Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Lv ths xhh quan niệm, hành vi và những yếu tố ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ ở phụ nữ đang nuôi con nhỏ tại hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.43 KB, 123 trang )

Mục lục
Danh mục các bảng ........................................................................................

6

Danh mục các hộp ...........................................................................................

6

MỞ ĐẦU.........................................................................................................

7

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………

7

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………

8

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài…………………………………………

16

3.1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………

16

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….....


16

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………

16

4.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………

16

4.2. Khách thể nghiên cứu………………………………………………………

16

4.3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………

17

5. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………..........

17

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài………………

18

6.1. Phương pháp luận của đề tài………………………………………………

18


6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài………………………………

18

6.3. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………

20

7. Điểm mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài………………………..

21

7.1. Điểm mới của đề tài…………………………………………………………

21

7.2. Ý nghĩa lý luận của đề tài…………………………………………………..

21

7.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài………………………………………………..

21

8. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………

22

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................


24

1.1. Các khái niệm...........................................................................................

24

1.2. Các lý thuyết.............................................................................................

28

1.3. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về Nuôi con bằng sữa mẹ...........

34

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VÀ HÀNH VI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC 36
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Ở PHỤ NỮ ĐANG NUÔI CON NHỎ Ở
1


HÀ NỘI HIỆN NAY .......................................................................................
2.1. Quan niệm về việc Nuôi con bằng sữa mẹ...............................................

36

2.2. Hành vi có liên quan đến việc Nuôi con bằng sữa mẹ .............................

58

CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NUÔI CON 77
BẰNG SỮA MẸ Ở PHỤ NỮ ĐANG NUÔI CON NHỎ Ở HÀ NỘI

HIỆN NAY .......................................................................................................
3.1. Những yếu tố mang tính cá nhân..............................................................

77

3.2. Những yếu tố văn hóa-xã hội...................................................................

84

3.3. Những yếu tố hỗ trợ xã hội ......................................................................

90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………....

112

PHỤ LỤC .......................................................................................................

116

DANH MỤC CÁC BẢNG

2



STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1: Tình hình Ni con bằng sữa mẹ tại Việt Nam

9

2

Bảng 2: Thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam

11

DANH MỤC CÁC HỘP
STT
1

Tên hộp
Hộp 1: Câu chuyện của mẹ CTNA: Máy hút sữa và sự tin

Trang
61

tưởng tuyệt đối vào việc Nuôi con bằng sữa mẹ
2


Hộp 2: Câu chuyện của những bà mẹ xin sữa

65

3

Hộp 3: Thông tin về mơ hình Mặt trời bé thơ-Dự án

102

Alive&Thrive

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
3


“Nếu có một loại vắc-xin có thể giúp phịng tránh tử vong cho hơn một triệu trẻ
em, chi phí thấp, an tồn, có thể uống trực tiếp và khơng cần bảo quản lạnh, vắcxin đó sẽ là một nhu cầu cấp thiết cho sức khỏe cộng đồng. Nuôi con bằng sữa mẹ
có thể làm được tất cả những điều này và còn nhiều hơn thế” [31]. Lời khẳng định
trên đã phần nào nói lên được lợi ích của việc Ni con bằng sữa mẹ. Xét một
cách tồn diện, Ni con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho trẻ, cho bà mẹ, cho gia
đình và cho tồn xã hội. Đối với trẻ, sữa mẹ giúp trẻ chống lại bệnh tật, đồng thời
tăng cường sức khỏe và thúc đẩy sự tăng trưởng tối ưu của trẻ. Đối với bà mẹ,
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp họ giảm được nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường,
ung thư, loãng xương, trầm cảm sau sinh hay thiếu máu, cho con bú cũng giúp họ
giảm cân sau sinh nhanh hơn và tránh thai tốt hơn. Ni con bằng sữa mẹ cũng có
lợi cho kinh tế gia đình khi giúp giảm thiểu chi phí tốn kém cho sữa cơng thức
(trung bình mỗi gia đình tốn khoảng 800.000-1.200.000 đồng mỗi tháng cho việc

mua các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ). Cũng nhờ những lợi ích về mặt sức
khỏe do Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại, các gia đình cũng tiết kiệm được thời
gian và tiền bạc cho việc khám chữa bệnh. Đối với xã hội, việc này cũng mang lại
những lợi ích vơ cùng to lớn. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp làm giảm chi phí y tế
chung của quốc gia cho khám chữa các bệnh liên quan đến việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ
kém. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ổn định lực lượng lao động cho các doanh
nghiệp khi các lao động nữ không phải nghỉ làm để chăm con ốm. Sữa mẹ cũng là
một nguồn lực hữu ích đảm bảo an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ và các gia đình trên
tồn thế giới khi có thiên tai, dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế [31].
Hiểu được những lợi ích đó của Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ khiến các bà mẹ cho
con bú sữa mẹ nhiều hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên, khơng phải bà mẹ nào cũng
có hiểu biết đó, và khơng phải bà mẹ nào cũng có quan niệm ủng hộ việc Nuôi con
bằng sữa mẹ. Điều này tác động không nhỏ đến hành vi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ của các bà mẹ (quyết định có cho con bú mẹ hay khơng). Ngồi ra có
những yếu tố ảnh hưởng tới việc Ni con bằng sữa mẹ như những yếu tố liên

