Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tình hình đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.99 KB, 47 trang )

Tình hình đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Chương 1: Lý Thuyết Chung
1) Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước.
Một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, một vấn đề
trong cuộc sống được mọi gia đình, mọi cá nhân quan tâm khi có điều kiện
nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và
gia đình.
Bản chất thuật ngữ “đầu tư” là sự bỏ ra, sự chi phí, sự hy sinh và hoạt động đầu
tư là sự bỏ ra, sự hy sinh sự chi phí các nguồn lực (tiền, của cải vật chất, sức lao
động,...) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được những kết quả lớn
hơn (các chi phí đã bỏ ra) trong tương lai
2) Phân loại đầu tư:
* Đầu tư tài chính
-Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các
chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu
chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế
(nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị
tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư (đánh bạc nhằm mục đích thu lời cũng là
một loại đầu tư tài chính nhưng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội. Công ty mở
sòng bạc để phục vụ nhu cầu giải trí của người đến chơi nhằm thu lại lợi nhuận
về cho Công ty thì đây lại là đầu tư phát triển nếu được Nhà nước cho phép và
tuân theo đầy đủ các quy chế hoạt động do Nhà nước quy định để không gây ra
các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra
đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng
(rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác). Điều đó
khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư
1
nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho
đầu tư phát triển.
* Đầu tư thương mại


- Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hoá và sau đó
bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận cho chênh lệch giá khi mua và khi bán.
Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét
đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá
trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với
người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương
mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát
triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích
luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã
hội nói chung (chúng ta cần lưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư
thương mại xét về bản chất, nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa
thiếu hàng hoá một cách giả tạo, gây khó khăn cho việc quản lý lưu thông phân
phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi của người tiêu dùng).
* Đầu tư phát triển
-Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó
người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra
tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản
xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc
làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền
ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và
lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi
phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì
hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và
tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
2
Ở đây chúng ta thấy hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp chính là
hoạt động đầu tư phát triển,nên ta sẽ đi vào làm rõ khái niệm và vai trò của đầu
tư phát triển
*Vai Trò Của Đầu Tư Phát Triển:
-Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế,kết quả

nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy:muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức
trung bình thì tỉ lệ đầu tư phải đạt từ 15% đến 25% so với GDP tùy thuộc vào
ICOR của mỗi nước.
-Đầu tư góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế đối với những ngành
nông,lâm,ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai,các khả năng sinh học do vậy
muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao là rất khó khăn..Theo kinh nghiệm của các
nước trên thế giới,muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao cần tăng cường đầu tư vào
khu vực công nghiệp và dịch vụ.
-Đầu tư quyết định sự ra đời,tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở,để tạo
dựng cơ sở vật chất,kỹ thuật của doanh nghiệp phải có vốn đầu tư.
3) Khu công nghiệp:
-Khái niệm: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công
nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp có ranh giới địa lý xác định,không có dân cư sinh sống do chính
phủ hoặc phủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập.Doanh Nghiệp khu công
nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp,gồm
doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ
*Sự cần thiết trong việc thu hút đầu tư xây dựng các khu công nghiệp:
-Đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp,khu chế xuất là nguồn vốn bổ
sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế:Đối với Việt Nam,để tăng
trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn,nguồn vốn
trong nước chưa thể đáp ứng nổi nhu cầu đó.Do đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào KCN là rất quan trọng vì KCN phản ánh tiềm năng phát triển
3
công nghiệp của quốc gia đó.Do vậy việc thu hút thêm nguồn vốn đầu tư vào
các KCN là rất quan trọng.
-Thu hút công nghệ:Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý,kinh
nghiệm là điều rất quan trọng đối với các nước đang phát triển,trong đó có
VN.Thông qua việc thu hút thêm đầu tư vào KCN sẽ là những hoạt động chuyển
giao công nghệ,qua đó chúng ta có thể có được những công nghệ tiên tiến hiện

