Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hát Sình ca – nét văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.15 KB, 5 trang )



Hát Sình ca – nét văn hóa
độc đáo của dân tộc Sán
Chay

Đến vùng đất Yên Bái nơi có bà con dân tộc Sán Chay sinh sống vào dịp mùa xuân
về bạn sẽ được thưởng thức nàn điệu hát Sình ca nổi tiếng.
Hát Sình ca – nét văn hóa độc đáo của dân
tộc Sán Chay
Đồng bào Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò vè, tục ngữ, ngạn ngữ… Đặc
biệt nhất phải kể đến lối hát Sình ca – là hình thức sinh hoạt phong phú hấp dẫn; là
nét đẹp văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa của người Sán Chay. Lời hát Sình
ca trang nhã, tình tứ và thường dựa vào cảnh sinh hoạt hàng ngày để nói lên nỗi
lòng, tâm sự.
Nói đến Sình ca là nói đến một thể loại dân ca trữ tình với lời hát đối đáp giao
duyên, lời hát có từng chương, trai gái hát đối nhau hết chương này nối sang
chương khác, lời hát đối đáp mộc mạc của các chàng trai cô gái Sán Chay cứ say
sưa kéo dài hết đoạn này đến đoạn khác.

Hát đối là sự thể hiện thông minh và dí dỏm
của Sình ca Sán Chay
Hiện có tới hàng chục tập sách hát Sình ca được ghi chép lại bằng chữ Nôm Cao
Lan. Mỗi tập sách là một chương trình riêng gọi là “Đêm hát thứ nhất cho đến đêm
hát thứ mười mấy”. Họ còn truyền lại là “Slam sớp lộc di xinh mù cồng” ba mươi
sáu đêm hát không hết. Những đêm hát này là chương trình hát đối giao duyên nam
nữ bắt buộc. Bên nam phải hát dẫn và đọc cho bên nữ hát đối theo. Mỗi đêm hát
như vậy thâu đêm đến sáng. Họ thường xen vào những bài hát ướm hỏi giao duyên
tùy theo mức độ tình cảm của đôi trai gái. Nếu gặp đôi trai tài, gái giỏi có thể hát ví
với nhau vài đêm và hát với nhau nhiều lần đến khi tình yêu chín muồi sau đó báo
cáo với cha mẹ xin được làm lễ ăn hỏi và tiến tới tới hôn nhân. Trong thực tế số


đôi yêu nhau trong hát ví ít khi được thành vợ chồng, song vẫn đem lòng yêu nhau
suốt đời nên dân tộc này tôn thờ một nữ thánh thơ ca gọi là “Sệch ca làu Slam”.
Mỗi cuộc hát ví ngày xuân đều có chương hát “Slệch làu Slam” – thỉnh mời nữ
thánh thần nghệ thuật này về chứng giám và nhập hồn vào người sống để có trí
thông minh trong đối đáp lời ca.

Thiếu nữ Sán Chay
Tương truyền, người sáng tạo ra bài hát này là nàng Sệch ca làu Slam. Sệch ca làu
Slam là người có tiếng hát trong như tiếng chim. Trong ngày hội xuân Sệch ca làu
Slam đã hát Sình ca với chàng Dừn đến nỗi "Con nộc cau (tên tiếng Sán Chay của
một loài chim) bảy đêm đi tìm mồi, vẫn nghe tiếng hát hai người". Họ tiếp tục hẹn
nhau tới hội sau "Ta lại cùng nhau tung còn hát ví"…
Ngày nay, trai gái Sán Chay đến với nhau để thổ lộ tâm tình không chỉ qua những
đêm hát mà họ còn hát với nhau ở trên đồi núi, ruộng đồng, góp phần xua đi những
mệt mỏi vất vả sau mỗi vụ mùa.
Khi hát Sình ca, đồng bào sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình kết hợp cùng trang
phục truyền thống. Chính sự kết hợp hài hòa này đã tạo nên nét văn hóa riêng của
người Sán Chay.

×