4


quan đến cá nhân người mẹ, những yếu tố văn hóa-xã hội và những yếu tố hỗ trợ
xã hội.
Quan niệm, hành vi và những yếu tố ảnh hưởng tới việc Nuôi con bằng sữa mẹ
đã được quan tâm nghiên cứu nhưng chủ yếu về mặt định lượng, số lượng các
nghiên cứu định tính vẫn cịn rất hạn chế. Việc hiểu một cách sâu sắc các yếu tố
ảnh hưởng tới Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thiết kế các
chương trình/chính sách phù hợp nhằm tăng cường, thúc đẩy việc Nuôi con bằng
sữa mẹ trong xã hội hiện nay. Vì lý do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính
“Quan niệm, hành vi và những yếu tố ảnh hưởng tới việc Nuôi con bằng sữa mẹ ở
phụ nữ đang nuôi con nhỏ tại Hà Nội hiện nay”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

2.1. Thực trạng Nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và ở Việt Nam hiện
nay
Trên thế giới, tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là tương đối
thấp. Theo Ngân hàng dữ liệu toàn cầu của tổ chức Y tế Thế giới [29] về nuôi
dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2013, tỷ lệ chung
của toàn thế giới là 37%; tỷ lệ ở từng khu vực cụ thể: thấp nhất là khu vực Tây
Thái Bình Dương (30%), tiếp đến là Châu Mỹ (31%), Châu Phi (35%), Đông Địa
Trung Hải (36%) và Đơng Nam Á (47%); tính theo các nhóm thu nhập: tỷ lệ thấp
nhất thuộc về nhóm có thu nhập trên trung bình (29%), tiếp đến là nhóm thu nhập
dưới trung bình (39%) và tỷ lệ ở nhóm thu nhập thấp là 47%. Trong bài viết
“Những xu hướng toàn cầu về Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn” của mình, Cai và
đồng sự [4] đã chỉ ra tỷ lệ trẻ từ 0-5 tháng được bú sữa mẹ hoàn toàn năm 2010 ở
một số khu vực đang phát triển như Tây và Trung Phi là 28%, Đơng Á và Châu Á
Thái Bình Dương 29%, Nam Á 45%, Tây và Nam Phi 47%, tỷ lệ chung của Châu
Phi là 35%, Châu Á (trừ Trung Quốc) là 41% và của nhóm các nước đang phát
triển là 39%. Bộ cơ sở dữ liệu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của UNICEF
[27] cũng đã đưa ra tỷ lệ trung bình trên thế giới trẻ vừa bú mẹ vừa ăn các thức ăn

5


bổ sung là 55%, tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến 1 năm tuổi là 75%, đến 2 năm tuổi giảm
xuống còn 58%.
Là một nước đang phát triển nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt
Nam cũng là một nước có tỷ lệ Ni con bằng sữa mẹ hoàn toàn khá thấp. Cuộc
Tổng điều tra Dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) và UNICEF
(2009-2010) [36] đã đưa ra bảng dưới đây thể hiện tình hình Ni con bằng sữa mẹ
ở Việt Nam:
Bảng 1: Tình hình Ni con bằng sữa mẹ tại Việt Nam
Các chỉ số về bú sữa mẹ


Tỷ lệ %

Thời gian mẹ cho trẻ bú dưới 1 giờ sau sinh

76,2

Bà mẹ cho trẻ bú sữa non

70,8

Tỷ lệ trẻ bú hoàn toàn đến 4 tháng tuổi

25,8

Tỷ lệ trẻ bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi

19,6

Thời gian bà mẹ cai sữa cho trẻ:
<12 tháng

6,6

12 tháng

14,4

13-24 tháng


67,0

>24 tháng

11,9

Trẻ dưới 2 tuổi bú bình

34,6

(Nguồn: Lê Nhất Phương Hồng, 2015, 68 Ngộ nhận và Giác ngộ về Nuôi con sữa mẹ - Sai
và Khó, Đúng và Dễ, NXB Phụ nữ)

Theo số liệu của WHO [29] tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
của Việt Nam năm 2011 là 17%. Theo nghiên cứu được tiến hành năm 2011 trên
địa bàn 11 tỉnh, thành phố với số mẫu tương đối lớn (10834 mẫu) của dự án Alive
& Thrive [30], tỷ lệ bú sớm sau sinh là 50,5% và Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn
trong 6 tháng đầu là 20,2%. Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn và Ni con bằng
sữa mẹ là chủ yếu đều giảm dần trong 6 tháng đầu, ở trẻ 1 tháng tuổi, tỷ lệ Ni
con bằng sữa mẹ hồn tồn là 41,4%, trong khi đó ở trẻ 5 tháng tuổi giảm chỉ còn
6,2%. 79,5% trẻ được bú mẹ đến 1 năm tuổi nhưng chỉ có 18,2% trẻ được tiếp tục
6