đại cũng như kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
-Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện
đại hóa:Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các
KCN sẽ làm cho cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công
nghiệp và dịch vụ,giảm tỉ trọng nông nghiệp.Thực tế đã có rất nhiều nước thành
công trong công cuộc CNH-HĐH đất nước thành công nhờ một phần không nhỏ
vào hoạt động của KCN,KCX như Trung Quốc,Hàn Quốc,Nhật Bản,Đài Loan…
Tại VN,sụ phát triển và lớn mạnh của các KCN,KCX đã góp phần quan trọng
đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH_HĐH đất nước.
4
CHƯƠNG II/THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO
CÁC KCN Ở VN
1)Tình hình đầu tư vào các KCN của VN từ trước đến nay
A)Từ ngày 24/9/1991,thủ tướng chính phủ phê duyệt cấp giấy phép thành
lập KCN_KCX đầu tiên với quy mô 300ha tại TPHCM đến hết tháng 12/2001
trên địa bàn cả nước đã có 69 dự án KCN-KCX được hình thành phát triển hoặc
được chính phủ cấp phép thành lập,trong đó 65 KCn tập trung,3 KCX,1 khu
công nghệ cao với tổng diện tích lên tới 10.500 ha,các khu CN được hình thành
tại 27 tỉnh thành,trong đó các tỉnh miền bắc có 15 KCN,miền trung có 13KCN
và miền nam có 1.
Về loại hình có 16 KCN hình thành trên cơ sở đã có 1 số doanh nghiệp
công nghiệp đang hoạt động,10 KCN phục vụ di dời,22 KCN có quy mô nhỏ ở
đồng bằng bắc bộ,duyên hải miền trung và đồng bằng sông cửu long,21 KCN
mới được xây dựng quy mô khá lớn,trong đó có 13 KCN là hợp tác với nước
ngoài.
Tính đến thời điểm năm 2000 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép
hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng vốn kinh doanh đăng kí là 7,7 tỷ
USD,trong đó có 596 doanh nghiệp nước ngoài thuộc 24 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới,có tổng vốn đầu tư là 6,4 tỷ USD chiếm 82% tổng vốn đăng kí
kinh doanh,345 doanh nghiệp trong nước có tổng vốn đăng kí là 18000 tỷ(tương

đương 1,4 tỷ USD),chiếm 18% tổng vốn kinh doanh trong các khu công nghiệp
được cấp giấy phép.Ngành nghề phát triển trong các khu CN gồm các doanh
nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ,điện tử,hóa chất,cơ khí chế tạo,luyện
thép,dầu khí,chế biến thức ăn gia súc,phân bón,dịch vụ thương mại xuất
khẩu...Các doanh nghiệp tại khu công nghiệp,khu chế xuất có tốc độ tăng trưởng
ngày càng cao nhờ khai thác các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp các nguồn lực
từng vùng và địa phương.Chỉ tính riêng 3 năm 1997-1999,giá trị sản lượng và
xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu CN cả nước là
5
Giá trị sản lượng
(triệu USD)
Giá trị xuất khẩu
(triệu USD)
Tăng trưởng sản
lượng
Tăng trưởng
xuất khẩu
1997 1.155 848
1998 1.871 1.300 61% 53%
1999 2.982 1.761 59% 35%
Năm 1999,các khu CN đóng góp 25% giá trị sản lượng công nghiệp và
16% giá trị sản phẩm của cả nước,thu hút 140.000 lao động.Ngay trong các khu
CN,phần lớn các nhà máy có công nghệ tiên tiến,chất lượng sản phẩm cao đã
trực tiếp gia tăng tỉ lệ xuất khẩu các sản phẩm của khu CN,các khu CN đã thực
sự tiếp nhận được những phương pháp quản lý tiến bộ,kinh nghiệm về tổ chức
kinh doanh của các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
6
SỐ LƯỢNG VÀ DIỆN TÍCH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TÍNH
ĐẾN 3/2006
STT Tên KCN, KCX Tỉnh/TP Thời gian

