Chương 1: Lý Thuyết Chung Về Đầu Tư
Phát Triển KCN
I/Lý Thuyết Chung:
1) Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước
Một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, một vấn đề trong
cuộc sống được mọi gia đình, mọi cá nhân quan tâm khi có điều kiện nhằm tăng thu
nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình.
Bản chất thuật ngữ “đầu tư” là sự bỏ ra, sự chi phí, sự hy sinh và hoạt động đầu tư
là sự bỏ ra, sự hy sinh sự chi phí các nguồn lực (tiền, của cải vật chất, sức lao
động,...) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được những kết quả lớn hơn
(các chi phí đã bỏ ra) trong tương lai
2) Phân loại đầu tư:
* Đầu tư tài chính
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng
chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ)
hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát
hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến
quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài chính của tổ chức, cá
nhân đầu tư (đánh bạc nhằm mục đích thu lời cũng là một loại đầu tư tài chính
nhưng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội. Công ty mở sòng bạc để phục vụ nhu cầu
giải trí của người đến chơi nhằm thu lại lợi nhuận về cho Công ty thì đây lại là đầu
tư phát triển nếu được Nhà nước cho phép và tuân theo đầy đủ các quy chế hoạt
động do Nhà nước quy định để không gây ra các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động
của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần
có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ
phiếu cho người khác). Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để
giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một nguồn
cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
1
* Đầu tư thương mại
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hoá và sau đó bán
với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận cho chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại
đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại
thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi
bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và
người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng
thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc
đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản
xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung (chúng ta cần
lưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư thương mại xét về bản chất,
nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo,
gây khó khăn cho việc quản lý lưu thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất,
làm tăng chi của người tiêu dùng).
* Đầu tư phát triển
Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó
người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài
sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất
kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng
cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây
dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng
trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên
gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực
hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi
lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở đây chúng ta thấy hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp chính là hoạt
động đầu tư phát triển,nên ta sẽ đi vào làm rõ khái niệm và vai trò của đầu tư phát
triển
2
3) Khu công nghiệp:
Khái niệm: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp có ranh giới địa lý xác định,không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc
phủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập.Doanh Nghiệp khu công nghiệp là
doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp,gồm doanh
nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ
II/Nội Dung Đầu Tư Phát Triển Khu Công Nghiệp:
1) Vai Trò Của Đầu Tư Phát Triển:
Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế,kết quả nghiên
cứu của các nhà kinh tế cho thấy:muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì
tỉ lệ đầu tư phải đạt từ 15% đến 25% so với GDP tùy thuộc vào ICOR của mỗi
nước.
Đầu tư góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế đối với những ngành
nông,lâm,ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai,các khả năng sinh học do vậy
muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao là rất khó khăn..Theo kinh nghiệm của các nước
trên thế giới,muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao cần tăng cường đầu tư vào khu vực
công nghiệp và dịch vụ.
Đầu tư quyết định sự ra đời,tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở,để tạo dựng
cơ sở vật chất,kỹ thuật của doanh nghiệp phải có vốn đầu tư.
2) Sự cần thiết trong việc thu hút đầu tư xây dựng các khu công nghiệp
-Đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp,khu chế xuất là nguồn vốn bổ sung quan
trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế:Đối với Việt Nam,để tăng trưởng và phát
triển kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn,nguồn vốn trong nước chưa
thể đáp ứng nổi nhu cầu đó.Do đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN
3
là rất quan trọng vì KCN phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của quốc gia
đó.Do vậy việc thu hút thêm nguồn vốn đầu tư vào các KCN là rất quan trọng.
Thu hút công nghệ:Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý,kinh nghiệm
là điều rất quan trọng đối với các nước đang phát triển,trong đó có VN.Thông qua
việc thu hút thêm đầu tư vào KCN sẽ là những hoạt động chuyển giao công
nghệ,qua đó chúng ta có thể có được những công nghệ tiên tiến hiện đại cũng như
kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại
hóa:Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN
sẽ làm cho cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp
và dịch vụ,giảm tỉ trọng nông nghiệp.Thực tế đã có rất nhiều nước thành công trong
công cuộc CNH-HĐH đất nước thành công nhờ một phần không nhỏ vào hoạt động
của KCN,KCX như Trung Quốc,Hàn Quốc,Nhật Bản,Đài Loan…Tại VN,sụ phát
triển và lớn mạnh của các KCN,KCX đã góp phần quan trọng đưa đất nước ta tiến
nhanh trên con đường CNH_HĐH đất nước.
III)Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển khu công nghiệp:
a)Vị trí địa lý
-Gần các tuyến giao thông đường bộ,đường hàng không,đường biển
-Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động
Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp,khu chế xuất sẽ tận dụng được các đầu
vào sẵn có,làm giảm chi phí vận chuyển,có điều kiện mở rộng.
b)Vị trí kinh tế xã hội:
Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế,vừa là trung tâm chính trị.Do
đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất,cơ sở vật chất kỹ thuật tốt,đội ngũ lao
động có trình độ cao,chuyên môn giỏi.Do vậy,hiện nay ở nước ta các KCN,KCX
4
chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điều kiện sẵn có,giảm rủi ro
cho các nhà đầu tư,tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
c)Kết cấu hạn tầng:
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư vào KCN,KCX.
Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì mối quan tâm là vị trí thì với
các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tầng:điện,nước,công trình công
cộng,đường xá cầu cống…tác động trực tiếp đến giá thuê đất,ảnh hưởng đến quyết
định của nhà đầu tư
d)Thị trường
Đối với các công ty nước ngoài,mục tiêu đầu tư vào KCN,KCX là tận dụng
thị trường nước chủ nhà,đưa nguồn vốn vào hoạt động sinh lợi tránh tình trạng ứ
đọng vốn,đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ và thị
trường rộng lớn.
e)Vốn đầu tư nước ngoài:
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào một quốc gia có tỷ lệ lớn
là vào KCN,vì thế hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến
nguồn vốn đầu tư vào KVN
f)Yếu tố chính trị:
Quan hệ chính trị tốt đẹp,ổn định sẽ là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế.Thông thường những tác động này thể hiện ở:
-Việc dành cho các nước kém phát triển các điều kiện ưu đãi về vốn như vốn
ODA,các khoản cho vay ưu đãi…
-Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên liệu,sản phẩm,thiết bị công nghệ.
-Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các chính phủ cho phép các tổ chức,cá
nhân,các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia.
5
Chương II/Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Vào Các
KCN ở VN
I/Đầu tư hạ tầng và sản xuất khu công nghiệp:
A)Từ ngày 24/9/1991,thủ tướng chính phủ phê duyệt cấp giấy phép thành lập
KCN_KCX đầu tiên với quy mô 300ha tại TPHCM đến hết tháng 12/2001 trên địa
bàn cả nước đã có 69 dự án KCN-KCX được hình thành phát triển hoặc được
chính phủ cấp phép thành lập,trong đó 65 KCn tập trung,3 KCX,1 khu công nghệ
cao với tổng diện tích lên tới 10.500 ha,các khu CN được hình thành tại 27 tỉnh
thành,trong đó các tỉnh miền bắc có 15 KCN,miền trung có 13KCN và miền nam
có 1.
Về loại hình có 16 KCN hình thành trên cơ sở đã có 1 số doanh nghiệp công
nghiệp đang hoạt động,10 KCN phục vụ di dời,22 KCN có quy mô nhỏ ở đồng
bằng bắc bộ,duyên hải miền trung và đồng bằng sông cửu long,21 KCN mới được
xây dựng quy mô khá lớn,trong đó có 13 KCN là hợp tác với nước ngoài.
Tính đến thời điểm năm 2000 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép
hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng vốn kinh doanh đăng kí là 7,7 tỷ
USD,trong đó có 596 doanh nghiệp nước ngoài thuộc 24 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới,có tổng vốn đầu tư là 6,4 tỷ USD chiếm 82% tổng vốn đăng kí kinh
doanh,345 doanh nghiệp trong nước có tổng vốn đăng kí là 18000 tỷ(tương đương
1,4 tỷ USD),chiếm 18% tổng vốn kinh doanh trong các khu công nghiệp được cấp
giấy phép.Ngành nghề phát triển trong các khu CN gồm các doanh nghiệp thuộc
các ngành công nghiệp nhẹ,điện tử,hóa chất,cơ khí chế tạo,luyện thép,dầu khí,chế
biến thức ăn gia súc,phân bón,dịch vụ thương mại xuất khẩu...Các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp,khu chế xuất có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao nhờ khai thác
các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp các nguồn lực từng vùng và địa phương.Chỉ
tính riêng 3 năm 1997-1999,giá trị sản lượng và xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong khu CN cả nước là
6
Bảng giá trị sản lượng và xuất khẩu các doanh nghiệp KCN
Giá trị sản lượng
(triệu USD)
Giá trị xuất khẩu
(triệu USD)
Tăng trưởng sản
lượng
Tăng trưởng
xuất khẩu
1997 1.155 848
1998 1.871 1.300 61% 53%
1999 2.982 1.761 59% 35%
Năm 1999,các khu CN đóng góp 25% giá trị sản lượng công nghiệp và 16%
giá trị sản phẩm của cả nước,thu hút 140.000 lao động.Ngay trong các khu
CN,phần lớn các nhà máy có công nghệ tiên tiến,chất lượng sản phẩm cao đã trực
tiếp gia tăng tỉ lệ xuất khẩu các sản phẩm của khu CN,các khu CN đã thực sự tiếp
nhận được những phương pháp quản lý tiến bộ,kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh
của các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Tính đến cuối tháng 10/2007, cả nước đã có 154 KCN được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên 32.831 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho
thuê đạt 21.775 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 92 KCN đã đi
vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN đang trong giai
đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích tự nhiên
12.073 ha.
Trong 10 tháng đầu năm 2007, cả nước có 13 dự án đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thành lập các KCN Thạnh Đức,
tỉnh Long An (256 ha); KCN Minh Hưng, tỉnh Bình Phước (194 ha); KCN Việt
Hoà - Kenmark, tỉnh Hải Dương (46 ha); KCN Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (54 ha);
KCN Thanh Bình, tỉnh Bắc Kạn (73,5 ha); KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (131,5
ha); KCN Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (71,2 ha); KCN Phía Nam Yên Bái, tỉnh Yên
Bái (137,8 ha); KCN Long Bình An, tỉnh Tuyên Quang (109 ha); KCN Bình Long,
tỉnh An Giang (28,56 ha); KCN Hoà Phú, tỉnh Đắk Lắk (181,73 ha) và mở rộng
KCN Việt Hương II, tỉnh Bình Dương (140 ha); KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương,
7
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (146 ha). Tổng diện tích KCN thành lập mới và mở rộng
đạt 1.569 ha.
Tính đến cuối tháng 10/2007, cả nước đã có 154 KCN được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên 32.831 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho
thuê đạt 21.775 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 92 KCN đã đi
vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN đang trong giai
đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích tự nhiên
12.073 ha.
