Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG tới NĂNG SUẤT và lợi NHUẬN của một số NGHỀ KHAI THÁC hải sản XA bờ CHỦ yếu ở KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.92 KB, 14 trang )

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN CỦA MỘT SỐ NGHỀ
KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CHỦ YẾU Ở KIÊN GIANG
Châu Thị Minh Quyên
1
* & Lê Xuân Sinh
2
1. GIỚI THIỆU
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn cả về khai thác và nuôi trồng thủy
sản ở khu vực Đông Nam Á. Với chiều dài bờ biển 3.260 km, 12 đầm phá, eo biển và vịnh, 112
cửa sông và hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dài dọc theo bờ biển, cùng với hệ thống sông ngòi chằng
chịt và các hồ chứa tạo nên một tiềm năng lớn về khai thác thủy sản (KTTS) và năm 2009 có
khoảng 1.044.700 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản thu được
trong năm 2009 là 4.870.300 tấn sang năm 2010 tăng lên 257.300 tấn, đạt 5.127.600 tấn tăng
5,3% so với năm 2009 (trong đó sản lượng khai thác đạt 2.420.800 tấn chiếm 47,2%) (Tổng cục
Thống kê, 2009). Đồng thời, giá trị mang lại của ngành thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam là
rất lớn. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4,94 tỷ USD (tăng 16,5% so với
năm 2009), đưa nước ta nằm trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (Tổng cục
Thống kê, 2010).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với bờ biển dài trên 750 km chiếm 23% chiều dài
bờ biển của cả nước, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, ĐBSCL đã có những đóng góp rất
lớn đối với quốc gia với sản lượng thủy sản đứng đầu cả nước, năm 2009 sản lượng thủy sản thu
được 2.804.169 tấn chiếm gần 57,85% tổng sản lượng của cả nước, đạt giá trị 34.991 tỷ đồng
chiếm 66,3% tổng giá trị sản xuất thủy sản của cả nước, trong đó sản lượng khai thác là 934.686
tấn chiếm 41,04% tổng sản lượng khai thác của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2009).
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL, với đường bờ biển dài hơn 200 km đây là tiềm
năng để phát triển kinh tế biển của Kiên Giang, là một lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với
nhiều tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL. Trong bản dự thảo “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Kiên Giang năm 2011 – 2015” đã chỉ ra mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là: “Huy động mọi
nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để đạt tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và bền vững. Tập trung phát triển kinh tế biển, ven biển, hải đảo theo chiến lược biển của
Chính phủ”. Trong những năm gần đây, năng suất KTHS ngày càng giảm, NLHS gần bờ bị cạn


kiệt, khai thác xa bờ lại gặp nhiều nguy hiểm bởi thời tiết và nhiều yếu tố khác nhưng nghề biển
vẫn là cái nghiệp, là sinh kế quan trọng với cộng đồng ven biển của tỉnh. Để góp phần đề ra
những giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành KTHS ở tỉnh Kiên Giang theo hướng lâu dài thì
cần khắc phục vấn đề tồn tại trên cơ sở hiểu rõ thực trạng nghề.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Kiên Giang; Email:
2 Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ; Email:
2.1. Phương pháp thu số liệu
Số liệu thứ cấp: Thu thập và tham khảo kết quả nghiên cứu, các báo cáo có liên quan đến khai
thác hải sản đã được công bố từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Hội nghề cá, Trung tâm Khuyến ngư, Tổng cục thống kê Việt Nam,
Cục thống kê tỉnh Kiên Giang.
Số liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập thông qua sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn bằng hình thức
phỏng vấn trực tiếp điều tra các ngư dân tại tỉnh từ tháng 6 tới tháng 12 năm 2011. Dữ liệu cuộc
phỏng vấn được khai thác là vụ cá Bắc 2010-2011 và vụ cá Nam 2011. Các nghề KTHS xa bờ
chủ yếu của tỉnh được khảo sát gồm: lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, lưới rê và lưới vây thông qua
khảo sát ngẫu nhiên 120 tàu KTHS xa bờ (30 tàu/nghề).
2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Các dữ liệu thu thập được nhập trên Excel và sử dụng phần mềm SPSS for Windows để
kiểm tra, tính toán và phân tích. Phương pháp thống kê mô tả bao gồm các giá trị trung bình, tỷ
lệ %, độ lệch chuẩn, khoảng tin cậy, tần suất,… để phân tích thực trạng đánh bắt hải sản xa bờ
cũng như tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang. Các thông tin về thuyền trưởng, lao
động, tàu, ngư cụ, ngư trường, thời vụ cùng với sản lượng và năng suất khai thác được phân tích
cùng với chi phí, tiêu thụ, thu nhập và lợi nhuận. Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để
phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận khai thác của tàu khai
thác hải sản xa bờ. Đồng thời, phân tích bảng chéo và thống kê nhiều chọn lựa được kêt hợp sử
dụng để phân tích nhận thức của ngư dân về ccá vấn đề có liên quan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng nghề khai thác hải sản ở tỉnh Kiên Giang
Giai đoạn 2006 – 2010, sản lượng KTTS của tỉnh tăng từ 311.618 tấn lên 375.687 tấn, đạt

