HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
_____ __
Đào Ngọc Lâm
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
TRỄ GÓI IP TRONG MẠNG TRUYỀN TẢI
THẾ HỆ MỚI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Hà Nội - 2014
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
_____ __
Đào Ngọc Lâm
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
TRỄ GÓI IP TRONG MẠNG TRUYỀN TẢI
THẾ HỆ MỚI
Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 62.52.70.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ HỮU LẬP
2. PGS.TS. LÊ NHẬT THĂNG
Hà Nội - 2013
- i-
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT……………… ………vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………………………………ix
DANG MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ …………… …………………… x
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 6
1.1 GIỚI THIỆU 6
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.2.1 Hướng nghiên cứu về phương pháp đo và quan trắc trễ gói IP 6
1.2.2 Hướng nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa các đặc trưng của
trễ gói IP 8
1.3 PHÁT BIỂU BÀI TOÁN 13
1.4 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 13
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
1.7 KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP 16
1.8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ ĐO TRỄ GÓI IP
QUA MẠNG TRUYỀN TẢI NGN 18
2.1 GIỚI THIỆU 18
2.2 NGN VÀ MẠNG TRUYỀN TẢI NGN 18
2.3 TRỄ GÓI IP 20
2.3.1 Khái niệm 20
2.3.2 Các yếu tố cấu thành trễ gói IP trong mạng truyền tải NGN 21
2.3.3 Các yếu tố tác động đến trễ gói IP trong mạng truyền tải NGN 22
2.4 MÔ HÌNH TOÁN XÁC ĐỊNH SỐ ĐO TRỄ GÓI IP 24
2.4.1 Mô hình toán tổng quát xác định số đo trễ gói IP 24
2.4.2 Mô hình toán xác định số đo trễ gói IP có xét đến đồng bộ 24
2.5 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐO XÁC ĐỊNH TRỄ GÓI IP 28
2.5.1 Phân loại và so sánh các phương pháp đo 28
2.5.2 Các nguyên tắc kỹ thuật đo trễ gói IP 29
2.5.3 Các mô hình đo trễ gói IP 32
2.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ TRỄ GÓI
IP QUA MẠNG TRUYỀN TẢI NGN 35
3.1 GIỚI THIỆU 35
- ii-
3.2 XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ TRỄ GÓI IP QUA MẠNG TRUYỀN TẢI NGN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ 35
3.2.1 Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận 36
3.2.2 Thiết lập và lựa chọn mô hình toán ước lượng tham số phân bố 52
3.2.3 Thiết lập mô hình và điều kiện thực nghiệm đo trễ gói IP qua mạng
truyền tải lõi NGN 63
3.2.4 Đề xuất chọn mô hình phân bố trễ gói IP đối với lưu lượng Internet
qua mạng truyền tải lõi NGN 69
3.3 XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ TRỄ GÓI IP QUA LIÊN MẠNG TRUYỀN TẢI
NGN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP 73
3.3.1 Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận 74
3.3.2 Xác định phân bố trễ gói IP toàn trình từ thành phần phân bố đều 77
3.3.3 Xác định phân bố trễ gói IP toàn trình từ thành phần phân bố
gamma chuyển dịch 82
3.3.4 Xác định phân bố trễ gói IP toàn trình từ thành phần phân bố Pareto
tổng quát 87
3.3.5 Xác định phân bố trễ gói IP toàn trình từ thành phần hỗn hợp các
phân bố đều và Parato tổng quát 93
3.3.6 Xác định phân bố trễ gói IP toàn trình từ các phân bố thực nghiệm
96
3.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BIẾN ĐỘNG TRỄ
GÓI IP QUA MẠNG TRUYỀN TẢI NGN 97
4.1 GIỚI THIỆU 98
4.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÁC ĐỊNH BIẾN
ĐỘNG TRỄ GÓI IP 99
4.2.1 Mô hình toán tổng quát xác định biến động trễ gói IP 99
4.2.2 Phương pháp ước lượng phân vị của hàm phân bố trễ gói IP 102
4.3 XÁC ĐỊNH PHÂN VỊ VÀ BIẾN ĐỘNG TRỄ GÓI IP QUA LIÊN
MẠNG TRUYỀN TẢI NGN 104
4.3.1 Phương pháp xác định ước lượng phân vị và biến động trễ gói IP
105
4.3.2 Phân tích và đánh giá sai số 109
4.3.3 Khảo sát sai số của phương pháp theo mức phân vị 112
4.4 XÁC ĐỊNH ƯỚC LƯỢNG BIẾN ĐỘNG TRỄ GÓI IP TẠI NÚT MẠNG
TRUYỀN TẢI NGN 119
4.4.1 Các yếu tố gây biến động trễ đối với gói lưu lượng ưu tiên 120
- iii-
4.4.2 Xác định phân vị phân bố và biến động trễ gói IP qua nút mạng
truyền tải NGN 121
4.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 125
KẾT LUẬN 127
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
PHỤ LỤC I: CÁC MÔ HÌNH ĐO TRỄ GÓI IP TRONG MẠNG TRUYỀN
TẢI LÕI NGN ………………… 140
PHỤ LỤC II: CÁC MÔ HÌNH PHÂN BỐ TRỄ GÓI IP TRONG MẠNG
TRUYỀN TẢI LÕI NGN ………………… 142
PHỤ LỤC III: MẪU SỐ ĐO TRỄ GÓI IP TRONG MẠNG TRUYỀN TẢI
LÕI NGN ………… …… 161
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Hữu Lập và PGS.TS. Lê Nhật Thăng. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận án là trung thực và không được sao chép nguyên văn từ
công trình nào khác. Nội dung trích dẫn là trung thực.
