Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Btn tại hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương đảng cộng sản việt nam khóa 12 năm 2017, tổng bí thư nguyễn phú trọng đã phát biểu “ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, đảng ta còn nếu làm cái gì trái lòng dân,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.4 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. Những vấn đề chung về tham nhũng..................................................................3
1. Các quan niệm về tham nhũng...................................................................3
2. Đặc trưng của tham nhũng.........................................................................4
II. Tác hại của tham nhũng.....................................................................................5
1. Tác hại đối với nền kinh tế đất nước..........................................................5
2. Tác hại đối với nền chính trị......................................................................7
3. Tác hại đối với nền văn hóa, xã hội...........................................................9
III. Thực tiễn, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống tham nhũng..................10
1. Thực tiễn..................................................................................................10
2. Nguyên nhân............................................................................................12
3. Giải pháp phòng, chống tham nhũng.......................................................13
C. LỜI KẾT..............................................................................................................16
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................17

1


Đề bài : Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa 12 năm 2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu :
“ta làm hợp lịng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Nếu làm cái gì
trái lịng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”
Phân tích tác hại của tham nhũng thơng qua mối liên hệ với câu nói trên.
A. LỜI MỞ ĐẦU
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ơ, lãng phí là kẻ thù của nhân
dân, là thứ “giặc nội xâm”. Người nói: Tham ơ, lãng phí, quan liêu, dù cố ý hay
không cũng là đồng minh của thực dân phong kiến, là một thứ “giặc nội xâm”, nó
“làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo
đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Để đấu tranh chống tham nhũng,


Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đồng bộ, thiết thực, thể
hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ. Có thể thấy, quốc nạn “tham nhũng” đã và đang
gây ra ảnh hưởng, tác hại lớn đối với đất nước, con người, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sự ra đời của Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2012, tiếp sau đó là Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng là những
minh chứng điển hình, trong đó quy định cụ thể các biện pháp phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.Vừa qua, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đang có nhiều
chuyển biến tích cực, khá tồn diện và đồng bộ kể từ sau thành công Đại hội XII
của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể kiên quyết xử lý hành vi tham nhũng.
Tác hại to lớn của tham nhũng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gói gọn trong
câu nói : “ta làm hợp lịng dân thì dân tin và chế độ ta cịn, Đảng ta cịn. Nếu làm
cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”. Tham nhũng đã và đang gây ra
những ảnh hưởng xấu như thế nào, phần nội dung sẽ phân tích rõ.

2


B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung về tham nhũng
1. Các quan niệm về tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai cấp và
sự ra đời, phát triển của Nhà nước. Tham nhũng diễn ra ở tất cả các nước trên thế
giới, khơng phân biệt chế độ chính trị, xảy ra ở mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt
động quản lý xã hội. Đồng thời, tham nhũng cũng gây ra những hậu quả vơ cùng tai
hại cho nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và là kẻ thù của mọi tầng lớp nhân
dân.
Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm tham nhũng 1. Theo Tổ
chức Minh bạch thế giới (Transparency International – TI), tham nhũng là hành vi
của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ

cho lợi ích cá nhân. Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) cho rằng, tham
nhũng là sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi. Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc cho
rằng tham nhũng bao hàm :
Một là hành vi của những người có chức, có quyền ăn cắp, tham ơ và chiếm
đoạt tài sản của Nhà nước.
Hai là lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử
dụng các quy chế chính thức một cách khơng chính thức.
Ba là sự mâu thuẫn, khơng cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện
nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi riêng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không sử dụng danh từ “tham nhũng” nhưng Người
thường nói đó là tham ơ – biểu hiện đặc trưng nhất của tham nhũng :
“Tham ơ là gì ?
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ơ là:
PGS.TS Lê Thiên Hương và TS Trần Thị Diệu Oanh (Đồng chủ biên), Phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống tham nhũng cho sinh viên, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2015, tr. 9-12
1

3


Ăn cắp của công làm của tư
Đục khoét của nhân dân
Ăn bớt của bộ đội
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng
cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ơ.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ơ là:
Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.
Người đồng thời cũng khẳng định : “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội
lỗi, đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm đoạt của công
làm của tư”.

