Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Nhận thức và thực tiễn về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa của việt nam, thời kỳ 1960 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.22 KB, 50 trang )

Nhận thức và thực tiễn về xây dựng con người xã hội chủ
nghĩa của Việt Nam, thời kỳ 1960-1985

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận
dụng, phát triển đúng đắn và sáng tạo những luận điểm cơ bản
của học thuyết Mác-Lênin vào quá trình lãnh đạo và tổ chức mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực "xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Khi miền Bắc nước ta tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội với tư cách "hậu phương lớn" cho miền Nam - "tiền tuyến
lớn" và để chuẩn bị cho cả nước ta hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân mà cùng đi lên chủ nghĩa xã hội… thì
những nhận thức và hoạt động thực tiễn về "nhân tố con người",
về "xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam" ngày
càng được thể hiện rõ, phát triển và cụ thể hoá phù hợp với mỗi
bước đi lên của đất nước.
Giới hạn ở chuyên đề này về thời gian để nghiên cứu quá
trình thể hiện nhận thức và thực tiễn về "xây dựng con người xã
hội chủ nghĩa" là từ sau Đại hội Đảng ta lần thứ III (1960) đến
trước khi Đổi mới (trước Đại hội VI của Đảng - 1986).
Chúng tôi sẽ lựa chọn những luận điểm tiêu biểu nhất của
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về "xây dựng con người
xã hội chủ nghĩa" chứ khơng chủ đích liệt kê tuần tự hay "hệ
thống hố" tồn bộ q trình nhận thức về vấn đề này (và cũng
khơng có khả năng và thời gian làm như vậy); đồng thời khái
quát về những thành quả cơ bản và những hạn chế, sai sót trong
nhận thức cũng như thực tiễn về "xây dựng con người xã hội chủ

1



nghĩa" trong khoảng thời gian đó… như những "bài học kinh
nghiệm" góp phần làm rõ hơn tầm quan trọng của việc nghiên
cứu này cho sự nghiệp Đổi mới hiện nay.
x
x

x

I. Khái lược về quá trình phát triển nhận thức của Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về "xây dựng con người
xã hội chủ nghĩa" của Việt Nam
Trong mục này (và cả chuyên đề này) chúng tôi không chủ
ý dẫn giải lần lượt q trình mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận
dụng đúng đắn, sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về Con người
như thế nào. Bởi vì làm như thế là sự máy móc giản đơn và hơn
nữa, với cách thể hiện của phương Tây và phương Đông có nhiều
cái khác biệt mà lại tiếp tục "gán ghép" với nhau một cách hình
thức… thì rất dễ sa vào giáo điều hoặc gượng ép. Do đó, việc
làm như vậy chẳng những khơng cần thiết mà cịn dễ mắc sai
lầm.
Chỉ nêu khái quát rằng, những luận điểm cơ bản nhất của
học thuyết Mác-Lênin về con người (như về bản chất con người;
những đặc tính cơ bản của con người: như về mặt tự nhiên, về
mặt xã hội; về tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc (khi lồi
người xuất hiện giai cấp và dân tộc); tính cá nhân và tính cộng
đồng; vai trị "quyết định nhất" của nhân tố con người trước tự
nhiên và xã hội; vai trò của quần chúng lao động và cá nhân
trong lịch sử v.v...) đều đã được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo và nhất là cụ
thể hoá trong từng giai đoạn cách mạng, trong từng lĩnh vực và


2


từng đối tượng người khác nhau... trong quá trình cách mạng
Việt Nam từ khi có Đảng ta lãnh đạo.
Riêng trong mục này, việc "khái lược quá trình phát triển
nhận thức của Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng con người xã
hội chủ nghĩa" là việc mà đề tài đặt u cầu cho chun đề này,
thì chúng tơi có thể và cần phải làm "theo trình tự" nhất định để
giúp người đọc có thể nắm bắt một cách thống nhất và thiết
thực trong nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
1.1. Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về "xây dựng con
người xã hội chủ nghĩa" Việt Nam:
Trước hết, có thể thâu tóm lịch sử về cả cuộc đời Hồ Chí
Minh với tư cách Người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước
ta gắn với việc quan trọng và quyết định nhất là: tôn trọng, đào
tạo bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam vì sự
nghiệp và lợi ích của dân tộc Việt Nam và góp phần tích cực cho
nhân loại tiến bộ.
Ta có thể và cần phải "gắn kết và xâu chuỗi" những tư
tưởng của Người sau đây thì ta sẽ khái quát được và nhận thức
ngày càng sâu sắc được tư tưởng Hồ Chí Minh về "xây dựng con
người xã hội chủ nghĩa Việt Nam", từ khi Người làm Chủ tịch
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945) đến cuối đời (1969):
- Tháng 9-1945, trong thư gửi thày, cô giáo và học sinh
nhân ngày khai trường đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam dân
chủ cộng hồ, Người đã có tư tưởng bất hủ - như lời hịch vang
vọng đến toàn dân tộc và tồn thế giới từ đó đến nay và mai
sau… "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng; dân

tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các

3


cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các em" (1)(1). Và, năm 1947 Hồ Chí Minh
lại nêu khái quát về vai trò của con người rằng: "Người là gốc
của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống
mới thì dân tộc nhất định sẽ phú cường" (2)(2), và cũng năm 1947
Người chỉ rõ: "việc thế giới rất nhiều, học khơng bao giờ hết.
Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ" (3)(3).
- Đến cuối đời, trong "Di chúc" (tháng 5/1969), Người vẫn
đặc biệt lưu tâm, nhấn mạnh nhất nhiều đều xung quanh vấn đề
"xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam", nổi bật lại là
một lời hịch cuối cùng của Người mà cho đến nay, Đảng, Nhà
nước và dân tộc ta đều nhớ và cùng nhau cố gắng thực hiện
từng bước. Đó là: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
một việc rất quan trọng và rất cần thiết… Đảng cần phải có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hố nhằm khơng ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân"(4)(4).
Tư tưởng này của Hồ Chí Minh trong Di chúc vừa là sự khái
quát, vừa mang tính chủ đạo gần như toàn bộ nội dung mà
Người đề cập trong Di chúc - suy cho cùng, chủ yếu là thuộc lĩnh
vực "xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đó là,
"Trước hết nói về Đảng"... mà trong đó điều cốt lõi là mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, sự
thật cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy
tớ thật trung thành của nhân dân" (1)(1). Rồi cũng sau đó, Người đề

(1)(1)
(2)(2)
(3)(3)
(4)(4)
(1)(1)

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2002, tập 4, tr.32-33.
Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 5, tr. 94.
Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập , tr.110.
Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.510-511.
Sđd, tập 12, tr.510-511.

4


cập đến từng đối tượng người Việt Nam cụ thể như: thanh niên,
phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng, các dân tộc, các cụ phụ lão... và cả
khối Đại đoàn kết dân tộc ta...
Nêu khái quát một "sợi chỉ đỏ xuyên suốt đầu - cuối": từ
1945 đến 1969 tư tưởng Hồ Chí Minh về con người theo phương
pháp nêu trên để chúng ta có thể và cần phải khái quát chung
nhất về "sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh,
suy cho cùng, chủ yếu cũng là vấn đề "xây dựng con người xã
hội chủ nghĩa" từ "con người dân tộc Việt Nam - khi đã có
Đảng Cộng sản Việt Nam soi đường, "ngay từ khi Đảng ta công
khai thành lập ngày 3/2/1930 và đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh
đạo cách mạng Việt Nam - lãnh đạo dân tộc Việt Nam trên con
đường giải phóng dân tộc - hiểu theo nghĩa rộng, toàn diện và
triệt để nhất, vững bền nhất. Thực chất của tư tưởng Hồ Chí
Minh về việc "phải có con người xã hội chủ nghĩa" không chỉ từ

khi miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội mà là từ khi Hồ Chí Minh xác định mục tiêu và con đường cho
cách mạng Việt Nam từ 1930.
Ta có thể và cần phải dẫn giải và phân tích một cách khái
lược nhất về nhận định nêu trên:
Một là, ngay từ "Chánh cương vắn tắt của Đảng" (1930) do
Hồ Chí Minh sơ thảo, Người đã, một mặt, thể hiện rõ việc Người
đã "từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản" và mặt
khác, Người đã mở đầu cho sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc
Việt Nam khi gắn sự nghiệp này và mỗi con người Việt Nam
trong đó có Người bắt đầu trở thành những con người của cách
mạng vô sản, của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản cả nghĩa
hiện tại lẫn tương lai xa… bằng sự xác định "con đường cách
5


mạng Việt Nam" là …"làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" (1)(1) và sau đó là "độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội".
Hai là, cần nhận rõ và thống nhất rằng: Một mặt, Hồ Chí
Minh (và Đảng cùng nhân dân ta) đã, đang và sẽ mãi mãi tự hào,
biết ơn và phát huy truyền thống, bản sắc, thành tựu và tinh hoa
ngàn đời của dân tộc ta; ca ngợi và noi theo gương các anh hùng
dân tộc, các tấm gương yêu nước thương nòi, cần cù và anh
dũng… của dân tộc ta trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặt khác, Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta lại không bao
giờ ca ngợi, tán thành các chế độ tư hữu - áp bức - bóc lột (trong
đó có chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa). Sự thật là, trước
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, dù đã có bao trang sử
vẻ vang… thì chế độ xã hội Việt Nam cùng lắm là dừng lại ở chế