Các KCN phân bố ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở 3 Vùng kinh
tế trọng điểm miền Nam, miền Trung, miền Bắc với tổng số 110 KCN với tổng
diện tích đất tự nhiên trên 25.900 ha, chiếm gần 80% tổng diện tích các KCN cả
nước.
Trong 10 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập và ban
hành quy chế hoạt động của KKT Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An với diện tích
18.827 ha và KKT Vân Đồn với diện tích 210.100 ha, nâng tổng số KKT đã thành
lập lên 10 KKT gồm Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nghi Sơn, Vũng áng, Vân
Phong, Phú Quốc, Chân Mây – Lăng Cô, Đông Nam Nghệ An, Vân Đồn với tổng
diện tích 559.867 ha.
Trong 10 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung một
số KCN vào Quy hoạch, trong đó có một số KCN, dịch vụ, đô thị (Bắc Ninh, Tiền
Giang). Ngoại trừ một số KCN có trong Quyết định số 1107/QĐ-TTg đã được
thành lập, từ nay đến năm 2015, dự kiến có 109 KCN được thành lập mới với tổng
diện tích quy hoạch 29.326 ha và 30 KCN mở rộng với tổng diện tích mở rộng
6.174 ha.
Trong 10 tháng đầu năm 2007, các KCN đã thu hút được 432 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3.470 triệu USD, chiếm trên
30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và tăng gần 2 lần so với
cùng kỳ năm ngoái. Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hiện là các tỉnh dẫn đầu cả
nước về vốn đầu tư nước ngoài thu hút được với tổng vốn đầu tư trên 1,4 tỷ USD,
tiếp theo là Đồng Nai (470 triệu USD).
8
Về tình hình tăng vốn, trong 10 tháng đầu năm 2007 có 329 lượt dự án đầu
tư tăng vốn tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 1.191 triệu USD, chiếm khoảng
45% số vốn tăng thêm của cả nước và tăng nhẹ so với so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 10 tháng đầu năm, các KKT thu hút được thêm trên 500 triệu USD, trong đó
có dự án Khu nghỉ cao cấp tại KKT Chân Mây – Lăng Cô (276 triệu USD).
Như vậy, trong 10 tháng đầu năm 2007, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp
mới và tăng thêm vào các KCN, KCX đạt 4.661 triệu USD, chiếm trên 40% tổng
vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước và tăng gần 1,6 lần so với 10 tháng
đầu năm ngoái.
Tính đến cuối năm 2007, các KCN cả nước đã thu hút được trên 2.600 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 25,3 tỷ USD và gần 2.800 dự án
đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 137 nghìn tỷ đồng (chưa kể
các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 976 triệu USD
và 43 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước
đạt 54%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy trên 71%.
Cuối năm 2007,đã có khoảng 3.600 dự án trong các KCN cả nước đã đi vào sản
xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt gần 12 tỷ USD và 80 nghìn tỷ
đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN 10 tháng đầu năm
ước đạt gần 13 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị xuất khẩu của
các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm
ngoái; nộp ngân sách đạt gần 900 triệu USD.
Các doanh nghiệp KCN đã giải quyết việc làm cho gần 910 nghìn lao động trực
tiếp.
Cùng với dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng cao, thời gian gần đây, các
KCN đạt kết quả tốt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Tỷ
trọng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN trong tổng vốn đầu tư thu hút được hàng
năm trên cả nước luôn ở mức 40-45%. Năm 2007, các KCN đã thu hút được trên 8
tỷ USD vốn FDI, chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước.
9
Tính đến cuối tháng 5/2008, các KCN cả nước đã thu hút được trên 3200 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 31,5 tỷ USD và 3.100 dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 195 nghìn tỷ đồng. Riêng lĩnh vực
phát triển kết cấu hạ tầng KCN, có 31 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.755 triệu
USD và 155 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư trên 61.160 tỷ đồng.
Điểm nổi bật trong thu hút đầu tư vào KCN thời gian qua là bên cạnh việc
tiếp tục thu hút các dự án quy mô vừa, các KCN đã thu hút được nhiều dự án quy
mô lớn, công nghệ cao như Samsung, Compal, Foxconn… Các dự án này sẽ có tác
động lớn tới sự phát triển công nghiệp, thu hút lao động của địa phương trong thời
gian tới, góp phần đáng kể tạo sự biến đổi về chất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động của địa phương. Thực tế cho thấy, ngay từ khi đang trong giai đoạn xây
dựng nhà xưởng, tác động lan tỏa của các dự án này đã được thể hiện rõ trong việc
tạo việc làm cho người lao động địa phương và việc thu hút thêm các dự án vệ tinh
đầu tư vào khu vực lân cận.
Đến cuối tháng 5/2008, các KCN đã cho thuê được khoảng 14.374 ha đất
công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 50%,
riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy gần 74% (cho thuê được trên 13.108
ha đất công nghiệp).
Trong những tháng nửa đầu năm 2008, nước ta phải đối mặt với nhiều khó
khăn như tình hình lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại, Chính phủ
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ giá giữa VND – USD biến động lớn, ...
Mặc dù vậy tình hình phát triển các KCN trong cả nước vẫn đạt được những bước
phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất, nhanh chóng ổn định nền kinh tế.
Về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), 7 tháng đầu năm 2008, các
KCN trong cả nước đã thu hút được tổng cộng 4,03 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) bao gồm 227 dự án mới với tổng vốn đầu tư đạt gần 2,8 tỷ USD và 201
lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt trên 1,05 tỷ USD. Tính đến nay, các
KCN trên cả nước đã thu hút được gần 3.305 dự án có vốn ĐTNN với tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt gần 33,8 tỷ USD.