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất cứ người nào có
chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để vụ
lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
nhân dân lấy của.
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định tại
khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm
2012 “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
2. Đặc trưng của tham nhũng
a) Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn
Người có chức vụ quyền hạn bao gồm : cán bộ, công chức, viên chức; sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần
vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công
4


vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó (khoản 3 Điều 1 Luật
phịng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012).
b) Chủ thể của tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được
giao
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng chức vụ,
quyền hạn của mình như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia
đình mình hoặc cho người khác. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó thì khơng thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên,
khơng phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng.
c) Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi này là vụ lợi.

Nếu chủ thế thực hiện hành vi khơng cố ý thì khơng được coi là hành vi tham
nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất (tiền bạc) hoặc lợi ích tinh thần
(thăng quan tiến chức) mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt
được thơng qua hành vi tham nhũng.
Như vậy, có thể đưa ra quan niệm về tham nhũng là hành vi trái pháp luật
của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ
nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cơng vụ, nhiệm cụ đó để vụ lợi cá
nhân, làm thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợ ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
II. Tác hại của tham nhũng
1. Tác hại đối với nền kinh tế đất nước
Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội kéo
lùi sự phát triển tuỳ theo quy mơ và mức độ gây hại của nó. Theo đánh giá của Văn
phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Ngân hàng Thế giới
(WB), nạn tham nhũng đã gây thiệt hại cho các nước đang phát triển tới 1,6 nghìn
5


tỷ USD mỗi năm. Ở Việt Nam, tham nhũng len lỏi ở tất cả các lĩnh vực, ngành
nghề, tiêu biểu đó là:
- Lĩnh vực đất đai : những sai phạm trong lĩnh vực đất đai chiếm một số
lượng đáng kể. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, năm 2013, ngành Thanh tra
phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền
117,5 tỉ đồng, đã chuyển cơ quan điều tra 11 vụ việc. Cũng trong năm 2013, cơ
quan điều tra các cấp đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng.
Thiệt hại được xác định qua các vụ án này lên đến khoảng 9.260 tỉ đồng, 51.000
lượng vàng SJC, 155.000m2 đất.
Nổi bật là các vụ án vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của tổ
chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam
chi nhánh Bình Chánh, TP.HCM gây thiệt hại 410 tỉ đồng, vụ án lạm quyền trong

khi thi hành công vụ xảy ra tại Ngân hàng SeaBank gây thiệt hại 310 tỉ đồng…
trong năm 2014, ngành Thanh tra đã phát hiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên
quan đến tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng; đã thu hồi 46,9 tỷ đồng (đạt 68,5%,
tăng 18,3% so với năm 2013).
- Lĩnh vực hàng hải : Vì lợi ích cá nhân của mình hay của một nhóm
người, một số doanh nghiệp đã đầu tư mua, nhập khẩu những dây chuyền sản xuất,
máy móc, thiết bị, phương tiện, tàu thủy rất lạc hậu, cũ nát mang về không thể sử
dụng được do công nghệ đã quá cũ hoặc tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu hoặc thải ra
quá nhiều các chất độc hại, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ
đồng.
- Lĩnh vực thuế : Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên do tệ tham nhũng, hối lộ mà một số doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản thuế ít
hơn nhiều so với khoản thuế thực tế phải nộp. Điều này đã làm thất thoát một lượng
tiền rất lớn hàng năm. Hối lộ cũng dẫn đến những thất thoát lớn trong việc hoàn
thuế, xét miễn giảm thuế…
6


- Lĩnh vực xây dựng : Do tham nhũng mà một số cơng trình xây dựng như
các cơng trình cầu đường, nhà cửa kém chất lượng. Điều này không chỉ gây nguy
hiểm đáng kể cho cuộc sống của người dân khi sử dụng các cơng trình này mà cịn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
- Thủ tục hành chính : Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, địi hối lộ của
một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức gây thiệt hại đến tài sản của người dân
do họ phải đưa hối lộ khi liên quan đến các thủ tục hành chính. Mặt khác thủ tục
hành chính bị kéo dài đã gây mất thời gian, tiền của của người dân, làm đình trệ các
hoạt động sản xuất, kinh doanh…
2.

