Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

THỊ TRƯỜNG TIẾN TỆ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.44 KB, 29 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VN
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề 2:
THỊ TRƯỜNG TIẾN TỆ MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
VN
(Lớp thứ 3 ca 3 H507)
Hà Nội 2012
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN:
1. Thân Thị Hồng Nhung (Nhóm trưởng)
2. Lưu Khánh Vân
3. Kiều Anh
4. Đặng Thị Hương Ly
5. Chu Văn Trường
6. Lê Thị Huế
7. Nguyễn Quốc Huấn
8. Trần Hữu Thiện
KẾT CẤU:
I/ Thị trường tiền tệ VN
1/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ VN
2/ Tình hình giao dịch trên thị trường tiền tệ VN
3/ Một số hạn chế, bất cập của thị trường tiền tệ.
II/ Thị trường tiền tệ một số nước trên thế giới
1/ Thị trường tiền tệ Mỹ
2/ Thị trường tiền tệ Trung Quốc
3/ Thị trường tiền tệ Nhật Bản
4/ Thị trường tiền tệ châu Âu
5/ Thị trường tiền tệ Hàn Quốc


I/ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VN
1/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ VN
Điều 9 khoản 2 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định:” Thị trường tiền tệ là thị
trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu kho
bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá (GTCG) ngắn hạn khác.
Từ năm 2004, NHNN cho phép sử dụng cả GTCG dài hạn trong giao dịch nghiệp
vụ thị trường mở.
Từ khi hình thành cho tới nay, thị trường tiền tệ VN mặc dù chưa thực sự phát
triển song đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn
nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể
trong nền kinh tế. Đặc biệt thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn
giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán,
hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ, NHNN
VN đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
Mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệ VN còn rất khiêm tốn nhưng các bộ
phận cấu thành của thị trường đã hình thành ở một mức độ nhất định. Đó chính là thị
trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, các hoạt
động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN.
Thị trường nội tệ liên ngân hàng: là thị trường đi vay vốn khả dụng lẫn nhau
giữa các ngân hàng trung gian. Việc phát triển thị trường liên ngân hàng sẽ tạo ra một
công cụ để các ngân hàng có thể hỗ trợ khả năng thanh khoản cho nhau. Thị trường liên
ngân hàng cũng được xem như bình thông nhau giữa các ngân hàng, giúp đạt trạng thái
cân bằng trên thị trường tiền tệ. Đây được coi là linh hồn của thị trường tiền tệ, những tín
hiệu từ liên ngân hàng đều có thể gây những tác động và ảnh hưởng lớn tới niềm tin, tâm
lý thị trường.Thị trường nội tệ LNH được hình thành từ 1993 dưới hình thức ban đầu là 1
thị trường tập trung, có tổ chức qua NHNN, đến 1997 hoạt động của thị trường diễn ra
theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thông qua NHNN. Cho
đến nay, doanh số hoạt động trên thị trường đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của
thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng.
Về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi ngoại

tệ và các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ. Thành lập từ năm 1991, trải qua nhiều giai đoạn
phát triển với nhiều thăng trầm, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển
đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch. Từ năm 1994 đến nay, thông qua
thị trường, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng,
nắm bắt diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò người mua bán cuối cùng.
NHNN thực hiện can thiệp thị trường khi cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chính sách
tiền tệ trong từng thời kỳ: điều hành linh hoạt tỷ giá, hỗ trợ cho các ngân hàng cân đối
ngoại tệ và đặc biệt là góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước.
Về thị trường tín phiếu kho bạc: từ năm 1995, việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc
qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấp cho Ngân sách Nhà nước và
đã trở thành nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa
NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhất là nghiệp vụ thị trường mở để thực
thi chính sách tiền tệ quốc gia. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước,
gồm 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày. Bên cạnh các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ
phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã từng bước trở
thành thành viên tham gia thị trường.
Về các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN: Từ tháng 7/2000, NHNN chính
thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở, đánh dấu một bước đổi mới mạnh mẽ trong
việc điều tiết tiền tệ gián tiếp theo các nguyên tắc thị trường. Tổng doanh số giao dịch
nghiệp vụ thị trường mở theo cả 2 chiều mua và bán tăng mạnh qua các năm; kỳ hạn giao
dịch cũng được đa dạng hóa từ 7-182 ngày; khối lượng giao dịch qua từng phiên, định kỳ
giao dịch cũng ngày càng tăng thêm. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở giúp tăng
cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và
các điều kiện trên thị trường tiền tệ.
Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN cũng được
từng bước đổi mới, hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ gián tiếp của
NHNN. Đến nay tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM chủ yếu được thực hiện dưới các
hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá. Thủ
tục, quy trình xử lý đề nghị vay tái cấp vốn từng bước được tinh giản, tạo thuận lợi cho
các ngân hàng. Cơ chế tái cấp vốn được áp dụng bình đẳng cho tất cả các ngân hàng,