độ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến. Do vậy mà, hiện
nay, toàn Đảng, toàn dân tộc ta cùng cần nhận rõ và thống nhất
rằng: Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta từ 1930 đến nay đã
có những gì mới, phát triển tiến bộ hơn về chất so với lịch sử dân
tộc trước 1930? Có thể khái quát gọn nhất và cơ bản nhất là:
nhờ những nhân tố của chủ nghĩa xã hội - đặc biệt là hệ tư tưởng
Mác-Lênin mà Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tư cách là "sự
kết hợp giữa phong trào yêu nước của dân tộc ta với phong trào
công nhân và học thuyết Mác-Lênin được Hồ Chí Minh vận dụng
cụ thể vào Việt Nam". Suy cho cùng đó chính là những nhân tố
của chủ nghĩa xã hội đã "thẩm thấu", đã "gieo mầm" vào mảnh
đất hiện thực Việt Nam - mảnh đất "đã chuẩn bị sẵn rồi: chủ
nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của cơng
(1)(1)

Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd tập 3, tr.1.

6


cuộc giải phóng nữa mà thơi" (2)(2). Và, "mảnh đất đó" chủ yếu là
có những con người của dân tộc Việt Nam được "gieo hạt giống"
là những nhân tố của chủ nghĩa xã hội để từ đó, thực chất đã
dần dần giác ngộ và trở thành "những con người xã hội chủ
nghĩa" - trước hết là giai cấp công nhân và cao nhất là Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Bởi vì, hàng ngàn năm, vấn đề "Độc lập dân tộc" đều đã
được dân tộc ta nêu ra và gìn giữ. Song, nền độc lập đó dù rất
q giá nhưng khơng tồn diện, khơng triệt để, do đó khơng thể
bền vững (và "dừng lại" ở chế độ thuộc địa nửa phong kiến, như

trên đã phân tích).
Ba là, do vậy, hiện nay chúng ta cũng cần thống nhất nhận
thức đúng đắn rằng, ngay trong đường lối cách mạng Việt Nam
mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra là: Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: thì những nhân tố xã hội
chủ nghĩa đang mang ý nghĩa chủ đạo cho cả vấn đề độc lập dân
tộc; cho cả giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
Việt Nam (1930-1975) và do đó, đương nhiên chi phối trực tiếp
nhất giai đoạn cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Nhận thức như vậy mới tránh được nhận thức sai lệch - giản
đơn của một số người muốn hạ thấp nhân tố xã hội chủ nghĩa,
hoặc tách rời "2 giai đoạn cách mạng Việt Nam", rằng: "giai
đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì giải quyết vấn đề
độc lập dân tộc", "giai đoạn hiện nay thì giải quyết vấn đề chủ
nghĩa xã hội"(!). Cần nhận thức thống nhất và đúng đắn rằng: cả
2 giai đoạn cách mạng Việt Nam đều do một đường lối và mục
tiêu chung là "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" chủ
(2)(2)

Hồ Chí Minh, Sđd, tập 1, tr.28.

7


đạo chung, và, trong đó "nhân tố chủ nghĩa xã hội" có vai trị chi
phối thì mới có độc lập dân tộc toàn diện, triệt để, bền vững (tức
là vừa giữ vững chủ quyền quốc gia, vừa giải phóng dân tộc khỏi
các chế độ tư hữu - áp bức - bóc lột, vừa giải phóng dân tộc khỏi
nghèo nàn, lạc hậu...; tức là đi lên chủ nghĩa xã hội, đạt mục tiêu
thực tế: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh).
Những quan điểm và hành động tách rời và nhất là đem đối
lập "độc lập dân tộc" với "chủ nghĩa xã hội", đặc biệt là còn hạ
thấp, thậm chí phủ nhận chủ nghĩa xã hội thì cũng có nghĩa là
làm tổn hại cho dân tộc ta, vừa góp phần có thể tạo ra nguy cơ
rối loạn, đổ vỡ chế độ ta. Có hai khả năng dẫn đến những quan
điểm và hành động đó: hoặc là hạn chế và sai lệch về nhận thức,
nhất là nhận thức về chủ nghĩa xã hội; hoặc là cố ý hạ thấp và
phủ nhận chủ nghĩa xã hội, phủ nhận Hệ tư tưởng Mác-Lênin,
chủ nghĩa xã hội, sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân và Đảng
Cộng sản lãnh đạo xã hội; chỉ lạm dụng "cái dân chủ", "cái dân
tộc", "cái dân quyền" và "nhân quyền" chung chung, trừu tượng
- điều mà các thế lực "diễn biến hồ bình" đã sử dụng từ lâu!.
Bốn là, từ mấy điểm phân tích ở trên, chúng ta có thể xác
định đúng đắn rằng, liên hệ đến vấn đề con người, thì từ khi có
đường lối cách mạng "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội" mà toàn dân tộc ta tán thành, nhất quyết tin tưởng theo sự
lãnh đạo của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam... cũng
có nghĩa là những con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
đã có những nhân tố cơ bản là dân tộc và chủ nghĩa xã hội
gắn bó chặt chẽ với nhau. Khơng như vậy thì khơng thể có thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám - 1945; thắng lợi của kháng chiến

8


chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954) và thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc
(1954-1975) và cả nước có những thành tựu bước đầu trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay).