10
Các tỉnh có lợi thế về thu hút vốn ĐTNN như Đồng Nai, Bình Dương, Bắc
Ninh tiếp tục phát huy được lợi thế. Trong 7 tháng đầu năm 2008, Bắc Ninh dẫn
đầu về thu hút vốn ĐTNN vào các KCN với 941,9 triệu USD (gồm 29 dự án mới
và 11 dự án tăng vốn). Tiếp theo là Đồng Nai với 861,5 triệu USD gồm 44 dự án
đăng ký mới với tổng vốn đăng ký 361,1 triệu USD và 58 dự án tăng vốn với tổng
vốn tăng thêm 500,41 triệu USD; Cần Thơ - 554,45 triệu USD (trong đó có 2 dự án
đăng ký mới với tổng vốn đăng ký 553 triệu USD và 2 dự án tăng vốn với tổng vốn
tăng thêm 1,45 triệu USD); KCN Việt Nam - Singapore VSIP với 346,03 triệu
USD (trong đó có 20 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký 285,12 triệu USD và
20 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 60,9 triệu USD). Một số địa phương
khác cũng thu hút được trên 100 triệu USD vốn ĐTNN vào các KCN trong 7 tháng
đầu năm là Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Long An, Thái Bình.
Về thu hút vốn ĐT trong nước, trong 7 tháng đầu năm 2008 các KCN trong
cả nước cũng thu hút được một lượng lớn vốn ĐT trong nước. Các tỉnh thu hút
được nhiều vốn ĐT trong nước vào các KCN là Đồng Nai - 2.905,55 tỷ đồng, Đà
Nẵng - 1.117,6 tỷ đồng, Bắc Ninh - gần 800 tỷ đồng, Quảng Ninh - 632,3 tỷ đồng.
Những con số ấn tượng trên cho thấy các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn đánh
giá khá cao về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian sắp tới vì
vậy họ vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào các dự án tại các KCN trong cả nước. Nổi bật
có thể kể đến dự án hơn 500 triệu USD của tập đoàn Samsung đầu tư xây dựng nhà
máy sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh.
Về tình hình xây dựng và phát triển các KCN, trong 7 tháng đầu năm đã có 7
dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư,
thành lập các KCN gồm: KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh (603 ha); KCN
Đông Nam, tỉnh Long An (106 ha); KCN Phụng Hiệp, tỉnh Hà Tây (175 ha); KCN
Cộng Hòa, tỉnh Hải Dương (357 ha); KCN Long Bình – Amata mở rộng, tỉnh Đồng
Nai (133 ha); KCN Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai (823 ha); KCN Đức Hòa III – Minh
Ngân, tỉnh Long An (147 ha).
Tính đến cuối tháng 7/2008, cả nước có 186 KCN, KCX đã được thành lập
với tổng diện tích đất tự nhiên 45.042 ha, trong đó diện đất công nghiệp có thể cho
11
thuê đạt 29.469 ha, chiếm 66.6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 110 KCN,
KCX đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 26.115 ha và 76 KCN
đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện
tích đất tự nhiên 18.926 ha. Các KCN, KCX phân bố ở 52 tỉnh, thành phố trên cả
nước, tập trung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm
trên 60% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Cụ thể, vùng Đông Nam Bộ có 75
KCN với tổng diện tích 22.352 ha, vùng Đồng bằng sông Hồng có 42 KCN với
tổng diện tích 10.046 ha, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 28 KCN với tổng
diện tích 5.027 ha.
Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả
nước đạt gần 50%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy gần 74%. ở một số
địa phương có thế mạnh về thu hút vốn đầu tư như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng
Nai, Bình Dương, Long An, ... số KCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100% tương đối cao.
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bất chấp những khó khăn của tình
hình kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN trên cả nước vẫn
đạt được những kết quả tương đối khả quan. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản
xuất công nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động tại các KCN trong cả nước đạt
khoảng 14 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị xuất khẩu của các
doanh nghiệp KCN đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2007. Một
số tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tăng trưởng cao là: Hà Nội, Cần Thơ, Thái Bình, ...
Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN ở
Hà Nội đạt 697,3 triệu USD – tăng 26%, tổng giá trị xuất khẩu đạt 943,4 triệu USD
– tăng 32,2%, tổng doanh thu đạt 1,04 tỷ USD – tăng 7,6%, nộp ngân sách Nhà
nước 25,31 triệu USD – tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp
KCN Cần Thơ đạt tổng doanh thu 875,5 triệu USD – tăng 169% so với năm 2007
trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 368,4 triệu USD – tăng 136,7%, giá trị
dịch vụ đạt 507,10 triệu USD – tăng 200%, nộp ngân sách Nhà nước đạt 660,9 tỷ
đồng – tăng 66,89%. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN tỉnh
Thái Bình đạt 1.248 tỷ đồng – tăng 22% so với cùng kỳ năm 2007. Ngoài ra, Đồng
Nai - một trong các tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn ĐTNN cũng như vốn ĐT trong
12
nước vào các KCN cũng đạt tỷ lệ tăng trưởng khá. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm,
tổng giá trị hàng nhập khẩu đạt 2,04 tỷ USD – tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái,
tổng doanh thu đạt 3,03 tỷ USD – tăng 10%, nộp ngân sách Nhà nước 94,2 triệu
USD – tăng 7%.
Từ đầu năm đến cuối tháng 9/2008, các KCN trên cả nước đã thu hút được
gần 9,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 271dự án mới với tổng số vốn
đầu tư đăng ký đạt gần 7,5 tỷ USD và 236 lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng
thêm đạt trên 1,6 tỷ USD.
