Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ phông lưu trữ ban chấp hành trung ương đảng nguồn sử liệu nghiên cứu về công cuộc đổi mới của đảng từ năm 1986 đến năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.12 MB, 121 trang )

MỤC LỤC
Trang số

Mở đầu………………………………………………………………...

04

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài………………………………………...

04

2. Mục tiêu của đề tài………………………………………………….

05

3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….

06

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………..

06

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………..

06

6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………....

08


7. Tài liệu tham khảo…………………………………………………..

08

8. Đóng góp của đề tài………………………………………………....

09

9. Bố cục của luận văn………………………………………………....

09

Chƣơng 1: Tổng quan về tài liệu phông lƣu trữ Ban Chấp hành
Trung ƣơng từ khóa VI đến khóa IX (1986-2006)………………….

11

1.1. Bối cảnh lịch sử và công cuộc đổi mới của Đảng ta từ năm
1986 đến năm 2006……………………………………………………

11

1.1.1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới…

11

1.1.2. Công cuộc đổi mới của Đảng và những nội dung đổi mới giai
đoạn 1986-2006………………………………………………………...

13


1.2. Tài liệu chủ yếu của phông lƣu trữ Ban Chấp hành Trung
ƣơng từ khóa VI đến khóa IX (1986-2006)…………………….........

21

1.2.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư…………………………………………………..

21

1.2.2. Tài liệu chủ yếu của phơng Ban Chấp hành Trung ương từ khóa
VI đến khóa IX (1986-2006)…………………………………………...

z

26


Trang số

1.3. Nội dung, đặc điểm, khối lƣợng tài liệu phơng lƣu trữ Ban
Chấp hành Trung ƣơng từ khóa VI đến khóa IX (19862006)……………………………………………………………………

29

1.3.1. Về nội dung……………………………………………………...

29


1.3.2. Đặc điểm, khối lượng tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành
Trung ương từ khóa VI đến khóa IX (1986-2006)……………..............

30

Chƣơng 2: Giá trị tài liệu của phông lƣu trữ BCHTW - Nguồn sử
liệu nghiên cứu về công cuộc đổi mới của Đảng ta (1986-2006)……

34

2.1. Giá trị tài liệu của phông lƣu trữ BCHTW - Nguồn sử liệu
nghiên cứu về công cuộc đổi mới của Đảng ta (1986-2006)………..

34

2.1.1. Giá trị sử liệu của tài liệu phơng lưu trữ BCHTW từ khóa VI
đến khóa IX (1986-2006)………………………………………………

34

2.1.2. Tài liệu phơng lưu trữ BCHTW từ khóa VI đến khóa IX phản
ánh cơng cuộc đổi mới của Đảng ta (1986-2006)……..……………….

36

2.2. Thực trạng khai thác sử dụng tài liệu phông lƣu trữ BCHTW
khi nghiên cứu về công cuộc đổi mới của Đảng (1986-2006)……….

62


2.2.1. Những kết quả bước đầu…………….…………………………..

62

2.2.2. Một số ưu điểm, hạn chế khi nghiên cứu và sử dụng tài liệu
phơng lưu trữ BCHTW để tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Đảng
(1986-2006)…………………………………………………………….

68

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng
tài liệu phông lƣu trữ BCHTW phục vụ nghiên cứu công cuộc đổi mới
của Đảng (1986-2006)………………………………………………………

73

3.1. Nâng cao chất lƣợng công tác lƣu trữ để phục vụ tốt hơn cho
việc nghiên cứu công cuộc đổi mới của Đảng……………………….

73

3.1.1. Sưu tầm, thu thập đầy đủ tài liệu………………………………...

73

z

2



Trang số

3.1.2. Tổ chức khoa học tài liệu……………………………………….

73

3.1.3. Xây dựng và ban hành văn bản, quy định về giải mật tài liệu
cho khối tài liệu phông lưu trữ BCHTW…………………………… ....

76

3.1.4. Phục vụ khai thác có hiệu quả nguồn tài liệu phông lưu trữ Ban
Chấp hành Trung ương cho việc nghiên cứu cơng cuoocj đổi mới của
Đảng nói riêng và nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung...........................

77

3.2. Tăng cƣờng sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ lƣu trữ với ngƣời
sử dụng tài liệu lƣu trữ……………………………………………….

79

3.2.1. Về phía cán bộ làm cơng tác lưu trữ……….................................

79

3.2.2. Về phía nhà nghiên cứu tài liệu và sự hợp tác giữa cán bộ lưu
trữ với người sử dụng tài liệu lưu trữ……………..………....................

82


3.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học trong công tác lƣu
trữ………………………………………………….………..................

84

Kết luận ……………………………………………………………….

