Tải bản đầy đủ (.docx) (174 trang)

Lv ths báo chí học chất lượng chương trình truyền hình trên hệ thống mobile tv của truyền hình viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 174 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ
thông tin, lĩnh vực truyền hình cũng có sự thay đổi lớn và đem lại nhiều dịch
vụ mới phục vụ khán giả. Ngày nay, truyền hình khơng đơn thuần cung cấp
những sự kiện, tin tức, tuyên truyền đường lối, quảng bá các thơng tin về kinh
tế, chính trị, khoa học, giáo dục, văn hóa xã hội và thơng tin dịch vụ cho mọi
tầng lớp nhân dân mà còn hấp dẫn người xem bởi các chương trình giải trí bổ
ích, các dịch vụ tương tác như “video on demand”, “gameshow on demand”,
“e- shopping on demand”, “news on demand”, “web browsing on demand”…
và đang dần trở thành một ngành cơng nghiệp giải trí với dịch vụ siêu lợi
nhuận.
Cuộc sống hiện đại bận rộn, thời gian eo hẹp là những thực tế khiến
người dùng có xu thế hướng tới các thiết bị nhỏ gọn, tiện ích, đa năng, tích
hợp nhiều dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của mình. Khơng chỉ địi hỏi các
chương trình chuyên biệt về nội dung, người dân mong muốn có thể xem tivi
trên nhiều thiết bị, hệ thống. Chẳng hạn như với thiết bị cầm tay, người dùng
có thể xem ở mọi lúc, mọi nơi mà không làm ảnh hưởng đến xung quanh
mình. Ngồi ra, khán giả cịn có thể truy cập một cách dễ dàng đến các kênh
truyền hình mà khơng phải ngồi trước ti vi, đặt thơng báo khi có chương trình
mà mình u thích, lập danh sách và đăng ký thuê bao các gói kênh.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cũng nhanh chóng
được ứng dụng trong lĩnh vực viễn thơng. Các cơng nghệ kỹ thuật hiện đại
ngồi việc nâng cấp, tạo ra các mạng viễn thơng có tốc độ dữ liệu cao, còn
giúp tạo ra các thế hệ máy di động thêm nhiều tính năng tiên tiến. Ngồi các
chức năng truyền thống của một máy điện thoại di động đúng nghĩa,


2



Smartphone cịn có thể thực hiện các ứng dụng đa phương tiện cơng nghệ cao
trong đó có truyền hình di động.
Mobile TV - truyền hình di động là một trong những dạng thức của
truyền hình số. Nó là dịch vụ hội tụ giữa truyền hình và di động, là một trong
những hướng phát triển thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Theo những con số thống kê của hãng nghiên cứu
Pyramid, thì hiện có khoảng trên 2 tỷ người đang sử dụng điện thoại di động
và cứ 10 người dùng điện thoại thì có 4 người “mặn mà” với dịch vụ Mobile
TV. Do đó, việc tấn cơng tới lĩnh vực này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành
công mới. Mang được các nội dung có giá trị đến với những người sử dụng di
động, nhà đầu tư sẽ đạt được hiệu quả cao.
Tại Việt Nam, Hội thảo kỹ thuật truyền hình diễn ra nhân dịp Liên
hoan Truyền hình tồn quốc tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm
2007 đã giới thiệu về sự hội tụ của công nghệ truyền hình nói riêng, quảng bá
nói chung với cơng nghệ viễn thông. Và một trong những thiết bị làm cho sự
hội tụ đó trở thành hiện thực chính là chiếc điện thoại di động. Truyền hình số
tới các thiết bị điện thoại di động với màn hình nhỏ (cịn được gọi là “màn
hình thứ ba”, để phân biệt với các màn hình lớn hơn là màn chiếu tại các rạp
chiếu bóng và màn hình TV trong gia đình) cũng làm chức năng giống như
các hệ thống xem phim/hình thế hệ trước. Trong đó, nội dung được tạo ra,
được kết hợp, được phân bố, được truyền dẫn và được xem. Tại đây, giới
nghiên cứu, truyền thông, viễn thông bày tỏ sự kì vọng vào tương lai dịch vụ
Mobile TV ở Việt Nam.
Cơng ty truyền hình Viettel chính thức ra đời năm 2013, là một trong
nhiều nhà cung cấp đang triển khai tích cực dịch vụ truyền hình trên hạ tầng
Mobile TV. Đây là đơn vị trực thuộc Tập đồn Viễn Thơng Qn đội- một
trong những tập đồn viễn thơng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và