Tác hại đối với nền chính trị


V.I. Lênin khuyến cáo: “Nếu có cái gì đó có thể triệt tiêu được chủ nghĩa
xã hội thì đó chính là tham nhũng, quan liêu”. Đây cũng là bài học mà ông cha ta
đã truyền lại cho con cháu, Trần Quốc Tuấn đã từng nói: “để dân khinh là mất
nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng không phải là một tổ chức để làm
quan phát tài” (Tư cách của Đảng chân chính cách mạng); “Cơ quan Chính phủ
tồn quốc cho đến các làng đều là đầy tớ của dân... chứ không phải để đè đầu dân
như thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” (Thư gửi UBND các cấp
10/1945); “Những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”, “Lợi ích của
người đảng viên phải ở trong, chứ khơng thể ở ngồi lợi ích của Đảng, của giai
cấp... Nếu lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích
cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng... Thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân... Chủ
nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải
tiêu diệt nó” (Đạo đức cách mạng)2.
Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo
động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự
Bác Hồ nói về tham nhũng và chống tham nhũng
/>2

7


án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc
với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích
của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khố IX
chỉ rõ: “... Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện
nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thối về tư tưởng, chính trị
và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn rất
nghiêm trọng...”. Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực

tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc
một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước. Tổng quát hơn, sự nghiệp cách
mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của tồn Đảng,
tồn dân. Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng.
Để nhân dân mất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh vơ
cùng to lớn, thậm chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. Năm
1992, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đã nêu:
“Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng
và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của
Đảng”. Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh
giá lại: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ
phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin
của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mịn”. Tháng 4-2001, Đại hội
Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham
nhũng và sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”. “Nạn
tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và là một
nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta". Nghị quyết số 14 ngày 15-5-1996
của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nêu khái quát tác
8


hại của tệ tham nhũng như sau: Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả
hết sức nghiêm trọng, làm xói mịn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá
đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta,
uy hiếp sự tồn vong của chế độ”. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục
nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều

cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều
mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự
tồn vong của Đảng và chế độ ta”3. Như vậy, tham nhũng đang trở thành một vật
cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa
sự tồn vong của chế độ.
3.

Tác hại đối với nền văn hóa, xã hội

Đối với nền văn hóa của đất nước, tham nhũng xâm phạm những giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng cũng có
khi là giáo viên, bác sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hóa, xã hội – những người xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
Đối với xã hội, tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn
những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước. Sự
suy thối về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống thể hiện trước hết ở tư
tưởng hưởng thụ, quá coi trọng đồng tiền, tư tưởng vụ lợi, làm giàu bất chính. Là
người đại diện cho nhân dân, làm việc vì mục đích phục vụ nhân dân nhưng rõ ràng
khi lợi ích cá nhân được đặt lên trên lợi ích của nhân dân thì một số cán bộ, công
chức đã thực hiện mọi thủ đoạn để vịi vĩnh, gây khó dễ cho người dân, buộc người
dân phải chi “tiền bôi trơn” khi thực hiện quyền lợi của mình. Đặc biệt là những
cán bộ cơng tác trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, cấp phát vốn, thanh tra, kiểm
/>CatID=1&ItemId=26&LVID=&CapChaId=2#_ftn2
3

9


tốn cũng như các lĩnh vực có liên quan đến nguồn vốn ngân sách hay vốn tài trợ,
vốn vay ưu đãi…

Tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng trưởng tệ nạn
xã hội. Để công việc không bị cản trở những kẻ phạm pháp tìm cách mua chuộc
cán bộ, nhân viên, thành viên chính quyền. Nếu những viên chức này tham nhũng
hành vi những kẻ phạm pháp được che chở và trở thành “hợp pháp hoá”. Người
dân hàng ngày chứng kiến những hành vi phạm pháp nhưng không bị trừng phạt,
dần dần họ quen thuộc với những hành vi này và cuối cùng trở thành bình thường
hố trong xã hội. Khi xã hội bị tham nhũng thống trị tệ nạn xã hội tăng trưởng,
những viên chức thay vì bảo vệ luật pháp lại nhận tiền hối lộ bao che những kẻ
phạm pháp, người dân trước kia được viên chức tận tình giúp đỡ những khi cần
thiết nay bị hạch sách đủ điều khi khơng có q bồi dưỡng... Qua những hành động
trên các viên chức đã phá lề luật đạo đức quy định trong xã hội. Do đời sống ngày
càng khó khăn do tham nhũng gây nên, để sống còn người dân lương thiện cũng
phải bất chấp làm mọi việc, kể cả những việc phản đạo đức như buôn bán hàng giả,
hàng lậu... Mối liên hệ, cách đối xử giữa con người với nhau trong xã hội bị thay
đổi, giá trị luân lý, đạo đức trước kia bị mất hiệu lực.
III. Thực tiễn, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống tham nhũng
1.