không phân biệt loại hình sở hữu. Đặc biệt từ năm 2003, thực hiện Luật sửa đổi một số
Điều Luật Ngân hàng Nhà nước, NHNN đã cho phép cả các giấy tờ có giá dài hạn như
các loại trái phiếu Chính phủ được sử dụng trong các giao dịch giữa NHNN và các ngân
hàng. Điều này làm tăng đáng kể khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch với NHNN,
mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các kênh hỗ trợ vốn của NHNN, tạo
điều kiện nâng cao khả năng điều tiết của NHNN đối với thị trường tiền tệ. Đến nay, bên
cạnh các NHTM Nhà nước, khá nhiều NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đã tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn nêu trên của NHNN.
Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù
hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Từ năm 2003, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất
chiết khấu được điều chỉnh dần để hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị
trường. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu để trở thành lãi suất sàn, NHNN đã
thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng. Qua đó, nghiệp vụ chiết khấu
được điều hành như một kênh hỗ trợ vốn thường xuyên với giá rẻ từ NHNN. Trong khi
đó, nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn
là mức lãi suất trần để NHNN từng bước thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng trên
thị trường.
Ngoài các kênh hỗ trợ vốn ngắn hạn của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường
mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, NHNN còn thực hiện cho vay thấu chi và cho vay qua đêm
trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Từ 7/2001, NHNN bắt đầu thực hiện nghiệp vụ
hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn tạm thời về vốn khả dụng
VND và nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ.
Thành viên tham gia, hàng hóa giao dịch cũng như doanh số hoạt động của các
nghiệp vụ thị trường tiền tệ đều được từng bước mở rộng, hoạt động của thị trường đã
từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
2/ Tình hình giao dịch trên thị trường tiền tệ VN
a/ Thị trường các giao dịch của NHNN
TT Tên nghiệp vụ Năm thực
hiện
Mục đích Đặc điểm

giao dịch
Đặc điểm
của lãi suất
1 Nghiệp vụ thị
trường mở
(OMO)
7/2000 Là một công cụ được
NHNN sử dụng để thực thi
CSTT quốc gia.
NHNN chủ
động đề
xuất theo
yêu cầu
điều hành
CSTT
Do thị trường
quyết định
2 Nghiệp vụ đấu
thầu TPCP
6/1994 NHNN làm đại lý cho
BTC trong việc phát hành
và thanh toán trái phiếu
(tín phiếu Kho bạc và trái
phiếu ngoại tệ) theo
phương thức bán buôn với
các thành viên trên thị
trường sơ cấp (thông qua
đấu thầu)
NHNN chủ
động đề

xuất theo
yêu cầu
của Bộ tài
chính
Chỉ đạo hoặc
do thị trường
quyết định
3 Nghiệp vụ
hoán đổi ngoại
tệ (SWAP)
7/2001 Để khắc phục tình trạng
các TCTD gặp khó khăn
về vốn khả dụng bằng nội
tệ trong khi nguồn vốn
ngoại tệ dư thừa
TCTD đề
xuất khi có
nhu cầu
Do NHNN ấn
đị
4 Nghiệp vụ
thấu chi và
cho vay qua
đêm
10/2002 Bù đắp thiếu hụt tạm thời
trong ngày trong thanh
toán điện tử LNH / tất toán
khoản thấu chi tại thời
điểm cuối ngày làm việc
TCTD/NH

NN chủ
động thực
hiện
Do NHNN ấn
định
5 Nghiệp vụ
cầm cố và
chiết khấu
2003 Tái cấp vốn cho TCTD
trên cơ sở cầm cố hoặc
chiết khấu GTCG
TCTD đề
xuất khi có
nhu cầu
Do NHNN ấn
định
GTCG
* Nghiên cứu về Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM)
Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000. Việc triển khai NVTTM
cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công
cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả
năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. NVTTM đang dần trở thành kênh chủ đạo để
NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà
vốn khả dụng của các NHTM.
• Về thành viên: Từ 2007 đến tháng 9/2011, tổng số lượt thành viên tham gia
các phiên NVTTM đạt 16.924 lượt và số thành viên tham gia tăng mạnh qua từng năm
(năm 2008 là 3.208; năm 2009 là 3.121; năm 2010 là 6.106; 9 tháng đầu năm 2011 là
3.906). Trong các phiên giao dịch, bên cạnh các thành viên là NHTM Nhà nước thì số
thành viên là các NHTM cổ phần và ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tăng
mạnh. Từ năm 2010 đến nay, còn có sự tham gia của các thành viên thuộc khối ngân hàng