3

nằm trong Top 15 cơng ty viễn thơng tồn cầu về số lượng thuê bao. Sự lớn
mạnh của công ty mẹ Viettel, khiến người ta kỳ vọng hệ thống truyền hình
Mobile TV của Cơng ty truyền hình Viettel sẽ có nhiều tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên thực tế, sau một thời gian triển khai Mobile TV trên hệ
thống của mình, dù đã có doanh thu khá cao từ bán các gói chương trình (với
doanh thu theo tháng đạt hàng tỷ đồng) nhưng truyền hình Viettel vẫn chưa
khai thác hết tiềm năng vốn có. Rất nhiều chương trình, gói sản phẩm Mobile
TV trên truyền hình Viettel cịn hạn chế về chất lượng, dẫn đến chưa thu hút
người xem, chưa đánh vào đúng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Một
trong rất nhiều những nguyên nhân được đưa ra, là khâu tổ chức sản xuất
chương trình truyền hình cho Mobile TV còn yếu kém, bất cập; hay những
vấn đề về nhân lực sản xuất. Nếu tiếp tục duy trì chất lượng chương trình
truyền hình như hiện tại, nguy cơ dịch vụ Mobile TV của truyền hình Viettel
mất khách hàng là khơng hề nhỏ. Với một doanh nghiệp như truyền hình
Viettel , dịch vụ khơng tốt có nghĩa là khơng đủ cạnh tranh, và họ sẽ phải đối
mặt với câu chuyện “to be or not to be” (Tồn tại hay không tồn tại)?. Sản
phẩm truyền hình của Mobile TV có những đặc thù riêng so với việc phát
sóng trên truyền hình truyền thống. Vì thế, yêu cầu phải cải tiến, nâng cao
chất lượng chương trình truyền hình trên hệ thống Mobile TV là rất cấp thiết.
Với thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Chất lượng chương
trình truyền hình trên hệ thống Mobile TV của truyền hình Viettel” làm luận
văn tốt nghiệp cao học của mình. Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tế. Tác giả
mong muốn, việc nghiên cứu thực trạng sản xuất chương trình truyền hình
trên Mobile sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng
thị hiếu của khách hàng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể khẳng định: Chưa có một đề tài luận văn, luận án nào trực tiếp
nghiên cứu về “Chất lượng chương trình truyền hình trên Mobile TV của

truyền hình Viettel”


4

Tuy nhiên đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về chương trình
truyền hình nói chung và Mobile TV nói riêng, về nâng cao chất lượng
chương trình truyền hình:
+Luận văn thạc sỹ báo chí “Nâng cao chất lượng chương trình truyền
hình tại Đài phát thanh truyền hình Nam Định hiện nay”-của tác giả Trịnh
Xuân Lộc, Bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011. Tác giả
Trịnh Xuân Lộc đã đưa ra hệ thống lý luận chi tiết về chương trình truyền
hình, chất lượng chương trình truyền hình, một số yếu tố cơ bản quyết định
chất lượng chương trình truyền hình...Đây là tài liệu quan trọng để tác giả
luận văn tham khảo, hình thành cơ sở lý luận cho chương 1
+Các hội thảo về "Đánh giá và quản lý chất lượng chương trình
truyền hình" và "Cơng nghệ truyền hình và sự đổi mới"- Trong khn khổ
Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 31 (từ ngày 18 đến 21-12-2012 tại
Đà Nẵng). Nội dung chính của Hội thảo là tìm giải pháp nâng cao chất lượng
chương trình truyền hình. Trao đổi về cơng tác đánh giá chất lượng chương
trình truyền hình, các đại biểu nêu rõ những khó khăn về tiêu chí đánh giá
cũng như quản lý chương trình một cách chun nghiệp. Một số tiêu chí
thơng thường như rating (tỷ lệ người xem), Focused group (nhóm khán giả
mục tiêu)... thì lại khơng thể thực hiện hằng ngày. Các tham luận này là tài
liệu quan trọng, đặc biệt để tác giả luận văn có thể đưa ra các gói tiêu chí cho
chương trình truyền hình
+Luận văn “Xu hướng phát triển quảng cáo trên điện thoại di động tại
Việt Nam”: Luận văn Thạc sỹ Quan hệ công chúng của Nguyễn Thùy Dương,
bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2012. Trong luận văn này, tác
giả đề cập tới thực trạng quảng cáo trên điện thoại di động ở Việt Nam và đưa ra

các giải pháp để phát triển, dự báo xu hướng phát triển của dịch vụ này. Luận
văn đưa ra nhiều số liệu tin cậy và đề cập tới một lĩnh vực đang được cho là có