Nghiên cứu sinh
Đào Ngọc Lâm
- iv-
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, nghiên cứu sinh xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS. Lê
Hữu Lập và thầy giáo, PGS.TS. Lê Nhật Thăng đã quan tâm định hướng và giúp đỡ
nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án.
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cám ơn Ban Lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông, Khoa Quốc tế và Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và các
Trung tâm đào tạo ở trong và ngoài nước đã trang bị kiến thức nền tảng trong suốt
quá trình rèn luyện và học tập của nghiên cứu sinh.
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cám ơn Cơ quan nơi nghiên cứu sinh đang công tác
– Trung tâm Viễn thông Khu vực 3, Công ty Viễn thông Liên tỉnh, Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam - VNPT, Bộ Thông tin và Truyền thông – đã tạo điều
kiện cho nghiên cứu sinh hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cám ơn các đồng nghiệp, các tác giả nghiên cứu đi
trước đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những tài liệu tham khảo có giá trị.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân đã hỗ trợ và động viên nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án.
- v-
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
TÊN ĐẦY ĐỦ
GIẢI THÍCH
Dirac delta function
Hàm xung đơn vị
Laplace transform
Biến đổi Laplace
Laplace–Stieltjes transform
Biến đổi Laplace–Stieltjes
E(X)
Giá trị kỳ vọng của biến ngẫu nhiên X
Mô-men thô bậc n của biến ngẫu nhiên X
Mô-men thô bậc n của hàm phân bố F
Mô-men trung tâm bậc n của biến ngẫu
nhiên X
Mô-men trung tâm bậc n của phân bố F
m
n
Mô-men thực nghiệm bậc n
Độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên X
M/D/n
Markov/Deterministic/n
Hệ thống n server có quá trình đến Markov
và quá trình phục vụ xác định
E(X)
Expected Value
Giá trị kỳ vọng của biến ngẫu nhiên X
f(x)
Hàm mật độ xác suất
F(x)
Hàm phân bố xác suất tích lũy
Hàm gamma
P(x)
Probability
Xác suất xảy ra x
u(t)
Unit step function
Hàm nhảy bậc đơn vị
Var(X)
Variance
Giá trị phương sai của biến ngẫu nhiên X
CCDF
Complementary
Cumulative Distribution
Function
Hàm phân bố tích lũy bù hay còn gọi là
phân bố đuôi
CDF
Cumulated Distribution
Function
Hàm phân bố xác suất tích lũy
- vi-
CE
Customer Edge
Thiết bị biên mạng người sử dụng
DiffServ
Differentiated Services
Cơ chế phân biệt dịch vụ
ECDF
Empirical Cumulated
Distribution Function
Hàm phân bố tích lũy thực nghiệm
GPS
Global Positioning System
Hệ thống định vị toàn cầu
ICMP
Internet Control Message
Protocol
Giao thức truyền bản tin điều khiển
Internet
IETF
Internet Engineering Task
Force
Tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật
Internet.
IP
Internet Protocol
Giao thức Internet
IPTD
IP Packet Transport Delay
Trễ truyền tải gói IP
IPDV
IP Packet Delay Variation
Biến động trễ gói IP
ITU
International
Telecommunications Union
Liên minh Viễn thông quốc tế
ITU-T
ITU Telecommunication
Standardization Sector
Tiêu chuẩn viễn thông của liên minh Viễn
thông quốc tế
MLE
Maximum Likelihood
Estimation
Ước lượng khả năng cực đại (giống nhất)
MP
Measurement Point
Điểm đo
MPLS
Multi-Protocol Label
Switching
Chuyển mạch nhãn đa giao thức
MTU
Maximum Transmission
Unit
Đơn vị truyền tin tối đa
NGN
Next Generation Network
Mạng thế hệ mới
NTP
Network Time Protocol
Giao thức định thời mạng
OWAMP
One-way Active
Measurement Protocol
Giao thức đo tích cực một chiều
PE
Provider Edge
Thiết bị biên mạng cung cấp dịch vụ
- vii-
PMR
Performance Measurement
Report
Chức năng báo cáo kết quả đo hiệu năng
QoS
Quality of Service
Chất lượng dịch vụ
PDF
Probability Density Function
Hàm mật độ xác suất
VNPT
Vietnam Posts and
Telecommunications Group
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
WDM
Wavelength-Division
Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
- viii-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 So sánh độ chính xác của các phương pháp ước lượng tham số 62
Bảng 3.2 So sánh sai số các phân bố giả thuyết đối với lưu lượng Internet 70
Bảng 3.3 So sánh sai số của các mô hình phân bố cạnh tranh 72
Bảng 4.1.Hệ số lệch phân bố IPTD và sai số ước lượng IPDV theo phương pháp
ánh xạ hàm phân bố 112
Bảng 4.2 Dải giá trị mức phân vị phân bố IPTD ứng với các ngưỡng sai số 118
Bảng PL II.4.1 Các mẫu tham số phân bố gamma chuyển dịch đối với trễ gói IP
qua liên mạng truyền tải lõi NGN 146
