Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Màu - trong điêu khắc ngoài trời potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.57 KB, 6 trang )






Màu - trong điêu khắc ngoài trời


Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi xuất hiện các hình vẽ đơn sơ ( những hình kỉ hà ) trên
những vách đá, hang động. Trải qua những biến động cũng như thăng trầm, đã xuất hiện
nhiều trường phái và khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Từ mỹ thuật cổ đại đến Ai cập,
Lưỡng hà, Hy lạp, La mã, và dần biến chuyển thành những cột mốc đầy dấu ấn như Trung
cổ, Gôtich…



Mỗi thời kì đều có những dấu ấn phản ánh riêng biệt, cho đến nay nghệ thuật đã thay đổi nhiều,
xuất hiện những hướng khám phá nghệ thuật mới. xét riêng về điêu khắc cũng có những thay đổi
so với các thời kì trước, những cách thức mới ra đời, đa dạng về chất liệu cũng như hình thức, có
những cách thể hiện mới, có những tính chất tổng hợp về ngôn ngữ, phong phú và mang những
sắc thái biểu đạt về cách tạo hình, xây dựng bố cục…

Trong các thời kì lịch sử điêu khắc, với những diễn tiến của nó ta có thể thấy được hầu hết
các tác phẩm điêu khắc không sử dụng mầu, thường là màu của chất liệu như đá, đồng …

Để cảm nhận một tác phẩm điêu khắc, người ta thường nhìn thấy hình khối ba chiều của nó,
điều đầu tiên la cảm nhận bằng thị giác, đấy chính là nghệ thuật thị giác. ở Phương Đông, nghệ
thuật điêu khắc sử dụng màu trong motíp tôn giáo (những tác phẩm điêu khắc thường sử dụng
màu, và được sơn son thiếp vàng, ta có thể bắt gặp cả những chất liệu bằng gốm thường sử dụng
thêm màu men để tăng thêm phần biểu cảm. Đó chính là đặc điểm của điêu khắc tôn giáo ở Việt
Nam nói riêng và Phương Đông nói chung.



Còn ở phương Tây thì việc sử dụng màu sắc trong điêu khắc không còn là điều mới mẻ.
Thủa ban đầu người Hy Lạp xưa đã dùng màu vẽ các chi tiết thực lên mắt, mũi, lông mày, môi…
để làm cho bức tượng giống như người thật. Những bức tượng bằng đồng như tượng thần Dớt,
tượng thần Atena còn được dát vàng, ngà voi, đá quí, mắt được làm bằng kim cương…

Người ta còn tìm thấy ở Ai Cập những bức tượng mô tả như thật về các chi tiết cũng như
màu sắc trên khuôn mặt tượng, v . v…

Màu sắc trong điêu khắc không những có tác dụng thể hiện được những ý tưởng táo bạo
của tác giả mà còn sửa chữa được những khiếm khuyết của chất liệu, tạo màu và nối các khối với
nhau.

Điêu khắc không phải chỉ có vẻ đẹp của hình khối, chất liệu. Màu và ánh sáng màu đã làm
cho điêu khắc trở lên hấp dẫn hơn, tươi mới hơn.Từ những năm 40 màu sắc của nhà điêu khắc
Calder đã mở màn cho hàng loạt những những nhà điêu khắc khác khai thác những cái mới trong
các tác phẩm của mình.

Trong các tác phẩm điêu khắc hiện đại đã xuất hiện những tác phẩm cực kì ngẫu hứng, màu
sắc tràn trề trên tượng; nhưng một tác phẩm điêu khắc vẫn là một tác phẩm điêu khắc, nó vẫn có
những yếu tố của điêu khắc chứ không phải là một tác phẩm hội hoạ, cho dù có dùng màu một
cách rực rỡ đi nữa. nghĩa là nó vẫn là một khối vật chất ba chiều có sự chuyển biến của khối
hình, có sự vận động các chiều hướng của khối và nó chỉ trở lên đẹp hơn, hấp dẫn hơn chứ không
làm mất đi giá trị đích thực của tác phẩm.

