Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kỹ thuật phòng bệnh hoa cúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.47 KB, 6 trang )

Kỹ thuật phòng bệnh hoa cúc
VI. Phòng trừ sâu bệnh
Sự phát sinh sâu bênh hại có liên quan trực tiếp đến thời tiết, đến sự độc
lạnh liên tục một loại cây. phương pháp phòng trừ hiệu quả nhất là cải thiện môi
trường, luân canh tất nhiên dùng thuốc cũng là biện pháp không thể thiếu. Hoa
cúc có mấy chục loại sâu bệnh hại, ở đây chỉ giới thiệu một số.
VI.1- Bệnh hại
(1)Bệnh rỉ trắng: Bệnh chủ yếu ở trên lá, nếu nắng thì cả ở thân đốt cũng
bị. Thời kỳ đầu mặt dưới lá xuất hiện những điểm biến màu, không lâu sau biến
thành những vệt u màu trắng, cuối cùng thành màu nâu nhạt. Bệnh này phát
sinh cả ở khi trồng ngoài trời và trong nhà, là bểnh rất khó phòng trị. Khối u là
đống bào tử đông của bệnh, quanh năm lúc nào cũng có. ở vùng ấm thường phát
sinh vào tháng 4 đến tháng 6, ở vùng lạnh chủ yếu từ tháng 5 đến tháng7.
Bào tử bệnh rỉ trắng phát sinh trong phạm vi từ 6
0
C –36
0
C, nhiệt độ thích
hợp là từ 18 –28
0
C. Sự lan truyền bệnh chủ yếu là các tiểu bào tử do bào tử đông
nảy mầm hình thành, tiểu bào tử phát tán nhờ gió, bám vào mặt dưới lá, sau 10
– 15 ngày sẽ hình thành vết bệnh. Nhiệt độ cao, khô hạn và ánh sáng sẽ trở ngại
cho sự hình thành tiểu bào tử.
Bệnh rỉ trắng rất khó phòng trừ, cúc hè và cúc hè thu rất dễ mắc bệnh.
Phương pháp phòng trừ như sau:
1>Phòng trừ ở cây giống: Trước hết phải phòng trừ từ cây mẹ làm giống;
chọn cành cắm hoặc chồi đông không có vết bệnh, nếu có vết bệnh phải ngắt bỏ
trước khi lấy cành cắt hoặc chồi. Đông bào tử rất dễ qua đông trên cành cắm khi
xử lý lạnh, vì vậy trước khi cho vào kho lạnh hoặc sau khi xử lý lạnh phải loại
bỏ hết.


2>Khi phát hiện vết bệnh, phải phun thuốc diết khuẩn ở mặt dưới lá liên
tục 4 – 5 lần.
3>Nếu ở luống, sàn trồng phát hiện cây bị bệnh phải loại bỏ ngay.
4>Cần chú ý thống thoáng trong nhà ấm hoặc nhà che nilon, tránh để độ
ẩm cao, kết hợp với phun thuốc triệt để.
5>Có nhiều loại thuốc có thể sử dụng.
(2)Bệnh nửa khô héo.
Đây là loại bệnh thường thấy khi trồng cúc liên tục, lúc đầu ở mép lá dưới
hoặc gân lá xuất hiện trạng thái như giọt nước , sau đó biến thành màu trắng
vàng, màu vàng – màu nâu vàng rồi chết khô. Bệnh truyền từ lá phía dưới cành
bên lên lá phía trên, mạnh dần ở thân đốt tuy không bị biến màu nhưng rễ con đã
bị nát thối. Trồng ngoài trời bệnh phát sinh chủ yếu từ tháng 5, tháng 6 và tháng
9, tháng 11 nhiệt độ cao ít phát sinh. Trồng trong nhà hầu như bệnh quanh năm
các giống nhiễm bệnh rất khác nhau.
Phương pháp phòng trị chủ yếu:
1>Chọn giống chống bệnh.
2>Phòng trừ ở cây con: Lấy cành cắm ở cây mẹ sạch bệnh. Trên luống
hoặc sau trồng lót (lớp nilon có bổ nhỏ để cách ly với đất, cố gắng tránh để mặt
sau tiếp xúc với đất. Khi nhập cây giống phải kiểm tra kỹ.
3>Dùng thuốc phun vào đất, hoặc tưới vào đất khi phát hiện cây bị bệnh.
4>Dùng ClCo (Clorua Coban) tiêu độc đất hoặc hun đất.
(3)Bệnh khuẩn lạnh
Khi trồng ngoài trời bệnh thường phát sinh ở đốt giữa mặt đất. Trước tiên
đốt, lóng biến màu, sau đó tạo thành vết bệnh không định hình. Khi vết bệnh
vòng thân độ 1 tuần thì thân lá bị vàng, khô héo. Khi trồng trong nhà thì bệnh
không chỉ phát sinh ở phía dưới trước mà cả phần trên cũng bị. Chỗ bị bệnh đầu
tiên sản sinh khuẩn tơ màu trắng, sau đó ở tuỷ của thân cành có những khuẩn
hạch như cứt chuột.
Bệnh khuẩn hạch gây hại ở một số cây khác, nên không nên chọn nơi có
bệnh để trồng cúc. Khi phát hiện bệnh phải nhổ bỏ ngay và huỷ.