tốc độ tăng bình quân 4,86%/năm. Về KTHS, hầu hết các nhóm đối tượng khai thác chính đều
tăng, trong đó tăng mạnh nhất là mực, đạt tốc đô tăng trưởng 10,42%/năm. Khai thác nội địa phát
triển mạnh, đạt tốc độ gia tăng bình quân là 26,45%/năm, trong đó mạnh nhất là nhóm thủy sản
khác với tốc đô tăng trưởng bình quân là 63,9%. Sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh được thể
hiện cụ thể qua Bảng 1 sau đây.
Nhưng số lượng tàu thuyền KTHS của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010 tăng nhanh qua
các năm với tốc độ hàng năm là 14,79%, năm 2010 có số lượng là 11.904 chiếc. Mặc dù tàu khai
thác xa bờ đang có sự chuyển biến tốt, tuy nhiên tỷ trọng tàu có công suất nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ
lớn. Năm 2006 tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV có 4.330 chiếc chiếm 59,1% tổng số lượng tàu
của tỉnh, trong khi đó tàu có công suất từ 90 CV trở lên chỉ có 3.001 chiếc. Đến năm 2010 tàu có
công suất nhỏ hơn 90 CV tăng lên rất nhiều 8.302 chiếc chiếm 69,7%, nhưng tàu có công suất từ
90 CV trở lên chỉ có 3.602 chiếc.
Bảng 1: Sản lượng KTTS tỉnh Kiên Giang từ năm 2006 đến 2010 (ĐVT: Tấn)
Danh mục 2006 2007 2008 2009 2010
Bình
quân
(%/năm)
Tổng số 311.618 315.157 318.255 353.147 375.687 4,86
+ Tăng (%/năm) - 1,14 0,98 10,96 6,38 -
1. Khai thác biển 308.003 311.502 314.602 349.407 368.118 4,64
+ Tăng (%/năm) - 1,14 0,98 10,96 6,38 -
a. Cá các loại 217.349 218.015 217.587 231.817 252.582 3,90
+ Tăng (%/năm) - 0,3 -0,19 6,54 8,96 -
b. Tôm các loại 30.047 29.848 30.913 37.123 35.356 4,56
+ Tăng (%/năm) - -0,66 3,57 20,1 -4,76 -
c. Mực các loại 29.537 30.974 35.464 44.865 42.990 10,42
+ Tăng (%/năm) - 4,87 14,50 26,50 -4,18 -
d. Hải sản khác 31.070 32.665 30.638 35.602 37.190 4,90
+ Tăng (%/năm) - 5,13 -6,21 16,2 4,46 -
2. Khai thác nội địa 3.615 3.655 3.653 3.740 7.569 26,45

+ Tăng (%/năm) - 1,11 -0,05 2,38 102,38 -
a. Cá các loại 3.450 3.488 3.488 3.565 6.963 24,66
+ Tăng (%/năm) - 1,10 0 2,21 95,31 -
b. Thủy sản khác 165 167 165 175 606 63,09
+ Tăng (%/năm) - 1,21 -1,20 6,06 246,29 -
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2010
3.2. Nguồn nhân lực trên tàu khai thác hải sản
- Thông tin về thuyền trưởng: Hầu hết thuyền trưởng tàu KTHS có độ tuổi tương đối trẻ, trung
bình 37 tuổi (
±
9). Tuổi nghề khai thác trung bình là 16 năm (
±
5), và đa số thuyền trưởng đều
có xuất thân từ gia đình làm nghề biển (chiếm 76,7%). Trình độ văn hóa của thuyền trưởng đa
phần là cấp II và cấp III, cấp I chỉ chiếm 9,2%, không có mù chữ và trình độ đại học. Tất cả
thuyền trưởng đều có bằng cấp vì hoạt động KTHS xa bờ.
- Thông tin về máy trưởng: Tuổi đời trung bình của máy trưởng trẻ hơn thuyền trưởng 32,9 tuổi (
±
5,57). Máy trưởng có kinh nghiệm khai thác thấp hơn thuyền trưởng, trung bình thời gian tham
gia đánh bắt hải sản của máy trưởng là 10,8 năm (
±
4,87). Hầu hết máy trưởng đều có xuất thân
từ nghề biển (chiếm 74,2%). Trình độ của máy trưởng ở cấp I chỉ chiếm 15%, còn lại đều có
trình độ cấp II và cấp III, không có trình độ đại học.
- Thông tin về lao động: Mỗi nghề có nhu cầu về lao động sẽ khác nhau, trung bình tổng số lao
động 17 người/tàu. Trong đó lao động thuê là 15 người (với tỷ lệ lao động thuê trên tổng lao
động là 91%). Lao động gia đình rất ít tham gia trực tiếp khai thác do đa số chủ tàu tuổi đã cao
nên hạn chế ra khơi, họ chỉ thuê lao động có kinh nghiệm trong KTHS. Lao động thuê có tuổi
đời trung bình là 25,7 tuổi với kinh nghiệm KTHS trung bình từ gần 2 năm cho tới 4 năm. Học
vấn của lao động thuê chủ yếu đạt trình độ cấp 2 (76,7%), còn lại là cấp 1 (23,3%).