Việc sử dụng màu sắc trong điêu khắc ngoài trời xuất hiện như một điều tất yếu trong lịch
sử nghệ thuật, ngoài việc muốn thể hiện một sự biểu cảm mới mẻ,việc sử dụng màu sắc trên
tượng khi đặt trong không gian môi trường thì màu sắc cũng đóng góp một phần không nhỏ vào
việc làm tăng mĩ cảm của toàn bộ tổng thể bố cục chung của tác phẩm.


Màu sắc tượng trang trí gần với thiên nhiên.

Khi đặt một tác phẩm điêu khắc ra không gian ngoài trời, tác giả thường băn khoăn và trăn
trở một điều: “ Màu sắc của tác phẩm mình làm ra có phù hợp với chỗ đặt tác phẩm không? Có
làm tôn lên vẻ đẹp của tượng hay lại làm ảnh hưởng đến tác phẩm của mình hay không? Quả
thật, điều này rất quan trọng. Khi đặt tác phẩm không gian trong nhà cần đòi hỏi màu sắc phù
hợp, vì không gian trong nhà là do những ánh sáng nhân tạo (đèn, cửa sổ…), sự phản chiếu của
tường , đồ vật, bị bó hẹp như vậy, tác phẩm đó đòi hỏi nếu sử dụng màu nào, tác giả phải chọn
gắn với “cái nền” trong nội thất, màu sắc trong ấy nếu đặt ra thiên nhiên bên ngoài ( như vườn
cây, công viên, sân , ) thì chọn màu sắc cũng khó hơn rất nhiều.

Màu sắc của thiên nhiên như màu lá cây, cảnh vật xung quanh và cả của ánh sáng thiên nhiên
có ảnh hưởng rất nhiều lên màu sắc của tác phẩm.Thường là những tác phẩm đặt ngoài trời là
những màu nóng nổi bật.

Việc vẽ màu lên một tác phẩm điêu khắc là một sự giải toả những cảm xúc nghệ thuật một
cách nhanh chóng và mạnh mẽ mà không thông qua việc xử lí hình khối của tác phẩm. Đặt một
tác phẩm điêu khác ngoài trời là đồng nghĩa với việc phải nắm được toàn bộ những quy tắc về
luật phối cảnh của cảnh quan tự nhiên với tác phẩm của mình, đưa tác phẩm của mình hoà nhập
vào thiên nhiên, tạo ra một ấn tượng đồng điệu với cảnh quan, tạo ra một sự thú vị đối với con
mắt của người thưởng lãm, nhưng không có nghĩa là cứ dùng màu là tạo được những thay đổi
của không gian điêu khắc. Nói một cách tổng quát màu sắc có thể tôn một tác phẩm điêu khắc
lên một tầm mới, ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn nhưng có thể màu sắc làm cho tác phẩm trở lên thô
kệch và chướng mắt nếu màu sắc trong tác phẩm trở lên đối chọi hay phá vỡ khung cảnh xung
quanh.

Chính vì lẽ đó, một số tìm tòi trong điêu khắc hiên đại đã sử dụng màu sắc một cách mạnh
bạo.

Quan niệm của nghệ thuật điêu khắc đã từng có một thời bị áp đặt bởi những quan niệm

khác nhau, đã có thời người ta quy chuẩn rằng phải làm tượng thế này hay thế kia, trong mọt thời
gian dài của lịch sử mỹ thuật, người ta cho rằng chỉ có khối vật chất cụ thể mới là điêu khắc,
nhưng sụ lặp lại nhàm chán đó khiến các nghệ sĩ trẻ cảm thấy bị bó buộc và tù túng. Người ta đi
tìm những cái mới, khát khao đi đến với cái đẹp mới lạ và đầy cảm hứng với những thể nghiệm
và tìm tòi táo bạo để đưa hình khối hoà với không gian. Những ý đồ sử dụng khoảng trống là một
bộ phận của hình khối, đã tạo ra những tác phẩm gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn. đến một
thời điểm, khoảng không gian trống trong tác phẩm là một điều không thể thiếu và đương nhiên
nó chiếm một vị trí quan trọng trong việc góp phần tạo nên cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật. Nhờ
đó, sự tìm tòi về màu sắc trong tác phẩm cũng đã được chuyển sang một khía cạnh mới, đầy tìm
tòi và phát triển mạnh mẽ, gây ra những đột phá và có những thành công không thể chối cãi.