Bảng PL II.5.1 Các mẫu tham số phân bố Pareto tổng quát đối với trễ gói IP qua
liên mạng truyền tải lõi NGN 151
Bảng PL III.1 Số đo trễ gói IP trên phân đoạn mạng gồm một phần tử mạng 164
Bảng PL III.2 Số đo trễ gói IP trên 01 phân đoạn mạng giữa nút lõi và biên 165
Bảng PL III.3 Số đo trễ gói IP trên phân đoạn mạng giữa hai nút lõi……… 166
Bảng PL III.4 Số đo trễ gói IP toàn trình: Mẫu 1…………………………… 167
Bảng PL III.5 Số đo trễ gói IP toàn trình: Mẫu 2…………………………… 168
- ix-
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Kiến trúc và thành phần mạng truyền tải NGN 19
Hình 2.2. Mô hình xác định trễ gói IP có xét đến đồng bộ thời gian 25
Hình 2.3. Mô hình xác định biến động trễ gói IP có xét đến đồng bộ thời gian . 26
Hình 2.4. Mô hình chọn gói xếp tầng kết hợp lấy mẫu và lọc gói 31
Hình 2.5. Các mô hình kiến trúc điều khiển phép đo trễ gói IP 32
Hình 3.1. Hàm PDF của mô hình phân bố hỗn hợp hữu hạn các phân bố chuẩn 43
Hình 3.2. Hàm PDF của mô hình phân bố hỗn hợp cắt lát các phân bố chuẩn 43
Hình 3.3. Phương pháp kiểm tra mô hình theo Kolmogorov–Smirnov 48
Hình 3.4 Thành phần trễ gói IP có phân bố đều 52
Hình 3.5 Phân bố gamma chuyển dịch 54
Hình 3.6. Phân bố Pareto tổng quát 59
Hình 3.7 Mô hình đo xác định trễ gói IP trong mạng truyền tải lõi NGN 64
Hình 3.8. Điểm đo trong mạng truyền tải lõi NGN 65
Hình 3.9. Chặng đo trong mạng truyền tải lõi NGN 65
Hình 3.10. Mô hình phân đoạn đo trễ gói IP qua liên mạng truyền tải NGN 66
Hình 3.11. Mô hình điều khiển gói dò thích ứng để đo trễ gói IP 68
Hình 3.12 Phân bố trễ gói IP lưu lượng Internet trong mạng truyền tải lõi NGN
71
Hình 4.1. Biến động trễ gói IP giữa hai điểm đo 100
Hình 4.2 Phương pháp ánh xạ hàm về phân bố Gauss chuẩn tắc 102
Hình 4.3. Kết quả thống kê mẫu IPTD trong một phân đoạn mạng 114
Hình 4.4. Phân bố xác suất IPTD thực nghiệm 114
Hình 4.5. Phân bố tích lũy IPTD thực nghiệm 115
- x-
Hình 4.6. Kết quả tính toán IPDV toàn trình qua 03 phân đoạn mạng 116
Hình 4.7. Sai số của phương pháp ánh xạ hàm phân bố (ITU-T) so với phương
pháp tích chập 117
Hình 4.8. Trễ hàng đợi gây ra do gói nhạy với biến động trễ 121
Hình 4.9. Phân bố trễ gói IP ưu tiên qua nút mạng đa dịch vụ 122
Hình PL I.1.1 Mô hình đồng bộ để đo trễ gói IP trong NGN 140
Hình PL I.2.1 Kiến trúc đo trễ gói IP trong NGN theo kiểu phân tán có liên kết
140
Hình PL I.2.2 Kiến trúc đo trễ gói IP trong NGN theo kiểu phân tán có phân cấp
141
Hình PL I.2.3 Kiến trúc đo trễ gói IP trong NGN theo kiểu phân tán kế cận xếp
tầng 141
Hình PL II.1.1. Phân bố trễ gói IP mang lưu lượng Internet qua mạng lõi
NGNMẫu 2 142
Hình PL II.1.2. Phân bố trễ gói IP mang lưu lượng Internet qua mạng lõi
NGNMẫu 3 143
Hình PL II.1.3 Phân bố trễ gói IP mang lưu lượng Internet qua mạng lõi
NGNMẫu 4 143
Hình PL II.1.4 Phân bố trễ gói IP mang lưu lượng Internet qua mạng lõi
NGNMẫu 5 144
Hình PL II.1.5 Phân bố trễ gói IP mang lưu lượng Internet qua mạng lõi
NGNMẫu 6 144
Hình PL II.2.1 Các dạng phân bố Pareto tổng quát 145
Hình PL II.3.1 Phân bố trễ gói IP toàn trình tổng hợp từ các thành phần phân bố
đều 145
- xi-
Hình PL II.4.1 Khảo sát phân bố gamma của trễ gói IP toàn trình theo số lượng
mạng thành phần 147
Hình PL II.4.2 Khảo sát phân bố gamma của trễ gói IP toàn trình theo tham số
định dạng thành phần 148
Hình PL II.4.3 Khảo sát phân bố gamma của trễ gói IP toàn trình theo tham số tỉ
lệ thành phần 148
Hình PL II.4.4 Khảo sát phân bố gamma của trễ gói IP toàn trình theo tham số
định vị thành phần 149
Hình PL II.4.5 Khảo sát phân bố gamma của trễ gói IP toàn trình theo các tham
số phân bố trễ thành phần – Mẫu 5 149
Hình PL II.4.6 Khảo sát phân bố gamma của trễ gói IP toàn trình theo các tham
số phân bố trễ thành phần – Mẫu 6 150
Hình PL II.5.1. Khảo sát phân bố Pareto tổng quát của trễ gói IP toàn trình theo
số lượng mạng thành phần 152
Hình PL II.5.2. Khảo sát phân bố Pareto tổng quát của trễ gói IP toàn trình theo
tham số định dạng thành phần 152
Hình PL II.5.3. Khảo sát phân bố Pareto tổng quát của trễ gói IP toàn trình theo
tham số tỉ lệ thành phần 153
Hình PL II.5.4. Khảo sát phân bố trễ gói IP toàn trình theo tham số định vị thành
phần 153
Hình PL II.5.5. Khảo sát phân bố Pareto tổng quát của trễ gói toàn trình theo các
tham số phân bố trễ thành phần – Mẫu 5 154
Hình PL II.5.6 Khảo sát phân bố Pareto tổng quát của trễ gói toàn trình theo các
tham số phân bố trễ thành phần – Mẫu 6 154
Hình PL II.6.1. IPTD và IPDV lưu lượng đa dịch vụ qua mạng lõi NGN Mẫu 2
155
- xii-
Hình PL II.6.2. IPTD và IPDV lưu lượng đa dịch vụ qua mạng lõi NGN Mẫu 3