5

nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Những nghiên cứu của luận văn có thể hữu ích cho
tác giả trong phần giải pháp được đưa ra trong chương 3.Tuy nhiên, cũng giống
như tên của Luận văn, đề tài này mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu về
quảng cáo trên Mobile TV chứ không đề cập tới chất lượng, nội dung chương
trình sản xuất….
+ Các bài viết “Tính kinh tế của quảng bá TV Mobile” năm 2007 của
TS. Trần Dũng Trình trên website: phatthanhtruyenhinh.vn; Mobile TV may
still meet expectation, Telecom Asia. June 12, 2009 (Mobile TV vẫn có thể
đáp ứng mong đợi); Anthony Caruso, “Multimedia on Mobile Tv – Content
Preparation and Optimization”, CBC Technology Review, 1/2007 (“Đa
phương tiện trên truyền hình di động - Chuẩn bị nội dung và tối ưu hóa").
Những bài viết này là tư liệu quý với luận văn để hiểu rõ hơn đặc điểm, vai
trò của Mobile TV
+Khóa luận “Mobile và xu hướng cá thể hóa nội dung truyền hình” (khảo
sát S-Fone, Mobi Fone, VTC, VTV, Viettel, Vinaphone từ ngày 01/02/2012 đến
ngày 25/5/2012) : KLTN, Chuyên ngành

Truyền hình: 1.01.01

/ Phạm Thị Phương . - H: Học viện báo chí và tun truyền, 2012. Trong khóa
luận, tác giả Phạm Thị Phương đã phân tích khá sâu về thực trạng mobile TV
hiện nay, đồng thời chỉ rõ xu hướng cá thể hóa về nội dung của truyền hình. Kết
quả của khảo sát này là cơ sở để tác giả luận văn này tham khảo về nhu cầu
chuyên biệt nội dung của các chương trình trên hệ thống Mobile TV

+ Nghiên cứu “Truyền hình di động mặt đất ở Hàn Quốc và hiện
trạng Mobile TV trên thế giới” của Th.S. Nguyễn Đức Hoàng, 2009 được
đăng tải trên Website: phatthanhtruyenhinh.vn. Bài nghiên cứu này đã nhận
định về lĩnh vực truyền hình di động là cịn nhiều mới mẻ nhưng đầy triển
vọng, làm nổi bật quá trình triển khai truyền hình di động mặt đất ở Hàn
Quốc-một trong những nơi có dịch vụ Mobile TV rất phát triển. Thông qua


6

nghiên cứu này, tác giả luận văn có thể đưa ra cái nhìn khái quát nhất về tình
hình phát triển Mobile TV ở quốc gia khác, đặt ra các câu hỏi tại sao Mobile
TV lại có thể phát triển mạnh đến thế?
+“Báo

chí truyền hình”- Tập 1 (Tác giả: X.L. Xvích. Cudơnhetxốp. 

G.V. - Dịch giả: Đào Tấn Anh), Nxb Thơng Tấn, 2004. “Báo chí truyền
hình” của nhóm tác giả G.V, Cudơnhetxốp, X.L. Xvích, A.Ia. Iurốpxki là
cuốn sách mang tính hệ thống hố về lĩnh vực báo chí truyền hình. Nội dung
sách vừa đề cập tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương
tiện thơng tin đại chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình;
trong đó có phần lí thuyết về chương trình truyền hình. Đây là một tài liệu
quan trọng, giúp độc giả hiểu được những nét cơ bản của truyền hình, chương
trình truyền hình. Đối với tác giả luận văn, những lí luận của cuốn sách này là
tư liệu cực kỳ quý báu để làm rõ các khái niệm cơ bản về truyền hình
+Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình (2003), Nxb Văn hóa
thơng tin Hà Nội, tác giả Trần Bảo Khánh đã đề cập rất chi tiết đến cơng việc
tổ chức sản xuất chương trình, đưa ra các khái niệm liên quan. Tác giả đã chia
các thể loại của báo chí truyền hình thành ba nhóm chính là: Nhóm hội thoại,

nhóm tạo hình, nhóm các tác phẩm TV Games – show. Tất nhiên, đây là một
tài liệu tham khảo có giá trị, để tác giả có thể khái qt được quy trình sản
xuất một chương trình truyền hình như thế nào, từ đó xem xét việc tổ chức
sản xuất chương trình cho Mobile TV như thế nào là hợp lý.
+Trong Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng Bảo vệ tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền 2005, đề tài “Hoạt động sản xuất chương trình
truyền hình Cáp ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn Phú đề cập đến
các chương trình xã hội hóa và quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền
hình tại Truyền hình Cáp Việt Nam. Nội dung chính của luận văn là đánh giá