cấp GP
Diện tích (ha)
Tự nhiên Đất CN
cho thuê
I Các KCN đã thành lập và hoạt động
1 KCN Đà Nẵng Đà Nẵng 1994 50 43
2 KCN Liên Chiểu Đà Nẵng 1998 374 300
3 KCN Hoà Cầm Đà Nẵng 2003 137 74
4 KCN Hoà Khánh (GĐ1+MR)* Đà Nẵng 1997, 2004 572 358
5 KCN AMATA (GĐ1&2) Đồng Nai 1994 361 250
6 KCN Biên hoà II Đồng Nai 1995 365 261
7 KCN Gò Dầu Đồng Nai 1995 184 137
8 KCN Nhơn Trạch I Đồng Nai 1995 430 323
9 KCN LOTECO Đồng Nai 1996 100 72
10 KCN Nhơn Trạch III (GĐ1) Đồng Nai 1997 368 240
11 KCN Hố Nai Đồng Nai 1998 230 146
12 KCN Sông Mây Đồng Nai 1998 227 158
13 KCN Biên hoà I Đồng Nai 2000 335 231
14 KCN Tam Phước Đồng Nai 2003 323 215
15 KCN Nhơn Trạch II (gđ 1&2) Đồng Nai 1997, 2005 533 405
16 KCN Long Thành Đồng Nai 2003 510 352
17 KCN Dệt may Nhơn Trạch Đồng Nai 2003 184 121
18 KCN Sóng Thần I Bình Dương 1995 180 154
19 KCN Đồng An Bình Dương 1996 132 93
20 KCN Sóng Thần II Bình Dương 1996 319 225
21 KCN Việt Hương* Bình Dương 1996 46 24
22 KCN Bình Đường Bình Dương 1997 17 14
23 KCN Tân Đông Hiệp A Bình Dương 2001 47 30
24 KCN Mỹ Phước Bình Dương 2002 377 267
25 KCN Tân Đông Hiệp B Bình Dương 2002 164 115

26 KCN Việt-Sing* Bình Dương 1996 2004 500 315
27 KCN dệt may Bình An Bình Dương 2004 26 18
28 KCN Đông Xuyên BR-VT 1996 161 104
29 KCN Mỹ Xuân B1 BR-VT 1998 226 154
30 KCN Phú Mỹ I BR-VT 1998 954 651
31 KCN Mỹ Xuân A2 BR-VT 2001 313 145
32 KCN Cái Mép BR-VT 2002 670 449
33 KCN Mỹ Xuân A BR-VT 1996, 2002 270 171
34 KCN Đức Hoà I (GĐ1&2) Long An 1997 274 183
35 KCN Thuận Đạo-Bến Lức Long An 2003 114 80
7
36 KCN Trảng Bàng (GĐI&II) Tây Ninh 1999, 2003 191 135
37 KCX Tân Thuận TP. HCM 1991 300 195
38 KCX Linh Trung 1 TP. HCM 1992 60 40
39 KCN Bình Chiểu TP. HCM 1996 27 18
40 KCN Hiệp Phước TP. HCM 1996 332 216
41 KCN Tân Tạo* TP. HCM 1996 444 240
42 KCN Lê Minh Xuân TP. HCM 1997 100 65
43 KCN Tân Bình TP. HCM 1997 186 146
44 KCN Tân Thới Hiệp TP. HCM 1997 29 21
45 KCN Tây Bắc Củ Chi TP. HCM 1997 220 143
46 KCN Vĩnh Lộc TP. HCM 1997 202 130
47 KCX Linh Trung 2 ** TP. HCM 1997 62 40
48 KCN Cát Lái (II) TP. HCM 2003 117 75
49 KCN Phú Tài(GĐI, II, III
&MR)
Bình Định 1998, 2003 348 244
50 KCN Suối Dầu Khánh Hòa 1997 78 54
51 KCN Điện Nam-Điện Ngọc
(GĐI&MR)

Quảng Nam 1996
2005
390 251
52 KCN Tịnh Phong Quảng Ngãi 1997 139 100
53 KCN Quảng Phú Quảng Ngãi 1998 100 73
54 KCN Phú Bài (GĐ1+2) TT-Huế 1998 2004 185 118
55 KCN Quế Võ Bắc Ninh 2002 312 232
56 KCN Tiên Sơn (GĐ1&MR) Bắc Ninh 19982004 349 239
57 KCN Nội Bài Hà Nội 1994 100 66
58 KCN Sài Đồng B Hà Nội 1996 73 39
59 KCN Thăng Long (GĐI&II) Hà Nội 1997 2002 198 145
60 KCN Nam Sách Hải Dương 2003 64 44
61 KCN Đại An Hải Dương 2003 171 109
62 KCN Phúc Điền Hải Dương 2003 87 59
63 KCN Nomura-HP Hải Phòng 1994 153 123
64 KCN Đình Vũ (GĐ1) Hải Phòng 1997 164 130
65 KCN Cái Lân Quảng Ninh 1997 78 56
66 KCN Quang Minh Vĩnh Phúc 2004 344.4 221
67 KCN Sa Đéc Đồng tháp 1998 70 52
68 KCN Trà Nóc I Cần Thơ 1995 135 77
69 KCN Trà Nóc II Cần Thơ 1998 165 90
70 KCN Mỹ tho Tiền Giang 1997 79 52
71 KCN Hoà Phú Vĩnh Long 2004 121 92
72 KCN Tâm Thắng Đắc Nông 2002 181 131
73 KCN Phan Thiết (GĐ1 & 2) Bình Thuận 1998 124 81
74 KCN Bắc Vinh Nghệ An 1998 60 42
8
75 KCN Hoà Hiệp Phú Yên 1998 102 62
76 KCN Lễ Môn Thanh Hoá 1998 88 65
77 KCN Đình Trám (GĐ1&2) Bắc Giang 2003 2005 95 68