Từ những dẫn giải và phân tích trên đây làm cơ sở chung
nhất, Hồ Chí Minh mới có những quan điểm cụ thể hơn về con
người xã hội chủ nghĩa. Đó là những quan điểm chủ yếu sau:
- "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì? - nói tóm tắt là phải đặt
lợi ích chung của cả nước lên trước hết, lên trên lợi ích của cá
nhân mình... mọi người phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa đúng
đắn thì mới có thể góp phần xứng đáng vào việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội"(1)(1).
- Từ việc xác định về cơ bản - cốt lõi "tư tưởng xã hội chủ
nghĩa là gì?" mà Hồ Chí Minh đặt vấn đề và có quan điểm cơ bản
về "con người xã hội chủ nghĩa" và vai trò của "con người xã hội
chủ nghĩa" trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lơ gích
của vấn đề mà Hồ Chí Minh thể hiện là khoa học - chặt chẽ và
sát thực tiễn. Người chỉ rõ: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì
phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội
chủ nghĩa thì phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn có tư
tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa"(1)(1). Và, "con người xã hội chủ nghĩa" là "Người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được
nhiệm vụ vẻ vang... phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" (2)(2).
Và, "cần tiếp tục học tập, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa.
Có nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa thì sau này mới tránh
(1)(1)
(1)(1)
(2)(2)

Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 9, tr.24.
Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 9, tr.303.
Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 9, tr.283-293.


9


được nhiều sai lầm khác"(3)(3) - điều mà cho đến hiện nay, tất cả
chúng ta rất cần nhấn mạnh lại nhiều và nhiều hơn nữa. Bởi vì,
trong giai đoạn Đảng Cộng sản cầm quyền, lãnh đạo xây dựng
chủ nghĩa xã hội mà đảng viên, cán bộ, nhân dân không hiểu,
không tin, không thật sự ngày càng giác ngộ xã hội chủ nghĩa...
thì các loại cơ hội chủ nghĩa từ trong Đảng đến Nhà nước và mỗi
người... rất có điều kiện nẩy sinh ngày càng nhiều, vì ở giai đoạn
này, vấn đề kinh tế - lợi ích kinh tế đã và sẽ luôn trực tiếp nẩy
sinh hàng ngày hàng giờ. Quả là, trong giai đoạn trước khơng
nhiều người chết vì đạn đồng, thì trong giai đoạn xây dựng chủ
nghĩa xã hội lại có thể "chết" nhục nhã vì "đạn bọc đường"!
Cụ thể hơn nữa về "con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí
Minh chỉ rõ một loạt vấn đề "đan xen" cả phẩm chất chính trị,
đạo đức cách mạng lẫn tình cảm cách mạng... mà những con
người thật sự "giác ngộ xã hội chủ nghĩa" cần thể hiện thường
xuyên, bền bỉ qua nhận thức và hành động thực tiễn. Về điều
này, Hồ Chí Minh khái quát và diễn đạt rất rõ ràng vì nó rất "nơm
na" - ai cũng dễ hiểu: ... "phải có 6 cái yêu: Yêu Tổ quốc, yêu
nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên
chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới mỗi ngày một ấm no
thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm...; yêu lao động,
yêu khoa học; yêu kỉ luật" (N.Đ.B nhấn mạnh)(4)(4).
Và, như mọi người đều biết, thậm chí thuộc về "5 điều Bác
Hồ dạy thiếu niên"... cũng nơm na, thiết thực, tồn diện, dễ hiểu,
dễ nhớ, dễ thực hiện... cho biết bao thế hệ người Việt Nam thời
đại Hồ Chí Minh đã kế tiếp nhau làm nên lịch sử oai hùng của
cách mạng Việt Nam trong cả 2 giai đoạn của nó.

(3)(3)
(4)(4)

Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 7, tr.390-392.
Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 9, tr.172-174.