7

thực trạng hoạt động sản xuất chương trình của truyền hình Cáp Việt Nam, và
đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, tác giả chú trọng nhiều vào
đặc thù của truyền hình Cáp- Pay TV. Dẫu vậy, đây là một tài liệu phù hợp để
tác giả nắm kỹ hơn về hoạt động sản xuất chương trình truyền hình, vai trò
của khâu tổ chức sản xuất….
+Luận văn “Tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề ở Đài Phát thanhTruyền hình địa phương”: Luận văn Thạc sỹ Báo chí của Tạ Văn Dương bảo vệ
năm 2012 tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. Tác giả đã nêu thực trạng, đặc
trưng…. tổ chức sản xuất các chương trình chuyên đề, trong đó chủ yếu là lĩnh
vực truyền hình ở một số đài địa phương. Kết quả nghiên cứu này là một tài liệu
hữu ích, để giúp tác giả đưa ra so sánh đặc trưng của tổ chức sản xuất chương
trình truyền thống với trên hệ thống Mobile TV
- Một số bài báo, văn bản liên quan: nghiên cứu về Tập đồn viễn
thơng Qn đội Viettel, Cơng ty truyền hình Viettel hay dịch vụ Mobile TV
của truyền hình Viettel: Giấy phép hoạt động truyền hình trả tiền của Viettel,
Báo cáo Hội nghị Qn chính Cơng ty truyền hình Viettel năm 2014, Báo cáo
Hội nghị Qn chính Tập đồn Viễn thơng Qn đội năm 2014…Đây là
những tài liệu quan trọng đánh giá về hiệu quả kinh doanh Mobile TV, báo

cáo thực trạng chất lượng chương trình Mobile TV…là cơ sở số liệu tin cậy
để tác giả đưa vào, phân tích trong luận văn
Nhìn chung, hầu hết các cơng trình kể trên đều mới chỉ dừng lại ở
phạm vi nghiên cứu sâu dưới góc độ kỹ thuật của truyền hình di động Mobile TV. Cịn chất lượng chương trình phát ở truyền hình di động không
được đề cập tới nhiều. Dù vậy, những đề tài nghiên cứu này là điều kiện để
tác giả luận văn học hỏi, áp dụng lí luận vào thực tiễn, để việc nghiên cứu
chất lượng chương trình truyền hình trên hệ thống Mobile TV của truyền hình
Viettel đạt hiệu quả cao nhất


8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài: là thơng quan việc khảo sát, phân tích, đánh giá
thực trạng chất lượng chương trình truyền hình phát sóng trên Mobile TV của
Viettel từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu
quả của chương trình
Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện thành cơng mục đích của đề tài, tác
giả luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
-Hình thành khung lý thuyết, lí luận về chương trình truyền hình,
chương trình truyền hình Mobile TV; chất lượng chương trình truyền hình
-Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, thành cơng và hạn chế,
ngun nhân dẫn tới thành cơng, hạn chế của chương trình
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng chương
trình truyền hình trên Mobile TV
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Chất lượng chương trình truyền
hình trên hệ thống Mobile TV của Viettel”.
Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát chương trình truyền hình trên hệ thống Mobile TV của
truyền hình Viettel trong khoảng thời gian từ tháng 1.2014 đến tháng 1.2015
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước ta về phát triển các loại hình báo chí, trong đó có
truyền hình trong giai đoạn hiện nay
Luận văn dựa trên hệ thống lý luận về báo chí nói chung và báo chí
truyền hình nói riêng, tâm lý học báo chí, xã hội học.


9

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả
nghiên cứu khoa học của một số tác giả trước đó đã nghiên cứu về xu hướng
và đặc điểm của truyền hình, và dịch vụ truyền hình trên di động Mobile TV
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu cụ thể
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nhằm tìm hiểu những vấn đề lý
luận liên quan đến truyền hình, chất lượng chương trình truyền hình, các vấn
đề của Mobile TV….
-Phương pháp khảo sát, thống kê : Để lượng hóa những thơng tin cần
thiết cho q trình nghiên cứu như số lượng chương trình, nội dung chương
trình đề cập, các thể loại sử dụng...
-Phân tích tác phẩm : Dựa trên việc phân tích tác phẩm trên bình diện
nội dung và hình thức, kết cấu chương trình..để rút ra những thành cơng, hạn
chế của chương trình; ngun nhân thành cơng và hạn chế và đề xuất kiến
nghị, giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng chương trình.
-Phương pháp quan sát: Quan sát quy trình tổ chức sản xuất chương

trình truyền hình Mobile TV trong mối quan hệ với chất lượng của chương
trình.
-Phương pháp điều tra xã hội học : Mục đích điều tra xã hội học là để
tìm hiểu xu thế phát triển của truyền hình Mobile TV, nhu cầu của cơng
chúng với các dịch vụ truyền hình trên Mobile TV hiện nay
Đối tượng điều tra xã hội học là học sinh, nhà báo…trong độ tuổi từ
20-50; những người đang sử dụng điện thoại di động Smartphone, Ipad….hay
các thiết bị tính năng tương tự.