156
Hình PL II.6.3. IPTD và IPDV lưu lượng đa dịch vụ qua mạng lõi NGN Mẫu 4
157
Hình PL II.6.4. IPTD và IPDV lưu lượng đa dịch vụ qua mạng lõi NGN Mẫu 5
158
Hình PL II.6.5. IPTD và IPDV lưu lượng đa dịch vụ qua mạng lõi NGN Mẫu 6
159
Hình PL II.6.6. IPTD và IPDV lưu lượng đa dịch vụ qua mạng lõi NGN Mẫu 7
160
-1-
MỞ ĐẦU
i) Bối cảnh, lý do lựa chọn và sự cần thiết của đề tài luận án
Trong xu thế phát triển và hội tụ công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin,
mạng thế hệ mới (NGN) được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu đang bùng nổ các
loại hình dịch vụ đa phương tiện băng thông rộng, đặc biệt là các loại hình dịch vụ
trên Internet. NGN là môi trường truyền thông trong đó các thành phần chức năng
được kết nối bởi hạ tầng mạng truyền tải lõi băng rộng dựa trên công nghệ mạng IP
(Internet Protocol) hợp nhất theo cơ chế phân biệt dịch vụ (DiffServ). Mạng truyền
tải lõi NGN là nơi tập trung lưu lượng gói tin IP (gọi tắt là gói IP) xuất phát từ các
ứng dụng và thành phần mạng khác nhau. Với yêu cầu ngày càng cao của người sử
dụng dịch vụ cùng với mục tiêu chia sẻ tối ưu cơ sở hạ tầng mạng dùng chung, chất
lượng dịch vụ (QoS) phụ thuộc rất nhiều vào hiệu năng mạng mà trong đó trễ gói IP
là một trong các tiêu chí chính và quan trọng, không thể thiếu được khi xét đến
mạng truyền tải NGN. Trễ gói IP trong mạng truyền tải NGN là yếu tố có ý nghĩa
và tính chất quyết định chất lượng dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ tương tác thời
gian thực như thoại và video qua IP (VoIP, V
2
IP), truyền hình qua IP (IPTV), hội
nghị truyền hình, video theo yêu cầu (VoD), radio/TV qua Internet, trò chơi trực
tuyến được xử lý và truyền tải qua cơ sở hạ tầng mạng chia sẻ tài nguyên chung. Trễ
gói dẫn đến hiện tượng tiếng vọng, thông tin rời rạc, gián đoạn hoặc mất kết nối
phiên hay cuộc gọi. Biến động trễ gói gây quá tải bộ đệm và gây mất thông tin, giật
hình ảnh, âm thanh hoặc rỗng bộ đệm dẫn đến đứng hình ảnh, âm thanh. Ngoài ra,
trễ gói còn tác động đến các tiêu chí hiệu năng khác như tỉ lệ tổn thất gói tin do
chúng sẽ bị hủy khi trễ vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy, việc xác định trễ gói IP
cùng với các tham số đo hiệu năng khác trong môi trường mạng truyền tải NGN là
cần thiết.
Trễ gói IP trong mạng truyền tải NGN đã và đang được các tổ chức và các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu, nhưng cho đến nay còn nhiều điểm tồn tại và còn
-2-
nhiều vấn đề mở vẫn đang được tranh luận. Đây là một trong những vấn đề có tính
thời sự và cấp thiết cần nghiên cứu trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện mạng
truyền tải lưu lượng băng rộng đa dịch vụ đang diễn ra sôi động trên toàn cầu.
ii) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phương pháp xác định trễ gói IP cùng với các đặc trưng
thống kê của nó.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn cụ thể như sau:
Trễ gói IP một chiều được xét trong phạm vi mạng truyền tải lõi NGN.
Các đặc trưng thống kê liên quan đến trễ gói IP được xét đến bao gồm biến
động trễ và phân bố trễ xét trong miền thời gian.
iii) Mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là giải quyết các bài toán khoa học và thực tiễn như lựa
chọn phương pháp đo, ước lượng và tổng hợp trễ gói IP, phân tích các đặc trưng trễ
gói, so sánh hiệu năng mạng về phương diện trễ gói tin, để từ đó đánh giá mức độ
hiệu quả sử dụng mạng. Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm cơ sở cho việc
nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu trễ gói tin nhằm đảm bảo cam kết về chất
lượng mạng và dịch vụ như lựa chọn giải pháp công nghệ, kỹ thuật điều khiển định
tuyến và truyền tải lưu lượng phù hợp; thiết kế, phát triển, quy hoạch, tối ưu hóa tài
nguyên nhằm cải thiện hiệu năng mạng và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
Các phương pháp tổng hợp trễ gói IP toàn trình từ trễ gói thành phần cho phép
đánh giá trễ gói một cách linh hoạt và giảm thiểu chi phí liên quan đến phép đo trực
tiếp. Các phương pháp ước lượng tham số phân bố giúp đơn giản hóa mô hình toán,
giảm thiểu chi phí do độ phức tạp tính toán và thông tin thu thập không đầy đủ.
Các kết quả lý thuyết và thực nghiệm đạt được có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
nhất định như sau:
Các kết quả nghiên cứu lý thuyết góp phần bổ sung, phát triển nhằm hoàn
thiện phương pháp luận và cơ sở lý thuyết mô hình hóa, khoa học đo lường.
