộc triển lãm như thế để Việt Nam có được một góc
nhỏ nhìn ra thế giới, bởi đơn giản chúng đang là xu hướng hiện
hành của nghệ thuật thế giới đương đại. Trong trường hợp này,
cần nhấn mạnh lại một lần nữa, đây là sự chia sẻ văn hoá, bởi
người ta có quyền được lựa chọn nhu cầu thẩm mỹ nhất định.
Dưới tác động xã hội, chắc chắn nó tạo ra một sự cạnh tranh
lành mạnh để mọi lĩnh vực nghệ thuật phát triển. Và, trên lý
thuyết, các bộ môn trước đây của mỹ thuật tất nhiên phải thu
hẹp “diện tích” của mình lại. Nhưng thực tế, sự thu hẹp đến đâu
lại phụ thuộc vào chất lượng cũng như sự hấp dẫn hội hoạ, điêu
khắc hay những lĩnh vực tạm gọi là mỹ thuật chính thống được
duy trì như thế nào. Ngược lại, những hình thức mới trong nghệ

thuật đương đại có nguy cơ một lần nữa trở thành “thường dân
không có hộ khẩu” nếu không chứng tỏ được những giá trị đích
thực mà nó đem lại cho đời sống văn hoá nghệ thuật nói chung.
Đi sâu vào hệ vấn đề có tính chất thao tác, kỹ năng, cũng như
các yêu tố chuyên môn nghề nghiệp, thì thấy rằng Festival lần
này có những thay đổi căn bản trong tư duy thẩm mỹ và
phương thức sáng tạo nghệ thuật. Mặc dù không có ý định trình
bày cũng như phân định các tác phẩm theo một quy tắc nào,
nhưng cũng xin có một vài sắp xếp tương đối để tiện cho việc
khảo sát các loại nghệ thuật mới (không kể các loại hình truyền
thống như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc được ban tổ chức đưa vào
với mục đích dung hoà). Chúng Tôi xin tạm chia các sắp đặt ở
đây làm 4 dạng.
Dạng 1: Là những tác phẩm sắp đặt mang tính điển hình (có
tiền lệ, tương đối rõ ràng, mang tính đặc trưng cho thể loại này)
NGÔ VĂN LỰC. Thời gian tiếp nối (Trước và trong triển lãm)
hoặc như một số người vẫn quen gọi là một tác phẩm sắp đặt
theo phong cách “hàn lâm”, “cổ điển”. Ở dạng này, xuất phát
điểm của nó phần lớn đi từ ý hướng nhất định để đòi hỏi một
hình thức phù hợp. Vì nếu chỉ tạo ra một hình thức nào đó, thì
đương nhiên nó trở thành một thứ “kiểu sức” khi không cần ý
thức đến vấn đề ý tưởng. Vấn đề nhận thức bao giờ cũng được
coi là mục đích cuối cùng. Hoặc, trong một trường hợp, người
ta chủ động việc không đưa ra một nhận thức trực tiếp nào
nhưng chủ động công khai việc này, chứ không dựa dẫm vào
diện mạo thẩm mỹ như tác phẩm: Nhân- đồ vật của Nguyễn
Thế Hùng hay Lớn hơn 20 của Nguyễn Hồng Hải,…
Dạng 2: Các tác phẩm sắp đặt có thiên hướng deco (trang trí)
tức là có sự phụ thuộc khá lớn về tính dàn dựng và bài trí không
gian. Dạng này, theo diễn giải của nhà phê bình mỹ thuật Phan