10

Địa bàn phát phiếu là Khu vực thành thị là Hà Nội và TPHCM, và khu
vực ngoại thành Hà Nội, nơi dân cư có điều kiện tiếp nhận chương trình trên
các thiết bị di động.
Cũng vì hạn chế về thời gian và kinh tế, nên tác giả không thể mở rộng
phạm vi điều tra ở các thành phố khác như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...
-Phương pháp phỏng vấn sâu  nhằm thu thập những ý kiến nhận xét,
đánh gía của các chuyên gia về chất lượng chương trình, những gợi mở về các
giải pháp để phát triển chương trình truyền hình Mobile TV trong xu thế phát
triển của Mobile TV hiện nay
Tác giả dự định tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu. Đối tượng phỏng
vấn sâu là: Chuyên gia đảm nhiệm nhiệm vụ tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình, lãnh đạo của đơn vị sản xuất của Truyền hình Viettel để tìm hiểu
về lí do triển khai sản xuất Mobile TV của đơn vị này; Đại diện các đơn vị
khác đang sản xuất chương trình truyền hình trên Mobile TV để rút ra những
điểm giống và khác nhau trong thực tế sản xuất; Những biên tập viên, những
cá nhân tham gia trong các khâu sản xuất một chương trình truyền hình trên
Mobile TV; Những người đang sử dụng dịch vụ trên Mobile TV để thu nhận
những ý kiến nhận xét, đánh giá, yêu cầu về chương trình...

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa lí luận :
Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả khẳng định chương trình truyền hình
Mobile TV là xu thế tất yếu của truyền hình hiện đại, dựa trên nền tảng khoa
học công nghệ, nhu cầu và điều kiện của cơng chúng và nhu cầu phát triển
của truyền hình. Tuy nhiên, để chương trình thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
của mình, thu hút được cơng chúng, chất lượng chương trình là yếu tố quyết
định; chương trình phải đảm bảo tốt các yếu tố nội dung, hình thức, kết cấu,
thời lượng, điều kiện tiếp nhận...


11

Về ý nghĩa thực tiễn :
+Luận văn có giá trị thực tiễn với truyền hình Viettel. Những giải pháp
được đưa ra có thể trở thành tài liệu tham khảo để truyền hình Viettel nghiên
cứu, áp dụng để nâng cao chất lượng chương trình trên Mobile TV
+ Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các Đài truyền
hình, Đài Phát thanh-Truyền hình khác đang sản xuất Mobile TV. Những
thành cơng và hạn chế của truyền hình Mobile TV do Truyền hình Viettel sản
xuất có thể là bài học kinh nghiệm với nhiều đơn vị sản xuất Mobile TV khác
+Là tài liệu tham khảo cho các đơn vị đào tạo báo chí- truyền thơng đặc
biệt là đào tạo nhà báo truyền hình
+ Là tài liệu cho những ai quan tâm tới chương trình truyền hình
Mobile TV.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Lí luận chung về chương trình truyền hình Mobile TV
Chương 2: Thực trạng chất lượng chương trình truyền hình trên hệ

thống Mobile TV của truyền hình Viettel
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình
trên hệ thống Mobile TV của truyền hình Viettel


12

CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH MOBILE TV
1.1.

Các khái niệm cơ bản và đặc điểm chương trình truyền hình
Mobile TV

1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Truyền hình
Tính đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng chục
khái niệm về truyền hình.
Hai tác giả người Pháp Brigitte và Didier Deormeaux, trong cuốn
Phóng sự truyền hình, quan niệm rằng truyền hình là “truyền thanh có minh
họa”.
“Làm thơng tin trên truyền hình, cũng là nói. Và nó là mơ tả bằng cách
trả lời những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Tại sao?” [tr.121].
Trong Tập Bài giảng mơn Truyền hình của PGS, TS. Dương Xn Sơn,
Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: “Truyền hình là
một phương tiện thơng tin đại chúng truyền đạt thông tin nhờ phương tiện kỹ
thuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem. Thông tin trong truyền hình gồm:
hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh trong truyền hình có cả hình ảnh động và
hình ảnh tĩnh”[48, tr.3].
Tác giả Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn Truyền thông đại chúng, NXB Chính

trị quốc gia Hà Nội, 2001 cho rằng: “Truyền hình là một loại phương tiện
thơng tin đại chúng chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh. Ngun
nghĩa của thuật ngữ vơ tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là
“ở xa” và vision nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [54, tr.143].
Các định nghĩa trên đều xác định phương tiện ngơn ngữ của truyền hình
là hình ảnh và âm thanh. Đây chính là đặc trưng của truyền hình.