Thực tiễn

Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Nạn tham nhũng tại Việt Nam diễn ra ngày
càng phức tạp với những thủ đoạn tinh vi. Vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã kiên
quyết phòng, chống nạn tham nhũng, nghiêm trị những kẻ có hành vi tham nhũng.
Điển hình như vụ ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí
thư Thành ủy Đà Nẵng. Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra TƯ, ơng Nguyễn Xn
Anh có các vi phạm, khuyết điểm sau:

10



- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà
nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện
áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều cơng việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm
của ông đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban
Thường vụ Thành ủy.
- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi
phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.
- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu,
tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Rất nhiều vụ án tham nhũng đã bị truy tố và đưa ra xét xử với mức án
nghiêm minh, hợp lịng dân có thể kể tới như vụ án xét xử Hà Văn Thắm và đồng
phạm xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) với 01 án
tử hình, 01 án chung thân. Qua xét xử vụ án này, các cơ quan chức năng còn làm rõ
nhiều dấu hiệu sai phạm có liên quan đến lãnh đạo Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam. Xét xử vụ án Châu Thị Thu Nga và đồng phạm xảy ra tại Dự án B5 Cầu
Diễn, Hà Nội với 01 án chung thân; vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm
xảy ra tại Tổng Cơng ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, khởi tố thêm 09 bị can
là cán bộ lãnh đạo, ngun lãnh đạo Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng
Cơng ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Ban quản lý Dự án Điện lực dầu
khí Thái Bình 2, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch về các tội danh
tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng.
Việc xử lý một số vụ án, xử lý kỷ luật một số cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp
trong thời gian gần đây được đông đảo cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành,
cán bộ hưu trí và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Từ đó mới thấy được ý nghĩa câu nói
của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : ta làm hợp lịng dân thì dân tin và chế độ ta

11



cịn, Đảng ta cịn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất
cả.
2.

Nguyên nhân

Trước hết là nguyên nhân khách quan. Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế
thị trường, sự cạnh tranh và việc đề cao quá mức giá trị đồng tiền làm cho người
sản xuất, kinh doanh có xu hướng tối đa hố lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối
lộ cơng chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong kinh tế thị trường, sự
phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, có những giá trị xã hội bị đảo lộn, mọi người
đều phải chịu sức ép của việc kiếm tiền, làm xuất hiện tâm lý mọi việc đều có thể
mua bán. Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất
quán,việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt quản lý nhà
nước và quản lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ. Q trình cổ phần hố
doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Cơ chế
quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước còn lỏng
lẻo. Một số nét văn hoá như biếu và nhận quà tặng... bị lợi dụng để thực hiện hành
vi tham nhũng.
Thứ hai, hành vi tham nhũng bị chi phối bởi nguyên nhân chủ quan, bao
gồm :
- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thối, cơng
tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém.
- Cải cách hành chính vẫn cịn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho” trong
hoạt động công vụ vẫn cịn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp
lý.
- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống
tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể,
hữu hiệu.


12


- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. Những năm
qua, hoạt động điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã thu được một số
kết quả tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác
đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
3.