- Thông tin về ngư trường: Vùng biển Tây của nước ta thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.
Với ngư trường rộng lớn và trữ lượng thủy sản được xếp vào loại bậc nhất cả nước, thế nhưng
vùng biển này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt NLTS do cách khai thác sử dụng công cụ hủy
diệt. Các loại nghề KTTS ở ĐBSCL nói chung, Kiên Giang nói riêng có thể hoạt động quanh
năm theo hai mùa vụ trong năm (Viện nghiên cứu Hải sản, 2009):
+ Vụ Nam: từ tháng 4 đến tháng 9.
+ Vụ Bắc: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Qua khảo sát thực tế cho thấy có 52,5% tàu khai thác ở ngư trường Kiên Giang, 26,7% số
lượng tàu khai thác ở ngư trường Cà Mau, còn lại khai thác ở cả hai ngư trường. Trong đó toàn
bộ nghề lưới kéo đơn khai thác ở ngư trường Cà Mau và toàn bộ nghề lưới vây thì khai thác ở
ngư trường Kiên Giang. Nghề kéo đôi có số lượng tàu khai thác ở cả hai ngư trường chiếm tới
70%, còn lại khai thác ở ngư trường Kiên Giang. Nghề lưới rê thì hầu như chỉ khai thác ở ngư
trường Kiên Giang (80%), còn lại hoạt động ở cả hai ngư trường.
3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả khai thác hải sản xa bờ và tiêu thụ sản phẩm
Tùy theo loại nghề mà các tàu có số chuyến biển khác nhau, trung bình là 9 chuyến/năm,
nhiều nhất là lưới kéo đôi với 11,8 chuyến/năm và ít nhất là kéo đơn với 7,97 chuyến/năm. Sản
lượng khai thác/chuyến biển phụ thuộc nhiều yếu tố, trung bình là 32,1 tấn/chuyến, tương ứng
với năng suất 746,6 kg/CV/năm. Tổng thu từ KTHS là 13,31 triệu đồng/CV/năm (tr.đ/CV/năm)
(xem Bảng 2).
Phần lớn các chủ tàu đều bán sản phẩm khai thác được cho thương lái và cho nhà máy chế
biến trong tỉnh. Qua khảo sát thực tế cho thấy nghề lưới kéo đơn tiêu thụ toàn bộ sản phẩm khai
thác được cho thương lái (100%) ở cả hai vụ Bắc và Nam. Lưới kéo đôi đa phần bán cho thương
lái (96,67% ở vụ Nam và 95,67% ở vụ Bắc) còn lại thì tiêu thụ ở các chợ và nhà máy chế biến
trong tỉnh. Sản phẩm hải sản khai thác được của nghề lưới rê được tiêu thụ hơn 83% qua thương
lái ở cả hai vụ, còn lại bán cho nhà máy chế biến trong tỉnh.
Bảng 2: Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu trong khai thác hải sản xa bờ (cả năm)
Các chỉ tiêu ĐVT
Lưới kéo
đôi
Lưới kéo

đơn
Lưới vây Lưới rê Tổng
Sản lượng khai thác
+ Trung bình Kg/năm 426.438,6 247.733,3 318.666,6 208.943,3 300.445,5
+ Độ lệch chuẩn Kg/năm 157.827,4 72.922,7 101.878,3 83513,7 135.986,0
Năng suất/CV
+ Trung bình Kg/CV/năm 596,8 787,9 855,50 746,20 746,6
+ Độ lệch chuẩn Kg/CV/năm 224,7 452,3 299,6 300,1 339,2
Tổng chi phí/CV (TC/CV)
+ Trung bình Tr.đ/CV/năm 9,47 8,03 8,48 8,17 8,54
+ Độ lệch chuẩn Tr.đ/CV/năm 5,89 4,01 4,92 2,77 4,52
Tổng thu nhập/CV (TR/CV)
+ Trung bình Tr.đ/CV/năm 14,97 11,84 14,31 12,12 13,31
+ Độ lệch chuẩn Tr.đ/CV/năm 10,05 7,70 10,87 5,85 8,83
Lợi nhuận/CV (LN/CV)
+ Trung bình Tr.đ/CV/năm 5,50 3,81 5,84 3,95 4,77
+ Độ lệch chuẩn Tr.đ/CV/năm 4,97 4,12 6,39 3,68 4,92
Hiệu quả chi phí (TR/TC)
+ Trung bình Lần 1,30 1,90 1,31 1,50 1,50
+ Độ lệch chuẩn Lần 0,19 0,28 0,03 0,17 0,31
Tỉ suất lợi nhuận (LN/TC)
+ Trung bình Lần 0,30 0,90 0,31 0,50 0,50
+ Độ lệch chuẩn Lần 0,19 0,28 0,03 0,17 0,31
Tỷ lệ tàu bị lỗ/năm % 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Tổng chi phí trung bình/CV/năm của nghề lưới kéo đôi là 9,4 tr.đ/CV/năm (
±
5,9), lưới vây
là 8,45 tr.đ/CV/năm (
±
4,9). Hai loại hình khai thác này cần đầu tư cho công suất tàu và vàng lưới

rất lớn. Đối với nghề lưới kéo đơn thì không cần tàu có tốc độ cao vì đặc trưng của nghề cho nên
tổng chi phí trung bình/CV/năm trong năm chỉ là 8,0 tr.đồ/CV/năm (
±
4,0). Với cả bốn nghề khai
thác chủ yếu của tỉnh Kiên Giang thì chi phí cho nhiên liệu chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí
(Lưới kéo đôi: 57,46%, lưới kéo đơn: 25,48%, lưới vây: 18,1% và lưới rê: 37,74%). Khoản chi phí
này quyết định hiệu quả của nghề KTTS. Với tình hình kinh tế hiện nay, việc giá cả nhiên liệu gia
tăng cùng với các hàng hóa khác sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân, đồng thời ảnh hưởng đến
sự phát triển của nghề KTTS. Cắt giảm chi phí nhiên liệu một cách hợp lý là việc làm cần được
quan tâm giải quyết.
Bảng 2 cho thấy kết quả về lợi nhuận/CV/năm của lưới vây đạt cao nhất với 5,84
tr.đ/CV/năm (
±
6,39), kế đó là lưới kéo đôi với 5,50 tr.đ/CV/năm (
±
4,97) và lưới rê là 3,95
tr.đ/CV/năm (
±
3,68), thấp nhất là lưới kéo đơn 3,81 tr.đ/CV/năm (
±
4,12). Tất cả ngư dân theo
các loại nghề khai thác đều thu được lợi nhuận/năm, mặc dù trong năm cũng có một vài chuyến
bị lỗ nhưng bình quân thì có lời. Tuy nhiên, tàu kéo đơn cho hiệu quả chi phí cao nhất (1,90), kế
đó là lưới rê (1,50) trong khi hai loại lưới còn lại là tương đương (1,30-1,31). Điều này chứng tỏ
hoạt động KTHS xa bờ của các cơ sở là có hiệu quả về mặt kinh tế.
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất khai thác
Từ dữ liệu điều tra với bốn nghề KTHS xa bờ ở tỉnh Kiên Giang, thực hiện việc ước
lượng các tham số của hàm hồi quy phi tuyến tính đa biến cho kết quả: Hệ số xác định của mô
hình là R = 0,871 (hay mô hình được giải thích 87,1% bởi các yếu tố đưa vào mô hình); R
2