87

Tài liệu tham khảo……………………………………………………

89

Phụ lục…………………………………………………………………

93

z

3


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa đặc biệt quý báu của mỗi quốc gia, là
nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc nói
riêng và của nhân loại nói chung.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tháng 12 năm 1986 đã quyết định tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất

nước, bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới phương pháp lãnh
đạo và phong cách công tác. Đến năm 2006, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến
hành Đại hội lần thứ X, cơng cuộc đổi mới được 20 năm. Nhìn lại chặng
đường 20 năm đã qua, Đảng ta có quyền tự hào khẳng định những thành tựu
về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng
Nhà nước, tăng cường đoàn kết dân tộc mà Đảng ta đạt được thực sự to lớn và
có ý nghĩa lịch sử. Việc đánh giá đầy đủ, đúng đắn, khoa học quá trình thực
hiện đổi mới đất nước để rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần
thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện đường lối, quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh sự
nghiệp đổi mới trong những năm tiếp theo là một vấn đề hết sức quan trọng
của Đảng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử cơng cuộc đổi mới thu hút
được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Con đường để các nhà
nghiên cứu tiếp cận lại chính là tài liệu lưu trữ vì : “Chính những tài liệu lưu
trữ của Đảng là bằng chứng lịch sử hùng hồn nhất về Pho sử vàng ấy của
Đảng ta. Đó là cơ sở dữ liệu quan trọng nhất, khách quan nhất, đầy đủ nhất
giúp cho việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, tổng kết kinh nghiệm
xây dựng Đảng, nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng ta và nghiên cứu những
vấn đề lí luận về cách mạng Việt Nam một cách khoa học” [30, tr5]. Tài liệu

z

4


lưu trữ của Đảng được tập trung bảo quản trong mạng lưới các kho lưu trữ
của Đảng từ Trung ương đến địa phương.
Kho Lưu trữ Trung ương Đảng là nơi tập trung, bảo quản khá đầy đủ
khối tài liệu lưu trữ của Đảng, phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng
trong từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt là tài liệu trong Phông Lưu trữ Ban Chấp
hành Trung ương.

Việc xem xét tài liệu dưới góc độ lưu trữ để đánh giá giá trị tài liệu có
một ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó khơng những phục vụ cho việc tổng kết
kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng ta mà còn phục vụ việc
nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng nói riêng và nghiên cứu của các khoa
học xã hội nói chung. Tuy nhiên, tài liệu lưu trữ được biết đến và sử dụng như
một nguồn sử liệu chủ yếu để nghiên cứu chưa nhiều. Nhằm góp phần thơng
qua tài liệu lưu trữ để phản ánh chân thực thời kỳ lịch sử 1986-2006; mặt
khác để phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và vai trị tài liệu lưu trữ trong cơng tác
nghiên cứu về công cuộc đổi mới của Đảng ta, tôi chọn đề tài: “Phông lƣu
trữ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng - Nguồn sử liệu nghiên cứu về
công cuộc đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến năm 2006” làm luận văn
thạc sỹ.
2. Mục tiêu của đề tài.
- Khảo sát, đánh giá kết quả nghiên cứu, sử dụng nguồn tài liệu của
phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) trong việc tìm hiểu về
cơng cuộc đổi mới của Đảng.
- Phân tích rõ giá trị của khối tài liệu này đối với việc nghiên cứu, tìm
hiểu về cơng cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo (1986-2006).
- Đề xuất giải pháp tiếp tục khai thác, sử dụng khối tài liệu này một
cách hiệu quả hơn phục vụ nghiên cứu lịch sử q trình lãnh đạo của Đảng và
đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

z

5


3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, luận văn này cần giải quyết các
nhiệm vụ chính sau đây:

Một là: Tìm hiểu bối cảnh lịch sử công cuộc đổi mới (1986-2006)
Hai là: Khảo sát và giới thiệu nội dung, thành phần, khối lượng tài liệu
thuộc phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương từ khóa VI đến khóa IX phản
ánh về cơng cuộc đổi mới của Đảng (1986-2006).
Ba là: Thực trạng tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương đã
phục vụ cho việc nghiên cứu về vấn đề này. Xem xét hiệu quả nghiên cứu,
đánh giá ưu điểm, tồn tại và phương hướng khắc phục đồng thời đề xuất một
số giải pháp nhằm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đặc biệt đối với tài liệu lưu
trữ của Đảng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đó là tài liệu văn kiện thuộc phơng lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương
từ khóa VI đến khóa IX phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về công cuộc
đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến năm 2006.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài này là vấn đề liên quan trực tiếp đến sử liệu học, lưu trữ học và
phương pháp luận nghiên cứu lịch sử nên đã được các tác giả nước ngoài và
trong nước nghiên cứu đề cập ở những mức độ, phạm vi khác nhau. Đó là các
cuốn sách “ Phương pháp Mác xít - Lê-nin-nit nghiên cứu lịch sử Đảng” của
Ma-xlôp, “Phương pháp luận sử học” của Tô-pôn-sky”, “Mấy vấn đề về
phương pháp luận sử học” của Viện Sử học, “Công tác lưu trữ Việt Nam” của
Cục Lưu trữ Nhà nước.v.v….. Ngồi ra, các bài nói, bài viết của đồng chí
Trường Chinh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban đầu tiên của Ban
Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương; đồng chí Nguyễn Vịnh, nguyên Viện
trưởng Viện Mác - Lênin; đồng chí Nguyễn Đức Bình, ngun Giám đốc