Giải pháp phòng, chống tham nhũng
a) Phòng, chống tham nhũng ở một số nước

Tham nhũng là vấn nạn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Có rất nhiều
quốc gia đã đưa ra các giải pháp phịng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả,
chẳng hạn :
- Lắp đặt camera để phòng ngừa tham nhũng là giải pháp được Philippin
áp dụng. Những chiếc camera được lắp đặt ở các khu vực cơng và có thể được liên
kết trực tiếp với điện thoại di động của Tổng thống. Nếu nhân viên Chính phủ bị
phát hiện tham nhũng, họ sẽ bị đưa tới khu vực xung đột ở đảo Mindanao.
- Đề cao giáo dục là biện pháp được chú trọng ở các nước như Hoa Kỳ đã
ban hành Đạo luật về đạo đức Chính Phủ và thành lập Văn phịng Đạo đức Chính
phủ (OGE) năm 1978, đồng thời năm 1989 ban hành 14 nguyên tắc đạo đức đối với
công chức Liên bang quy định những việc công chức được làm, không được làm;
Hồng Kông xác định một trong những vấn đề quan trọng trong giải pháp phòng
chống tham nhũng là giáo dục cho công chúng về tác hại của tham nhũng và tìm
kiếm sự ủng hộ, tham gia tích cực của cơng chúng; Hàn Quốc đã đưa nội dung
chống tham nhũng vào giảng dạy trong các trường học để học sinh hiểu rõ tác hại
của tham nhũng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường; Singapore thực hiện việc
giáo dục lòng tự trọng, xem tham nhũng như là nỗi sỉ nhục danh dự và là nỗi sợ hãi

khi bị áp dụng chế tài pháp luật. Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, các
diễn đàn về cạm bẫy của tham nhũng cho viên chức nhà nước đồng tư vấn cũng để
giúp họ biết cách phòng tránh việc dính líu vào tham nhũng. Ngồi ra, cũng tiến
hành các buổi trao đổi với tên gọi: “Hành trình học hỏi” cho học sinh các trường
13


trung học nhằm giúp cho thế hệ trẻ có những nhận thức nhất định về hành vi tham
nhũng.
- Thành lập tổ chức chống tham nhũng độc lập, điển hình có Ủy ban độc
lập phòng chống tham nhũng (ICAC) của Hồng Kông là cơ quan vượt trội về năng
lực pháp luật, chính trị và đạo đức, là một trong những tổ chức phòng chống tham
nhũng lớn và nổi tiếng nhất trong số các nước đang phát triển 4; Cơ quan điều tra
tham nhũng Singapore (CPIB), là cơ quan độc lập, tách khỏi các cơ quan khác, trực
thuộc Thủ tướng Chính phủ có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng;
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Indonesia (KPK) là cơ quan độc lập với cơ
quan hành pháp, lập pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và không lệ thuộc bất
cứ cơ quan quyền lực nhà nước nào; Cục phòng ngừa tham nhũng Quốc gia Trung
Quốc được được đặt tại Bộ Giám sát, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, có nhiệm
vụ biên soạn, lập kế hoạch, thiết lập chính sách và kiểm tra, giám sát phịng, chống
tham nhũng tồn quốc…
b) Phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Tình hình tham nhũng ở Việt Nam ngày càng diễn ra phức tạp, tinh vi và tỉ
lệ tội phạm ẩn của nhóm tội tham nhũng là một con số lớn. Ngoài các giải pháp đã
và đang thực hiện để phòng, chống tham nhũng, Việt Nam cũng cần xem xét và
học hỏi kinh nghiệm của một số nước đã đạt hiệu quả trong vấn đề này. Chúng ta
có thể tham khảo và học tập những điểm chính sau :
Thứ nhất, thành lập một cơ quan độc lập phịng, chống tham nhũng khơng
trực thuộc bất cứ cơ quan hành chính nào mà trực tiếp chịu sự chỉ đạo của cơ quan
quyền lực cao nhất đồng thời lựa chọn người đứng đầu cơ quan có tâm, có tầm và

có uy tín.