10


Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa dù có
nhấn mạnh các nhân tố chung về Tổ quốc, dân tộc, đất nước,
Đảng... và chống chủ nghĩa cá nhân thì cũng rất rõ ràng quan
điểm về cá nhân, lợi ích có chính đáng của con người xã hội
chủ nghĩa. Người giải thích rất rõ ràng, dễ hiểu và đúng thực
tiễn rằng: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân khơng phải là
giày xéo lên lợi ích cá nhân... không chế độ nào tôn trọng con
người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng dắn và đảm
bảo cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa...; chế độ do nhân dân lao động làm chủ...
Lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích tập thể, là một bộ phận của lợi
ích tập thể"(1)(1). Và, Người khẳng định tính mục đích cuối cùng
của kinh tế xã hội chủ nghĩa như sau - một nội dung gắn chặt với
quan điểm của Người về "con người xã hội chủ nghĩa". Đó là: "...
phát triển kinh tế để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hoá để
nâng cao đời sống vật chất và văn hố của nhân dân ta" (2)(2).
Hồ Chí Minh, khi đề cập đến "con người xã hội chủ nghĩa"
đều xuất phát từ thực tiễn đất nước, dân tộc... và đặc biệt là từ
nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Người lại đặt câu hỏi và trả lời rất ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu

để dễ áp dụng vào thực tiễn như sau: "Để xây dựng chủ nghĩa xã
hội thì cần phải có gì?
Cần có lao động trí óc và lao động chân tay. Và, ta cần lao
động trí óc kiêm lao động chân tay, nghĩa là lao động chân tay
cũng phải có văn hố, mà người lao động trí óc cũng phải làm
(1)(1)
(2)(2)

Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 9, tr.283-293.
Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 10, tr.59-60.

11


được lao động chân tay..., phải lý luận kết hợp với thực hành,
học tập kết hợp với lao động"(3)(3).
Trong việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí
Minh đặc biệt lưu tâm đến giáo dục, đào tạo; giảng dạy, học tập
và rèn luyện cho các thế hệ, các đối tượng con người, các mặt
của con người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Trong việc giảng dạy
và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác
ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động sản xuất" (1)(1).
... "phải chuẩn bị làm chủ nước nhà. Muốn thế, phải ra sức
học chính trị, kỹ thuật, văn hoá, trước hết phải rèn luyện và
thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ
nghĩa..."(2)(2). Và, Người mở rộng tầm nhìn cho vấn đề đào tạo con
người xã hội chủ nghĩa, rằng: "việc thế giới rất nhiều, học khơng
bao giờ hết. Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến
bộ"(3)(3).
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò làm chủ và năng

lực làm chủ của con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với sự
khái qt rằng: "... cơng nhân, nơng dân, trí thức cách mạng cần
nhận rõ rằng: hiện nay nhân dân lao động ta là những người làm
chủ nước ta chứ khơng phải... làm th cho giai cấp bóc lột như
thời cũ nữa...
Đã là người chủ thì phải biết tự lo toan, gánh vác, không ỉ
lại, không ngồi chờ. Mỗi người phải ra sức góp cơng, góp của để
xây dựng nước nhà... Ai cũng phải là chiến sĩ dũng cảm, phấn

(3)(3)
(1)(1)
(2)(2)
(3)(3)

Hồ
Hồ
Hồ
Hồ

Chí
Chí
Chí
Chí

Minh
Minh
Minh
Minh

Tồn

Tồn
Tồn
Tồn

tập,
tập,
tập,
tập,

Sđd,
Sđd,
Sđd,
Sđd,

tập
tập
tập
tập

9, tr.172-174.
10, tr.190.
9, tr.310.
5, tr.94-110.

12


đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội" - Trong bài "Xây dựng những
con người của chủ nghĩa xã hội", viết tháng 3 năm 1961(4)(4).
Hồ Chí Minh cịn đặc biệt lưu tâm đến một trọng điểm của

quá trình xây dựng con người xã hội chủ nghĩa đó là đội ngũ cán
bộ, đảng viên cộng sản "vừa hồng, vừa chuyên". Người xác định
rõ một vấn đề vừa rất lơ gích, vừa rất thực tiễn rằng: "Tiến lên
chủ nghĩa xã hội phải có con người, mà trong số người muốn
tiến lên chủ nghĩa xã hội thì cán bộ là đầu tiên, là cốt cán"
(N.Đ.B nhấn mạnh)(5)(5).
Việc nêu và phân tích khái lược trên đây tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa để sau đây chúng
ta có thể dễ dàng nhận rõ rằng với những tư tưởng cơ bản của
Hồ Chí Minh nêu trên thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng
đúng đắn, sáng tạo như thế nào vào trong đường lối cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (mà ở chuyên đề này chỉ đề cập
một cách khái quát trong giới hạn trước Đổi mới (từ 1960 - 1985)
như cả đề tài lớn mà chúng ta tham gia).
1.2. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa (từ
1960-1985)
Nếu kể từ năm 1960 - Đại hội III của Đảng ta, khi nước ta
tạm thời chia làm 2 miền, miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội... thì quan điểm của Đảng ta ở Đại hội III về xây
dựng con người xã hội chủ nghĩa chủ yếu là thể hiện sự vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh (như đã nêu ở trên) và quan điểm

(4)(4)
(5)(5)

Hồ Chí Minh Tồn tập, Sđd, tập 10, tr.310-312.
Sđd, tập 9, tr.279-280.