=
0,758 và Sig.F = 0,000 < α = 1%, tức là các biến độc lập trong mô hình có ảnh đến biến phụ
thuộc Y một cách có ý nghĩa ở mức 1%. Phương trình hồi quy tuyến tính về năng suất KTHS
trong năm (kg/CV/năm) của các tàu khai thác xa bờ được nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Kiên Giang
(Y
NS
) được viết như sau, trong đó các X
i
được chi tiết ở Bảng 3:
Y
NS
= -219,987 + 453,782 X
1
+ 62,379 X
2
– 8,918 X
3
– 2,883 X
4
+ 0,633 X
5
+ 524,954 X
6
– 462,463 X
7
+ 7,601 X
8
+ 15,46 X
9
- 22,032 X

10
- 279,978 X
11
Bảng 3: Mô hình hồi quy - các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất KTHS xa bờ tại tỉnh Kiên
Giang

hiệu
Các biến độc lập Hệ số (b) Chỉ số (t)
Mức ý nghĩa
(P)
A Hằng số -219,987 -0,864 0,390
X
1
Tổng chi phí biến đổi
(tr.đ/CV/chuyến)
453,782 11,355 0,000
X
2
Số chuyến biển trong năm (chuyến) 62,379 3,706 0,000
X
3
Thời gian 1 chuyến biển (ngày) -8,918 -3,111 0,002
X
4
Độ sâu đánh bắt bình quân (m) -2,883 -6,405 0,000
X
5
Công suất máy (CV) 0,633 6,805 0,000
X
6

Lưới rê (1: Lưới rê ; 0: khác) 524,954 3,866 0,000
X
7
Kéo đôi (1: Kéo đôi; 0: khác) -462,463 -7,024 0.000
X
8
Tuổi thuyền trưởng (tuổi) 7,061 3,200 0,002
X
9
Tuổi nghề của thuyền trưởng (năm) 15,460 3,485 0,001
X
10
Tổng số lao động (người/tàu) -22,032 -3,618 0,000
X
11
Ngư trường Cà Mau (1: Cà mau; 0:
khác)
-279,978 -2,171 0,032
Các biến độc lập có ý nghĩa thống kê đối với năng suất được giải thích như sau:
- Tổng chi phí biến đổi (Triệu đồng/CV/năm): Kết quả khảo sát thực tế và phân tích cho biết β
1
=
453,782, nghĩa là khi các yếu tố khác giả định không thay đổi nếu chi phí biến đổi cho một
chuyến biển càng nhiều thì năng suất khai thác/CV/năm càng tăng. Năng suất khai thác đạt mức
cao nhất là 976,39 kg/CV/năm và lợi nhuận cao nhất là 10,72 tr.đ/CV/năm đều đạt được ở mức
chi phí biến đổi 1,14 tr.đ/CV/năm.
- Số chuyến biển trong năm: Tàu khai thác càng nhiều chuyến trong năm thì năng suất khai thác
càng tăng (các biến khác cố định). β
2
= 62,379 có ý nghĩa là tàu khai thác thêm một chuyến trong

năm thì năng suất sẽ tăng lên 62,379 kg/CV/năm. Nhưng trữ lượng hải sản có hạn, sản lượng
khai thác không thể gia tăng mãi, nên số chuyến biển thích hợp nhất để có năng suất khai thác
cao nhất (884,1 kg/CV/năm) là từ 8-10 chuyến trong năm. Lợi nhuận đạt mức tối đa là 7,55
tr.đ/CV/năm khi tàu khai thác 8 chuyến/năm.
- Thời gian một chuyến biển: β
3
= -8,918 kết quả phân tích cho biết khi các biến còn lại cố định
nếu thời gian chuyến biển kéo dài thêm 1 ngày thì năng suất khai thác/CV/năm giảm xuống
8,918 kg/CV/năm. Thực tế, thời gian của một chuyến biển kéo dài thêm không có nghĩa là sản
lượng gia tăng cùng tỷ lệ. Cho nên, thời gian của một chuyến biển tốt nhất để mang về năng suất
cao nhất là khoảng 20 ngày/chuyến đến 30 ngày/chuyến với năng suất khai thác tối đa là 909,88
kg/CV/năm. Nhưng lợi nhuận của tàu khai thác đạt mức tối đa (10,17 tr.đ/CV/năm) khi thời gian
một chuyến biển khoảng 30-35 ngày/chuyến.
- Độ sâu đánh bắt bình quân: β
4
= -2,883 với ý nghĩa 1% cho biết yếu tố này có mối quan hệ tỷ
lệ nghịch với năng suất khai thác. Khai thác càng sâu thì năng suất càng giảm, khi tàu thả lưới
sâu thêm 1m thì năng suất sẽ giảm đi 2,883 kg/CV/năm. Năng suất và lợi nhuận có thể đạt mức
cao nhất là 914,71 kg/CV/năm và 11,22 tr.đ/CV/năm khi khai thác ở độ sâu 24-30 m.
- Công suất máy (CV): Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, công suất sẽ tác động ngược
chiều với năng suất khai thác, công suất càng lớn cho năng suất khai thác/CV/năm càng giảm. β
5
= 0,633 cho thấy công suất máy tăng lên 1 CV thì năng suất khai thác sẽ tăng lên 0,633
kg/CV/năm. Với công suất máy là 275 CV cho năng suất khai thác cao nhất là 933,85
kg/CV/năm và lợi nhuận cũng cao nhất 6,91 tr.đ/CV/năm.
- Lưới rê: Trong điều kiện khảo sát thực tế và các yếu tố khác cố định, lưới rê có năng suất cao
hơn lưới kéo đơn, cứ một tàu lưới rê tham gia khai thác tăng lên thì năng suất khai thác/CV/năm
sẽ tăng lên 524,954 kg/CV/năm so với lưới kéo đơn. Năng suất khai thác/CV/năm của lưới kéo
đôi thì thấp hơn lưới rê nhưng cao hơn lưới kéo đơn và lưới vây, β
7