TS. Đinh Xn Nam và ThS. Phạm Văn Trung, Đấu tranh phòng chống tham nhũng-bài học kinh
nghiệm từ Hồng Kơng, Tạp chí Khoa học Kiểm Sát số 01/2015, tr.24
4

14


Thứ hai, xây dựng các chính sách minh bạch, có chế độ đãi ngộ tốt và môi
trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút những nhân viên có tài và tâm huyết với
công việc.
Thứ ba, các cơ quan, đơn vị cơng chúng cần được bố trí ở khắp nơi từ
Trung ương đến địa phương là kênh thông tin rộng lớn và điểm đến tin cậy của
người dân để tố giác những hành vi tham nhũng.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú trọng đến các giải pháp sau:
- Khắc phục những hạn chế trong chính sách pháp luật theo hướng loại bỏ
các yếu tố chồng chéo, mâu thuẫn, kém hiệu quả, thiếu khả thi.
- Tăng cường giáo dục ý thức cho cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng
bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp riêng.
- Tăng cường biện pháp khuyến khích người dân tố giác, tố cáo đồng thời
đảm bảo cơ chế bảo vệ người tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng.
- Minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy
tố, xét xử hành vi tham nhũng.
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền người dân với nhiều hình thức phong
phú nhằm động viên tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phát hiện, tố
cáo hành vi tham nhũng và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác
minh, xử lý hành vi tham nhũng.


15


C. LỜI KẾT
Có thể nói, tham nhũng gây ra những tác hại vơ cùng to lớn như đã phân
tích. Tham nhũng khơng chỉ tác động đến kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn ảnh
hưởng tới sự tồn tại của một chế độ, một đất nước. Không phải ngẫu nhiên vấn đề
này luôn được nhắc tới trong các kỳ Đại hội Đảng, và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 năm 2017 cũng khơng phải là
ngoại lệ. Đó thực sự là một thứ giặc “nội xâm” đang dần phá hoại cả một bộ máy
chính trị. Chỉ có một vài “con sâu” nhưng “làm rầu nồi canh”, khiến tất cả mọi
người không còn tin tưởng “người đã nấu nồi canh” ấy. Cũng giống như Đảng và
Nhà nước Việt Nam, nếu những hành vi tham nhũng kia không được xử lý một
cách nghiêm khắc thì niềm tin của nhân dân vào Đảng sẽ dần mai mộ, sẽ “mất tất
cả”, như câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong tồn văn bế mạc Hội
nghị, Tổng bí thư cũng đề nghị từng đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường
xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh
đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm
tự giác gột rửa). Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta
phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật
của Đảng, để lấy lại và củng cố lịng tin và tình thương u, q trọng của nhân
dân5.

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư
/>5

16



D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS Lê Thiên Hương và TS Trần Thị Diệu Oanh (Đồng chủ
biên), Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho
sinh viên, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2015.

2.

TS. Đinh Xuân Nam và ThS. Phạm Văn Trung, Đấu tranh phịng
chống tham nhũng-bài học kinh nghiệm từ Hồng Kơng, Tạp chí Khoa
học Kiểm Sát số 01/2015.

3.

TS. Trần Đình Hải, Định hướng phòng ngừa các tội phạm tham
nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học Kiểm
sát số 03/2016.

4.

/>
5.

/>CatID=1&ItemId=26&LVID=&CapChaId=2#_ftn2

6.

/>
7.


/>
17


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHĨM
Mơn : Tội phạm học
Nhóm 1-K3B
I - Thời gian, địa điểm
II - Nội dung
ST

Họ và tên

Nội dung

T
1

Thực tiễn, ngun
Bùi Thị Ánh Ngọc (Nhóm

nhân và giải pháp

trưởng)

phịng, chống tham
nhũng

2


Tác hại của tham
Nguyễn Thị Minh Thúy

nhũng đối với đạo
đức cán bộ, công
chức

3

Tác hại của tham
nhũng đối với đạo
Lê Thị Hồi Linh

đức cán bộ, cơng
chức

4

Tác hại của tham
Nguyễn Hồng Sơn

nhũng đối với văn
hóa, xã hội đất nước

5

Tác hại của tham
Nguyễn Thị Diệu Hoàng


nhũng đối với văn
18

Đánh giá

Ký tên


hóa, xã hội đất nước
6

Tác hại của tham
Nguyễn Thị Duyên

nhũng đối với nền
kinh tế
Tác hại của tham
nhũng đối với nề

7

Hoàng Minh Chi

8

kinh tế

Tác hại đối với nền
Lê Ngọc Thắng


9

chính trị
Tác hại đối với nền

Bùi Thị Phương
10

chính trị
Những vấn đề

Nguyễn Thảo Anh

chung về tham
nhũng

Người lập biên bản

Nhóm trưởng

19



×