13



của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương Đảng ta từ Đại hội III (và sau đó là Đại hội IV, V).
Đại hội III của Đảng ta đã có quan điểm cơ bản về xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, mà trung tâm là về con
người làm chủ tập thể. Ngay sau Đại hội III, Hồ Chí Minh đã có
"Bài nói chuyện ở Hội nghị bàn về cuộc vận động chỉnh huấn
mùa xuân năm 1961" (tháng 3/1961). Người nhấn mạnh mục
đích chỉnh huấn là: ..."một cuộc vận động lớn về tư tưởng trong
Đảng và trong nhân dân lao động nhằm xây dựng những con
người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ
nghĩa", và, cụ thể hơn là: "có ý thức làm chủ Nhà nước, tinh thần
tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng "mình vì mọi người, mọi
người vì mình... Nhân dân lao động là những người chủ tập thể
của tất cả những của cải vật chất và văn hố, đều bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ"(1)(1).
Quán triệt quan điểm Đại hội III của Đảng ta về xây dựng
con người xã hội chủ nghĩa, trong tác phẩm "Dưới lá cờ vẻ vang
của Đảng..., tiến lên giành những thắng lợi mới", đồng chí Lê
Duẩn đã hệ thống hố và phân tích một cách rất cơ bản - gắn lý
luận với thực tiễn Việt Nam về "con người mới xã hội chủ nghĩa"
Việt Nam như sau:
"Con người xã hội chủ nghĩa là con người có phẩm chất cao
quí, thể hiện nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, trung thành vô
hạn với sự nghiệp của giai cấp và dân tộc, sống và làm việc theo
tinh thần làm chủ tập thể, "mọi người vì mỗi người, mỗi người vì
mọi người"(1)(1).
Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 10, tr.309-310.
Lê Duẩn: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên

giành những thắng lợi mới...”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972, tr.84.
(1)(1)
(1)(1)

14


... "Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người có lịng u
nước nồng nàn, có tình thương u sâu sắc đối với đồng bào,
đồng chí; có chí khí quật cường, bất khuất; có tinh thần độc lập
tự do..., là con người thấm nhuần chủ nghĩa anh hùng cách
mạng... trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc..., trong lao động sáng
tạo xây dựng xã hội mới..., là con người thấm nhuần chủ nghĩa
quốc tế vô sản..., hấp thụ được những thành tựu mới nhất của
nền văn minh nhân loại..., kế thừa và phát triển những đức tính
tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn của con người Việt Nam" (2)(2).
Đối với Đại hội III của Đảng ta, chỉ nêu khái quát một hệ
thống quan điểm của Đảng ta hồi đó về xây dựng con người mới
xã hội chủ nghĩa Việt Nam... như trên cũng đủ thấy rằng: về cơ
bản, những quan điểm đó là hồn tồn đúng đắn, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn và có giá trị lâu dài cho cả sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội của Đảng ta và dân tộc ta. Các quan điểm cơ
bản đó có tầm khái quát và đó mới có ý nghĩa lý luận khoa học ở
cấp vĩ mô để vạch đường chỉ lối cho cả sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Có ý kiến gần đây cho rằng: đó là những
"mong muốn có tính chất duy ý chí" là khơng có cơ sở khoa học
và thực tiễn. Bởi vì, khi nói về những "tiêu chí cơ bản" của con
người xã hội chủ nghĩa là chỉ ra những nét tương đối hồn chỉnh
của nó mà từ đó định hướng cho cả quá trình thực tiễn hình
thành từng bước và hoàn thiện của mỗi con người trong cả quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu giả sử, cấp vĩ mơ chỉ vạch
ra, "mơ tả" những gì "rất thực tế" hiện có (như mọi người dân ai
cũng có thể nêu) thì làm sao gọi là "lý luận tiên phong, soi
đường" cho toàn xã hội. Và, nếu cấp vĩ mơ chỉ ln nêu những gì
(2)(2)

Lê Duẩn, Sđd, tr.83-84.