bú đến 2 năm tuổi. Tình trạng các bà mẹ Việt Nam thường cho con uống nước,
sữa bột và ăn thức ăn bổ sung quá sớm là khá phổ biến. Tỷ lệ ăn sữa bột là 17% ở
trẻ dưới 1 tháng tuổi, 24% ở trẻ 2-4 tháng tuổi và 41,9% ở trẻ 5 tháng tuổi.
2.2. Quan niệm và hành vi có liên quan đến Ni con bằng sữa mẹ
Nhìn chung, các bậc phụ huynh và đặc biệt là các bà mẹ đang nuôi con nhỏ xuất
hiện trong những nghiên cứu cả ở trong và ngồi nước đều có những quan điểm

khá đa dạng và nhiều khi là mâu thuẫn về Ni con bằng sữa mẹ, trong đó có cả
tích cực và tiêu cực [3]. Với một số người mẹ ở phương Tây, Nuôi con bằng sữa
mẹ mang đến sự liên kết về cả thể chất và tâm hồn, cảm giác viên mãn và là sự
phản ánh chất lượng của “việc làm mẹ” của họ, cho con bú có mối liên hệ và đồng
nghĩa với việc thể hiện tình yêu thương [20], với họ, NCBSM được coi như một
giá trị đặc biệt trong cuộc sống, nó là nhiệm vụ, là bản năng của người mẹ, nó đem
lại cảm giác gắn bó, niềm vui và niềm tự hào cho họ [14]. Hầu như các bà mẹ hiện
nay dù sống ở đâu cũng đều ít nhiều nắm được những kiến thức cơ bản về Nuôi
con bằng sữa mẹ và đều biết rằng sữa mẹ là quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ [11], [12], tuy nhiên những hiểu biết của họ ở đâu đó cũng có những nhầm lẫn
dẫn tới những quan niệm khơng mấy tích cực đối với việc này. Ở một số nơi,
trong đó có Việt Nam, Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn dường như khơng phải là
một chuẩn mực xã hội, khơng ít bà mẹ “khơng tin rằng những người khác Ni con
bằng sữa mẹ hồn tồn hoặc những người khác cũng không mong đợi họ làm như
vậy.” [30]. Thậm chí, trong xã hội cịn đang tồn tại một chuẩn mực khá tiêu cực và
có phần cổ hủ về việc này như cho con bú cần phải kín đáo, cho con bú nơi cơng
cộng là một điều khiếm nhã, bất lịch sự hay đáng xấu hổ [3]… Chính chuẩn mực
này đang xung đột với những lời khẳng định của các chuyên gia y tế rằng Nuôi con
bằng sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất, là cần thiết cho trẻ, những chuẩn mực mâu thuẫn
lẫn nhau này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm, quyết định và hành vi
liên quan tới việc cho con bú của người mẹ [5]. Có khơng ít bà mẹ bị ám ảnh bởi
những suy nghĩ như con mình khơng thỏa mãn với việc chỉ bú sữa mẹ hay nói cách
khác sữa mẹ là không đủ với chúng, cần phải cho uống sữa công thức/sữa bột con
7


mới “bụ bẫm” và họ lo lắng về vấn đề dinh dưỡng, họ cho rằng con họ cần phải ăn
dặm hơn là bú mỗi sữa mẹ [13], rồi thì sữa mẹ nóng con khơng tăng cân, hay
những lo lắng về việc mình khơng đủ sữa cho con [3], mẹ sinh mổ thì khơng có
sữa, rồi thì cho con bú sẽ làm hỏng bầu ngực, cho con bú là mất thời gian… Đó

chỉ là một vài trong số vơ vàn những quan niệm của các bà mẹ về Nuôi con bằng
sữa mẹ. Những quan niệm này dẫn tới những hành vi khác nhau liên quan tới việc
nuôi dưỡng đứa trẻ.
Như số liệu đã trình bày ở phần trên cũng như rất nhiều những số liệu, kết quả
nghiên cứu khác đã chỉ ra, chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ Nuôi con bằng sữa mẹ
hồn tồn trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn cịn khá khiêm tốn.
Có rất ít người Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu và hầu hết đều
ngưng hoặc dự định sẽ ngưng cho con bú khi đứa trẻ được 18 tháng tuổi [12].
Bảng dưới đây thể hiện kết quả Thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ trong nghiên cứu
của Alive&Thrive [30]. Kết quả này cũng phần nào nói lên được xu hướng hành
vi chung hiện nay:
Bảng 2: Thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ tại Việt Nam

(Nguồn: Alive and Thrive, 2012)

Nhìn vào đó, có thể thấy được tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là
khá thấp (20,2%) và tỷ lệ tiếp tục bú mẹ đến 2 năm tuổi theo khuyến cáo của tổ
chức WHO cũng rất thấp (18,2%). Các bà mẹ hiện nay thường có xu hướng lựa
chọn cho trẻ bú bình (bú sữa cơng thức) hoặc bú kết hợp (cả sữa mẹ và sữa công
thức) [3]. Việc bổ sung quá sớm nước, sữa công thức/sữa bột, các loại chất lỏng
khác và thức ăn bổ sung cũng là một hành vi phổ biến ở các bà mẹ [1], [2], [9],
8