13

Về kỹ thuật, truyền hình được hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau:
hình ảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó
mang thơng tin về độ sáng tối, màu sắc. Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video).
Sau khi được xử lý, khuyếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền
hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình
tiếp nhận tín hiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình
thành hình ảnh trên màn hình. Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một
nguyên lý tương tự như thế để rồi đưa ra loa.
Có thể xem “truyền hình là loại hình truyền thơng có các yếu tố kỹ
thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật + kinh tế
+ báo chí” [54, tr.12].
Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là cơng
cụ giải trí, thơng tin. Ngày nay, truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá
trình quản lý và giám sát xã hội, có vai trị quan trọng trong định hướng dư
luận xã hội.
1.1.1.2 Chương trình truyền hình
Chương trình là tồn bộ những nội dung dự kiến hành động theo một
trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định.
Chương trình cịn được định nghĩa là một loạt các hoạt động được thực
hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể

cho các nhóm khách hàng, nhóm đối tượng đã được định sẵn.
Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của tác giả Trần Bảo
Khánh, Nxb Văn hóa Thơng tin Hà Nội, 2003: “với sự xuất hiện của phát
thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuất hiện thuật ngữ chương trình. Đây
là thuật ngữ mang tính bản chất của chúng. Có thể đưa ra khái niệm như sau
về chương trình: Là kết quả cuối cùng của q trình giao tiếp với cơng


14

chúng”. [34, tr.30] và “chương trình tạo thành chu kỳ khép kín những mắt
xích trong chuỗi xích giao tiếp” [34, tr.30].
Chương trình truyền hình là khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biến
trong lĩnh vực truyền hình. Chương trình có thể là một tác phẩm truyền hình
cụ thể, bao gồm nội dung, hình ảnh, lời bình, cách sử dụng kỹ xảo… được sắp
xếp một cách hợp lý, cung cấp các thông tin cho khán giả. Đây là cách hiểu
phổ biến về chương trình truyền hình. Để một chương trình truyền hình phát
sóng, khơng chỉ cần sự sáng tạo của nhà báo, mà còn cần đến sự hỗ trợ của
đội ngũ kỹ thuật.
Tùy từng kênh mà số lượng chương trình truyền hình khác nhau. Trong
một kênh, các chương trình thường đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện,
mỗi chương trình có tiêu chí riêng, hướng đến nhóm cơng chúng riêng. Chúng
đều nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả. Dù ở thể loại
chương trình gì, nội dung như thế nào, chương trình truyền hình đều phải trả
lời được các câu hỏi đặc trưng của truyền hình là: Cái gì? Như thế nào? Cho
ai? Khi nào?.
Chương trình truyền hình là sự sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng
biểu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định. Một chương trình
truyền hình trọn vẹn thường được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết
thúc bằng lời chào tạm biệt….đáp ứng u cầu của cơ quan báo chí truyền

hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.Do yêu cầu riêng về mặt
sáng tạo, kỹ thuật, phát sóng, chương trình truyền hình là kết quả hoạt động,
là sản phẩm của một tập thể bao gồm: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ
phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần. Chương trình truyền hình tạo ra
sản phẩm, hình thành mối quan hệ giữa nhà báo – tác phẩm – cơng chúng.
Như vậy: “Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một
tập thể các nhà báo và các cán bộ kỹ thuật dịch vụ. Đồng thời đó cũng là quá


15

trình giao tiếp truyền thơng giữa những người làm truyền hình với cơng
chúng xã hội. Chương trình truyền hình là cầu nối giữa cơng chúng và những
người làm truyền hình”
Thơng thường, các chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề xã
hội một cách xâu chuỗi với nhau, từ chương trình này chuyển đến chương
trình khác, từ ngày này sang ngày khác để liên tục cung cấp nhu cầu nghe
nhìn của khán giả. Chương trình truyền hình có tác động sâu sắc, tạo thành
thói quen trong ý thức cơng chúng.
1.1.1.3 Chất lượng chương trình truyền hình:
- Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác
nhau.
Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) nêu định nghĩa về chất
lượng như sau: “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự
vật, sự việc”
Theo Juran - một Giáo sư người Mỹ: " Chất lượng là sự phù hợp với
nhu cầu"
Giáo sư Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với các u cầu hay đặc
tính nhất định"
Cịn theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa, " Chất lượng là sự sự thoả

mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất"
Trang “Ashmed Business Portal” có đưa ra thuật ngữ nói về chất lượng.
Theo đó “chất lượng khơng chỉ là một đặc tính đơn lẻ mà tồn bộ tất cả các
đặc tính quyết định mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng”
Trang “Khách hàng tiêu biểu” đưa ra quan niệm: “Chất lượng sản
phẩm cung cấp cho khách hàng là giá trị mà khách hàng nhận được từ hiệu
quả của sản phẩm và dịch vụ do bạn cung ứng”