z

6



Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh) chỉ đạo về công tác nghiên cứu lịch sử Đảng;
các bài viết của nhiều tác giả, đặc biệt là các nhà sử học có nhiều kinh
nghiệm, tiêu biểu là bài viết của Giáo sư Vũ Minh Giang với tựa đề: “Tài liệu
lưu trữ đối với việc nghiên cứu lịch sử” đăng trên Tạp chí Văn thư - Lưu trữ
Việt Nam; “Công bố tài liệu văn kiện một trong những nhiệm vụ cần thiết của
các kho lưu trữ” (Tạp chí Văn thư lưu trữ số 2/1980) của tác giả Nguyễn Văn
Hàm; “Sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ toàn diện cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước” (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 02/1990) của tác giả Vũ Thị
Phụng; “Một vài suy nghĩ sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu lịch sử dân
tộc” (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 02/1987) của tác giả Nguyễn Văn Thâm.
Bên cạnh những bài viết trên, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ đã đăng một số bài
viết của tác giả khác cũng đề cập đến vai trò của tài liệu lưu trữ trong công tác
nghiên cứu lịch sử: “Vai trò của tài liệu lưu trữ đối với việc biên soạn lịch sử
Chính phủ Việt Nam” của tác giả Dương Văn Khảm, “Tài liệu lưu trữ Nguồn sử liệu tin cậy nghiên cứu lịch sử Bộ Nội vụ” của tác giả Trần Hoàng,
“Tài liệu lưu trữ của Việt Nam - vấn đề tiếp cận và khai thác sử dụng để
nghiên cứu khoa học” (Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 4/2014) của tác
giả Nguyễn Văn Hàm.v.v... Những bài viết nói trên đề cập một cách chung
nhất về giá trị của tài liệu lưu trữ đối với việc nghiên cứu lịch sử mà chưa đề
cập một cách cụ thể về lịch sử quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến năm 2006. Do
đó, đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu làm rõ giá trị các tài liệu lưu trữ của Phông
lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương trong công cuộc đổi mới giai đoạn 1986
đến năm 2006.

z

7



Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, tơi sử dụng các ngun tắc như:
Ngun tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp để
vận dụng trong quá trình khảo sát, phân tích tình hình thực tế về thành phần,
nội dung và đặc điểm của tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương.
Đề tài được sử dụng các phương pháp như: Phương pháp lịch sử,
phương pháp sử liệu học, phương pháp lô gic, phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp lịch sử trình bày một cách hệ thống bối cảnh lịch sử giai
đoạn 1986 - 2006.
Phương pháp sử liệu học để xem xét tính chính xác và độ tin cậy cao
của các tài liệu văn kiện hình thành ở giai đoạn lịch sử này.
Phương pháp lơ gic địi hỏi phải bám sát các sự kiện lịch sử, đường lối,
chủ trương của Đảng, những hoàn cảnh khách quan và chủ quan, vận dụng
nguyên tắc phương pháp luận sử học macxít để phân tích, tổng hợp, so sánh,
rút ra những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Khẳng định những bài học kinh nghiệm thành công đồng thời
cũng chỉ rõ nguyên nhân của những sai lầm, khuyết điểm. Ngồi ra, phương
pháp này cịn được sử dụng để kho Lưu trữ Trung ương dự đoán nhu cầu
trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ của kho phục vụ cho riêng việc nghiên cứu
lịch sử Đảng nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.
Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng trong việc tìm hiểu về tình
hình và nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ đối với hoạt động nghiên
cứu sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo được phản ánh cụ thể trong
Phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương (1986-2006).
Tài liệu tham khảo.
Nguồn tư liệu tham khảo chính khi thực hiện đề tài bao gồm:

z

8



Tài liệu phân phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa
VI đến khóa IX; Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; các
văn bản về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư; các tập Văn kiện Đảng đã được xuất bản liên quan đến giai đoạn
1986 - 2006.
Một số cuốn sách, bài viết về công cuộc đổi mới của Đảng ta. Các tạp
chí chuyên ngành như Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Lịch sử
Đảng.
Các cuốn lịch sử Đảng nghiên cứu về công cuộc đổi mới.
Các luận văn tốt nghiệp cao học của học viên chuyên ngành Lưu trữ
học và Quản trị Văn phịng có liên quan đến đề tài.
Các báo cáo về việc khai thác tài liệu ở Kho Lưu trữ Trung ương.
6. Đóng góp của đề tài.
Luận văn có những đóng góp sau:
- Kết quả nghiên cứu đề tài chỉ ra những nguồn sử liệu chính xác góp
phần vào việc nghiên cứu công cuộc đổi mới của Đảng ta đồng thời nhìn nhận
giá trị của tài liệu lưu trữ trong việc nghiên cứu lịch sử của Đảng.
- Luận văn sẽ là nguồn tư liệu để sinh viên, học viên sau đại học ngành
văn thư lưu trữ và những ai quan tâm tham khảo trong quá trình học tập,
nghiên cứu của mình.
9. Bố cục của luận văn.
Luận văn được chia làm 3 phần:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Tổng quan về tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung
ương từ khóa VI đến khóa IX (1986 - 2006).