Cẩm Thượng là: “cấu trúc của các tác phẩm sắp đặt vẫn bị ảnh
hưởng bởi lối bố cục hội hoạ, điêu khắc,…”. Tức là, phần nào
đó vẫn loay hoay với việc tạo ra một không gian phải có nhóm
chính nhóm phụ, có sự cân bằng thị giác và hài hoà thẩm mỹ.
Dạng này xuất hiện không phải là ít trong Fesvival. Ít nhất có
hơn 50% trở lên những tác phẩm ở tầng 3 nhà triển lãm tại
Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đều bị sa đà vào việc bày
biện chi tiết nhằm đạt hiệu quả thẩm mỹ. Ví dụ như tác phẩm
Hội tụ có sắp đặt với những chiếc nút chai của Phan Đình Phúc,
tác giả vẫn phải chú trọng đến nhân vật chính trong không gian
sau đó trải dài trên những tấm thảm. Về mặt thị giác mà nói thì
nó có phần gây bắt mắt, nhưng xem kỹ, tác phẩm không gợi
một cảm giác mạnh về xã hội tiêu thụ đang ám ảnh lên cuộc
sống con người. Hay tác phẩm Những con số cũng vậy, những
chiếc nón dán vé số, tưởng chừng tạo không gian, nhưng trên
bình diện tác động thị giác lại yếu. Và người xem phải đặt câu
hỏi tại sao nhất thiết phải đưa ra hình ảnh nón lá để liên tưởng
đến thân phận người Việt Nam nghèo khổ đi bán vé số. Những
tác phẩm kiểu như thế đã tạo ra một lối mòn và những quan
điểm lệch lạc khi nhìn nhận về nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam.
Vì nó đã hình thành nên những “motif cố hữu”, là phải bày
biện, bài trí, phải treo cái này, dựng cái kia,… và cố gắng đưa
cái gì đó liên quan đến truyền thống, khiến người ta phải lưu
truyền một câu: “bu gà rọ lợn” nhằm ám chỉ tính truyền thống
đó. Tất nhiên nếu vơ đũa cả nắm sẽ có phần oan uổng cho
những nghệ sĩ thực sự có nghề.
Dạng 3: Tạm gọi là bán sắp đặt, tức bao gồm những tác phẩm
sắp đặt có thiên hướng điêu khắc hoá, hay những tác phẩm điêu
khắc có yếu tố sắp đặt. Tác phẩm của tác giả Khổng Đỗ Tuyền
là một ví dụ tiêu biểu, không vượt qua giới hạn của tư duy điêu

khắc, để trở thành một sắp đặt mà nó ở ranh giới giữa hai hình
thức đó.
Dạng 4: Những tác phẩm có cấu trúc mang tính kết hợp (có thể
bao gồm cùng lúc installation+ performance + video + …), và
không thuộc vào ba loại trên. Trong một số trường hợp, thì vật
NGUYỄN HỒNG HẢI. Lớn hơn 20
chất hình thành nên tác phẩm chỉ có ý nghĩa biểu tượng, và
mang tính trung gian. Những tác phẩm loại này, người ta
thường khó xác định chính xác nó thuộc vào nghệ thuật khái
niệm (conceptual art) hay nghệ thuật dự án (project art), hoặc cả
hai. Ví dụ điển hình nhất cho phong cách này là tác phẩm
Những con đường của Nguyễn Huy An. Cần nói thêm rằng, để
thực hiện tác phẩm này, tác giả đã có hoạt động điền dã cả
tháng trời trên hầu hết các con phố trong khu phố cổ Hà Nội.
Và kết quả của nó được trưng bày chẳng đem lại một cảm nhận
gì liên quan đến cái đẹp. Ngược lại, tác phẩm của Lê Trần Hậu
Anh về rằm trung thu cũng được coi là loại tổng hợp, nhưng
tính chất thị giác của nó lại có phần nghiêng vào dạng thứ hai.
Đối với performance art tại cuộc triễn lãm này thì cả chất và
lượng đều không có gì đáng nói. Như tác phẩm nói lên sự mâu
thuẫn và cam chịu khi tác giả mời người xem dùng gậy đâm
vào chính tác giả và đến đoạn cao trào, theo một lẽ thông
thường, người ta sẽ nhận được một phản ứng nổi giận thì mọi
chuyện lại buông xuôi. Tất cả nói lên ý nghĩa con người không
MAI ANH DŨNG. Những con số
nên sống trong thù hận, mà biến thù hận thành hoà bình. Ý
tưởng của phần trình diễn có vẻ hay, nhưng về hình thức và
màu hồng mà tác giả sử dụng lại không gây được cái cảm giác
đủ mạnh cho ý nghĩa về sự thù hận. Một trình diễn khác về sự
mù quáng của con người trước đồng đô la và quà tặng có phần