Thời gian qua và con người cũng dễ dàng chấp nhận trong việc tháo bỏ các quy tắc của
những ràng buộc. Ngoài những chất liệu sẵn có, ngưòi ta còn thử nghiệm những chất liệu mới
nhằm tạo cho tác phẩm của mình một ngôn ngữ mới. Việc phối hợp những màu sắc rực rỡ trên
cùng một tác phẩm cũng không phải là điều mới mẻ, không nói đến việc tô màu trên tượng mà
thế giới đã có từ nhiều thế kỉ trước, chỉ riêng mảng điêu khắc hiện đại cũng có những bộ mặt mà
màu sắc cũng đóng góp rất lớn vào nền điêu khắc hiện đại nói chung và nảy sinh một xu hướng
mới của điêu khắc màu.

Calder là người nổi trội trong việc dùng màu sắc trong tác phẩm của mình, ngoài việc dùng
màu để cho tác phẩm của mình trở lên ấn tượng. ông còn quan tâm đến việc kết hợp tác phẩm
với môi trường xung quanh.

Với những mảng màu mạnh mẽ và đối chọi: đỏ, cam, lam, vàng, đen…ông đã tạo ra một
không gian mới mẻ, tươi trẻ, bay bổng và thần tiên như cổ tích. Nếu những tác phẩm ấy, không
gian ấy, chuyển động ấy chỉ đơn thuần là màu của sắt, thép thì nó vẫn đẹp, vẫn sống động song
nó mất đi vẻ tươi tắn trẻ trung và cảm giác gần gũi với thiên nhiên, với con người.

Cho đến cuối thế kỉ xx, sự giao thoa của hội hoạ và điêu khắc ngày càng mạnh mẽ hơn. nó không
làm mất đi vẻ đẹp của hội hoạ truyền thống cũng như điêu khắc truyền thống. Những ảnh hưởng

của hội hoạ - điêu khắc tạo ra một vẻ mặt mới cho nghệ thuật, có thể nói rằng việc làm cho tác
phẩm điêu khắc có màu cũng giống như việc làm cho tác phẩm hội họạ có đựợc một không gian
mà người ta có thể bước vào được, có thể sống trong nó… Có màu sắc, sự bó hẹp của không gian
điêu khắc trong giới hạn của bề mặt hình khối không còn là điều cản trở.

Màu sắc làm phá vỡ cảm giác đồng nhất của chất liệu khi người ta xử lí màu trên tác phẩm
theo ý muốn chủ quan, có khi mức độ màu dầy đặc trên tác phẩm, có khi chỉ là điểm xuyết… nó
phá đi sự cảm nhận liền mạch của thị giác đối với hình khối và đôi khi hướng người xem đến với
một mạch cảm xúc khác. đó chính là sự phông phú của việc dùng màu trên tác phẩm.

Sự khác nhau giữa những tác phẩm được phủ màu toàn bộ và những tác phẩm chỉ điểm màu
ở chỗ cần thiết. Không kể đến những tác phẩm điêu khắc trang trí có kích thước lớn, nó có thể
được phủ màu hoặc đơn giản là màu chất liệu, thì bản thân tính trang trí hoành tráng của nó cũng
là tâm điểm gây chú ý. Loại tượng nhỏ, tượng vườn, tượng salon. Khi với mục đích là trọng tâm
của một quần thể, thì bản thân tác phẩm phải buộc người ta chú ý đến trước nhất. Việc dùng màu
mạnh, khoa trương là cái có thể. Ngược lại, những tác phẩm có nhiệm vụ trang trí điểm xuyết, hỗ
trợ cho không gian nào đó, thì việc dùng màu thường tinh tế, kín đáo hơn.

Có thể chỉ để điểm màu, gây một sự thú vị nho nhỏ hay gợi một thoáng cảm xúc lạ trước một
quần thể không gian chung.