78 KCN Đồng Văn (gđ 1&2) Hà Nam 2003 2006 110 63
79 KCN Hoà Xá Nam Định 2003 327 220
80 KCN Thuỵ Vân (GĐI,II&III) Phú Thọ 1997, 2003,
2004
306 220
81 KCN Sông Công I Thái Nguyên 1999 69 48
II Các KCN đã thành lập và đang trong thời
kỳ XDCB

1 KCN An Phước Đồng Nai 2003 130 91
2 KCN Nhơn Trạch V Đồng Nai 2003 302 205
3 KCN Định Quán Đồng Nai 2004 54 38
4 KCN Nhơn Trạch 6 Đồng Nai 2005 320 224
5 KCN Mai Trung Bình Dương 2005 51 35
6 KCN Việt Hương II Bình Dương 2004 110 70
7 KCN Mỹ Phước II Bình Dương 2005 472 329
8 KCN Nam Tân Uyên Bình Dương 2005 331 204
9 KCN Rạch Bắp Bình Dương 2005 279 190
10 KCN Chơn Thành Bình Phước 2003 115 73
11 KCN Phú Mỹ II BR-VT 2004 572 311
12 KCN Xuyên Á *** Long An 1997 306 212
13 KCN Tân Kim Long An 2003 117 70
14 KCN Tân Đức GĐ I Long An 2004 273 178
15 KCN Vĩnh Lộc 2 Long An 2005 226 136
16 KCN Linh Trung III Tây Ninh 2002 204 126
17 KCN Cát Lái (IV) TP. HCM 1997 112 83
18 KCN Phong Phú TP. HCM 2002 148 110
19 KCN Tân Phú Trung TP. HCM 2004 543 335
20 KCN Long Mỹ GĐ I Bình Định 2004 100 73
21 KCN Ninh Thuỷ Khánh Hòa 2004 206 143

22 KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn Bắc Ninh 2005 230 162
23 KCN Đài Tư-Hà Nội Hà Nội 1995 40 30
24 KCN Daewoo-Hanel (SDA) Hà Nội 1996 197 150
25 KCN Nam Thăng Long (GĐI) Hà Nội 2001 30 21
26 KCN Bắc Phú Cát Hà Tây 2002 327 180
27 KCN Tân Trường Hải Dương 2005 200 131
28 KCX Hải Phòng 96 Hải Phòng 1997 150 105
29 KCN Phố Nối B (GĐ1&2) Hưng Yên 2003 95 71
9
30 KCN Phố Nối A Hưng Yên 2004 390 274
31 KCN Kim Hoa Vĩnh Phúc 1998 50 33
32 KCN Yên Phong Bắc Ninh 2006 341 220
33 KCN Giao Long Bến Tre 2005 96 66
34 KCN Khánh An GĐ I Cà Mau 2004 180 123
35 KCN Hưng Phú I GĐ I&II Cần Thơ 2004 350 212
36 KCN An Nghiệp Sóc Trăng 2005 257 178
37 KCN Tân Hương GĐI Tiền Giang 2004 197 131.64
38 KCN Long Đức Trà Vinh 2005 100 62
39 KCN Trà Đa Gia Lai 2003 109.3 71
40 KCN Vũng áng I Hà Tĩnh 2002 116 62
41 KCN Sao Mai (GĐI) Kon Tum 2005 79 43
42 KCN Lộc Sơn Lâm Đồng 2003 93 65
43 KCN Nam Cấm (GĐI) Nghệ An 2003 79 52
44 KCN Hòn La (GĐI) Quảng Bình 2005 98 78
45 KCN Tây Bắc Đồng Hới Quảng Bình 2005 66 40
46 KCN Nam Đông Hà Quảng Trị 2004 99 60
47 KCN Ninh Phúc
(GĐ1&GĐ1MR)
Ninh Bình 2003 165 121
48 KCN Trung Hà Phú Thọ 2005 127 89