=-462,463 cho biết ý nghĩa là
so với lưới kéo đơn nếu chiếc tàu lưới kéo đôi tăng lên thì năng suất khai thác sẽ giảm xuống
462,463 kg/CV/năm.
- Tuổi thuyền trưởng: β
8
= 7,601 cho biết tuổi của thuyền trưởng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với
năng suất khai thác với mức ý nghĩa 1% (khi các biến khác không thay đổi), tuổi thuyền trưởng
càng lớn thì năng suất khai thác càng cao. Năng suất khai thác đạt mức cao nhất là 899,39
kg/CV/năm khi thuyền trưởng ở độ tuổi trong khoảng 35 tuổi đến 40 tuổi và lợi nhuận mang lại
cao nhất là 6,2 tr.đ/CV/năm khi thuyền trưởng ở độ tuổi này. Qua độ tuổi này năng suất và lợi
nhuận bắt đầu giảm xuống do sức khỏe yếu đi theo thời gian.
- Tuổi nghề của thuyền trưởng (năm): Đây là yếu tố nói lên kinh nghiệm khai thác của thuyền
trưởng tương quan thuận với năng suất khai thác (β
9
= 15,460) trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi. Điều này có nghĩa là kinh nghiệm của thuyền trưởng tăng lên 1 năm thì năng
suất khai thác tăng thêm 15,460 kg/CV/năm. Tuổi nghề của thuyền trưởng từ 13 năm đến 15 năm
thì cho năng suất và lợi nhuận cao nhất (859,73 kg/CV/năm và 5,85 tr.đ/CV/năm).
- Tổng số lao động (người/tàu): β
10
= -22,032 cho biết số lao động trên tàu càng nhiều thì năng
suất khai thác càng giảm với mức ý nghĩa 1% trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi.
Lao động trên tàu khoảng 13 người đến 15 người thì sẽ cho năng suất khai thác cao nhất là
868,74 kg/CV/năm, nhưng lợi nhuận cao nhất là 6,28 triệu đồng/CV/năm khi lao động trên tàu ít
hơn mức này. Tuy nhiên cần chú ý tới cường độ lao động và sức khỏe của ngư phủ.
- Ngư trường Cà Mau: Giả sử các yếu tố khác cố định thì ngư trường có mối tương quan nghịch
với lợi nhuận với ý nghĩa 5%. Khai thác ở ngư trường Kiên Giang cho năng suất khai thác tốt
hơn, có thể tăng thêm 279,978 kg/CV/năm so với khai thác ở ngư trường Cà Mau.
3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khai thác
Hệ số xác định của mô hình hồi quy về lợi nhuận là R = 0,924; R

2
= 0,854 và Sig =0,000
< α = 1%, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có ảnh đến biến phụ thuộc Y có ý nghĩa thống
kê ở mức α = 1%. Với Y là lợi nhuận khai thác (tr.đ/CV/năm) thì phương trình hồi quy tuyến tính
về lợi nhuận (tr.đ/CV/năm) của các tàu KTHS xa bờ được nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Kiên Giang
(Y
LN
) được viết như sau, trong đó các X
i
được chi tiết ở Bảng 4:
Y
LN
= 5,177 + 6,317 X
1
– 0,237 X
2
+ 0,954 X
3
+ 0,068 X
4
– 6,456 X
5
– 6,084 X
6
– 4,662 X
7
– 0,065 X
8
Bảng 4: Mô hình hồi quy - các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận KTHS xa bờ tại tỉnh Kiên
Giang


hiệu
Các biến độc lập
Hệ số
(b)
Chỉ số (t)
Mức ý nghĩa
(P)
A Hằng số 5,177 3,828 0,000
X
1
Tổng chi phí biến đổi
(tr.đ/CV/chuyến)
6,317 14,595 0,000
X
2
Tuổi tàu (năm) -0,237 -5,211 0,000
X
3
Nhật ký khai thác (1: có, 0: không
có)
0,954 2,127 0,036
X
4
Giá bán bình quân (1.000 đồng/kg) 0,068 2,995 0,003
X
5
Lưới kéo đôi (1: Lưới kéo đôi ; 0:
khác)
-6,456 -9,267 0.000

X
6
Lưới vây (1: Lưới vây ; 0: khác)
-
6,084
-8,180 0,000
X
7
Ngư trường Cà Mau (1: Cà mau; 0:
khác)
-4,662 -8,372 0,000
X
8
Thời gian một chuyến biển (ngày) -0,065 -2,830 0,006
Các biến độc lập có ý nghĩa thống kê đối với lợi nhuận khai thác được giải thích như sau:
- Tổng chi phí biến đổi: β
1
= 6,317 có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi thì chi phí biến
đổi bỏ ra cho một chuyến biển càng nhiều thì lợi nhuận trong khai thác/CV/năm càng tăng. Chi
phí biến đổi tăng 1 tr.đ/CV/chuyến thì cho lợi nhuận tăng lên 6,317 tr.đ/CV/năm.
- Tuổi tàu: trong điều kiện các biến khác cố định, yếu tố này có mối tương quan nghịch với lợi
nhuận (β
2
= – 0,237 và mức ý nghĩa 1%) có nghĩa là thời gian sử dụng của tàu càng lâu (tàu cũ
đi) thì lợi nhuận càng giảm. Nguyên nhân là do tàu quá cũ thì chi phí sửa chữa sẽ nhiều hơn. Lợi
nhuận mang lại cao nhất trong khai thác là 5,84 tr.đ/CV/năm khi tàu có độ tuổi từ 2 năm đến 4
năm, qua thời gian này lợi nhuận khai thác bắt đầu giảm xuống. Nhưng năng suất khai thác đạt
mức cao nhất là 869,1 kg/CV/năm khi tàu có độ tuổi là 4 năm đến 7 năm.
- Nhật ký khai thác: β
3