[30]. Theo số liệu thu thập được từ 6068 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi trong
một nghiên cứu của Alive & Thrive được thực hiện tại 11 tỉnh, thành phố ở Việt
Nam năm 2013 [16] tỷ lệ trẻ được cho uống các chất lỏng khác ngoài sữa mẹ sau
sinh là 73,3%, tỷ lệ trẻ uống sữa công thức là 53,5%, uống nước lọc là 44,1%,
ngoài ra là các chất lỏng khác như mật ong, nước đường glucose….
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến Ni con bằng sữa mẹ:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định có Nuôi con bằng sữa mẹ hay
không của các bà mẹ, trong đó, có thể chia các yếu tố này thành 3 nhóm chính, đó
là: những yếu tố mang tính cá nhân (thuộc về bản thân người mẹ), những yếu tố
văn hóa-xã hội và những yếu tố hỗ trợ xã hội.
2.3.1. Những yếu tố mang tính cá nhân:
Yếu tố mang tính cá nhân đầu tiên chính là tình trạng thể chất [3], [16], sức
khỏe [10] của người mẹ. Cơ thể người mẹ đó có đủ khỏe mạnh để tiết sữa ni
con hay khơng sẽ quyết định việc người mẹ đó có Ni con bằng sữa mẹ hay
khơng. Kế đến là tình trạng tâm lý của người mẹ: sự lo lắng về việc không đủ sữa
cho con bú hay con không đủ no, không đủ dinh dưỡng [3], [13], sự xấu hổ, không
thoải mái khi cho con bú nơi công cộng [3], [5], [10], [16] hay sự mong muốn có
sự tham gia của người chồng/cha của đứa trẻ vào quá trình chăm sóc con cái, cụ
thể là cho con bú [11]… chính là những yếu tố khiến cho các bà mẹ không lựa
chọn việc Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn mà thay vào đó là cho bú sữa cơng
thức/sữa bột hay ăn bổ sung sớm.
Trình độ học vấn nói chung [10] và kiến thức về Ni con bằng sữa mẹ nói
riêng [16], [30] của các bà mẹ cũng là một yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn. Trình độ
học vấn cao [17] kết hợp với những hiểu biết phù hợp, chính xác về Nuôi con bằng
sữa mẹ, về việc cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm [6] sẽ dẫn đến việc thực hành
Ni con bằng sữa mẹ tích cực. Ngược lại, sự thiếu kiến thức và tiếp nhận những
thông tin khơng chính xác cộng với việc thiếu phương tiện di chuyển hiệu quả gây
trở ngại cho khả năng tiếp cận với những chương trình và dịch vụ chăm sóc sức

9


khỏe tiền sản và hậu sản chính thống [24] là những yếu tố cản trở, gây khó khăn
cho q trình Nuôi con bằng sữa mẹ hiện nay.
Tuy nhiên, yếu tố cá nhân gây cản trở nhiều nhất cho việc Nuôi con bằng sữa
mẹ hồn tồn chính là việc người mẹ phải quay trở lại đi làm sau thời gian nghỉ

thai sản [6], [12], [30]. Sau thời gian nghỉ 6 tháng thai sản (trước đây là 4 tháng),
người mẹ thường sẽ phải quay trở lại với cơng việc, vì thế họ sẽ phải vắng nhà
trong thời gian làm việc đó (thường là 8 tiếng). Việc chăm sóc con nhỏ đành phải
giao phó lại cho người ở nhà (các bà nội, ngoại, người giúp việc…). Họ thường
ngại chạy về cho con bú giữa buổi hay vắt/hút sữa để ở nhà nên thường có xu
hướng cai sữa sớm, cho con uống sữa cơng thức/sữa bột và ăn bổ sung.
Ngoài ra, tác giả nhận thấy có một số yếu tố cá nhân cũng có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc cho con bú sữa mẹ đối với người mẹ như độ tuổi, tình trạng hơn nhân
và điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, trong phạm vi những tài liệu được tổng thuật,
những yếu tố này lại chưa được khắc họa thực sự rõ nét. Vì vậy, trong nghiên cứu
này, tác giả sẽ chú ý hơn đến những yếu tố này.
2.3.2. Những yếu tố văn hóa-xã hội:
Một trong những yếu tố văn hóa-xã hội đầu tiên cần phải nhắc tới chính là yếu
tố chính sách, pháp luật - một thiết chế xã hội quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong
mọi hệ thống xã hội. Ở Việt Nam, liên quan đến Nuôi con bằng sữa mẹ, hiện đã có
một số văn bản quy phạm pháp luật có đề cập đến vấn đề này. Nhìn chung, quan
điểm của pháp luật Việt Nam là khuyến khích, ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho việc Nuôi con bằng sữa mẹ, luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sữa
mẹ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; khơng khuyến khích thơng tin
tun truyền, quảng cáo cũng như sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, đặc biệt
là các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, cụ thể:
Về các bộ luật, Luật Lao động [40] sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 đã
quy định rõ thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được tăng lên thành 6 tháng
chứ không phải là 4 tháng như trước đây, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các
bà mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Luật Quảng cáo [39]
10