z


9


Chương 2: Giá trị tài liệu của phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung
ương Đảng - Nguồn sử liệu nghiên cứu về công cuộc đổi mới của Đảng (1986
- 2006).
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng
khối tài liệu phông Lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương Đảng phục vụ nghiên
cứu sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

z

10


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU PHÔNG LƢU TRỮ
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG TỪ KHÓA VI
ĐẾN KHÓA IX (1986 - 2006)

1.1. Bối cảnh lịch sử và công cuộc đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến
năm 2006.
1.1.1. Bối cảnh lịch sử của công cuộc đổi mới.
Công cuộc đổi mới của nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những
biến đổi to lớn, sâu sắc và rất phức tạp, đó là : Sự khủng hoảng và sụp đổ chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là biến cố lớn nhất làm thay đổi

hẳn cục diện chính trị thế giới. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát
triển mạnh mẽ, kỳ diệu, tác động sâu sắc đến tất cả mọi lĩnh vực của quốc gia
và quan hệ quốc tế. Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, vừa có
mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các
quốc gia và quan hệ quốc tế. Sự bùng phát những vấn đề toàn cầu và sự hợp
tác quốc tế để giải quyết các vấn đề đó là nhân tố quan trọng của tình hình
quốc tế. Một là, vấn đề thay đổi trật tự thế giới. Hai là, vấn đề chiến tranh và
hịa bình; xu thế hợp tác để phát triển. Ba là, những kinh nghiệm quốc tế về
cải cách.
Trong nước, với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với đặc điểm: từ
chiến tranh chuyển sang hịa bình; từ đất nước bị chia cắt chuyển sang cả
nước độc lập, thống nhất; từ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam chuyển sang nhiệm vụ
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và bảo vệ Tổ quốc.

z

11


Ngay sau khi giải phóng, cân nhắc tình hình mọi mặt của đất nước và
điều kiện quốc tế, Đảng ta chủ trương nhanh chóng thống nhất đất nước về
mặt Nhà nước. Đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trên
phạm vi cả nước. Bên cạnh những mặt thuận lợi, sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội đứng trước những khó khăn to lớn. Chúng ta bắt tay xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên cả nước với cơ sở xuất phát là một nền kinh tế rất nghèo
nàn, lạc hậu, trong xã hội còn nhiều yếu tố phức tạp do quá khứ và do chủ
nghĩa thực dân mới để lại. Cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, lại bị chiến tranh
tàn phá nặng nề. Tuyệt đại bộ phận lao động là thủ công, năng suất lao động

rất thấp. Đời sống nhân dân rất khó khăn. Vấn đề vốn để cơng nghiệp hóa rất
gay gắt.
Điều kiện quốc tế của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc của nhân dân ta sau ngày giải phóng miền Nam cũng cịn những khó
khăn không nhỏ. Công cuộc xây dựng kinh tế của chúng ta dựa nhiều vào
nguồn viện trợ từ bên ngoài, chủ yếu là vay của Liên Xô, nhưng nguồn viện
trợ đã giảm dần. Mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa đã gây khó khăn
cho sự phát triển mối quan hệ giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển rất
chậm. Chúng ta chưa có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn, khoa học - kỹ thuật
từ các nước tư bản phát triển. Mỹ và các nước phương Tây tiến hành bao vây,
cấm vận nước ta. Ngồi ra, chúng ta phải đối phó với hai cuộc chiến tranh ở
biên giới phía Bắc và ở biên giới phía Tây Nam, đất nước thực chất chưa có
hịa bình, buộc phải đầu tư q lớn cho quốc phòng, ảnh hưởng nhiều đến xây
dựng kinh tế. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và đa số
các nước khác trở nên bất bình thường trong thời kỳ “Vấn đề Campuchia”
chưa được giải quyết. Có lúc Việt Nam gần như bị cô lập trên diễn đàn quốc
tế.

z

12


Vượt lên tất cả những khó khăn đó, nhân dân ta đã ra sức phấn đấu xây
dựng đất nước đạt được nhiều thành tựu. Chúng ta đã giải quyết kịp thời
nhiều vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội, khắc phục từng bước những hậu
quả nặng nề do chiến tranh gây ra, khôi phục hầu hết các cơ sở sản xuất bị
phá hoại, đầu tư xây dựng mới nhiều cơ sở kinh tế quan trọng. Các ngành
nông nghiệp, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có những bước phát triển nhất