= 0,954 cho biết nhật ký khai thác có mối tương quan thuận với lợi nhuận
khai thác (các biến còn lại cố định). Việc có ghi nhật ký khai thác giúp cho việc khai thác được
thuận lợi hơn trong việc xác định ngư trường cũng như sự di chuyển của các loài hải sản, từ đó
có thể giúp mang lợi nhuận thêm cho tàu KTHS là 0,954 triệu đồng/CV/năm.
- Giá bán bình quân: Giả định các yếu tố khác không đổi, β
4
= 0,068 cho thấy mối tương quan
thuận giữa giá bán với lợi nhuận khai thác, khi giá bán tăng lên 1.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ
tăng lên 0,068 triệu đồng/CV/năm. Nhưng không phải giá bán cao là mang lại lợi nhuận tốt, giá
bán bình quân từ 10.000 đồng/kg đến 15.000 đồng/kg sẽ mang về lợi nhuận cao nhất là 6,07
tr.đ/CV/năm, nhưng năng suất cao nhất lại đạt được khi giá bán bình quân từ 30.000 đồng/kg trở
lên là 819,25 kg/CV/năm. Điều này có thể là do lúc giá của hải sản khai thác cao, các tàu đánh
bắt hết công suất để có sản lượng cao nhất nhưng lợi nhuận thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như chi phí, các sản phẩm thay thế cho hải sản,….
- Lưới vây: Nếu các yếu tố khác không thay đổi, một cặp tàu lưới vây có lợi nhuận có thể thấp
hơn 4,084 tr.đ/CV/năm so với lưới kéo đơn. Trong khi đó, nếu sử dụng tàu lưới kéo đôi thì lợi
nhuận khai thác có thể giảm xuống 6,456 tr.đ/CV/năm so với các nghề còn lại.
- Ngư trường Cà Mau: Giả sử các biến khác không thay đổi, tàu khai thác ở ngư trường Cà Mau
cho lợi nhuận thấp hơn ngư trường Kiên Giang, cùng loại tàu nhưng nếu khai thác ở ngư trường
Cà Mau có thể thu lợi nhuận thấp hơn ở Kiên Giang khoảng 4,662 tr.đ/CV/năm.
- Thời gian chuyến biển (ngày): β
8
= -0,065 kết quả phân tích cho biết khi các biến còn lại cố
định nếu thời gian chuyến biển dài thêm 1 ngày thì lợi nhuận khai thác có thể giảm 0,065
tr.đ/CV/năm. Thực tế thì tàu khai thác dài ngày/chuyến thì chi phí/chuyến tăng thêm, nhưng như
đã đề cập ở phần trên, thời gian chuyến biển cho lợi nhuận tốt là 30-35 ngày.
3.6. Rủi ro trong khai thác hải sản và giải pháp phòng ngừa của ngư dân
Trong KTHS xa bờ, ngư dân gặp không ít rủi ro khi ra khơi. Nhiều ý kiến cho rằng những
khó khăn mà ngư dân thường gặp nhiều nhất trong khai thác là thời tiết bất thường, ngư trường
không ổn định, NLTS suy giảm, chiếm đến 61,6%. Những rủi ro khác mà ngư dân cũng thường

xuyên gặp là lưới bị rách, máy bị hư hỏng trong khi đánh bắt, vùng khai thác thì bị hạn chế vì
biên giới đường biển không rõ ràng, nên tàu cá dễ bị tàu của các nước láng giềng bắt do vượt
biên giới đường biển (chiếm 35,1%). Các khó khăn khác khi ra khơi còn là: thiếu vốn hoạt động,
mùa vụ không còn ổn định như trước đây và thời tiết diễn biến phức tạp hơn.
Bảng 5. Khó khăn trong khai thác hải sản xa bờ ở Kiên Giang (% số ngư dân)
Khó khăn
Kéo
đôi
Kéo
đơn
Lưới
vây
Lưới
rê Tổng
1. Thời tiết bất thường, ngư trường không
ổn định, nguồn lợi hải sản giảm.
36,6 10,0 100 100 61,6
2. Rách lưới, hư máy trong khi khai thác,
vùng khai thác bị hạn chế.
50,1 90,0 - - 35,1
3. Thiếu vốn ra khơi, thời tiết phức tap hơn,
mùa vụ không ổn định.
13,3 - - - 3,3
Ngoài những biện pháp mà ngư dân có thể chủ động thực hiện được thì có một số biện
pháp mà ngư dân mong muốn Nhà nước thực hiện để phòng ngừa rủi ro, mở rộng hoạt động khai
thác đó là: cần Nhà nước mở rộng vùng đánh bắt để nâng cao sản lượng khai thác và thu nhập của
ngư dân (chiếm 53,3%), mong muốn Nhà nước quản lý biên giới đường biển chặt chẽ hơn để tránh
tàu cá Việt Nam bị tàu cá nước ngoài bắt giữ khi vượt đường biên giới (chiếm 26,7%). Giải pháp
phòng ngừa rủi ro chủ yếu của ngư dân qua khảo sát thực tế bao gồm: thay lưới dự trữ và đem lưới
bị rách về vá lại tái sử dụng, máy hư nhẹ thì có thợ máy sửa chữa, hư nặng thì đem về bờ sửa

(16,7%), thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để tránh bão (2,5%), cần sự hỗ trợ về vốn của Nhà
nước để nâng cao chất lượng hải sản đánh bắt (0,8%),
Bảng 6. Giải pháp/đề xuất để khắc phục/hạn chế khó khăn trong khai thác hải sản (% số
ngư dân)
Giải pháp/đề xuất
Kéo
đôi
Kéo
đơn
Lưới
vây
Lưới
rê Tổng
1. Mở rộng ngư trường khai thác, cần có
sự hỗ trợ của Nhà nước về việc mở rộng
vùng đánh bắt.
100,0% 100,0% 13,3% - 53,3%
2. Cần có sự tham gia quản lý chặt chẽ
của Nhà nước về biên giới đường biển.
- - 13,3% 93,3% 26,7%
3. Thay lưới dự trữ, lưới bị rách thì đem
về vá lại, máy hư đem vô bờ sửa nếu hư
nặng.
- - 60,0% 6,7% 16,7%
4. Thường xuyên theo dõi bản tin dự báo
thời tiết để nắm thông tin phòng tránh
giông bão.
- - 10,0% - 2,5%
5. Cần sư hỗ trợ về vốn của Nhà nước để
mở rộng hoạt động khai thác.