2012 quy định các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (điều 7) trong đó
cấm quảng cáo các “sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi,

sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm
nhân tạo”.
Về các văn bản dưới luật, Nghị định số 21/2006/NĐ-CP [32] về việc Kinh
doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ đã cũng đã quy định
rất rõ về việc thông tin, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, kinh doanh và sử dụng
các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, trong đó tại điều 3 và 4 Chương II đã
quy định cụ thể về những yêu cầu bắt buộc đối với thông tin, giáo dục, truyền
thơng về lợi ích của việc ni trẻ bằng sữa mẹ (điều 3) và tài liệu thông tin, giáo
dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ (điều 4). Và như một sự bổ sung, làm rõ
hơn những quy định đó, Nghị định 176/2013/NĐ-CP [33] quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đã được ban hành, cụ thể tại Mục 6. Hành vi
vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực y tế có đề cập đến những vi phạm quy
định về thông tin giáo dục, truyền thông về Nuôi con bằng sữa mẹ (điều 87) và vi
phạm quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
(điều 88) với những hình thức xử phạt hết sức cụ thể, rõ ràng đối với từng vi phạm.
Gần đây, Chính phủ tiếp tục ra Nghị định 100/2014/NĐ-CP [34] quy định về kinh
doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm
nhân tạo, trong đó quy định về các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông và
quảng cáo; kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú
và vú ngậm nhân tạo; trách nhiệm trong kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh
dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Về cơ bản, Nghị định này là sự cập nhật và hoàn chỉnh
thêm của Nghị định 21/2006/NĐ-CP.
Yếu tố tiếp theo cần phải kể đến là những niềm tin, những chuẩn mực xã hội,
những quan niệm mang tính văn hóa, truyền thống có liên quan đến nuôi dưỡng trẻ
nhỏ đang tồn tại trong mỗi xã hội. Điều này được chia sẻ trong những nghiên cứu
của Duong DV [10], Lundberg PC & Thu TTN [15], Alive & Thrive [30] ở Việt
Nam và Cai [4], Lee và đồng sự [12] ở các nước khác. Những quan niệm truyền
11



thống này thường được đưa ra dưới dạng những lời khuyên cho những phụ nữ mới
sinh con bởi các bà, các mẹ của họ, bởi những phụ nữ lớn tuổi hoặc có kinh
nghiệm hơn hay từ bạn bè, hàng xóm, những người xung quanh, và những lời
khuyên này có tác động không nhỏ tới hành vi nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ trẻ.
Một yếu tố khác cũng được đề cập trong một vài nghiên cứu [21], [28], [30] đó
là yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thơng. Nó có thể là một
cơng cụ giúp nâng cao hiểu biết và thúc đẩy việc thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ,
và ngược lại, cùng với sự quảng bá rộng khắp của các nhà sản xuất sữa cơng thức,
nó cũng có thể là yếu tố làm giảm thậm chí mất đi giá trị của việc cho con bú đối
với các bà mẹ trẻ-những người đang chịu nhiều sự chi phối của khoa học công
nghệ trong đời sống hiện đại ngày nay. Đây cũng sẽ là một yếu tố được tác giả cân
nhắc và đưa vào nghiên cứu này thơng qua việc tìm hiểu sâu hơn tác động của việc
tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, công nghệ thơng tin và truyền thơng nói chung và
việc tham gia vào những nhóm/hội ảo có liên quan đến Ni con bằng sữa mẹ trên
mạng Internet nói riêng của những phụ nữ trong nghiên cứu này.
2.3.3. Những yếu tố hỗ trợ xã hội:
Hỗ trợ xã hội được chia thành 3 nhóm chính: hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ vật
chất/thể chất và hỗ trợ thông tin. Hỗ trợ về thông tin chủ yếu đến từ các cán bộ y
tế. Nghiên cứu của Deaden K và cộng sự [6] về Nuôi con bằng sữa mẹ ở khu vực
nông thôn Việt Nam và những nghiên cứu khác như của Phillips [20], Schimied và
cộng sự [22] và Lee và cộng sự [12] đã chỉ ra sự có mặt, hỗ trợ, những lời khuyên
từ các cán bộ y tế địa phương cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến q trình
Ni con bằng sữa mẹ của các bà mẹ. Yếu tố này kết hợp với sự sẵn có của những
nguồn thơng tin chính xác, dễ truy cập, dễ hiểu cũng như những dịch vụ hỗ trợ, tư
vấn chun nghiệp có liên quan đến Ni con bằng sữa mẹ, các lớp học tiền sản,
hậu sản nhằm giúp cung cấp kiến thức cũng như hướng dẫn thực hành, giải đáp
thắc mắc, tháo gỡ khó khăn trong q trình ni con cho các bà mẹ là những điều
kiện không thể thiếu quyết định đến sự thành công của việc Nuôi con bằng sữa mẹ
[16], [18], [19], [22].
12