16

Trang Vietnambranding.com cho rằng chất lượng sản phẩm nằm ở tâm
thức người mua muốn xây dựng nhãn hiệu mạnh, phải tạo nhận thức mạnh
trong tâm thức của người tiêu dùng. Cách tốt nhất để tạo ra nhận thức về chất
lượng trong tâm thức người tiêu dung là phải tuân theo các quy luật về nhãn
hiệu
Theo “Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa” ban hành năm 2007, điều
3, tiết 5 quy định: “Chất lượng sản phẩm hàng hóa là mức độ của các đặc
tính của sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều
quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất
lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu
chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa
chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn
có"
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ cơng nghệ sản
xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa.

- Chất lượng chương trình truyền hình:
Bàn về chất lượng chương trình truyền hình, trong cuốn “Báo chí
truyền hình, tập 1” của nhóm tác giả G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvích,
A.la.Lurơpxki, Nxb Thơng tấn Hà Nội, xuất bản năm 2004, trang 43 có đoạn
viết:
Viện nghiên cứu về các phương tiện thông tin đại chúng của Châu Âu
khi định nghĩa về một chương trình truyền hình có chất lượng đã nêu lên khả
năng và sự cần thiết phải cung cấp cho khán giả “một quan điểm rộng rãi về


17

thế giới”, “mở rộng tầm nhìn của khán giả”, “tơn trọng phẩm giá của con
người và cung cấp thông tin với tinh thần khách quan” [24].
Trong cuốn Truyền thông đại chúng, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 cho rằng: “Một chương trình gọi là có chất
lượng khi nó thu hút được sự quan tâm của người xem, và thể hiện được tính
mục đích của người sáng tạo. Mặt khác ở bất cứ một chương trình nào cũng
hàm chứa những giá trị tư tưởng văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc, quốc gia,
mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội cụ thể. Những giá trị này khơng chỉ được chuyển
tải qua nội dung mà cịn biểu hiện cả trong phương pháp sáng tạo và hình
thức thể hiện của tác phẩm, tài liệu cũng như cách thức tổ chức xây dựng
chương trình” [54].
Với nhận thức của mình, tơi hồn tồn đồng ý với quan điểm của
PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn về chất lượng chương trình truyền hình.
1.1.2 Truyền hình Mobile TV
1.1.2.1 Xu hướng phát triển truyền hình kỹ thuật số và sự ra đời của
Mobile TV
Truyền hình số- làn sóng cơng nghệ và kỷ ngun mới của truyền hình
Sự phát triển khơng ngừng của kỹ thuật số đã thâm nhập vào hầu hết tất

cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Truyền hình cũng khơng nằm ngồi q
trình đó. Cơng nghệ truyền hình kỹ thuật số với những tính năng tích hợp,
tương tác và đa dạng đang dần thay thế truyền hình Analog
Truyền hình kỹ thuật số nói một cách đơn giản và dễ hiểu là truyền
hình có sử dụng cơng nghệ số với những tính năng mới, khắc phục được
những nhược điểm của truyền hình sử dụng cơng nghệ Analog truyền thống
về âm thanh và hình ảnh. Truyền hình kỹ thuật số có 2 loại: Truyền hình kỹ
thuật số mặt đất và truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh (DTH).


18

Hình 1.1. Lộ trình chuyển đổi cơng nghệ tương tự sang số của một số QG Châu Âu
(Nguồn: Th.S Nguyễn Đức Hồng, “Truyền hình di động mặt đất ở Hàn Quốc
và hiện trạng Mobile TV trên thế giới”)

Số hóa truyền hình là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp
thế giới. Các nước Âu- Mỹ đã tiên phong và hồn tất lộ trình số hóa này trong
giai đoạn năm 2007-2011. Hà Lan là nước đầu tiên “khai tử” hồn tồn truyền
hình Analog để chuyển sang phát số. Sau đó lần lượt đến Phần Lan, Thụy
Điển, Thụy Sỹ, Đức, Mỹ… Tại Châu Á, Nhật và Hàn Quốc rất tích cực hồn
tất q trình chuyển đổi