-3-
Các kết quả nghiên cứu thực tế góp phần tạo ra mối liên kết cũng như ứng
dụng lý luận khoa học vào thực tiễn quản lý, khai thác và đầu tư phát triển
mạng.
iv) Bố cục luận án
Các nội dung chính của luận án được trình bày trong phần mở đầu, bốn chương
nội dung, phần kết luận và phụ lục, trong đó một số kết quả nghiên cứu đã được
công bố trong 07 bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành cũng như
các báo cáo chuyên đề và bài viết tham gia hội nghị trong nước và quốc tế được liệt
kê ở phần danh mục các công trình nghiên cứu ở cuối luận án.
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN: Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên
cứu bao gồm tổng kết, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tình hình và các công trình
nghiên cứu có liên quan. Trên cơ sở đó, các vấn đề tồn tại cần tập trung nghiên cứu
được xác định làm cơ sở cho việc dẫn nhập bài toán, xác định mục tiêu, nhiệm vụ,
nội dung và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là tổng kết các kết quả đóng góp
mới của luận án.
CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ ĐO TRỄ GÓI IP QUA
MẠNG TRUYỀN TẢI NGN: Chương 2 trình bày các cơ sở lý luận và lý thuyết nền
tảng liên quan đến vấn đề nghiên cứu như mạng truyền tải NGN (mục 2.2) và trễ
gói IP (mục 2.3), tổng kết một cách hệ thống các phương pháp và mô hình xác định
số đo trễ gói IP qua mạng truyền tải NGN bằng toán học (mục 2.4) và thực nghiệm
(mục 2.5).
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ TRỄ GÓI IP QUA
MẠNG TRUYỀN TẢI NGN: Chương 3 trình bày phương pháp ước lượng tham số
(mục 3.2) và phương pháp tổng hợp hàm để xác định phân bố trễ gói IP qua mạng
truyền tải NGN (mục 3.3).
Cơ sở lý thuyết cho phương pháp ước lượng tham số bao gồm mô hình phân bố
xác suất (mục 3.2.1.1), lý thuyết ước lượng tham số phân bố (mục 3.2.1.2), phương
pháp luận thống kê kiểm tra sự phù hợp của mô hình và đánh giá mức độ sai số của
-4-
mô hình (mục 3.2.1.3). Trên cơ sở đó, các mô hình toán ước lượng tham số cho các
phân bố điển hình có liên quan như phân bố đều, phân bố gamma chuyển dịch và
phân bố Pareto tổng quát được thiết lập (mục 3.2.2). Các phương pháp ước lượng
tham số theo mô-men và theo hàm khả năng cực đại (MLE) được phân tích, so sánh
và mô phỏng đối với các phân bố điển hình để lựa chọn phương pháp thích hợp
(mục 3.2.2.4). Tiếp theo, mô hình mạng và các điều kiện thực nghiệm để xác định
số đo trễ gói IP cho toàn bộ nghiên cứu được đề xuất (mục 3.2.3). Từ đó, mô hình
phân bố trễ gói lưu lượng Internet trên các phân đoạn mạng truyền tải lõi NGN
được nghiên cứu để lựa chọn từ các mô hình cạnh tranh giả thuyết trên cơ sở phân
tích các số đo thống kê thực nghiệm và vận dụng phương pháp ước lượng tham số,
phương pháp lựa chọn và đánh giá sai số mô hình phân bố (mục 3.2.4).
Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận tổng hợp hàm phân bố và các đặc trưng
thống kê của biến ngẫu nhiên tổng được giới thiệu (mục 3.3.1). Trên cơ sở đó, các
mô hình toán phân bố trễ gói IP mang lưu lượng Internet qua liên mạng truyền tải
NGN được tổng hợp từ các phân bố trễ gói IP thành phần (các mục 3.3.2, 3.3.3,
3.3.4 và 3.3.5). Từ đó, các quan hệ tham số và quy luật phụ thuộc của tham số và
mô-men phân bố trễ gói IP toàn trình vào các tham số phân bố trễ gói IP thành phần
cũng đã được phân tích và đánh giá.
CHƯƠNG 4 – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BIẾN ĐỘNG TRỄ GÓI IP QUA
MẠNG TRUYỀN TẢI NGN: Chương 4 trình bày phương pháp xác định biến động
trễ gói IP qua liên mạng truyền tải NGN trên cơ sở phương pháp ước lượng phân vị
phân bố trễ gói IP. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận bao gồm mô hình toán xác
định biến động trễ (mục 4.2.1) và phương pháp ánh xạ hàm phân bố về dạng chuẩn
tắc (mục 4.2.2) được vận dụng vào hai bài toán điển hình như sau:
(1) Bài toán xác định biến động trễ gói IP toàn trình từ các mô-men phân bố trễ
gói IP trên các phân đoạn mạng thành phần, áp dụng đối với trường hợp lưu lượng
đa dịch vụ truyền tải qua mạng lõi NGN (mục 4.3). Bài toán được giải quyết dựa
trên phép ánh xạ hàm phân bố gần đúng và phép tích chập phân bố thực nghiệm để
xác định mức phân vị của phân bố trễ gói IP. Sai số của kết quả có được từ hai
-5-
phương pháp được phân tích, so sánh và khảo sát theo sự biến thiên của mức phân
vị làm cơ sở cho việc lựa chọn mức phân vị phù hợp áp dụng để xác định biến động
trễ gói IP đối với lưu lượng đa dịch vụ truyền tải qua mạng lõi NGN.