Các KCN cả nước đã thu hút được 3325 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với
tổng vốn đầu tư gần 39.3 tỷ USD.
Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả
nước đạt gần 50%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy gần 74%.
Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ quy định định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu
kinh tế. Trong năm 2008, Việt Nam triển khai các cam kết với Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại… Trong điều kiện tình
hình khủng hoảng tài chính thế giới chưa được ngăn chặn và có những diễn biến
phức tạp ở những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước EU, trước
bối cảnh đổi mới sâu sắc về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập
kinh tế quốc tế mạnh mẽ, công tác quản lý nhà nước KCN, KKT cũng như bản thân
hoạt động của các KCN, KKT đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực,
chương trình và trọng tâm công tác để thích nghi với điều kiện mới. Nhờ đó, các
KCN, KKT trong năm 2008, một mặt, tiếp tục đà tăng trưởng những năm trước,
mặt khác, có những nét phát triển mới mang tính đột phá.
Trong năm 2008, công tác xây dựng và phát triển hệ thống các KCN, KKT đã đạt
được một số kết quả nổi bật sau đây:
Trong năm 2008, có 48 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được
cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thành lập mới 40 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên
15.675,6 ha (tăng 73% so với năm 2007) và mở rộng 8 KCN với tổng diện tích đất
tự nhiên 2.810,8 ha (tăng 41,1% so với năm 2007). Năm 2008 là năm có số lượng
13
KCN được thành lập mới và mở rộng nhiều nhất trong gần 17 năm xây dựng và
phát triển KCN. Kết quả này xuất phát từ nhu cầu phát triển KCN của các địa
phương nhằm tận dụng cơ hội thu hút đầu tư hiện đang tăng cao trên cả nước. Mặt
khác, do nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án phát triển kết cấu hạ
tầng KCN đã được phân cấp về địa phương, nên đã tạo điều kiện cho các địa
phương chủ động và đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục đầu tư.
Tính đến cuối tháng 12/2008, cả nước đã có 219 KCN được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên là 61.472,4 ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố trên cả
nước. Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần
40. 000 ha, chiếm 65% diện tích đất công nghiệp.
Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2015 sẽ thành lập thêm 91 KCN với tổng diện tích
20.839 ha và mở rộng thêm 22 KCN với tổng diện tích 3.543 ha. Dự kiến đến năm
2015 sẽ có thêm 24.381 ha đất KCN.
Qua kết quả thành lập mới và mở rộng KCN trong năm 2008, có thể thấy
rằng mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một
số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Tây Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn
La, Bắc Kạn), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng),
Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng…) phát triển KCN để chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở các địa phương thuộc ba Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Đến cuối tháng 12/2008, với 149
KCN và tổng diện tích đất tự nhiên 49.232 ha, ba Vùng kinh tế trọng điểm chiếm
tới 68% tổng số KCN và 80,9% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước.
Trong năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập và ban hành quy
chế hoạt động cho 2 KKT: Nam Phú Yên (Phú Yên), Hòn La (Quảng Bình), nâng
tổng số KKT được thành lập lên 13 KKT với tổng diện tích cả mặt đất và mặt nước
là 612.229 ha.
Năm 2008, vốn đầu tư tăng thêm trong các KCN đạt được mức cao nhất từ
trước tới nay xét cả khu vực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2008, chưa kể tới vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, các KCN
trên cả nước đã thu hút được 12,79 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn
14
của các dự án cấp mới đạt 10,45 tỷ USD với 540 dự án và 2,34 tỷ USD vốn tăng
thêm với 537 lượt điều chỉnh dự án.
Dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008 là tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu với tổng vốn đầu tư thu hút là 4,5 tỷ USD. Ngoài ra có 3 tỉnh thu hút được trên
1 tỷ USD là Bắc Ninh (1,14 tỷ USD), Bình Dương (1,08 tỷ USD), Đồng Nai (1,01
tỷ USD).
Tính đến 31/12/2008, các KCN trong cả nước thu hút được 3.564 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 42,667 tỷ USD; trong năm 2008, các
KKT cả nước thu hút 18,23 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cấp mới 18 dự
án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,78 tỷ USD và 12 dự án tăng vốn với tổng vốn
đầu tư là 2,45 tỷ USD. Lũy kế đến 31/12/2008, các KKT đã thu hút được 72 dự án
đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 20 tỷ USD.
Cơ cấu vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm cho thấy trong năm 2008, tại các
KCN có nhiều nhà đầu tư mới, lần đầu đầu tư vào Việt Nam triển khai các dự án
làm cho vốn đầu tư cấp mới tăng 4,45 lần so với vốn đầu tư mở rộng. Trong khi đó
tại các KKT vốn đầu tư mở rộng gấp trên 13 lần so với vốn đăng ký mới.
Về thu hút đầu tư trong nước, năm 2008, các KCN đã thu hút 59.199,57 tỷ
đồng (gần 3,5 tỷ USD), trong đó có 524 dự án mới với tổng vốn đăng ký là 53.254,
87 tỷ đồng và điều chỉnh 173 dự án với tổng vốn đầu tăng thêm đạt 5.944,7 tỷ
đồng. Lũy kế đến 31/12/2008, các KCN của cả nước thu hút được 3.588 dự án đầu
tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 251.541,57 tỷ đồng (tương đương 14,8 tỷ
USD).
Trong năm 2008, các KKT đã thu hút được 31.491,2 tỷ đồng (tương đương
1,85 tỷ USD) vốn đầu tư trong nước, trong đó có 74 dự án mới với tổng vốn đăng
ký là 30.746 tỷ đồng và 8 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 745,2 tỷ đồng.