định. Đảng và Nhà nước ta đã có những cố gắng lớn để sớm ổn định đời sống
của nhân dân.
Tuy nhiên, nhìn cả quá trình 10 năm (1976-1985), kinh tế có chiều
hướng đi xuống. Tốc độ tăng bình qn về công nghiệp thời kỳ 1976-1980 là
0,6%, nông nghiệp là 1,9%, thu nhập quốc dân là 0,4%, trong khi đó dân số
tăng 4,5 triệu người. Thực chất, đây là giảm sút. Các chỉ tiêu Đại hội IV đặt ra
đều không đạt được, đặc biệt sản xuất nông nghiệp cuối những năm 70 giảm
sút mạnh. Bình quân lương thực đầu người năm 1980 chỉ đạt 268kg; phải
nhập 1.576.000 tấn lương thực. Tình trạng yếu kém của kinh tế cịn ở chỗ
khơng có hàng để xuất khẩu; một nước năm, sáu mươi triệu người dân mà
xuất khẩu chỉ đạt từ 300 đến 500 triệu đô la mỗi năm và nhập gấp 4-5 lần
xuất. Giá cả leo tháng mỗi năm trên dưới 20%, đặc biệt trong 3 năm (19861988) xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã, tăng hàng năm 3 con số [38].
Trước tình hình đó, Đảng và nhân dân ta khơng còn sự lựa chọn nào
khác là phải đổi mới, trước hết là đổi mới cách nghĩ, cách làm, bứt phá về
kinh tế - xã hội, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách có hiệu quả hơn.
1.1.2. Cơng cuộc đổi mới của Đảng và những nội dung đổi mới giai đoạn
1986 - 2006.
Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước - từ đổi mới kinh tế là chủ yếu đến đổi mới chính trị, văn hóa,
xã hội; từ đổi mới tư duy, nhận thức, tư tưởng đến đổi mới hoạt động thực

z

13


tiễn, đổi mới tổ chức và phong cách công tác; đặc biệt, Đảng phải đổi mới để
có đủ năng lực và sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng
cầm quyền đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau 20 năm đổi mới, với sự
nỗ lực của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn, cơng cuộc đổi mới đã đạt được

những thành tựu to lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn, tập trung ở
một số lĩnh vực chủ yếu sau:
Về kinh tế, đã có những đổi mới quan trọng về nhận thức trên các mặt:
Về mơ hình kinh tế của thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về quan hệ giữa xây dựng kinh tế độc lập tự
chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Những đổi mới trong thực tiễn về lĩnh vực kinh tế:
Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế
tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của
các tầng lớp nhân dân khơng ngừng cải thiện.
Hai là, thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần.
Ba là, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được
hình thành.
Bốn là, cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm là, đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới.
Về văn hóa, xã hội, con ngƣời, đã có những đổi mới trong nhận thức
trên hai vấn đề quan trọng:
Một là, về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội.
Hai là, về văn hóa và con người.

z

14


Về mặt thực tiễn, nhìn chung mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với

phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta đã được
giải quyết một cách có hiệu quả. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong
nhiều năm liền. Các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh
tế, mọi tầng lớp dân cư. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt. Sự
nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mơ, đa dạng hóa về loại hình
trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Khoa học - công nghệ
và tiềm lực khoa học - cơng nghệ có bước phát triển nhất định. Cơng tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ.
Về văn hóa, việc triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ do Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra đã góp phần củng cố sự thống nhất trong
Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với đường lối đổi mới tồn diện đất
nước. Tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân bước đầu
được phát huy.
Cơ cấu xã hội nước ta có những biến đổi theo hướng tiến bộ. Cùng với
giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức đã hình thành đội
ngũ doanh nhân tham gia tích cực vào cơng cuộc đổi mới đất nước.
Về hệ thống chính trị.
Nhận thức của Đảng ta trên vấn đề này có những đổi mới căn bản sau
đây:
Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, Đảng ta sử dụng khái niệm hệ
thống chính trị. Hệ thống đó bao gồm : Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
các đồn thể chính trị - xã hội. Hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế:
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; trong đó, Đảng vừa là
bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là “hạt nhân” lãnh đạo hệ thống ấy; hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Nhà nước pháp quyền của dân,

z

15



do dân và vì dân do Đảng lãnh đạo; có chức năng thể chế hóa và tổ chức thực
hiện đường lối, quan điểm của Đảng và quản lý đất nước. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu
biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tơn giáo; là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân; hoạt động theo phương thức hiệp thương
dân chủ, có vai trị quan trọng trong việc thực hiện phản biện, giám sát xã hội,
góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. Nhân dân là người làm chủ xã hội, làm chủ thông qua Nhà nước và
các cơ quan đại diện, đồng thời làm chủ trực tiếp ở cấp cơ sở thông qua cơ
chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; làm chủ thơng qua hình thức tự
quản. Trong đổi mới tư duy về hệ thống chính trị, vấn đề đổi mới nhận thức
về Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.
Bước tiến trong thực tiễn, trong xây dựng nhà nước, đã quán triệt
nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát
huy tính sáng tạo của nhân dân; biết tham khảo và vận dụng có chọn lọc lý
luận xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân loại vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam sao cho phù hợp với dân tộc, thời đại và hoàn cảnh thực tiễn của
đất nước. Quốc hội đã có bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu
Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động. Đã có
phương hướng chiến lược lập pháp; ban hành Hiến pháp năm 1992 và đã chỉ
đạo sửa đổi Hiến pháp đó vào năm 2001 để phản ánh đúng đắn thành quả đổi
mới tư duy và thực tiễn đổi mới đất nước. Đã sửa đổi và ban hành nhiều văn
bản pháp luật quan trọng liên quan tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan
quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế.
Kiện toàn tổ chức, bộ máy Chính phủ và cơ quan chính quyền địa phương.
Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày
càng được phân định rõ hơn. Đã tiến hành cải cách một bước nền hành chính