(2) Bài toán xác định biến động trễ gói IP qua nút mạng truyền tải NGN có
chính sách xử lý phân biệt dịch vụ đối với lưu lượng đa dịch vụ (mục 4.4). Bài toán
được giải quyết dựa trên cơ sở phương pháp ánh xạ hàm phân bố trong trường hợp
phân bố tổng quát và hai trường hợp phân bố giới hạn ở các biên. Ngoài ra, các yếu
tố và tiến trình gây biến động trễ gói IP qua nút mạng truyền tải NGN đa dịch vụ
cũng được phân tích cả về định tính lẫn định lượng.
Phụ lục I – Các mô hình đo trễ gói IP trong mạng truyền tải NGN: minh họa các
mô hình đo trễ gói IP trong mạng truyền tải NGN đề cập ở chương 2
Phụ lục II – Các mô hình phân bố trễ gói IP trong mạng truyền tải lõi NGN:
minh họa dữ liệu phân bố thực nghiệm, các kết quả ước lượng tham số và tổng hợp
hàm phân bố trễ gói IP điển hình đối với lưu lượng Internet trong mạng truyền tải
lõi NGN đề cập ở chương 3; dữ liệu phân bố thực nghiệm, kết quả ước lượng biến
động trễ và sự phụ thuộc của sai số ước lượng theo mức phân vị của phân bố trễ gói
IP đối với lưu lượng đa dịch vụ qua liên mạng truyền tải NGN đề cập ở chương 4.
Phụ lục III – Các mẫu số liệu đo trễ gói IP trong mạng truyền tải lõi NGN: minh
họa một số mẫu dữ liệu số đo trễ gói IP qua phần tử mạng, phân đoạn mạng và toàn
trình.
-6-
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU
Chương 1 trình bày tổng kết tình hình nghiên cứu, xác định mục tiêu, nhiệm vụ,
tóm tắt nội dung nghiên cứu và các kết quả đóng góp chính của luận án.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề xác định trễ gói IP đã và đang được các tổ chức và các nhà khoa học
nghiên cứu khá rộng rãi. Các nghiên cứu có liên quan mật thiết đến đề tài luận án có
thể được tổng kết một cách hệ thống theo hai hướng chính như sau:
Hướng nghiên cứu về phương pháp đo và quan trắc trễ gói IP.
Hướng nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa các đặc trưng của trễ gói IP.
1.2.1 Hướng nghiên cứu về phương pháp đo và quan trắc trễ gói IP
Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phương pháp hoặc quan trắc để
xác định trễ gói IP trong môi trường mạng Internet truyền thống [42], [43], [46],
[58], [61], [67], [68], [76], [87]. Đa số phép đo dựa trên thông tin mào đầu của gói
tin hay gói dò được hỗ trợ bởi các giao thức như ICMP, TCP, UDP [42], [43], [67].
Ứng dụng kinh điển, phổ biến và đơn giản là thủ tục ping và traceroute được hỗ trợ
bởi hầu hết các hệ điều hành. Tuy nhiên, các nhà quản lý có xu hướng áp đặt chính
sách chặn, khống chế tốc độ hoặc thiết lập mức độ ưu tiên xử lý thấp đối với loại
gói tin này để đảm bảo an toàn và tránh quá tải mạng. Hơn nữa, các ứng dụng này
chỉ đo được trễ khứ hồi toàn trình. Vì vậy, thông tin mà gói ICMP mang lại thường
không phản ánh đúng trễ gói qua mạng. Gói dò UDP hỗ trợ việc xác định trễ gói
một chiều và thích hợp đối với lưu lượng thời gian thực. Gói dò này có ưu điểm là
đơn giản, kích thước bé nhưng nhược điểm là không đảm bảo tin cậy. Gói dò TCP
có thể sử dụng để xác định trễ gói một chiều (gói SYN) hoặc khứ hồi (cặp gói SYN
-7-
và SYN-ACK). Việc tạo các gói dò này khá đơn giản, tuy nhiên trễ xử lý bởi giao
thức TCP lớn tại đầu cuối nên không sử dụng được để xác định trễ gói. Nhược điểm
khác là chuỗi các gói dò có thể bị hủy bởi các máy chủ vì chúng có thể bị xem như
là gói tấn công mạng. Một số công cụ hỗ trợ thu thập định kỳ các số liệu thống kê
tình trạng truyền gói và lưu vào cơ sở dữ liệu quản lý (MIB) của thiết bị, sau đó
được truy xuất về hệ thống trung tâm qua giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP)
hoặc giao thức điều khiển luồng lưu lượng (SCTP) như ứng dụng Netflow của
Cisco, Jflow của Juniper, NetStream của 3Com/H3C và Huawei, Cflow của Alcatel-
Lucent [25], [29] .v.v. Ngoài việc tận dụng các giao thức sẵn có, một số các giao
thức chuẩn hóa đã được xây dựng riêng cho mục đích xác định trễ gói như
OWAMP (One-way Active Measurement Protocol) và TWAMP (Two-way Active
Measurement Protocol) của IETF [37], [77]. Điểm hạn chế của OWAMP và
TWAMP là chiếm dụng nhiều tài nguyên mạng như băng thông, dung lượng nhớ và
tải xử lý [77]. Ngoài ra, các giao thức này được thiết kế cho mạng truyền tải IP
thuần túy mà chưa xét đến các yếu tố của mạng truyền tải NGN.