19

Riêng đối với Việt Nam, ngày 16.2.2009, Thủ tướng chính phủ ký
quyết định số 22/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát
sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020. Trong đó nêu rõ: “Năm 2020 về
cơ bản chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự”. Ngày 19.7.2010, Thủ

tướng chính phủ cũng ký quyết định số 49/2010/QĐ-TTg phê duyệt truyền
hình số mặt đất là một trong 46 cơng nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển và
các sản phẩm liên quan tới truyền hình số mặt đất thuộc danh mục 76 sản
phẩm cơng nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Trong bài viết “Lộ trình hóa truyền hình tại Việt Nam” đăng tải ở mục
doanh nhân của báo điện tử Dân trí, ngày 7.5.2012, ơng Phan Quang TuấnPhó TGĐ SCTV cho biết: Việt Nam đang khẩn trương và đặt mục tiêu sẽ
hồn thành trong giai đoạn 2015-2020
“Số hóa truyền hình là một xu hướng tất yếu, bởi khi nhu cầu thưởng
thức truyền hình của khán giả ngày một nâng cao và đa dạng, truyền hình
Analog sẽ trở nên lỗi thời. Bên cạnh đó, q trình số hóa cịn cho phép khán
giả nâng cao trải nghiệm thưởng thức truyền hình nhờ chất lượng nội dung
và hình ảnh, âm thanh vượt trội, cùng những tính năng phong phú khác”
Truyền hình kỹ thuật số đem lại cho người tiêu dùng số lượng kênh lớn,
nội dung chương trình phong phú, chất lượng hình ảnh và âm thanh cao.
TS Phạm Đắc Bi- Hội vô tuyến điện tử cho biết: So với Analog, digital
có nhiều ưu điểm vượt trội: hình ảnh rõ nét, sống động. Đặc biệt truyền hình
kỹ thuật số cịn cho phép thực hiện tương tác hai chiều sinh động giữa người
xem và nhà đài. (Ví dụ người xem có thể u cầu Đài truyền hình phát lại một
bộ phim mà họ u thích). Đây là điều mà analog khơng thể làm được. Nhờ
đó người dân sẽ được thưởng thức các chương trình truyền hình với chất
lượng cao, giá thành hợp lý hơn. Mặt khác họ cũng có được cơ hội trải
nghiệm những dịch vụ mới mà truyền hình Analog khơng thể tạo ra được


20

truyền hình HD, 3D… hoặc theo những phương thức mới như xem trên các
thiết bị di động, xem lại chương trình u thích bị bỏ lỡ…
Sự ra đời của Mobile TV
Khái niệm Mobile TV:

Theo thơng cáo báo chí của Ericsson thì thuật ngữ “Mobile TV” hay
truyền hình di động đã xuất hiện đầu năm 2003 ở Hàn Quốc, Trung Quốc và
Châu Âu: “Nó bao hàm ý nghĩa truyền các nội dung của các chương trình
truyền hình, các đoạn video, hình ảnh, âm thanh, các nội dung đa phương
tiện đến máy thu phát cầm tay di động như điện thoại di động, PDA, các thiết
bị multimedia cầm tay hay các đầu thu thích hợp cho máy tính xách tay hay
lắp trong ô tô. Thực tế đó là các thiết bị di động khi hỗ trợ công nghệ Mobile
TV sẽ thu được các kênh truyền hình mà khơng cần ti-vi hay đầu thu có kích
thước lớn như trước. Các thiết bị di động có ưu điểm là người dùng có thể
cập nhật các bản tin, các thông tin khác một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi
nơi, ngay cả khi họ đi ngồi đường, đang di chuyển trên xe…
Cuốn “Sách trắng- Truyền hình di động: Chứng kiến sự lớn mạnh”
định nghĩa về Mobile TV như sau: “Truyền hình di động thường được hiểu là
trực tiếp phát hình trên các thiết bị di động cung cấp nội dung tương tự như
trên truyền hình vệ tinh, truyền hình kĩ thuật số hoặc truyền hình cáp thông
thường tại nhà. Tuy nhiên thuật ngữ này cũng bao gồm các video hoặc clip
ngắn mà người dùng có thể tải về hoặc có thể phát sóng cho một lượng lớn
người dùng theo yêu cầu” [45, tr.1]
Có thể thấy, truyền hình di động có nghĩa là truyền hình theo dõi trên
một thiết bị cầm tay nhỏ. Nó có thể là một dịch vụ truyền hình trả tiền phát
sóng trên mạng lưới điện thoại di động hoặc nhận được miễn phí thơng qua
truyền hình mặt đất đài phát sóng thường xun hoặc định dạng truyền dẫn
truyền hình di động đặc biệt.



×