49 KCN Phúc Khánh Thái Bình 2002 120 74
50 KCN Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình 2005 68 44
131 Tổng cộng 27127 18192
2) Những thành tựu đạt được
Xây dựng và phát triển KCN ở nước ta được đặt ra trong quá trình CNH,
HĐH đất nước, quá trình triển khai Nghị quyết của Đảng, xây dựng và thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất
nước từng thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn vừa qua (1991 - 2006), hoạt động
các KCN trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.
B.1) Hình thành hệ thống các KCN trên cơ sở chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH cả nước; quy hoạch phát triển ngành, địa
phương và vùng lãnh thổ.
Đến cuối tháng 12/2005, cả nước đã có 131 KCN, được Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18.044 ha.
Các KCN được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập
trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa
tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Quy mô các KCN đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển
cụ thể của mỗi địa phương. Phần lớn các KCN thuộc Danh mục các KCN ưu
tiên thành lập theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
10
B.2) KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH, HĐH đất nước.
Việc áp dụng các chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng kinh
tế - kỹ thuật, các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Số dự án ĐTNN và
tổng vốn đăng ký vào KCN ngày càng được mở rộng. Giai đoạn 5 năm
1991-1995, số dự án ĐTNN có 155 dự án, đến 5 năm 2001-2005 là 1.377 dự án
với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự

án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 - 2001.
Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCN đã thu hút được 2.120 dự án có
vốn ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16.843 triệu USD.
Thực tế đã chứng tỏ, nguồn vốn nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển KCN
15 năm qua là hết sức quan trọng. Cùng với nguồn lực từ bên ngoài, chúng ta
còn đặc biệt coi trọng phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước.
Nếu như trong 5 năm 1991 - 1995, chỉ có gần 50 dự án trong nước đầu tư vào
các KCN, thì đến 5 năm 2001 - 2005 thu hút được 1870 dự án, tăng gấp 4,16 lần
so với kế hoạch 5 năm trước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2.367 dự án
trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 117 nghìn tỷ đồng.
B.3) KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá
trị lâu dài không chỉ đối với địa phương có KCN mà còn góp phần hiện đại
hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.
Tại các KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nói chung khá
hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước,
giao thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm.
Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở
hạ tầng KCN trên cả nước bao gồm 19 dự án có vốn ĐTNN và 112 dự án trong
nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Hình thức đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa
phương. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các hình thức
với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: đơn vị sự nghiệp có thu,
11
doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Trong đó, các KCN do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư
chiếm số lượng lớn nhất: 45 KCN với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33
KCN được đầu tư theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu với tổng vốn đầu tư hạ
tầng đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCN còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ
đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9.835 tỷ đồng (34 KCN). Đã hình thành một đội

ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng có kinh nghiệm và năng lực quản lý, điển
hình là Công ty Phát triển KCN Thăng Long, Công ty Phát triển KCN Biên Hoà
(Sonadezi), Công ty cổ phần KCN Tân Tạo...
Trên phạm vi cả nước, đến cuối năm 2005, có 79 KCN, đã hoàn thành xây
dựng cơ bản và đi vào vận hành; 51 KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
B.4) KCN có tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của từng địa phương theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề,
nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp
phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, mở
rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tăng đều qua các năm, và tốc
độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN đều vượt so với tốc độ gia
tăng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
của các KCN thời kỳ 1996 - 2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân
khoảng 20%/năm. Trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp
của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong nước và nước ngoài) đạt khoảng 44,4 tỷ
USD, gấp gần 5 lần so với 5 năm trước. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp
của các doanh nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước
đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và từ mức
17% năm 2001 lên khoảng 28% năm 2005.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trường thế giới được
nâng cao đáng kể trong thời gian qua. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các
12
doanh nghiệp KCN thời kỳ 5 năm 1996 - 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân
khoảng 18%/năm; trong 5 năm tiếp sau (2001-2005), giá trị xuất khẩu của các
doanh nghiệp KCN đạt trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm, cao
hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nước. Tỷ
trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức khoảng 15% năm 2000 lên gần 20% năm