Phương pháp đo xác định trễ gói IP được các tổ chức nghiên cứu ITU-T và IETF
đề cập đến ([4], [31], [43], [44], [45], [51], [68]). Phương pháp luận và khung tham
chiếu chung cho việc xác định trễ gói IP được đề cập đến trong các nghiên cứu
[43], [44], [68]. Phương pháp đo xác định trễ gói IP trong NGN cũng được đề cập
trong nghiên cứu [51] nhưng cũng chỉ dừng lại ở khung lý thuyết tổng quát. Các
nghiên cứu khác phát triển vấn đề sâu hơn cũng chỉ tập trung vào mạng IP và
Internet truyền thống nhưng chưa đưa ra các mô hình đo cụ thể phù hợp với các đặc
trưng của từng miền mạng đặc thù nói riêng, đặc biệt là mạng truyền tải lõi. Mặt
khác, yêu cầu đặt ra đối với môi trường truyền tải NGN là khả năng phân biệt trễ
gói IP theo các thành phần phân lớp lưu lượng dịch vụ khác nhau cũng chưa được
đề cập đầy đủ và giải quyết trọn vẹn.
Tóm lại, tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp đo xác định
trễ gói IP nói chung, nhưng vấn đề trễ gói IP vẫn còn đang là hướng mở cần được
-8-
tiếp tục nghiên cứu đặc biệt là phương pháp thực nghiệm đo xác định trễ gói IP
trong NGN.
Đặc trưng trễ gói IP qua mạng có thể được xác định dựa trên phép đo trực tiếp
trễ toàn trình [10], [27], [38], [43], [67], [70], [72]. Tuy nhiên, trong thực tế có
nhiều trường hợp không thể đo xác định trực tiếp trên lộ trình truyền tải qua nhiều
miền mạng thuộc các nhà cung cấp mạng với các chính sách quản trị khác nhau
hoặc trường hợp gói tin được định tuyến động qua nhiều phân đoạn mạng khác
nhau. Khi đó, cần vận dụng phương pháp ước lượng tham số và tổng hợp hàm phân
bố từ kết quả đo trễ từng phần để xác định trễ toàn trình một cách linh hoạt và giảm
thiểu chi phí liên quan đến phép đo và tác động đến lưu lượng đang khai thác. Vấn
đề này sẽ được giải quyết theo hướng nghiên cứu thứ hai tiếp theo sau đây.
1.2.2 Hướng nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa các đặc trưng
của trễ gói IP
Đối với hướng nghiên cứu mô hình hóa các đặc trưng của trễ gói IP, có thể phân
biệt các nhóm vấn đề cụ thể như sau: xác định các đại lượng và tham số phân bố trễ
gói, phương pháp và mô hình toán ước lượng tham số và tổng hợp hàm phân bố,
phương pháp đánh giá sự phù hợp hay sai số của mô hình phân bố trễ gói IP.
Các vấn đề cơ bản liên quan đến nguyên tắc xác định các đại lượng trễ gói IP
được đề cập đến trong các nghiên cứu [4], [5], [31], [44], [45], [47], [68]. Trong
trường hợp số đo thống kê thu thập được không đầy đủ thì có thể vận dụng phương
pháp ước lượng [1] để xác định các đại lượng đặc trưng. Tuy nhiên, độ tin cậy và độ
chính xác không chỉ phụ thuộc vào mẫu dữ liệu mà còn phụ thuộc vào phương pháp
tính toán ước lượng.
Các nghiên cứu [25], [26] cho thấy rằng trễ gói IP qua mạng có thể phân tích
thành các thành phần xác định và ngẫu nhiên. Thành phần trễ gói IP qua các kết nối
hay môi trường lan truyền vật lý thông thường là đại lượng xác định phụ thuộc chủ
yếu vào khoảng cách và thuộc tính của kênh truyền thông tin. Trong khi đó, trễ gói
-9-
IP qua các nút mạng là một đại lượng ngẫu nhiên phụ thuộc vào tiến trình xử lý,
dung lượng kết nối và tình trạng lưu lượng. Phân bố xác suất trong miền thời gian
của trễ gói IP trong một số điều kiện nhất định có thể biểu diễn gần đúng bởi các
hàm toán học tường minh.
Các nghiên cứu về trễ gói IP trong các phần tử mạng như bộ định tuyến (router)
[27], [28], [65] cho thấy chúng có đặc trưng phân bố đáng kể ở phần đuôi (heavy-
tailed), có thể được mô hình hóa gần đúng bởi phân bố đơn hay hỗn hợp của phân
bố kép. Thành phần trễ của tiến trình xử lý có thể được mô hình hóa bởi phân bố
chuẩn tắc đối với một router hay chuẩn tắc lệch đối với một chuỗi các router. Thành
phần trễ trong hàng đợi có thể được mô hình hóa bởi hỗn hợp của phân bố Gauss ở
phần thân và phân bố Weibull ở phần đuôi. Thành phần trễ phục vụ có thể được mô
hình hóa bởi phân bố Pareto tổng quát. Trễ gói một chiều qua cả router đối với một
luồng gói cũng có thể được mô hình hóa bởi phân bố Pareto tổng quát và đối với
nhiều luồng gói có thể được mô hình hóa bởi cặp phân bố Pareto tổng quát ứng với
phần thân và phần đuôi. Nghiên cứu trễ gói IP đối với lưu lượng Internet [40] cũng
cho thấy thành phần trễ xử lý trong router có thể biểu diễn một cách gần đúng bởi
tổng các phân bố đối xứng chuẩn tắc.
Kết quả tổng kết các nghiên cứu về trễ gói IP một chiều giữa các thiết bị đầu
cuối qua đường truyền cố định trong mạng Internet cho thấy phân bố trễ gói IP
trong mạng có một trong các dạng như sau:
Phần lớn trễ gói IP có phân bố tựa gamma với phần đuôi tuân theo luật phân
mũ (subexponential) [20], [24], [64].
Một số trường hợp có phân bố tựa gamma với đuôi dao động theo hàm Gauss
hoặc xung tam giác [20], phân bố tựa gamma kép [20], phân bố Pareto [65],
phân bố Lognormal [38],
Một vài trường hợp có phân bố mũ hay Weibull nhưng độ chính xác rất kém
[40].