- - 3,3% - 0,8%
3.7. Nhận thức của ngư dân về các quy định có liên quan
Hầu hết 100% ngư dân đều biết đến những quy định của ngành thủy sản cho thấy việc
triển khai các quy định của ngành là khá tốt. Quy định mà được nhiều ngư dân thực hiện tốt nhất
là việc đăng kiểm tàu cá (100% ngư dân quan tâm hàng đầu), cấm sử dụng phương pháp hủy diệt
trong khai thác như chất nổ, xung điện trong khai thác được ngư dân biết đến rất rõ (chiếm
92,1%). Những quy định khác như là về vùng khai thác được đa số ngư dân ủng hộ vì một số tàu
KTHS xa bờ lén lút vào ven bờ khai thác gây cạn kiệt NLHS ven bờ (nhưng còn có 26,7% ngư
dân không ủng hộ), về kích thước và loại ngư cụ khai thác (chiếm 57,6% ủng hộ).
Mặc dù nghề biển gian nan cực khổ, rủi ro cao trong khi lợi nhuận khai thác ngày càng
giảm nhưng ngư dân vẫn nhận định rằng nghề này vẫn mang tính bền vững trong tương lai
(75,8% ý kiến). Số ngư dân còn lại cho là KTHS không bền vững bởi những lý do đã phân tích ở
trên. Đa phần ngư dân không muốn làm thêm nghề phụ hoặc bỏ nghề vì họ đã gắn bó lâu đời với
nghề biển, gia đình có truyền thống làm nghề biển nên họ đã có kinh nghiệm vững vàng và quen
với nghề KTHS. Dù thu nhập có giảm nhưng vẫn có lời nên họ vẫn cố gắng bám biển, vì dù cho
có bỏ nghề thì họ cũng không biết làm nghề gì khác.
Bảng 7. Nhận định của ngư dân về tính bền vững của nghề biển (%)
Diễn giải
Kéo đôi
Kéo
đơn
Lưới
vây
Lưới rê
Tổng
1. Nghề KTHS có tính bền vững 93.3 100.0 73.3 83.3 75.8
2. Lý do KTHS có tính bền vững:
- Kinh nghiệm đánh bắt đã có lâu
đời, với nguồn vốn tự có giảm
được chi phí đi vay.

13.3 40.0 20.0 73.3 36.7
- Gắng bám biển do truyền thống
gia đình.
53.3 60.0 - - 28.3
- Gia đình đã gắn bó lâu đời với
nghề biển.
23.3 - - - 5.8
3. Lý do KTHS không bền vững:
- NLHS ngày càng giảm, chi phí
đầu vào ngày càng tăng.
10.0 - 80.0 26.7 29.2
- Có nhu cầu làm thêm nghề KTHS
phụ
6.7 - - - 1.7
- Có ý định chuyển/bỏ nghề KTHS 3.3 - - - 0.8
3.8. Phân tích ma trận SWOT đối với ngành khai thác hải sản xa bờ ở tỉnh Kiên Giang
Để có thể đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong khai thác hải
sản xa bờ của ngư dân tỉnh Kiên Giang thì cần phải phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, đe dọa/nguy cơ (Phân tích ma trận SWOT) của nghề KTHS qua bốn loại nghề chính.
Bảng 8: Ma trận SWOT đối với ngành khai thác hải sản ở tỉnh Kiên Giang
Điểm mạnh (Strength)
S
1
: KTHS vẫn là ngành kinh tế chủ lực của
tỉnh.
S
2
: KTHS là nghề truyền thống, ngư dân có
nhiều kinh nghiệm.
S

3
: Có đội tàu KTHS qui mô lớn, công suất
lớn với thiết bị hiện đại.
S
5
: Trình độ lao động của ngư dân ngày càng
được nâng cao.
S
6
: Các dịch vụ hậu cần (cơ khí, nước đá,
chế biến, …) đủ đáp ứng nhu cầu của ngành.
Điểm yếu (Weakness)
W
1
: Thiếu vốn sản xuất trong khi cần đầu
tư lớn.
W
2:
Chi phí mỗi chuyến biển cao.
W
3
: Công tác bảo quản sản phẩm và vệ
sinh môi trường chưa được chú trọng đúng
mức.
W
4
: Ý thức BVNLHS của ngư dân chưa
tốt.
W
5

: NLHS có hạn và có xu hướng bị suy
giảm.
W
6
: Chất lượng dịch vụ hậu cần chưa tốt.
W
7
: Ngư dân bị ép giá
Cơ hội (Opportunity)
O
1
: Nhà nước có nhiều chính sách khuyến
khích/hỗ trợ cho phát triển KTHS xa bờ.
O
2
: Thị trường tiêu thụ thủy hải sản có nhiều
thuận lợi.
O
3
: Có tiềm năng hợp tác KTHS với các
nước khác.
Nguy cơ (Threat)
T
1
: Giá nhiên liệu tăng cao.
T
2
: Ngân hàng hạn chế cho vay đối với
KTHS.
T