Ngồi ra, như đã nói ở trên, cịn có các yếu tố hỗ trợ về mặt tinh thần và vật
chất/thể chất đối với người mẹ để họ an tâm và vững tin Nuôi con bằng sữa mẹ.
Dù đã được đề cập ở đâu đó trong một vài nghiên cứu tuy nhiên vẫn chưa thực sự
được quan tâm và khắc họa rõ nét. Vì vậy, trong đề tài này, tác giả sẽ đưa những
yếu tố này vào tìm hiểu sâu hơn, hy vọng phần nào làm rõ hơn ý nghĩa của những
hỗ trợ này đối với người mẹ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục đích:
Tìm hiểu quan niệm, hành vi và những yếu tố ảnh hưởng đến việc Nuôi con
bằng sữa mẹ ở một số phụ nữ đang ni con nhỏ tại Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra
những kết luận, khuyến nghị góp phần giúp nâng cao nhận thức của phụ nữ nói
riêng và tồn xã hội nói chung về tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh,
tiến tới tăng cường việc Nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
- Phân tích và làm rõ khái niệm “Ni con bằng sữa mẹ” và một số khái niệm
liên quan.
- Phân tích các tài liệu, các nghiên cứu có liên quan đến việc Nuôi con bằng
sữa mẹ
- Thu thập và xử lý thơng tin định tính về quan niệm, hành vi và những yếu tố
ảnh hưởng đến việc Nuôi con bằng sữa mẹ của một số phụ nữ đang nuôi con
nhỏ ở Hà Nội hiện nay
- Đưa ra kết luận và khuyến nghị.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quan niệm, hành vi và những yếu tố ảnh hưởng đến việc Nuôi con bằng sữa
mẹ của phụ nữ đang nuôi con nhỏ ở Hà Nội hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể của nghiên cứu này là những phụ nữ hiện đang sinh sống trên địa

bàn thành phố Hà Nội đáp ứng các điều kiện sau:
13


- Trong độ tuổi từ 18 – 35 tuổi
Sở dĩ tác giả lựa chọn độ tuổi này là bởi: thứ nhất, 18 tuổi là mốc tuổi
trưởng thành cả về mặt thể chất/sinh học cũng như về mặt pháp luật (được
phép kết hôn) ở nữ giới. Thứ hai, độ tuổi 18-35 cũng là độ tuổi thích hợp
nhất cho việc mang thai và sinh nở ở phụ nữ để đảm bảo về sức khỏe cho
người mẹ cũng như sức khỏe và sự phát triển của đứa trẻ, trẻ sinh ra sẽ ít
gặp các vấn đề về sức khỏe hơn so với các em bé được sinh ra bởi các bà
mẹ lớn hơn 35 tuổi. Thứ ba, đây cũng là độ tuổi phổ biến của các bà mẹ
đang nuôi con nhỏ hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Sinh con trong vòng 2 năm (24 tháng) trở lại thời điểm tiến hành nghiên cứu
Tác giả lựa chọn độ tuổi của trẻ là 2 tuổi (24 tháng) bởi đây là
khoảng thời gian tối thiểu các mẹ nên Nuôi con bằng sữa mẹ theo khuyến
cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo quan sát thực tế thì dường như
đây lại là mốc tối đa cho con bú của hầu hết các bà mẹ hiện nay và các
nghiên cứu về Nuôi con bằng sữa mẹ hiện có hầu như cũng khơng đề cập
đến số liệu có liên quan đến các bà mẹ cho con bú tới trên 2 tuổi.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: thành phố Hà Nội, trong đó, lựa chọn người trả lời ở cả 2 khu vực
nội thành và ngoại thành với những khác biệt về đặc điểm kinh tế-xã hội và
đặc biệt là sự sẵn có của những hỗ trợ xã hội đối với việc Nuôi con bằng sữa
mẹ như tư vấn của cán bộ y tế, các nguồn thông tin, các lớp học tiền sản, hậu
sản... nhằm phần nào tìm hiểu những khác biệt (nếu có) trong việc Ni con
bằng sữa mẹ ở những phụ nữ đang nuôi con nhỏ ở 2 khu vực này.
- Thời gian tiến hành thực địa: từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những phụ nữ tham gia vào nghiên cứu này quan niệm như thế nào về việc

Nuôi con bằng sữa mẹ?
- Những bà mẹ có con nhỏ đang ni dưỡng con họ như thế nào (liên quan tới
việc cho con bú sữa mẹ hay sữa cơng thức)? Họ có lựa chọn việc Nuôi con bằng
14


sữa mẹ hay khơng? Nếu có thì cách thức như thế nào? Vì sao những phụ nữ này
lại có những lựa chọn như vậy (có hay khơng Ni con bằng sữa mẹ)?
- Đâu là những yếu tố thúc đẩy việc Nuôi con bằng sữa mẹ?
- Đâu là những yếu tố gây trở ngại, khó khăn cho việc Ni con bằng sữa mẹ?
Và những phụ nữ này đã làm gì để vượt qua những khó khăn và trở ngại trong việc
này?
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
6.1. Phương pháp luận của đề tài:
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng;
quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
Nuôi con bằng sữa mẹ, từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu,
luận giải các nhiệm vụ đã đề ra.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính là chủ đạo với những phương pháp
thu thập thông tin cụ thể sau:
- Phân tích tài liệu đối với tài liệu có liên quan đến Ni con bằng sữa mẹ,
trong đó bao gồm:
o Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định về việc nuôi
dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung và Ni con bằng sữa mẹ nói
riêng
o Các bài viết khoa học, các báo cáo nghiên cứu, các bài báo trong và
ngồi nước về Ni con bằng sữa mẹ
o Các tài liệu tuyên truyền, sản phẩm truyền thông về Ni con bằng
sữa mẹ, cùng những tài liệu có liên quan khác