z

16


quốc gia trên cả lĩnh vực thể chế hành chính, tổ chức bộ máy hành chính,
phương thức hoạt động và đội ngũ cơng chức theo hướng ngày càng khoa
học, chính quy, cơng khai; từng bước quy chế hóa, xã hội hóa hoạt động hành
chính. Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ngày càng phát huy được vai trị của
mình trong việc tập hợp, đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia
các phong trào cách mạng, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và
nâng cao tính tự quản của các cộng đồng dân cư. Đã giải quyết tương đối tốt
mối quan hệ giữa Đảng với các bộ phận khác của hệ thống chính trị. Đã có
nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh q trình dân chủ hóa xã hội; việc
ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần tích cực vào q
trình phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Những bước tiến trên trong đổi
mới từng bộ phận cấu thành hệ thống chính trị và mối quan hệ qua lại giữa
các bộ phận đó đã góp phần quan trọng làm cho dân chủ trong xã hội có bước
phát triển toàn diện.
Về đối ngoại, nhận thức về thời đại, về tình hình thế giới và chính sách
đối ngoại có nhiều đổi mới. Các tiếp cận về vấn đề nội dung, tính chất thời đại
có nhiều mặt sát hợp và rõ nét hơn; thấy đầy đủ hơn tính chất lâu dài, quanh
co, phức tạp của “thời đại quá độ”, đánh giá đúng hơn tiềm năng phát triển
của chủ nghĩa tư bản cũng như các nội dung phong phú, đa diện, nhiều chiều
của thời đại. Trước những biến động phức tạp, sâu sắc của cục diện quốc tế,
Đảng đã có sự đổi mới về nhận thức, tỉnh táo phân tích, đánh giá, đi tới những
nhận định một cách toàn diện, chuẩn xác những chuyển biến mới trong sự vận
động của tình hình thế giới và được thể hiện qua các tài liệu sau:
Trong thực tiễn, chúng ta đã giành được những thắng lợi to lớn như:
Phá thế bị bao vây, cấm vận; mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa

phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Xác lập
được quan hệ ổn định với các nước lớn. Giải quyết hịa bình các vấn đề biên

z

17


giới, lãnh thổ, biển, đảo với các nước liên quan, giữ vững mơi trường hịa
bình. Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Về quốc phòng, an ninh.
Nhận thức đã có sự phát triển và đổi mới, đó là nhận thức về mối quan
hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhận
thức về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức về sức mạnh và lực
lượng bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức về phương thức bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức
về xây dựng nền quốc phòng tồn dân. Cùng với đổi mới nhận thức về quốc
phịng, trên lĩnh vực an ninh cũng có những đổi mới quan trọng. Đảng ta đặc
biệt coi trọng nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và quan tâm xây dựng các lực
lượng vũ trang nhân dân. Khi tình hình chính trị, an ninh trên thế giới, khu
vực và trong nước có những chuyển biến lớn, Đảng ta đã kịp thời có các văn
kiện quan trọng để chỉ đạo. Các nghị quyết của Đảng về bảo vệ an ninh quốc
gia đã kịp thời đánh giá tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đưa ra các
chủ trương, giải pháp đúng đắn, huy động được tối đa mọi nguồn lực trong
nước, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè và các lực
lượng tiến bộ trên thế giới nhằm bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia của đất
nước trước mọi biến động to lớn, bất thường của tình hình chính trị, an ninh
trên thế giới.
Trong thực tiễn, đã đạt được những thành quả to lớn. Thành quả bao
trùm là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất

nước, sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự - an toàn xã hội; củng cố
lịng tin của nhân dân vào cơng cuộc đổi mới; tạo lập được môi trường quốc tế
thuận lợi, mở rộng quan hệ đối ngoại; tăng cường thế và lực của đất nước.

z

18


Về xây dựng Đảng, nhận thức của Đảng ta có những đổi mới quan
trọng:
Đã làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng cầm quyền trong điều kiện mới.
Đã xác định vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh trong nền tảng tư tưởng
của Đảng, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim
chỉ nam cho hành động cách mạng.
Ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vị trí cơng tác xây dựng
Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, hịa bình xây dựng, phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, tình hình tế
giới có nhiều diễn biến phức tạp. Đảng khẳng định: xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; Đảng
phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi đây là quy luật tồn tại và phát triển của
Đảng. Về nội dung công tác xây dựng Đảng, đã nhấn mạnh vấn đề giữ vững
bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về bản
lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, trong sạch về phẩm chất đạo đức; có phương
thức lãnh đạo khoa học.
Trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng, khẳng định sự cần thiết phải đẩy
mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ nắm
bắt, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; nâng cao khả năng tự đề kháng trước những quan điểm, tư tưởng sai

trái; khẳng định tính chủ động đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng
đó; xem việc nâng cao nhận thức đúng đắn chủ nghĩa Mác -Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là yếu tố bên trong, quan trọng nhất để khắc phục có hiệu quả
sự tấn cơng về lý luận, tư tưởng của các thế lực thù địch.
Trên lĩnh vực tổ chức, đã khẳng định tính đồng bộ, tồn diện trong xây
dựng Đảng ở mọi cấp.