3
: Nguồn lao động không ổn định, thiếu
lao động mùa vụ.
T
4
: Ngư trường phức tạp, tiềm ẩn nhiều
nguy hiểm.
Một số giải pháp cơ bản để phát triển nghề KTHS xa bờ ở Kiên Giang được đề xuất như sau:
- Thường xuyên nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền đảm bảo không gây rò rỉ xăng dầu.
- Bố trí dụng cụ thu gom rác thải sinh hoạt trên tàu, tránh tình trạng xả thải xuống biển.
- Nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ KTHS mang tính hủy diệt NLHS và khoanh vùng các
khu bảo tồn giống loài thủy sản (ven biển) để bảo vệ NLHS.
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền và hỗ trợ cho ngư dân nâng cao ý thức trong KTHS
và bảo vệ NLHS.
- Tăng cường/khuyến khích đầu tư KTHS xa bờ, chuyển từ tàu nhỏ sang tàu lớn (từ 90 CV
trở lên), đồng bộ với đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các
cảng cá, bến cá, chợ cá,… như thường xuyên thu gom và xử lý chất thải, phân khu chức năng
hợp lý theo từng mặt hàng và tăng cường xử phạt hành chính.
- Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào khai thác và bảo quản sản phẩm.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ đánh bắt, trang bị các phương tiện hiện
đai để tăng năng suất KTHS, nâng cao trình độ tay nghề.
- Tổ chức các đội tàu thu mua và sơ chế ngay trên biển để đảm bảo chất lượng nguyên liệu.
Cần tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu.
- Hình thành đội tàu KTHS xa bờ nhằm hỗ trợ vốn được hợp lý và tăng cường liên kết hợp
tác trong KTHS giảm rủi ro.
4. KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ
Kiên Giang là một tỉnh có tiềm năng phát triển về KTHS, nhất là KTHS xa bờ. Tuy nhiên
hiệu quả khai thác chưa cao, tàu khai thác gần bờ còn chiếm đa phần trong tổng số tàu KTHS, sự
chuyển biến từ KTHS gần bờ sang KTHS xa bờ còn hạn chế, số tàu KTHS có công suất lớn gia
tăng không đáng kể. Ngư trường khai thác bị hạn chế, theo nhận định của ngư dân thì NLHS

ngày càng cạn kiệt cùng với chi phí gia tăng làm cho năng suất khai thác và lợi nhuận mang về
giảm dần.
Để phát triển ngành KTHS ở tỉnh Kiên Giang lâu dài thì cần nâng cao ý thức của ngư dân
trong KT&BVNLHS qua các lớp tập huấn và hội thảo hội nghị và các chương trình tuyên truyền.
Khuyến ngư cần tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho ngư dân, đào tạo máy trưởng đối với các
nghề KTHS xa bờ để có thể sửa chữa máy tàu ngay trên biển khi cần thiết. Có biện pháp hỗ trợ
trong việc thực hiện hợp đồng giữa các chủ tàu và thuyền viên, thực hiện việc mua bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế để ngư dân an tâm sản xuất lâu dài. Khuyến khích đầu tư cho KTHS xa bờ kết
hợp với tổ chức sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề một cách hợp lý nhất. Sắp xếp các loại nghề khai
thác theo hướng ưu tiên phát triển nghề lưới rê, lưới vây và những nghề có tính chọn lọc, không
gây ảnh hưởng đến môi trường, tiêu thụ nhiên liệu ít. Có chính sách hỗ trợ vốn, đào tạo nghề để
phát triển khai thác xa bờ. Hỗ trợ ngư dân trong hợp tác KTHS ở các ngư trường nước bạn như
Campuchia, Indonesia,….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Kiên Giang (2010). Thống kê số lượng tàu
cá theo địa bàn và nhóm công suất năm 2010.
Đặng Thanh Sơn (2009). Cơ chế tài chính phát triển ngành thủy sản Khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Luận án tiến sĩ Kinh tế tài chính, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Xuân Sinh (2010). Giáo trình Kinh tế thủy sản, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Chiêm (2005). Những yếu tố tác động đến phát triển khai thác hải sản. Tạp chí
Thủy sản, số 3/2007.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang (2009). Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng
thể thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Viện nghiên cứu Hải sản (2009). Trữ lượng cá biển vùng Tây Nam bộ.
MAJOR FACTORS AFFECTING THE YIELD AND PROFISH OF MAIN OFF-SHORE
FISHING BOATS IN KIEN GIANG PROVINCE
ABSTRACT
Kien Giang province has a good potential for development of sea-based economy, but there are difficulties for
capture and protection of marine aquatic resources. This study was conducted from June 2011 to February 2012,
aiming to have a better understanding of situation and suggestions for further development of major off-shore

fishing activities such as single trawl, pair trawl, gill net and seine net (investigation of 30 fishers/type of boats).
The results show a low efficiency and differences between fishing activities. Yearly, all fishers got some positive
profit, seine net provided the highest profit (5.84 million VND/CV/year), next w9ere pari trawl and gill net, and the
lowest profit was for single trawl (3.82 mil.VND). However, single trawl had a highest B:C ratio (1.90), followed by
gill net (1.50) while the other two had the same level of B:C (1.30-1.31). Total variable costs per trip increased
could help to increase both yield and profit per CV per year; pair trawl had lower yield and profit than single trawl;
yild was also higher for gill net in comparison to single and pair trawls; fishing ground of Kieng Giang province
could bring about better yield and profit than in Ca Mau province; Good duration of trip should be 30-35 days.
Abnormal weather, limitation and unstable fishing ground, depletion of marine aquatic resources and lack of capital
were the most important difficulties for fishers. In addition, fishers’ perception on fishing /protection of marine
aquatic resources and policy/sector management were still limited. Improvement of fishing, processing and
marketing is urgent needs in association with solutions for mitigating other risks. Fishers should give more care to
machine/boat maintanance while more supports from government should be given to enpanding fishing ground and
sea guard.
Key words: fishing, fishers, Kien Giang, management, marine aquatic resources.

×