2005.
Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN thời kỳ 2001-2005 đạt
khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so
với tổng giá trị nhập khẩu trong 5 năm 1996-2000.
Các doanh nghiệp KCN bước đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách
Nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005, tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp
KCN tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45%/năm và
gấp 6 lần so với 5 năm 1996 - 2000.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng
vốn ĐTNN đầu tư vào các dự án sản suất kinh doanh trong KCN các nhà đầu tư
còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện
đại. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghiệp kỹ thuật cao với 11
doanh nghiệp đều tập trung ở KCN với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD (phần lớn
của Nhật Bản) như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion
Hanel,... Các dự án ĐTNN vào KCN không những góp phần nâng cao hàm
lượng công nghệ trong sản phẩm của các doanh nghiệp KCN mà còn mở rộng
quan hệ hợp tác đầu tư từng bước nâng cao vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt
Nam trên trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và khu
vực.
B.5) Các KCN sử dụng ngày càng hiệu qua cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh
hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế.
13
Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm,
trong thời gian qua các địa phương đã thành lập và hoàn thành việc xây dựng cơ
sở hạ tầng mỗi năm tăng thêm từ 2 - 5 KCN. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005,
có thêm 15 KCN đi vào hoạt động. Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với
đất của các KCN ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:
- Trong thời kỳ 2001 - 2005, các KCN đã cho thuê thêm được khoảng
7.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã vận hành được nâng lên

hàng năm từ 40% năm 1996 lên 50% năm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72%
năm 2005.
- Tính đến cuối tháng 12/2005, bình quân 1 ha đất công nghiệp của các
KCN đã vận hành thu hút được hơn 2 triệu USD tăng 60% so với năm 2001 (1,2
triệu USD/ha).
- Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua
các năm từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân
hàng năm trong 5 năm 2001 - 2005 đạt trên 0,33 USD/ha.
Số lao động thực tế sử dụng bình quân một ha đất sản xuất trong KCN
được huy động khoảng 80 - 100 người với giá trị sản xuất ra khoảng 30 tỷ đồng/
ha/năm.
B.6) Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm,
nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội
Phát triển KCN mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất
có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Trong
thời kỳ 2001-2005, các KCN đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp,
gấp 4 lần so với thời kỳ trước (1991-2000), hiện nay (5/2006), các KCN, đã thu
hút được khoảng 864.000 lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì
số lao động thu hút được còn lớn hơn nhiều (ước tính lượng lao động gián tiếp
khoảng 1,5 triệu người).
- Phát triển KCN đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị
trường lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, là nơi sử dụng
14
lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản
xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Hiện nay, một số KCN đã xây dựng các cơ
sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa
Thiên Huế, Trường Cao đẵng kỹ thuật - công nghệ Biên Hoà…).
- Doanh nghiệp trong KCN có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ
chức và quản lý nhân lực nói riêng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển
giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam.

B.7) KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện
tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó
kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất.
KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô; tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc
kiểm soát ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô nhiễm
của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN.
Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút đầu
tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những "công viên công
nghiệp", là mẫu hình để các KCN khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là
KCN Biên Hoà II, KCN Thăng Long.
B.8) Các KCN có tác dụng lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các
vùng, các ngành, lĩnh vực
KCN mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh
KCN. Liên kết ngành trong KCN bước đầu đã có những kết quả nhất định thực
hiện trong phạm vi nội bộ KCN bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt
là các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất
nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các doanh
nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh
xung quanh KCN.
15
Các KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động
rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại
hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao
hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu qủa này đặc biệt rõ nét ở các
KCN thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các
doanh nghiệp chế biến tại KCN tại Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Cần
Thơ...góp phần tiêu thụ nông sản của các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp ở vùng
nông thôn xung quanh, cải thiện một bước đời sống nông dân.