z

19


Đã luận chứng một cách sâu sắc, có sức thuyết phục sự cần thiết phải
bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng ta; khơng chấp nhận đa ngun
chính trị, đa đảng đối lập.
Đã bổ sung, phát triển và từng bước làm sáng tỏ lý luận về vai trò lãnh
đạo của Đảng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ hóa xã hội, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành tựu trong thực tiễn.
Đảng ta ln vững vàng, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, bản chất cách
mạng và khoa học, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu to
lớn, quan trọng, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục đi lên.
Công tác tư tưởng chính trị của Đảng có nhiều đổi mới, góp phần quan
trọng vào việc nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất tư tưởng trên
những vấn đề cơ bản về công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Đấu tranh bảo vệ quan
điểm, đường lối đúng đắn của Đảng; phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái
địi đa ngun chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan, phủ nhận thành

tựu của quá khứ. Dựa vào nhân dân để xây dựng, sửa đổi và tổ chức thực hiện
chính sách để chỉnh đốn Đảng.
Cơng tác tổ chức và cán bộ đã có những đổi mới đáng kể, phục vụ tích
cực cho nhiệm vụ đổi mới.
Công tác củng cố tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên có
những chuyển biến tích cực, nhất là đã chú ý đến xây dựng và hướng dẫn thực
hiện chức năng, nhiệm vụ ở các loại hình tổ chức cơ sở đảng khác nhau.
Phương thức lãnh đạo của Đảng có bước tiến bộ. Đã có đổi mới trong
việc ra nghị quyết, tổ chức học tập nghị quyết và triển khai tổ chức thực hiện

z

20


nghị quyết theo hướng việc nào thật cần thiết mới ra nghị quyết và nghị quyết
cố gắng ngắn gọn. Đã đẩy mạnh việc dân chủ hóa phương thức lãnh đạo của
Đảng; coi trọng việc lãnh đạo thể chế hóa nghị quyết, lãnh đạo xây dựng luật
và pháp lệnh để toàn dân thực hiện. Điều đó đã góp phần giảm bớt tình trạng
bao biện, làm thay, áp đặt. Coi trọng việc quy chế hóa, quy trình hóa trong
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, quy chế hóa mối quan hệ
làm việc giữa Đảng và một số cơ quan của nhà nước; quy trình hóa, quy chế
hóa cơng tác cán bộ.
1.2. Tài liệu chủ yếu của phông lƣu trữ Ban Chấp hành Trung ƣơng từ
khóa VI đến khóa IX (1986-2006)
1.2.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư.
Tài liệu thuộc phơng lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương phản ánh mọi
mặt hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương. Để hiểu rõ về khối tài liệu
này, trước hết chúng ta tìm hiểu về trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp

hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo các quyết định của Ban Chấp hành Trung ương ban hành về quy
chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương thì Ban Chấp hành Trung ương
là cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai kỳ Đại hội, chịu trách nhiệm trước tồn
Đảng và tồn dân về tình hình mọi mặt của Đảng và của đất nước; quyết định
những vấn đề chiến lược và chủ trương, chính sách lớn về kinh tế - xã hội,
quốc phịng, an ninh, đối ngoại, cơng tác xây dựng Đảng, công tác quần
chúng nhằm thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội
Đảng. Theo Quy chế số 15-QC/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI
ngày 28-8-1987 về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương quy
định trách nhiệm, quyền hạn của tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư như sau:

z

21


1. Ban Chấp hành Trung ương thông qua các kỳ hội nghị toàn thể, sinh
hoạt và hoạt động của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện chức năng lãnh
đạo của mình làm trịn nhiệm vụ đã được quy định tại Điều lệ Đảng.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề quan
trọng nhất về cụ thể hóa đường lối và tổ chức thể hiện các nghị quyết của Đại
hội đại biểu toàn quốc của Đảng về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội, an ninh, quốc phịng, đối ngoại, cơng tác tư tưởng và tổ chức, công tác
quần chúng, công tác Đảng. Cụ thể: Quyết định nhiệm vụ, phương hướng,
chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu
chủ yếu và kế hoạch trung hạn, dài hạn do Đại hội thông qua, những vấn đề
có tính chất quyết định đến sự phát triển trước mắt và lâu dài của đất nước,
các chủ trương, biện pháp trọng yếu về mọi mặt theo chương trình do Ban

Chấp hành Trung ương quy định.
- Quyết định về những vấn đề cán bộ và những vấn đề khác mà Điều lệ
Đảng ghi rõ phải do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương quyết định (cử các
đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thi hành kỷ
luật Ủy viên Trung ương Đảng, chuẩn bị đại hội đại biểu toàn quốc và các hội
nghị đại biểu toàn quốc).
- Giữa nhiệm kỳ Hội nghị Trung ương nghe báo cáo của Bộ Chính trị
về kết quả việc thi hành nghị quyết của Đại hội để kiểm tra và thúc đẩy việc
thực hiện. Trong các hội nghị thường lệ, Ban Chấp hành Trung ương nghe Bộ
Chính trị báo cáo về cơng việc của Bộ Chính trị giữa hai kỳ Hội nghị Trung
ương. Trong báo cáo có lưu ý đến tình hình lãnh đạo, thực hiện nghị quyết kỳ
họp trước của Ban Chấp hành Trung ương.
2- Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo tập thể cao nhất giữa hai hội nghị
Trung ương, có trách nhiệm và quyền hạn:

z

22


Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội và nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương quyết định các chủ trương, chính sách và biện pháp quan trọng về
mọi mặt.
Quyết định các thay đổi lớn về tổ chức và bố trí đề bạt, thi hành kỷ luật
đối với cán bộ thuộc danh mục do Bộ Chính trị quản lý.
Chuẩn bị các kỳ Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, nghe
báo cáo của Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Hội đồng nhân dân,
Hội đồng Bộ trưởng, của tỉnh, thành ủy và các cơ quan xét cần về việc thực
hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương.
3- Ban Bí thư là cơ quan lãnh đạo tập thể và là cơ quan thường trực của