15


đúng như thực tế, thực tiễn hiện có... thì nhân dân cũng không
cần đến lý luận của Đảng, không cần sự lãnh đạo của Đảng; bởi
vì khi đó Đảng đã tự hạ thấp trình độ của mình xuống trình độ
quần chúng - theo đuôi quần chúng chứ không phải lãnh đạo
quần chúng (như V.I.Lênin đã phân tích rất rõ và còn nguyên giá
trị đến nay...). Cũng tương tự như ý kiến một số người, do không
hiểu, không chịu nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội nên đã
giản đơn cho rằng: "cứ gì Đảng ta phải nêu khái niệm, đặc điểm
của chủ nghĩa xã hội? Chỉ nên nêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh" là đủ; Đảng và dân đều dễ hiểu,
dễ nhất trí"! Song, vấn đề của Đảng, nhất là ở cấp vĩ mô lãnh
đạo xã hội lại là ở chỗ: phải làm rõ về lý luận và thực tiễn (kể cả
những dự báo mà là "dự báo khoa học") rằng: chỉ có chủ nghĩa
xã hội thì mới có thể đạt được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" trên thực tế mỗi bước
phát triển cho đến khi xây dựng xong, hoàn chỉnh chế độ xã hội
chủ nghĩa. Tất cả các chế độ xã hội cũ (kể cả chủ nghĩa tư bản
hiện đại, chủ nghĩa xã hội dân chủ...) đều khơng thể nói là đạt
mục tiêu đó.

Trở lại với vấn đề những "tiêu chí" của Đại hội III về "xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa", ta cần nhận rõ rằng: nếu
phê phán sự "chủ quan duy ý chí" - thậm chí ảo tưởng - thì chính
là ở chỗ: "đốt cháy giai đoạn" (như V.I.Lênin đã phân tích) do
muốn có ngay - hồn thiện chủ nghĩa xã hội và con người mới xã
hội chủ nghĩa! Điều này, chính đồng chí Lê Duẩn cũng đã lưu ý
từ trước khi nêu các "tiêu chí" về con người mới xã hội chủ
nghĩa; rằng: "Thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản để thay
đổi ý thức xã hội, và con người mới chỉ hình thành trong quá

16


trình xây dựng xã hội mới thơng qua các hoạt động thực tiễn
thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng" (N.Đ.B
nhấn mạnh)(1)(1).
Về những quan điểm "phê phán" cực đoan, trong vấn đề
xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa, cũng đã có ý kiến cho rằng: Hồ Chí Minh cũng duy tâm,
duy ý chí khi nêu quan điểm "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa", bởi vì đã
có chủ nghĩa xã hội đâu mà lại có "con người xã hội chủ nghĩa",
"tư tưởng xã hội chủ nghĩa" v.v...!
Quan điểm "phê phán Hồ Chí Minh" (cũng như "phê phán
những tiêu chí về con người mới xã hội chủ nghĩa nêu trên từ Đại
hội III của Đảng), ít nhất đã lầm lẫn ở mấy điểm sau đây:
- Thứ nhất là, do chưa nhận thức đúng và đủ về chủ nghĩa
xã hội cho nên mới nói là "chưa có chủ nghĩa xã hội" (điều này
cũng là do từ thời sau Lênin đa số các Đảng Cộng sản và các
nước đã "đưa lên hàng đầu" vấn đề "chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa

cộng sản xuất phát từ ước mơ, lí tưởng cao đẹp của nhân dân lao
động, của những người cộng sản" v.v... Do vậy đã tạo ra quan
niệm là: "chưa có chủ nghĩa xã hội, nên chưa thể nói đến bản
chất tốt đẹp của nó"; có quan điểm giản đơn và "tả" khuynh là:
"đã có chủ nghĩa xã hội ngay từ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo xã
hội", cho nên cần "xoá" mọi thứ khơng phải của chủ nghĩa xã
hội. Có quan điểm cho rằng, khi Đảng Cộng sản lãnh đạo xã hội
xây dựng xã hội mới thì "vừa có, vừa chưa có chủ nghĩa xã hội"...
lại là quan điểm "trung dung" và gây tranh luận với nhiều ý kiến

(1)(1)

Lê Duẩn, Sđd, tr.82.

17


khác nhau: những cái gì là "có"? Những cái gì là "chưa có"? v.v...
rất dễ sa vào chủ quan - cảm tính.
Thực ra là, nếu nghiên cứu kĩ "lịch sử của chủ nghĩa xã hội"
(chứ không chỉ là "lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa" - như
các nước xã hội chủ nghĩa đã giảng dạy); nếu đọc cho kĩ học
thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội... thì ta ngày càng rõ là,
theo C.Mác và Ph.Ăngghen: "từ rất lâu rồi, nhân dân đã có xu
hướng cộng sản chủ nghĩa" (1)(1), và, chủ nghĩa xã hội là "chủ
nghĩa xã hội trần tục của quần chúng" (1)(1) đã có ngay từ thời
nguyên thuỷ (chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ - khi chưa có giai
cấp; "dân chủ nguyên thuỷ" là "quyền lực của dân"... cũng khi
lồi người chưa có giai cấp...). Vì thế, trước C.Mác, nhân loại đã
có thực tiễn xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa; thực tiễn dân