KCN góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng
lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, có sức lan
tỏa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh lân cận, chuyển các địa phương
này từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại.
Trong thời gian tới, xu hướng lan tỏa từ các KCN, ở các địa phương này sẽ còn
mở rộng hơn nữa sang các địa phương khác như Long An, Bình Phước...
Việc phát triển các KCN có tác động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch,
đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động của địa phương nơi KCN đóng và các địa phương lân cận.
Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiến
bộ, các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, các
doanh nghiệp trong KCN đã và đang tác động tích cực tới yếu tố chất lượng sản
phẩm của công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệp địa phương từ
chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất
khẩu.
Đánh giá một cách chung nhất, có thể nói các KCN không chỉ trực tiếp
thúc đẩy công nghiệp của địa phương và của vùng có KCN phát triển mạnh mẽ
trong 15 năm qua, mà còn có tác động lan toả rộng rãi tới nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực của đời sống kinh tế từng địa phương và cả nước. Đó chính là hạt nhân
của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.
B.9) Mô hình quản lý - áp dụng cơ chế "một cửa, tại chỗ" đối với KCN
16
Những năm qua, KCN thực sự là nơi thử nghiệm mô hình cơ chế "một
cửa, tại chỗ" và đã đạt được những chuyển biến tích cực:
- Cùng với việc thành lập các KCN, các Ban quản lý các KCN cũng được
thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước KCN ở địa phương, là
đầu mối liên hệ giữa nhà đầu tư với KCN. Hiện nay, 46 Ban quản lý KCN đã
được thành lập ở tất cả các địa phương có KCN, trong đó 45 Ban quản lý KCN
trực thuộc UBND tỉnh, Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore trực thuộc Thủ
tướng Chính phủ. Thông qua Ban quản lý KCN, nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng

tiếp cận với các thông tin về KCN, giải quyết các thủ tục đầu tư vào KCN ngay
tại địa phương.
- Những năm qua, quy chế uỷ quyền trong quản lý các KCN tiếp tục được
hoàn thiện, hầu hết các BQL KCN đều được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền
quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư (gồm tiếp nhận hồ sơ, cấp phép và giả
quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt đồng đầu tư đối với ĐTNN của doanh
nghiệp) . Nội dung uỷ quyền phù hợp với trình độ quản lý của các BQL. Hoạt
động đầu tư trong phạm vi thẩm quyền được BQL giải quyết nhanh gọn, thuận
lợi và về cơ bản nằm trong năng lực quản lý của các BQL. Quá trình uỷ quyền
đã đạt được hiệu quả về 2 mặt: vừa giúp nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng và
đơn giản hóa việc xin phép đầu tư, đồng thời giúp giảm bớt khối lượng công
việc của cơ quan trung ương, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, nắm bắt
tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN được trực tiếp và sâu sát
hơn. Tuy nhiên, đến nay khi nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý cho thấy
cần thiết phải chuyển từ mô hình uỷ quyền sang mô hình phân cấp và tương ứng
là mở rộng quy mô phân cấp về vốn của dự án đầu tư, đặc biệt với các dự án
không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhằm tạo sự năng động và chịu trách
nhiệm của BQL và chính quyền địa phương.
- Ngoài việc ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư, các bộ, ngành cũng đã ủy
quyền cho BQL trong việc xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận
17
xuất xử hàng hóa C/O form D, giấy phép lao động... Trong thời gian tới, với
việc áp dụng Luật Đầu tư chung, xu hướng phân cấp sẽ tiếp tục được mở rộng.
Tính đến cuối tháng 10/2007, cả nước đã có 154 KCN được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên 32.831 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể
cho thuê đạt 21.775 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 92
KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN
đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng
diện tích tự nhiên 12.073 ha.
Trong 10 tháng đầu năm 2007, cả nước có 13 dự án đầu tư phát triển kết

cấu hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thành lập các KCN Thạnh
Đức, tỉnh Long An (256 ha); KCN Minh Hưng, tỉnh Bình Phước (194 ha); KCN
Việt Hoà - Kenmark, tỉnh Hải Dương (46 ha); KCN Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (54
ha); KCN Thanh Bình, tỉnh Bắc Kạn (73,5 ha); KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long (131,5 ha); KCN Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (71,2 ha); KCN Phía Nam
Yên Bái, tỉnh Yên Bái (137,8 ha); KCN Long Bình An, tỉnh Tuyên Quang (109
ha); KCN Bình Long, tỉnh An Giang (28,56 ha); KCN Hoà Phú, tỉnh Đắk Lắk
(181,73 ha) và mở rộng KCN Việt Hương II, tỉnh Bình Dương (140 ha); KCN
Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (146 ha). Tổng diện tích
KCN thành lập mới và mở rộng đạt 1.569 ha.
Tính đến cuối tháng 10/2007, cả nước đã có 154 KCN được thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên 32.831 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể
cho thuê đạt 21.775 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 92
KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN
đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng
diện tích tự nhiên 12.073 ha.
Các KCN phân bố ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở 3 Vùng
kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung, miền Bắc với tổng số 110 KCN với
tổng diện tích đất tự nhiên trên 25.900 ha, chiếm gần 80% tổng diện tích các
KCN cả nước.
18

×