Không chỉ co vẻ đẹp về chấtliệu, hình khối, ánh sáng và màu sắc làm cho điêu khắc tươi
mới hơn, ấn tượng hơn trong sự biến động của lịch sử mỹ thuật.

Không thể nói rằng màu sắc trong điêu khắc xuất hiện chỉ là một trào lưu mới mẻ của lịch
sử mỹ thuật vốn đã có qúa nhiều biến động và thay đổi. Chúng ta hãy xem tác phẩm điêu khắc
màu khi chúng được đặt vào một không gian của thiên nhiên ấn tượng như thế nào?. Nếu so
sánh với sự chuyển động cuồn cuộn trong các tác phẩm của Michenlanghelo , sự êm đềm lãng
mạn trong những hình thể của Rodin, những hài hoà và cân bằng của Henrrymore,sự tinh tuý và
khoa học của Brancusi hay những khối hình như hư ảo của Giacometti…thì ta cũng đã thấy được

sự kì vĩ và phong phú của nghệ thuật điêu khắc. Nhưng liệu ta có thể dửng dưng trước sự rực rỡ
trong những tác phẩm của Calder bởi cái hoành tráng của màu sắc kết hợp với khung cảnh thiên
nhiên. Ngoài việc làm cho điêu khắc trở lên sống động bởi sự dịch chuyển của hình khối trong
không gian, thì bằng những màu sắc đầy chất trang trí, ông đã làm cho tác phẩm điêu khắc hoà
với thiên nhiên, một không gian thiên nhiên_nghệ thuật đầy cảm xúc và chứa những gam màu
mạnh mẽ, đơn giản và nồng nhiệt những xúc cảm nghệ sĩ. Không thể nói rằng màu sắc trong điêu
khắc ngoài trời là đẹp hay không đẹp, cái quyết định chính là tư duy thẩm mĩ của nghệ sĩ, người
nghệ sĩ tạo ra một tác phẩm, và tác phẩm đó thực sự đẹp, đầy xúc cảm của vẻ đẹp thì tác phẩm ấy
sẽ được công chúng đón nhận.

ánh sáng của thiên nhiên cũng làm ảnh hưởng không ít tới màu sắc của một tác phẩm, vấn đề
là khi tác phẩm còn ở trong xưởng, chịu tác động của ánh sáng hẹp thì chấp nhận được. Còn khi
đặt ra ngoài thiên nhiên nó bị biến đổi rất nhiều, không gian bên ngoài là không gian mở, tác
động của nhiều những nhân tố ngoại cảnh. Sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi.

Màu tự thân

Những chất liệu với những màu tự thân rất đẹp như tượng bằng chất liệu đồng gợi cho người
xem cảm giác thật, gần gũi, sự thiêng liêng cũng toát lên từ chất liệu này. ta có thể thấy trong các
hình thức tượng chùa, đền, trong các không gian thờ cúng khác nhau ( ở chùa Trấn Vũ hay trong
đền Quán Thánh, Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay…).

Tượng gỗ hay đá thường được sử dụng các màu nguyên bản, để màu tự thân, màu sắc đó
phần nào dưoc cảm giác gần gũi và tạo ra được không gian của tác phẩm.

Nghệ thuật không phát triển bên ngoài của cuộc sống, nó phát triển ngay trong nội tại của
từng thời kì, chính vì vậy mà nó mang nặng những yếu tố của thời đại đó.

Nghệ thuật điêu khắc cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Thủa ban đầu,điêu khắc với
những yếu tố tâm linh (chủ yếu là phục vụ cho tôn giáo)


Màu tôn thêm khối và tạo sự kết nối các khối với nhau

Là một trong những điều quan trọng của không gian điêu khắc ngoài trời, là tiếng nói của
khối, ngôn ngữ của các khối điêu khắc. để kết nối các khối điêu khắc trong tác phẩm. Sử dụng
màu sắc đóng vai trò không nhỏ. Tôn thêm vẻ đẹp của khối, làm nổi bật và không bị chìm với
không gian và màu sắc thiên nhiên

×