Các tài liệu được thu thập chủ yếu từ Thư viện Quốc gia, Viện Dinh dưỡng và
một số cơ quan, tổ chức có uy tín khác trong lĩnh vực ni dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ nói chung và Ni con bằng sữa mẹ nói riêng. Các bài báo, báo cáo nghiên
cứu được lấy từ một số nguồn thư viện mở trực tuyến như Hinari (WHO),
PubMed, Midwifery, BMC public health, SAGE, UNICEF... Ngoài ra tác giả cũng
15


tham khảo thêm một số tài liệu từ một số website, diễn đàn về Bà mẹ và trẻ em có
uy tín, tương đối đáng tin cậy trên Internet hiện nay như Web trẻ thơ, Làm cha mẹ
hay Hội Nuôi con bằng sữa mẹ Việt Nam…
- Ghi chép thực địa: tác giả kết hợp giữa việc phỏng vấn theo bản hướng dẫn
bán cấu trúc đã được soạn sẵn và việc ghi chép quan sát các yếu tố liên quan
tới phỏng vấn (khung cảnh xung quanh nơi diễn ra phỏng vấn như nhà ở hay
nơi làm việc, quan sát những diễn biến tâm lý, cử chỉ, thái độ của người trả
lời trong q trình phỏng vấn khơng thể hiện trong băng ghi âm).
- Phỏng vấn sâu (PVS) đối với 60 phụ nữ
Các cuộc PVS được thực hiện theo một quy trình nhất định. Trước hết, tác giả
và người trả lời thực hiện những thỏa thuận tham gia nghiên cứu, quá trình phỏng
vấn chỉ được bắt đầu khi người trả lời đồng ý với những thỏa thuận đó, người trả
lời hồn tồn có quyền từ chối phỏng vấn hoặc kết thúc cuộc phỏng vấn bất cứ lúc
nào họ muốn. Sau đó, mỗi người tham gia vào các PVS đều được yêu cầu điền
một Bảng hỏi nhân khẩu học ngắn, điều này giúp nhà nghiên cứu dễ dàng tập hợp
và nắm bắt những thông tin, đặc điểm cơ bản của người trả lời trong nghiên cứu
của mình. Các cuộc PVS được ghi âm và ghi chép lại nội dung với sự đồng ý của
đối tượng tham gia. Những cuộc phỏng vấn này đều bám sát theo nội dung/chủ đề
trong các bản hướng dẫn PVS, mỗi cuộc diễn ra trong trong khoảng thời gian
khoảng 60 phút tại những địa điểm thuận tiện và đảm bảo sự riêng tư cho người trả
lời.
Mọi thông tin thu thập được (danh tính người trả lời, băng ghi âm và các văn

bản in ấn thu thập trên thực địa) đều được lưu trữ, bảo mật bởi nhà nghiên cứu, chỉ
được sử dụng bởi nhà nghiên cứu và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Các băng ghi âm của các cuộc PVS được gỡ băng ra dạng văn bản Word, tất cả
các nội dung ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (sự im lặng, khóc, cười…) đều được thể
hiện trong các bản gỡ băng. Việc gỡ băng được thực hiện bởi chính nhà nghiên
cứu, tất cả đều phải thực hiện cam kết về bảo mật thông tin. Các bản gỡ băng này
được “làm sạch” để đảm bảo thông tin gỡ được chính xác. Các bản gỡ băng này
16


kết hợp với những ghi chép thực địa của nhà nghiên cứu đối với mỗi cuộc phỏng
vấn tạo thành một bản dữ liệu tương đối hoàn chỉnh cho mỗi đối tượng tham gia
vào nghiên cứu. Quá trình xử lý và phân tích thơng tin định tính được thực hiện
thủ cơng.
6.3. Phương pháp chọn mẫu:
Để có thể mời được những người trả lời đến từ những khu vực khác nhau, có
thể cung cấp thơng tin đa dạng và tồn cảnh hơn, đề tài sử dụng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện, có chủ đích. Người trả lời được mời tham gia vào nghiên cứu
thông qua sự hỗ trợ của các cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ hoặc các nhà hộ sinh,
trạm y tế, trung tâm tư vấn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ ở mỗi địa bàn dân cư.
Cụ thể, việc chọn mẫu được tiến hành như sau: các quận/huyện tham gia vào
nghiên cứu sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào tình hình liên hệ thực tế:
- Phỏng vấn sâu (PVS) đối với 60 phụ nữ, trong đó những phụ nữ này được
phân chia một cách tương đối vào 2 nhóm theo hành vi có liên quan tới việc
Ni con bằng sữa mẹ (dựa trên tính chất dễ xác định hơn khi lựa chọn
khách thể nghiên cứu trên thực địa của yếu tố hành vi so với yếu tố quan
niệm):
o Nhóm những phụ nữ Nuôi con bằng sữa mẹ trên 6 tháng (trong đó
Ni con bằng sữa mẹ bao gồm việc Ni con bằng sữa mẹ hồn
tồn, Ni con bằng sữa mẹ kết hợp với sữa công thức hoặc kết hợp

với đồ ăn dặm)
o Nhóm những phụ nữ khơng Ni con bằng sữa mẹ dưới 6 tháng tính
hoặc hồn tồn khơng Nuôi con bằng sữa mẹ
Số lượng các cuộc PVS được thể hiện cụ thể ở bảng bên dưới:

Phương pháp

Địa bàn

NCBSM trên 6 tháng
17

NCBSM dưới 6 tháng


hoặc không NCBSM
PVS

Nội thành

20

10

Ngoại thành

20

10


40

20

Tổng

Bảng mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu sẽ được trình bày
cụ thể ở phần Phụ lục của báo cáo này.
7. Điểm mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài:
7.1. Điểm mới của đề tài:
Đề tài này là một trong số không nhiều những đề tài nghiên cứu về chủ đề
Nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam. Đặc biệt, những nghiên cứu đã từng triển khai
ở nước ta về chủ đề này chủ yếu là những nghiên cứu định lượng và chủ yếu quan
tâm tới khía cạnh thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ. Ở đây, tác giả đề tài tiếp cận
vấn đề dưới góc nhìn định tính với mục đích tìm hiểu sâu về những quan niệm,
kinh nghiệm thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ của mỗi bà mẹ ở mỗi hoàn cảnh
khác nhau, và hơn hết, tác giả đặc biệt quan tâm và muốn tìm ra đâu là những động
cơ, nguyên nhân hay những yếu tố tác động dẫn đến những lựa chọn của những bà
mẹ này có liên quan tới việc ni dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đâu là những yếu tố
thúc đẩy, đâu là yếu tố gây trở ngại, khó khăn cho việc Nuôi con bằng sữa mẹ và
cách thức những bà mẹ vượt qua những khó khăn, trở ngại đó.
7.2. Ý nghĩa lý luận của đề tài:
Đề tài này góp phần bổ sung thêm vào số lượng những nghiên cứu về Nuôi
con bằng sữa mẹ ở Việt Nam hiện nay, đồng thời tạo cơ sở, nguồn số liệu cũng
như mở ra những hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo.
7.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài đưa ra cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về những quan niệm, trải nghiệm
Nuôi con bằng sữa mẹ của một số bà mẹ đang nuôi con nhỏ ở Hà Nội cùng những
lý giải cho những hành vi, sự lựa chọn của họ trong việc ni dưỡng và chăm sóc
con nhỏ. Từ những phát hiện của đề tài, tác giả hy vọng có thể góp thêm những

18


bằng chứng về tình hình Ni con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ ở Việt Nam nhằm
giúp ích cho quá trình thiết kế, xây dựng các chương trình can thiệp góp phần giúp
nâng cao nhận thức của phụ nữ nói riêng và tồn xã hội nói chung về tầm quan
trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh, từ đó góp phần đẩy mạnh phong trào Ni
con bằng sữa mẹ ở Việt Nam trong thời gian tới. Những phát hiện của nghiên cứu
này phần nào cũng có thể tác động tới những chính sách tạo điều kiện cho việc
Ni con bằng sữa mẹ, khiến cho những chính sách ngày càng hoàn thiện theo
chiều hướng tạo thuận lợi hơn cho việc cho con bú sữa mẹ của các bà mẹ hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5. Câu hỏi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Quan niệm
1.1.2. Hành vi
1.1.3. Ảnh hưởng
1.1.4. Nuôi con bằng sữa mẹ và một số khái niệm liên quan:
1.1.4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ
1.1.4.2. Sữa công thức/sữa bột
1.1.4.3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1.2. Các lý thuyết
1.2.1. Lý thuyết Giải thích văn hóa
19


1.2.2. Lý thuyết Hỗ trợ xã hội
1.3. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về NCBSM
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VÀ HÀNH VI CĨ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
NI CON BẰNG SỮA MẸ Ở PHỤ NỮ ĐANG NUÔI CON NHỎ Ở HÀ
NỘI HIỆN NAY
2.1. Quan niệm về việc Nuôi con bằng sữa mẹ
2.1.1. Quan niệm ủng hộ việc Nuôi con bằng sữa mẹ
2.1.2. Quan niệm không ủng hộ việc Nuôi con bằng sữa mẹ
2.2. Hành vi có liên quan đến việc Nuôi con bằng sữa mẹ
2.2.1. Hành vi ủng hộ việc Nuôi con bằng sữa mẹ
2.2.2. Hành vi không ủng hộ việc Nuôi con bằng sữa mẹ
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NUÔI CON
BẰNG SỮA MẸ Ở PHỤ NỮ ĐANG NUÔI CON NHỎ Ở HÀ NỘI HIỆN
NAY
3.1. Những yếu tố mang tính cá nhân
3.1.1. Độ tuổi, tình trạng thể chất, sức khỏe và tâm lý của người mẹ
3.1.2. Trình độ học vấn
3.1.3. Cơng việc
3.2. Những yếu tố văn hóa-xã hội
3.2.1. Niềm tin, chuẩn mực xã hội, quan niệm văn hóa, truyền thống
3.2.2. Khoa học kỹ thuật, cơng nghệ thông tin và truyền thông
3.3. Những yếu tố hỗ trợ xã hội
3.3.1. Hỗ trợ về mặt tinh thần
3.3.2. Hỗ trợ về mặt thể chất và vật chất
3.3.3. Hỗ trợ về mặt thông tin

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
20



×