Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hình Ảnh Thân Em Trong Ca Dao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.29 KB, 11 trang )





Hình Ảnh Thân Em Trong Ca Dao



- Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra đồng ngoài

- Thân em như trái bần trôi
Gió đập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm giữa chân

- Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như thể cây thông
Mùa hè tươi tốt, mùa đông rậm rà

- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, ruột ngoài thì đen


Ai ơi, nếm thử ma xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

Thân em như trái bưởi bòng
Đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

Thân em như Quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng kẻ thô tham dày

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

Thân em như chiếc thuyền be.
Chỉnh e gió ngược lại dè sóng xao

Thân em như cánh chuồn chuồn.
Khi vui nó đậu khi buồn nó bay

Qua chiều dài lịch sử của dân tộc Việt thì từ thời xa xưa người đàn bà Việt Nam đã
từng đóng một vai trò quan trong trong đời sống thường nhật trên phương diện gia
đình cũng như xã hội. Hai bà Trưng chẳng phải là người đầu tiên trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc mà lại thuộc nữ giới hay sao? Sau đó lại còn thêm bà
Triệu Thị Trinh. Bà nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém
cá tràng kình ở bể đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để

làm tì thiếp người ta."

Khi người Hán áp đặt lên đất nước ta một hệ thống chính trị mới theo cách sống du
mục thì người đàn bà Việt đã lần lần mất đi vị thế ngang hàng với nam giới.

Qua cái nhìn có tính cách du mục đối với người đàn bà của Hán tộc, thì người đàn
bà chỉ là kẻ nô lệ không hơn không kém. Sau một nghìn năm dân tộc ta sống dưới
ách đô hộ của người phương Bắc, xã hội Việt đã ảnh hưởng khá nhiều với nếp
sống của họ. Rồi sau nầy vua quan của ta lại lấy Tống nho làm phương châm cho
chính sách trị nước thì tình cảnh của người đàn bà càng thê thảm hơn.

Người đàn bà Việt Nam ngoại trừ vài trường hợp hãn hữu như Phù Thánh Linh
Nhân Hoàng thái hậu đa số các bà cam chịu kiếp “tam tòng” “tứ đức”

Với cái gọng cùm vô hình “Tam tòng Tứ đức” người phụ nữ chỉ biết âm thầm than
khóc cho số phận của mình: “Thân em” hoặc “Em Như” hoặc “Phận Em”.
Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

Em như trái ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

“Phận em như cá vô lờ,
Mắc cái hom chật hẹp biết bao giờ mới lộn ra”.

Dù là “thân em” “em như” hay “phận em”, người phụ nữ không có chỗ nương tựa
để than vãn, trút bỏ những uẩn ức của mình với ai ngoài với cảnh thiên nhiên, cây
cỏ, ao hồ, trăng sao, ngay cả những con vật thường ngày tạo thêm công việc cho
nàng như “con nhện giăng tơ” cũng là cứu cánh cho nàng trút bỏ nỗi lòng.
Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi còn chờ mối ai

Ở đây ta không nói đến cấu trúc của Ca Dao về Thân Em, Phận Em và Em Như,
mà chỉ nói đến mấu chốt tâm hồn của người phụ nữ qua ba miền đất nước.

Xét về mặt nội dung và nhân vật, “thân em, em như hay phận em” là sự so sánh
liên tưởng để tìm ra nét giống nhau giữa các đối tượng.
Trong ca dao Miền Bắc, với một nền văn hóa lâu đời trải dài từ thời lập quốc, nền
tảng của ca dao đã tạo được hình thức trau chuốt, lập luận sắc bén và những nét
triết lý sâu xa. Hình ảnh 'Thân em' được so sánh với những hình ảnh như: 'tấm lụa
đào', 'hạt mưa sa', 'hạt mưa rào', 'giếng giữa đàng',
Thân em như tấm lụa đào,
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai;

Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa;

Thân em như giếng giữa đàng,
Kẻ khôn rửa mặt người phàm rửa chân;

Với Ca dao miền Trung thì căn bản đối tượng để so sánh và giãi bài tâm tư khắc
khoải qua không gian và thời gian bằng “cá vô lờ, cột đình, áo mới may, hạt cau
khô”

Thân em như cột đình trung
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi

Thân em như áo mới may,
Như cau trăm miếng bỏ trên khay trầu ;


Phận em như cá vô lờ,
Mắc cái hom chật hẹp biết ngày nào ra;

Thân em như miếng cau khô,
Kẻ thanh chuộng mỏng, người thô chuộng dày

Thân em như cái chuông vàng
Để trong thành nội có ngàn quân canh

Trong ca dao trữ tình của miền Nam, vùng đất mới đặc biệt tại đồng bằng sông
Cửu Long, cấu trúc bộc lộ tâm tư qua “Thân em” hoặc “Em Như” hoặc “Phận Em”
dựa vào hình ảnh sông nước, ruộng vườn bạt ngàn lại càng đậm đà hơn, thấm thía
hơn làm cho kho tàng ca dao dân tộc càng them phong phú, mang đậm nét địa
phương. Ví dụ như:
- Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?

- Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu?

- Em như bông cải tháng mười
Rần rần nở rộ, người người đón mua.

- Thân em như cá rô mề
Lao xao buổi chợ biết về tay ai?

Tại đây, từ cái thời, còn đồng chua nước mặn, cư dân mới phải vật lộn với thiên
nhiên hiểm ác: "Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um", hoặc "Xuống nước hốt trứng
sấu, lên bờ xỉa răng cọp" thì sự so sánh hoặc ví von về thân phận của mình, người
đàn bà đã dùng nhiều hình ảnh khác. Chúng ta đã thấy những hình ảnh như: 'bèo

trôi', 'trái bần trôi', ‘cá giữa rào', 'cá rô mề', 'quả xoài trên cây' Đó là những hình
ảnh gắn bó với đồng lúa, miệt vườn, sông nước của đồng bằng sông Cửu Long
Thân em như cá giữa rào,
Kẻ chài người lưới biết vào tay ai?'

Bớ bạn tình nhân ơi! (2)
Thân em như cái quả xoài trên cây
Gió Đông gió Tây gió Nam gió Bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai vô tình rụng xuống, biết vào tay ai?
Kìa khóm trúc nọ khóm mai
Ông tơ bà nguyệt se hoài chẳng thương
Một lần chờ hai lần đợi
Ba lần nhớ bốn lần thương
Anh thương em nhưng ba mẹ họ hàng chẳng thương.

Với cái nhìn, cái nhận và dù chấp mê hay không những hình ảnh xung quanh của
người con gái Miền Nam đã trở thành mảnh hồn của họ dù trong huống cảnh đau
thương, buồn nản, thất vọng mà thốt lên những lời ca ai oán vút lên tận trời xanh
và chỉ mong thế thời lật ngược:

Thân em như cánh hoa sen,
Chúng anh như bèo như bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, cho bèo lên trên.
* Xuất xứ: - Miền Nam (Câu số 26081)

Nếu 'Thân em như cá giữa rào ' hay 'Thân em như cá rô mề ' Thân em dù rơi vào
tay ai cũng chẳng ra gì. Chẳng chút ước mơ, chẳng có niềm hi vọng, tạo nên sự

rung động, đồng cảm sâu xa về thân phận, nỗi bất hạnh của người phụ nữ ngày
xưa.

Nói đến sông nước thì hình ảnh 'bèo' để so sánh với một đối tượng mang một thân
phận đau thương thì không có hình ảnh nào là hay hơn xứng hợp hơn. Như đã trình
bày ở trên “Thân em” trong ca dao miền Bắc mang một sắc thái khác. Thân em ở
Bắc thì nói về thân phận người phụ nữ, nhưng hình ảnh so sánh thường là những
hình ảnh đẹp, có giá trị và cần thiết cho mọi người, và thường thường họ hãnh diện
với cái có của họ, vì họ cao sang, giỏi hắn, duyên dáng: “tấm lụa đào” Lụa là nữ
hoàng của loài vải vóc. Lụa đâu phải là hàng may mặc cho người bình dân nghèo
khổ.

Thân em như cái giếng làng. Nước là mạch sống của muôn loài. Giếng mang sức
sống cho dân làng. Mỗi làng thường có vài ba cái giếng mà nơi đó “Người khôn
rửa mặt người phàm rửa chân”. Thân em chẳng may gặp một người phàm thì đời
em bị dày vò.

×