Phương pháp dùng chủ yếu là dùng clorua coban để tiêu độc đất. Khi phát
hiện bệnh phải phun thuốc ngay.
(4)Bệnh đốm nâu và bệnh đốm đen.
Đây là hai loại bệnh dễ phát sinh khi trồng ở ngoài trời, ít phát sinh khi
trồng ở trong nhà. Vết bệnh của hai loại này giống nhau. Lúc đầu có vết nhỏ
màu đen, sau đó biến thành vết hình tròn hoặc hình bầu dục, khi bệnh nặng lá bị
khô từ dưới lên. Thời gian phát bệnh của hai loại này từ giữa tháng 7 đến giữa
tháng 8.
Cách phòng trừ là sau khi trồng đến trước lúc cắt hoa phun thuốc 7 ngày
/lần.
(5)Bệnh rỉ đen.
Đây là bệnh mới phát hiện trên hoa cúc lúc đầu là những điểm màu vàng
nhạt sau đó lan rộng thành vết bệnh màu nâu đậm cuối cùng vết bệnh vỡ túng ra
bào tử dạng phấn màu nâu xẫm rồi tiếp tục sinh bệnh trên các lá khác. Sự phát
sinh bệnh rỉ đen giống như bệnh rỉ trắng, ở vùng ấm bệnh phát sinh từ tháng 10
đến cuối thu cách phòng trừ như bệnh rỉ trắng.
(6)Bệnh mốc tro.
Bệnh chủ yếu ở hoa tự, lúc đầu cánh hoa có màu nước chè trong suốt, sau
đó sinh ra khuẩn to màu tro.
Cách phòng trừ giống như bệnh khuẩn hạch.
(7)Bệnh khô thân.
Bệnh bắt đầu ở mép lá có màu nâu đen, sau đó đến cuốn lá và thân, các rễ
gần gốc biến thành màu nâu đen và thối nát. Nếu trời liên tục mưa và mây bệnh
dễ phát sinh, kể cả vào tháng 10 tháng 11. Nhiệt độ thích hợp phát bệnh là 15 –
25
0
C, ẩm độ cao là nhân tố sinh bệnh.
Phòng trừ chủ yếu là bắt đầu từ cây con ngắt bỏ lá bị bệnh rất quan trọng
để ngăn ngừa lây lan; cần tránh để quá ẩm ướt, trồng trong nhà phải chú ý thông
gió, khi phát hiện phải phun thuốc kịp thời.

(8)Bệnh rách lá.
Là bệnh do nhện ký sinh ở gần mầm dẫn đến, phát sinh quanh năm. Trước
tiên lá có vết rách màu vàng, rễ nhầm với bệnh do virus hoặc thiếu vi lượng.
Phòng trừ chủ yếu là trách lấy mầm ở cây bị bệnh làm giống, dùng thuốc
sử lý vườn ươm.
(9) Bệnh còi mãn tính (sinh trưởng phát dục kém)
Về biểu hiện bên ngoài là bệnh trở ngại về sinh lý, thực chất là do vi
khuẩn Rhizoctonia gây lên. Đây là bệnh thường gặp khi trồng cúc liên tục nhiều
vụ (liên canh). Biểu hiện chủ yếu là sau khi trồng cây không vươn dài được phân
cành ít, sinh trưởng không đều, lá dưới dễ bị héo, rễ con bị thối, trời nắng cây bị
héo. Khi trồng ở ngoài ruộng sau khi mưa to cây bị héo rũ và đổ gẫy đột ngột,
trồng trong nhà hầu như bị mắc bệnh.
Phương pháp phòng trừ chủ yếu là các biện pháp tổng hợp, cải tạo đất,
điều chỉnh độ pH của đất, dùng nhiều phân hữu cơ, tiêu độc đất, chọn cây giống
sạch bệnh, luân canh
(10) Bệnh héo cấp tính
Đây là loại bệnh sinh lý khi luân canh có liên quan đến tuyến trùng rễ.
Biểu hiện chung là bệnh còi sinh lý, sau mưa bị héo đột ngột hoặc bị chết đứng
rễ bị thối rất rễ nhổ khỏi đất, ống dẫn bị biến màu rất dễ phát sinh khi trồng
ngoài trời, rất ít gặp khi trồng trong nhà.
Phương pháp phòng trừ giống như bệnh còi sinh lý mãn tính.
(11) Bệnh do virus
Cũng là cây lâu năm, sau khi trồng một vài năm rất dễ bị bệnh lùn hoá
(CVB) và bệnh đốm nhỏ (CMMV) do virus gây lên. Theo điều tra cây con thực
sinh ban đầu tỷ lệ mắc bệnh là 0,2% (năm) sau là 10%, sau 3-4 năm là 25%, từ
5-9 năm là 30%, 10-21 năm là >75%. Vì cúc là cây được trồng bằng phương
pháp nhân giống vô tính vì vậy nếu lấy cây mẹ bị bệnh để nhân giống thì tất yếu
cây sẽ mắc bệnh. Cây bị virus biểu hiện khi thấp bé, trên lá có vết nhỏ. Trong
lượng cành cắt độ dài cành, đường kính hoa đều bị ảnh hưởng. Trước mắtchủ
yếu là nhân giống bằng nuôi cầy mô, hoặc trồng bằng mầm đã được tiêu độc.