nhạt nhẽo và mang tính kể lể.
Về mặt tổ chức mà nói, sự huy động một số lượng đông đảo
những người tham gia là một điều đáng mừng, và nó động viên
rất lớn tinh thần cho giới trẻ. Nhưng trên một mặt bằng rộng
đến cả nghìn mét vuông của Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
xem ra vẫn còn quá chật cho khá nhiều ý tưởng. Nó cho thấy
phần nào tính chất non nớt của các tác giả còn quá trẻ về tuổi
đời và kinh nghiệm sống tham gia. Do vậy họ đã không lường
trước được các vấn đề mà mình sẽ gặp phải khi đặt tác phẩm
của mình vào trong không gian chứ không chỉ đơn thuần là ở
trong trí tưởng tượng hoặc trên giấy. Bởi các tác phẩm nghệ
thuật có tính không gian yêu cầu tác giả phải là người có đầu óc
tổ chức tốt, để trên bất cứ địa hình nào, thì tác phẩm của mình
đều có thể diễn đạt được ý tưởng của nó một cách hiệu quả
nhất. Điều này cũng cần đến vai trò của người curator, quyết
định xem các tác phẩm nào đặt cạnh nhau thì hợp lý, để trong
mối quan hệ tương tác lẫn nhau, chúng không bị hỏng về không
gian. Đây cũng là trường hợp của tác phẩm Sự tương tác của
Ngô Văn Lực và tác phẩm Mô hình bản đồ Việt Nam để ngay
phía dưới. Tự nhiên tác phẩm bản đồ bị biến thành một thứ thừa
chứ không phải tác phẩm, mặc dù tác giả của nó đã treo trên đó
một cái nón nhằm mục đích hoạch định không gian ba chiều
cho tác phẩm. Tác phẩm Cái nhà kén cũng rơi vào hoàn cảnh
tương tự. Nó choán một không gian chật ních ngay giữa phòng
triển lãm, khiến người xem khó có thể cảm nhận được không
gian thiên nhiên xung quanh nó. Chưa nói đến yếu tố cảm nhận
văn hoá mà tác phẩm này mang lại, khiến người ta liên tưởng
nhiều đến văn hoá phương Tây với những căn lều du mục.
Mặc dầu còn khá nhiều điều còn chưa ổn về chất lượng nghệ
thuật và đầu óc của những người kiểm duyệt. Trên một phương

diện chung Festival này thành công ngay cả khi mọi hoài nghi
vẫn còn nơi số đông công chúng cũng như mọi giới, ngay trên
mọi sức ép hiện có. Điều thực sự đáng mừng là, nó được diễn ra
khi mọi tranh luận về thuật ngữ, khái niệm, ranh giới, phạm vi,
… đều chưa ngã ngũ. Có nhiều sự đóng góp cũng như chia sẻ
cho vấn đề này từ dư luận. Cũng như gần đây, nhà phê bình mỹ
thuật Phan Cẩm Thượng có hướng suy nghĩ rất cấp tiến cho
những vấn đề tương tự. Đại loại, Ông cho rằng nếu chúng ta cứ
loay hoay mãi với kiểu câu hỏi “những cái đó có phải là nghệ
thuật không? Nên hiểu nó như thế nào? Nếu cứ tiếp tục vấn
đáp như vậy thì chẳng bao giờ hiểu được. Vấn đề là giải tán câu
hỏi chứ không phải đi tìm câu trả lời…”.
Festival mỹ thuật trẻ 2007 là khởi đầu cho việc chính thức thừa
nhận những môn mới như installation, performance art, video
art,… của nghệ thuật đương đại? Nó đang trên con đường chính
thống hoá, hay vẫn chỉ là sự uốn mình để thích nghi làm yên
lòng những đòi hỏi chính đáng trong việc bình thường hoá mọi
nhu cầu thẩm mỹ của thời đại hôm nay? Viễn cảnh nghệ thuật
đương đại, ở đó sẽ tiếp tục có những nghệ sĩ theo đuổi con
đường nghệ thuật phi lợi nhuận. Nhưng, bên cạnh đó sẽ có thêm
những dự án, những cách làm khác từ việc tái lý giải nghệ thuật
đương đại theo hướng có lợi nhuận. Sự nảy nở đa hướng, về đại
thể nó sẽ đảm bảo cho sự phát triển phong phú. Nhưng phát
triển đến đâu, phụ thuộc phần lớn vào việc chúng ta thực sự
quan tâm và đầu tư cho nó như thế nào. Vì rằng, chúng ta muốn
có một thứ thực sự là nghệ thuật hay nghệ thuật tương tự là tuỳ
vào sự lựa chọn.

×