-10-
Một số ít trường hợp có phân bố với đỉnh ngẫu nhiên hay tựa nhiễu trắng
[20] hoặc có thể biểu diễn gần đúng bởi phân bố đều.
Kết quả nghiên cứu trễ gói khứ hồi trên một số phân đoạn mạng Internet [64]
cho thấy trễ gói IP có phân bố tựa gamma khi phạm vi thời gian quan sát lưu lượng
là hàng giờ.
Dạng phân bố còn thay đổi phụ thuộc vào tốc độ đường truyền, điển hình như
phân bố gamma khi tốc độ thấp và phân bố Pareto khi tốc độ tăng cao [38]. Giá trị
các tham số phân bố của trễ gói IP qua mạng phụ thuộc vào tải lưu lượng, dung
lượng và năng lực xử lý của phân đoạn mạng, đường truyền hoặc nút mạng, phạm
vi mạng vùng hay mạng lõi và thời gian trong ngày [26]. Tuy nhiên nhìn chung, các
bài toán xác định phân bố trễ gói IP vẫn còn rời rạc, nhiều mô hình khác nhau được
đưa ra để tranh luận, chưa có sự thống nhất hoàn toàn, mô hình toán chưa được
phân tích và tổng kết một cách có hệ thống cũng như chưa có kết quả công bố chính
thức về phân bố trễ gói trong môi trường mạng truyền tải NGN.
Phương pháp tổng hợp hàm phân bố trễ gói IP có thể áp dụng đối với các trường
hợp tham số phân bố trễ gói IP thành phần có thể mô hình hóa được bởi các hàm
toán học đơn giản. Trong khi đó, đối với trường hợp mô hình toán phức tạp, cần vận
dụng các phương pháp ánh xạ hàm, phân tích số và biến đổi gần đúng. Ngược lại,
nếu không thể mô hình hóa tham số phân bố bởi hàm toán học tường minh hoặc liên
tục thì thông thường phải vận dụng phương pháp biểu diễn và tổng hợp hàm phân
bố trên cơ sở mẫu dữ liệu đo thực nghiệm trễ gói IP. Tuy nhiên, trong thực tế mẫu
dữ liệu đo thống kê chi tiết thường không được chia sẻ giữa các nhà quản trị mạng
và phương pháp hàm phân bố thực nghiệm cũng không hiệu quả do mức độ phức
tạp và chi phí tính toán cao. Vấn đề đặt ra là cần vận dụng kết hợp các phương pháp
toán học và đưa vào các điều kiện giả thuyết trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực
nghiệm cũng như các điều kiện giới hạn của mô hình để giải quyết bài toán ở mức
độ gần đúng với sai số chấp nhận được nhưng giảm thiểu độ phức tạp sẽ mang lại
hiệu quả cao hơn. Vấn đề đáng lưu ý và cũng là thách thức khi giải quyết bài toán
-11-
theo hướng này là độ chính xác, độ tin cậy và độ phức tạp tính toán của phương
pháp.
Mặc dù các nghiên cứu [45], [46], [63], [68] có đề cập một cách tổng quát về
vấn đề ước lượng tham số và tổng hợp hàm phân bố trễ gói IP nhưng chưa có
nghiên cứu chuyên sâu vào các mô hình toán đối với các trường hợp cụ thể.
Bài toán xác định biến động trễ gói IP toàn trình qua nhiều phân đoạn mạng
bằng phương pháp xác định ước lượng mô-men và phân vị của phân bố IPTD được
đề cập đến trong nghiên cứu [45]. Tuy nhiên, ngoài điểm hạn chế là các đặc trưng
phân bố chưa được biểu diễn tường minh bởi mô hình toán, phương pháp này còn
có hạn chế về độ chính xác do sai số dữ liệu và sai số phép ước lượng toán học gần
đúng với các giả thuyết phân bố lý tưởng. Nghiên cứu [79] có đề cập vấn đề độ
chính xác của phương pháp ước lượng biến động trễ gói IP trong nghiên cứu [45]
nhưng chỉ mới dựa trên kết quả mô phỏng với các mô hình giả thuyết phân bố đều
và phân bố mũ, đây là các mô hình phân bố lý tưởng và có thể phù hợp với lưu
lượng thoại truyền thống. Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu về trễ gói IP [20],
[24], [38], [64], [65] cho thấy các mô hình phân bố giả thuyết này hầu như không
còn phù hợp với lưu lượng gói IP. Mặt khác, các tiêu chí lựa chọn miền giá trị phân
vị và ảnh hưởng của nó đến sai số của phương pháp ước lượng các tham số phân bố
trễ gói IP trong môi trường mạng truyền tải NGN chưa được đề cập và công bố
chính thức trong nghiên cứu [45] và các nghiên cứu khác có liên quan. Trong khi
đó, mức phân vị được chọn để ước lượng biến động trễ gói IP có thể ảnh hưởng rất
nhiều đến độ chính xác của kết quả trong thực tế. Đây là một trong những giả thuyết
được đặt ra và giải quyết trong luận án.
Bài toán tổng hợp hàm phân bố trễ gói IP cũng được đề cập đến trong [46], [63],
[68], [79] và các nghiên cứu khác có liên quan nhưng cũng chỉ sơ bộ dừng lại ở các
công thức lý thuyết đơn giản nên không thể hiện được đúng bản chất đặc trưng và
phân bố trễ gói IP hoặc sử dụng giả thuyết mô hình phân bố đều và phân bố mũ là
các mô hình phù hợp với lưu lượng trong mạng chuyển mạch kênh truyền thống
nhưng chưa hẳn đã phù hợp với lưu lượng gói IP trong mạng truyền tải NGN.