chủ - quyền lực thật của dân... và, ngay cả danh từ "chủ nghĩa
xã hội", tính từ "xã hội chủ nghĩa", cũng có trước học thuyết
Mác-Lênin rất lâu rồi. Vậy, nếu nhận thức đúng và đủ về chủ
nghĩa xã hội thì thực chất đã có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản từ rất lâu đời, với những bản chất đầy giá trị lâu dài
của nó - cho nên hiện nay, nêu những tiêu chí cơ bản về bản
chất chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là hồn tồn có thể và
đúng đắn. Chỉ có khác là các "nấc thang trình độ phát triển" là
khác nhau qua quá trình rất lâu dài của qui luật "phủ định - phủ
định" mà thôi. Có thể nêu các giá trị lâu đời mang bản chất của
chủ nghĩa xã hội mà đến nay chúng ta đang kế thừa là: "bản
chất chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu"; "bản chất
dân chủ là quyền lực của dân"; "bản chất công bằng xã hội";
"bản chất về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội",
(1)(1)
(1)(1)

C.Mác và Ph.Ăngghen Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1995, tập 2, tr.232.
Sđd, tr.143.

18


"bản chất hồ bình và bài trừ tội ác, chiến tranh" v.v... Đó đích
thực là những bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản. Tại sao hiện nay ta lại khơng thể nói? (vấn đề chỉ là
trình độ phát triển xã hội với nhiều hình thức, nội dung mới ngày
càng cao hơn mà thơi). Tóm lại, do chưa nhận thức đúng và đủ
về "chủ nghĩa xã hội" (mà thường chỉ thiên về "tư tưởng", "lý
tưởng xã hội chủ nghĩa"...; hoặc chỉ thiên về "một chế độ xã hội

hiện thực trong thời đại hiện nay" (thì xã hội đó quả thực là chưa
có với tư cách xã hội hoàn chỉnh) cho nên mới dẫn đến nhận
thức là: chưa có chủ nghĩa xã hội và do đó mất lịng tin, mà đi
phê phán việc nêu những "tiêu chí" cơ bản về con người xã hội
chủ nghĩa... như trên đã nêu.
- Thứ hai là, "sự phê phán" nêu trên đã ngộ nhận và vận
dụng máy móc quan điểm duy vật triết học "vật chất quyết định
ý thức" vào vấn đề con người xã hội chủ nghĩa. "Sự phê
phán" đó không thấy rằng: con người xã hội chủ nghĩa không
chỉ gồm các "yếu tố vật chất", cũng khơng chỉ có những "yếu tố
ý thức", mà có cả hai loại yếu tố cơ bản đó - khơng thể "gán
ghép" con người xã hội chủ nghĩa như chỉ là yếu tố ý thức thì
phải "có sau" các yếu tố vật chất, kinh tế là nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa!.
- Thứ ba là, "sự phê phán" đó khơng thấy được rằng, để xây
dựng chủ nghĩa xã hội với tư cách một chế độ xã hội hiện thực
trong thời đại hiện nay thì phải có một quá trình hoạt động tự
giác của Đảng Cộng sản và toàn thể nhân dân các nước đi lên
chủ nghĩa xã hội (chứ khơng cịn mang tính tự phát ngun thuỷ
hoặc tự phát của chủ nghĩa tư bản nữa). Do vậy, Hồ Chí Minh
nêu quan điểm trên là nhấn mạnh tính tự giác "vượt trước" của ý

19


thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản và nhân
dân... thì mới có những hoạt động thực tiễn đúng đắn khi bắt tay
trực tiếp từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.
Như vậy có nghĩa là, khi hiểu được bản chất ưu việt của chủ
nghĩa xã hội, của tính chất xã hội chủ nghĩa là những gì cơ bản

nhất thì Hồ Chí Minh và Đảng ta có thể và cần phải nêu những
cái bản chất nhất của con người xã hội chủ nghĩa ... là rất có cơ
sở lịch sử - khoa học và thực tiễn.
Đại hội IV của Đảng ta - đại hội sau khi thống nhất Tổ
quốc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1976) cũng về cơ bản là
kế thừa và phát triển quan điểm Hồ Chí Minh và Đại hội III của
Đảng ta; tuy có một số nội dung cụ thể mới phù hợp với tình
hình và yêu cầu mới của cách mạng - giai đoạn cả nước bước
vào thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể nêu và phân tích khái lược một số quan điểm của
Đại hội IV Đảng ta về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như sau:
Trong "Báo cáo chính trị..." tại Đại hội IV có nêu khá cụ thể
về "Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người Việt Nam mới
mà những đặc trưng nổi bật là (N.Đ.B xin nêu tóm tắt những nội
dung chủ yếu):
- Là những con người làm chủ tập thể.
- Có tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, có tri thức, năng lực làm
chủ xã hội, tự nhiên và bản thân.
- Lao động cần cù, sáng tạo, tự giác, có kỉ luật, có kĩ thuật,
có năng suất cao, cống hiến cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.

20



×