Ban Chấp hành Trung ương, có trách nhiệm lãnh đạo cơng việc hàng ngày
của Đảng, nhất là công tác cán bộ, công tác đảng viên và kiểm tra việc thực
hiện các nghị quyết của Đảng theo Điều lệ Đảng.
Những cơng việc chính của Ban Bí thư là : Xây dựng và điều hành bộ
máy của Ban Chấp hành Trung ương để đảm bảo hoạt động của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ra quyết định, chỉ thị, thơng tri để cụ thể hóa các nghị quyết của Ban
Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị.
Quyết định việc bố trí, đề bạt, thi hành kỷ luật đối với điện cán bộ chủ
chốt theo danh mục do Bộ Chính trị quy định.
Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ở các cấp, các
ngành, các đoàn thể, kể cả ở các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước.
Qua kiểm tra, tùy theo tính chất hoặc tầm quan trọng của từng vấn đề mà Ban
Bí thư có chủ trương, biện pháp phát huy các ưu điểm, khắc phục khuyết
điểm.

z

23


Phần lớn các quyết định, chỉ thị của Ban Bí thư nhất là về kinh tế, văn
hóa, quốc phịng, an ninh là dựa trên kiểm tra, sơ kết việc thi hành các nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị.
Theo chế độ, báo cáo với Bộ Chính trị, với cấp dưới theo quy định của
Điều lệ Đảng và thông báo đến các Ủy viên Trung ương về tình hình chung
và hoạt động của các cấp, các ngành để thi hành nghị quyết của Đảng.
4 - Ban Chấp hành Trung ương thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí
thư lãnh đạo Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đoàn thể Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam thực hiện đường lối, chính sách của Đảng theo chức trách và
thẩm quyền đã quy định.
Các chính sách lớn về kinh tế - xã hội do Hội nghị toàn thể Ban Chấp
hành Trung ương hoặc Bộ Chính trị quyết định. Tùy theo tính chất, tầm quan
trọng của từng vấn đề mà do Ban Bí thư hoặc Hội đồng Bộ trưởng hoặc do
Ban Bí thư cùng Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng bàn bạc, quyết định theo
chương trình làm việc trong thời gian của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường
vụ Hội đồng Bộ trưởng và các cơ quan Nhà nước chuẩn bị các chủ trương,
chính sách; các ban Đảng có trách nhiệm giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực
hiện.
Đối với các chủ trương, chính sách do Hội đồng Bộ trưởng quyết định,
có ban có liên quan giúp Ban Bí thư thực hiện chức năng kiểm tra, đồng chí
Bí thư phụ trách ban và ban góp ý kiến với cơ quan nghiên cứu với Hội đồng
Bộ trưởng, nếu có vấn đề xét cần thì đề nghị Ban Bí thư phát biểu ý kiến với
Hội đồng Bộ trưởng trước khi chính sách được ban hành.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo trực tiếp cơng tác quốc phịng, an
ninh, đối ngoại, Bộ Chính trị quyết định các vấn đề về chính sách, chủ trương,
các vấn đề cụ thể nhưng có ý nghĩa quan trọng về đối nội, đối ngoại, Ban Bí

z

24


thư quyết định các vấn đề theo quy định của Bộ Chính trị và kiểm tra việc
thực hiện nghị quyết của Đảng về quân sự, an ninh, đối ngoại (thuộc thẩm
quyền của Ban Bí thư) ở các cấp, các ngành và các cơ quan có trách nhiệm về
các mặt cơng tác đó.
Từ khóa VII trở đi, trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chấp hành
Trung ương được quy định như sau:

- Ban Chấp hành Trung ương quyết định chương trình hoạt động và
quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương.
- Quyết định những vấn đề chiến lược và chủ trương, chính sách lớn về
đối nội, đối ngoại nhằm thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các nghị quyết
Đại hội. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội, nếu nảy sinh vấn đề
mới, Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền
của mình trên cơ sở Cương lĩnh và Điều lệ Đảng.
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cử Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương.
- Quyết định nhân sự ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh Chủ
tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Xem xét và quyết định
việc xin rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương và danh sách do Ban Chấp hành
Trung ương bầu hoặc cử ra.
- Quyết định kỷ luật Đảng, kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
Ủy viên Bộ Chính trị.
- Xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng.
- Xem xét các báo cáo định kỳ hàng năm và bình thường, những hoạt
động chủ yếu của Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, về tài chính
Đảng.

z

25


×