Lũy kế đến 31/12/2008, các KKT cả nước đã thu hút được 230 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn đăng ký đạt 111.114 tỷ đồng (tương đương 6,5 tỷ USD).
Các KCN, KKT tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định về sản xuất kinh
doanh và thực hiện vốn đầu tư
15
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do sự biến động tiêu cực của thị trường thế
giới, song các dự án trong KCN, KKT vẫn triển khai với tốc độ khá cao. Trong
năm 2008, các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT đã thực hiện thêm
được 2,5 tỷ USD, bằng 22% tổng số vốn đầu tư nước ngoài giải ngân được trong
năm. Tỷ trọng vốn giải ngân này cho thấy các KCN, KKT đã đóng góp đáng kể vào
hiệu quả thực hiện vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước.
Tính đến cuối tháng 12/2008, các KCN cả nước đã có 2.250 dự án FDI
và 2.258 dự án trong nước đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện
đạt khoảng 16,2 tỷ USD và 121,1 nghìn tỷ đồng, tương ứng 38% và 49% tổng vốn
đầu tư nước ngoài và trong nước đăng ký vào KCN.
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các KCN trong năm 2008 đã đạt mức
tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp KCN đã đạt tổng
doanh thu 28,9 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu của các
doanh nghiệp KCN đạt 14,5 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007 và chiếm 24,7%
giá trị xuất khẩu của cả nước.
II/Kết quả và hạn chế trong đầu tư phát triển KCN:
1) Những thành tựu đạt được
Xây dựng và phát triển KCN ở nước ta được đặt ra trong quá trình CNH,
HĐH đất nước, quá trình triển khai Nghị quyết của Đảng, xây dựng và thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước
từng thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn vừa qua (1991 - 2006), hoạt động các KCN
trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.
B.1) Hình thành hệ thống các KCN trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH cả nước; quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng
lãnh thổ.
Đến cuối tháng 12/2005, cả nước đã có 131 KCN, được Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18.044 ha.
Các KCN được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập trung
đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều
16
kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Quy mô các KCN đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát
triển cụ thể của mỗi địa phương. Phần lớn các KCN thuộc Danh mục các KCN ưu
tiên thành lập theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
B.2) KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH, HĐH đất nước.
Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng
kinh tế - kỹ thuật, các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự án ĐTNN và
tổng vốn đăng ký vào KCN ngày càng được mở rộng. Giai đoạn 5 năm 1991-1995,
số dự án ĐTNN có 155 dự án, đến 5 năm 2001-2005 là 1.377 dự án với tổng vốn
đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về
tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 - 2001.
Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCN đã thu hút được 2.120 dự án có vốn
ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16.843 triệu USD.
Thực tế đã chứng tỏ, nguồn vốn nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển
KCN 15 năm qua là hết sức quan trọng. Cùng với nguồn lực từ bên ngoài, chúng ta
còn đặc biệt coi trọng phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nếu
như trong 5 năm 1991 - 1995, chỉ có gần 50 dự án trong nước đầu tư vào các KCN,
thì đến 5 năm 2001 - 2005 thu hút được 1870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế
hoạch 5 năm trước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2.367 dự án trong nước còn
hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 117 nghìn tỷ đồng.
B.3) KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu
dài không chỉ đối với địa phương có KCN mà còn góp phần hiện đại hoá hệ
thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.
Tại các KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nói chung khá hoàn
chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao
thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
17
Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ
tầng KCN trên cả nước bao gồm 19 dự án có vốn ĐTNN và 112 dự án trong nước
với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Hình thức đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các hình thức với các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp có vốn
ĐTNN, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, các
KCN do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất:
45 KCN với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 KCN được đầu tư theo cơ chế đơn
vị sự nghiệp có thu với tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCN
còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9.835 tỷ
đồng (34 KCN). Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng có
kinh nghiệm và năng lực quản lý, điển hình là Công ty Phát triển KCN Thăng
Long, Công ty Phát triển KCN Biên Hoà (Sonadezi), Công ty cổ phần KCN Tân
Tạo...
Trên phạm vi cả nước, đến cuối năm 2005, có 79 KCN, đã hoàn thành xây
dựng cơ bản và đi vào vận hành; 51 KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải
phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
B.4) KCN có tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
từng địa phương theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao
trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, mở rộng mối quan
hệ hợp tác quốc tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tăng đều qua các năm, và tốc độ
gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN đều vượt so với tốc độ gia tăng giá
trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các
KCN thời kỳ 1996 - 2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng
20%/năm. Trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các
doanh nghiệp KCN (kể cả trong nước và nước ngoài) đạt khoảng 44,4 tỷ USD, gấp
gần 5 lần so với 5 năm trước. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh
18
nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng
kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và từ mức 17% năm 2001 lên
khoảng 28% năm 2005.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trường thế giới được
nâng cao đáng kể trong thời gian qua. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các
doanh nghiệp KCN thời kỳ 5 năm 1996 - 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân
khoảng 18%/năm; trong 5 năm tiếp sau (2001-2005), giá trị xuất khẩu của các
doanh nghiệp KCN đạt trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm, cao
hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước. Tỷ
trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước đã tăng lên từ mức khoảng 15% năm 2000 lên gần 20% năm 2005.
Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng
27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giá
trị nhập khẩu trong 5 năm 1996-2000.
Các doanh nghiệp KCN bước đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà
nước, trong thời kỳ 2001-2005, tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN
tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45%/năm và gấp 6 lần
so với 5 năm 1996 - 2000.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng vốn
ĐTNN đầu tư vào các dự án sản suất kinh doanh trong KCN các nhà đầu tư còn
đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghiệp kỹ thuật cao với 11 doanh
nghiệp đều tập trung ở KCN với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD (phần lớn của Nhật
Bản) như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel,... Các
dự án ĐTNN vào KCN không những góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ
trong sản phẩm của các doanh nghiệp KCN mà còn mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư
từng bước nâng cao vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế,
góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực.