VI.2. Sâu hại
(1) Rệp:
Rệp là sâu hại có tần xuất xuất hiện rấtcao, dùng thuốc phòng trừ hiệu quả
cao nhưng nếu không kịp thời để cho rệp đục vào hoa tự thì rất khó lại phải
phòng trừ trên hoa ngay sau khi cắt.
Phòng trừ bằng cách rắc thuốc vào đất hoặc dùng thuốc hun đất.
(2)Nhện
Gồm nhện đỏ, rất dễ phát sinh kể cả trông trong nhà, phòng trừ khó giống
như rệp, khi cắt nếu hoa mang trứng nhện thì sau khi xuất bán cũng vẫn bị phá
hoại.
Vì thời gian vũ hoá khi nhiệt độ cao ngắn nên phun thuốcphải kịp thời,
khhoảng 3-4 ngày một đợt. Nhện có sức kháng thuốc nhanh không nên dùng
một loại thuốc nhiều lần mà phải thay thuốc liên tục.
(3) Kiến
Hai loại kiếnvàng và kiến hoa đen gây hại rất nhiều, kiến thường kí sinh
trên mầm nách, gây trở ngại cho các mô non phát triển, lá bị cháy, lá có bóng
màu cho bạc hoặc có vết màu nước chè. Kiến kiếm ngừng sinh trưởng ở dưới
11
0
C. Ở vùng nóng ẩm kiến hoạt đông từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 11, mức
độ bị hại giữa các giống rât khác nhau.
Kiến hoa hại hoa tương đối lớn, các đợt hoa từ giữa tháng 5 đến tháng 9
đều bị hại. Khi bị hại cánh hoa không có mùi, sau đó có những nốt màu nước
chè và mở rộng ra nhanh.
(4) Tuyến trùng thối rễ
Tuyến trùng thối rễ thường gặp khi trồng cúc liên tục, khi bị hại cây sinh
trưởng kém, có liên quan đến bệnh héo cấp tính, khi nghiêm trọng cây bị héo và
đổ. Phòng trừ chủ yếu là luân canh, tiêu độc đất, cày sâu trồng cúc vạn thọ
trước khi trồng cúc hoa có hiệu quả phòng trừ tốt. Trước khi trồng dùng Clorua
coban 300 lít/ha tiêu độc đất cũng có hiệu quả.

(5) Tuyến trùng khô lá
Là tuyến trùng Aphelenchoides ritzemabosi ký sinh trên lá gây nên, khi bị
hại mầm ngọt teo lại,nếu bị nặng thì thịt lá bị teo đi chỉ còn lại gân lá, bị nhẹ thì
phiến lá bị đốt cháy và bóng thường thấy ở cúc hè trồng trong nhà.
Phương pháp phòng trừ là lấy cành cắm trên cây mẹ khoẻ mạnh, phun
thuốc trước khi chồi đông nảy mầm, dùng các thuốc phun phòng khác.
(6) Bọ hung màu đồng
Thường đẻ trứng trong đất vào tháng 7 đến tháng 8, tháng 9 nở ra ấu trùng
hại rễ, cây bị hại chết xanh khô. Dùng thuốc bón vào đất khi làm luống để phòng
trừ.
(7) (Ốc sên) sên nhớt
Ốc sên nhớt là loại động vật mình mềm, không có vỏ, chủ yếu ăn mầm lá
non của cúc, nhất là cánh hoa, là loại sâu hại thường thấy ở vùng nóng ẩm.
Biện pháp phòng trừ là: Chú ý không để mặt đất quá ướt, rắc vôi bột và dùng
thuốc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×