19
B.5) Các KCN sử dụng ngày càng hiệu qua cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác
sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế.
Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm, trong
thời gian qua các địa phương đã thành lập và hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ
tầng mỗi năm tăng thêm từ 2 - 5 KCN. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, có thêm
15 KCN đi vào hoạt động. Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các
KCN ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:
- Trong thời kỳ 2001 - 2005, các KCN đã cho thuê thêm được khoảng 7.000 ha đất
công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã vận hành được nâng lên hàng năm từ 40%
năm 1996 lên 50% năm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72% năm 2005.
- Tính đến cuối tháng 12/2005, bình quân 1 ha đất công nghiệp của các KCN đã
vận hành thu hút được hơn 2 triệu USD tăng 60% so với năm 2001 (1,2 triệu USD/
ha).
- Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua các năm
từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm
trong 5 năm 2001 - 2005 đạt trên 0,33 USD/ha.
Số lao động thực tế sử dụng bình quân một ha đất sản xuất trong KCN được huy
động khoảng 80 - 100 người với giá trị sản xuất ra khoảng 30 tỷ đồng/ha/năm.
B.6) Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao
dân trí và thực hiện các chính sách xã hội
Phát triển KCN mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có
tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Trong thời
kỳ 2001-2005, các KCN đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần
so với thời kỳ trước (1991-2000), hiện nay (5/2006), các KCN, đã thu hút được
khoảng 864.000 lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động
thu hút được còn lớn hơn nhiều (ước tính lượng lao động gián tiếp khoảng 1,5 triệu
người).
Phát triển KCN đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường
lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, là nơi sử dụng lao động
có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình
20
độ khu vực và quốc tế. Hiện nay, một số KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề
(Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế,
Trường Cao đẵng kỹ thuật - công nghệ Biên Hoà…).
- Doanh nghiệp trong KCN có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức
và quản lý nhân lực nói riêng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao
khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam.
B.7) KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập
trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm
soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất.
KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô; tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc kiểm soát
ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô nhiễm của doanh
nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN.
Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút
đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những "công viên công
nghiệp", là mẫu hình để các KCN khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là
KCN Biên Hoà II, KCN Thăng Long.
B.8) Các KCN có tác dụng lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các vùng,
các ngành, lĩnh vực
KCN mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh
KCN. Liên kết ngành trong KCN bước đầu đã có những kết quả nhất định thực
hiện trong phạm vi nội bộ KCN bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là
các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất
nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các doanh nghiệp
trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung
quanh KCN.
Các KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất
tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình
21
dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu
quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu qủa này đặc biệt rõ nét ở các KCN
thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp
chế biến tại KCN tại Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Cần Thơ...góp phần tiêu thụ
nông sản của các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng nông thôn xung quanh, cải
thiện một bước đời sống nông dân.
KCN góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng
lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, có sức lan
tỏa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh lân cận, chuyển các địa phương này
từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong thời
gian tới, xu hướng lan tỏa từ các KCN, ở các địa phương này sẽ còn mở rộng hơn
nữa sang các địa phương khác như Long An, Bình Phước...
Việc phát triển các KCN có tác động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch, đào
tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của
địa phương nơi KCN đóng và các địa phương lân cận.
Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiến bộ,
các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, các doanh
nghiệp trong KCN đã và đang tác động tích cực tới yếu tố chất lượng sản phẩm của
công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ chỉ phục vụ
nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.
Đánh giá một cách chung nhất, có thể nói các KCN không chỉ trực tiếp thúc
đẩy công nghiệp của địa phương và của vùng có KCN phát triển mạnh mẽ trong 15
năm qua, mà còn có tác động lan toả rộng rãi tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế từng địa phương và cả nước. Đó chính là hạt nhân của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
B.9) Mô hình quản lý - áp dụng cơ chế "một cửa, tại chỗ" đối với KCN
Những năm qua, KCN thực sự là nơi thử nghiệm mô hình cơ chế "một cửa,
tại chỗ" và đã đạt được những chuyển biến tích cực:
22
- Cùng với việc thành lập các KCN, các Ban quản lý các KCN cũng được thành lập
nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước KCN ở địa phương, là đầu mối liên hệ
giữa nhà đầu tư với KCN. Hiện nay, 46 Ban quản lý KCN đã được thành lập ở tất
cả các địa phương có KCN, trong đó 45 Ban quản lý KCN trực thuộc UBND tỉnh,
Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Thông
qua Ban quản lý KCN, nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các thông tin
về KCN, giải quyết các thủ tục đầu tư vào KCN ngay tại địa phương.
- Những năm qua, quy chế uỷ quyền trong quản lý các KCN tiếp tục được hoàn
thiện, hầu hết các BQL KCN đều được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền quản lý
nhà nước về hoạt động đầu tư (gồm tiếp nhận hồ sơ, cấp phép và giả quyết các vấn
đề phát sinh trong hoạt đồng đầu tư đối với ĐTNN của doanh nghiệp) . Nội dung
uỷ quyền phù hợp với trình độ quản lý của các BQL. Hoạt động đầu tư trong phạm
vi thẩm quyền được BQL giải quyết nhanh gọn, thuận lợi và về cơ bản nằm trong
năng lực quản lý của các BQL. Quá trình uỷ quyền đã đạt được hiệu quả về 2 mặt:
vừa giúp nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng và đơn giản hóa việc xin phép đầu tư,
đồng thời giúp giảm bớt khối lượng công việc của cơ quan trung ương, tạo điều
kiện thuận lợi trong việc quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp trong KCN được trực tiếp và sâu sát hơn. Tuy nhiên, đến nay khi nghiên
cứu hoàn thiện mô hình quản lý cho thấy cần thiết phải chuyển từ mô hình uỷ
quyền sang mô hình phân cấp và tương ứng là mở rộng quy mô phân cấp về vốn
của dự án đầu tư, đặc biệt với các dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện,
nhằm tạo sự năng động và chịu trách nhiệm của BQL và chính quyền địa phương.
- Ngoài việc ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư, các bộ, ngành cũng đã ủy quyền
cho BQL trong việc xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xử
hàng hóa C/O form D, giấy phép lao động... Trong thời gian tới, với việc áp dụng
Luật Đầu tư chung, xu hướng phân cấp sẽ tiếp tục được mở rộng.
23
2)Những hạn chế trong đầu tư vào khu công nghiệp:
a)Thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp_khu chế xuất còn rườm rà
Mặc dù thủ tục đầu tư vào các khu sản xuất tập trung đã được đơn giản hóa,
song câu chuyện “hành chính” khi đầu tư vào đây vẫn khiến nhiều doanh nghiệp
than trời vì chậm trễ, ách tắc... Tại hội nghị thu hút đầu tư vào khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế diễn ra ngày 26-3 tại Bắc Ninh, nhiều vấn đề bức xúc
cũng như hiến kế đã được đặt ra.
Công nhận hiện có tới 30% vốn FDI vào VN chảy thẳng vào các KCN, tuy
vậy theo ông Ryoichi Nakagawa - giám đốc điều hành Cơ quan Xúc tiến đầu tư
Nhật Bản, dù đã được đơn giản hóa nhưng từ khi được cấp phép tới khi xây dựng
nhà máy, nhanh nhất các doanh nghiệp phải mất 2-3 tháng mới xong thủ tục. Đặc
biệt các quy định về thuế, xuất nhập khẩu, các quy định về lao động không rõ ràng
gần đây vẫn gây thiệt hại trực tiếp cho doanh nghiệp.
Chứng minh điều này, ông Nakagawa cho biết suốt từ tháng 6-2007 đến
tháng 5-2008, do quy định về thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong KCX
không rõ, doanh nghiệp phải nộp tới hàng trăm ngàn USD. Phải đợi đến tháng
1-2009 mới có văn bản hướng dẫn lại, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa
thể xong các thủ tục để được nhận lại tiền của mình... Ngoài ra, sự phiền toái còn
thường xảy ra do các cán bộ địa phương.
Theo văn bản Văn phòng Kinh tế văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội gửi đến hội
nghị, những khó khăn mà các doanh nghiệp Đài Loan ở các KCN, KCX tại VN
đang phải đối mặt thuộc đủ loại, như: khó mua USD khi cần nhập khẩu máy móc
và nguyên vật liệu, giá đất tăng, giải phóng mặt bằng chậm, điện nước bị cắt, quy
trình giải quyết thủ tục hành chính quá chậm...
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hương, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư phát triển
24
VN - đơn vị đang đầu tư 10 KCN trên cả nước, cho rằng thủ tục hành chính hiện
nay mỗi tỉnh làm một cách. “Chỉ một việc là tách sổ đỏ cho các nhà đầu tư, có tỉnh
làm dễ nhưng có tỉnh lại khó. Có nơi chúng tôi xin cấp phép đầu tư chỉ mất 24 giờ,
nhưng có nơi mất hơn chục ngày”...
B)Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất giảm mạnh:
Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất giảm mạnh, một phần do
bãi bỏ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ có 30 dự án đầu tư được cấp
chứng nhận đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) của Hà
Nội từ đầu năm tới nay, với tổng vốn đăng ký khoảng 80 triệu USD và 600 tỷ đồng,
bằng 30% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, trong số này, chỉ có 12 dự án là cấp
mới, còn lại là các dự án tăng vốn.
Theo ông Nguyễn Xuân Chính, Trưởng ban Quản lý Các KCN, KCX Hà
Nội, nguyên nhân cơ bản nhất của sự sụt giảm này là do khủng hoảng tài chính toàn
cầu, khiến lưng vốn của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó là việc từ ngày
1/1/2009, Việt Nam bãi bỏ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) đối với cả
DN đầu tư hạ tầng KCN và DN hoạt động trong các KCN.
“Các DN đầu tư xây dựng hạ tầng KCN kêu nhiều nhất về vấn đề này. Không thể
đánh đồng việc đầu tư xây dựng khu đô thị với việc xây dựng hạ tầng KCN, bởi vì
việc đầu tư cho các KCN sẽ liên tục phát sinh lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách,
khác hẳn với đầu tư một khu chung cư. Ưu đãi cho phát triển các KCN cũng chính
là sự đầu tư cho nguồn thu sau này”, ông Chính nói.
Trên một khía cạnh khác, ông Chính cũng cho rằng, việc Nghị định 69/2009/
NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút
đầu tư vào các KCN. Việc này, theo ông Chính, khiến nhiều DN đầu tư hạ tầng
KCN lừng chừng trong thực hiện dự án.
Liên quan tới vấn đề này, trong một cuộc trao đổi gần đây với phóng viên
báo chí, ông Hong Sun, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng
và Phát triển HS cho rằng, việc các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư tại Việt
Nam là do tiền thuê đất rẻ hơn, nhưng với các quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-
CP, lợi thế này đang mất dần.
25