liên doanh, ngân hàng nước ngoài. Khối lượng GTCG của các thành viên trong mỗi phiên
giao dịch ngày càng đa dạng gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa
phương (TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), tín phiếu NHNN, trái phiếu của các ngân hàng
chính sách (Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội)
• Về doanh số và khối lượng giao dịch:
 Doanh số giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở liên tục tăng, năm sau cao hơn
năm trước theo cả hai chiều mua và bán. Năm 2008, tổng doanh số trúng thầu là
1.036.066 tỷ đồng, đến cuối năm 2010, tổng doanh số trúng thầu là 2.108.715 tỷ
đồng. Trong các hình thức giao dịch thị trường mở thì hình thức NHNN mua các
GTCG - “bơm” tiền ra là chủ yếu, có thời điểm là 100% trong tổng doanh số
trúng thầu như 6 tháng đầu năm 2009 và năm 2010. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm
2011, NHNN lại “hút” là chủ yếu, (tháng 5 và 6); NHNN chỉ bơm ra khoảng
13.056 tỷ đồng. Điều này cho thấy thị trường mở là một “kênh” cung ứng hoặc
thu hút tiền về quan trọng của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu của CSTT.
 Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng từ bình quân 2.577 tỷ
đồng/phiên năm 2008 lên 3.240 tỷ đồng/phiên năm 2010 và 9.544 tỷ đồng/phiên
năm 2011. Trong năm 2008, trước những biến động bất thường của thị trường,
nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các TCTD doanh số giao dịch có phiên là
10.000 - 15.000 tỷ đồng, sang năm 2010, gần đến thời điểm cuối năm, doanh số
giao dịch, có phiên là 20.000 tỷ đồng, những tháng đầu năm 2011, có phiên giao
dịch lên đến 25.000 tỷ đồng. Như vậy, khi các TCTD thiếu hụt nghiêm trọng vốn
khả dụng thì thị trường mở thực sự là “phao” hỗ trợ cho các TCTD này, bảo đảm
khả năng thanh toán cho các TCTD trong trường hợp thị trường có những biến
động đột xuất. Điều này đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngay tức thì, đáp
ứng yêu cầu điều tiết vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở.
Trong gần 3 năm trở lại đây, NHNN chủ yếu thực hiện đấu thầu khối lượng với
khối lượng được công bố trước trong những phiên chào mua, tần xuất giao dịch
các phiên tăng đáng kể ,bình quân NHNN tổ chức gần 384 phiên/năm. Khối lượng
giao dịch bình quân trong từng phiên tăng dần trong các năm chứng tỏ nghiệp vụ
thị trường mở ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động đến tổng lượng tiền

trong nền kinh tế (M2)
• Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở
Lãi suất trên thị trường mở cũng có nhiều biến động: nếu năm 2008,mua có kỳ
hạn 7 ngày lãi suất bình quân là 12,82%/năm, 14 ngày là 13,12%/năm, thì năm 2009,
đã giảm xuống tương ứng là 7,23%/năm và 7,51%/năm và năm 2010 tương ứng
8,35%/năm và 7,69%/năm. Trong tháng 1/2011, lãi suất mua có kỳ hạn 7 ngày đã tăng
lên 10%/năm, từ ngày 22/2, tăng lên 12%, 1/4 là 13%, ngày 4/5, đã được đẩy lên mức
14%/năm, không dừng ở đó, ngày 17/5, NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở lên
15%. Đây là lần thứ 8, NHNN điều chỉnh mức lãi suất trên thị trường mở kể từ tháng
1/2010. Từ ngày 4/7/2011, lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở đã giảm nhẹ xuống
14%/năm. Điều này cho thấy năm 2008 và 2011 nền kinh tế có lạm phát cao, NHNN thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM khó khăn,
đặc biệt là các NHTM cổ phần quy mô nhỏ. Trước diễn biến đó, NHNN sử dụng linh
hoạt thị trường mở, kết hợp với cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM
có khó khăn về thanh khoản. Như vậy, tất cả những sự điều chỉnh trên đều cho thấy quyết
tâm kiềm chế lạm phát mà hiện nay đang được Chính phủ đang ưu tiên hàng đầu
Hiện nay,cùng với việc hạ trần lãi suất về 12%/năm và giảm 1% các lãi suất điều hành,
sáng 11/4/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã giảm lãi suất OMO từ 13% về 12%/năm.
Kết quả đấu thầu sang 11/4/2012, theo dữ liệu của Reuters, cho thấy Ngân hàng Nhà nước
đã bơm ra 319 tỷ đồng trên OMO, kỳ hạn 7 ngày.
b/ Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Năm 1992, NHNN ban hành chỉ thị số 07/CT-NH1 ngày 7/10/1992, đây là văn bản
pháp lý đầu tiên quy định về quan hệ tín dụng giữa các TCTD. Tháng 6/1993, NHNN
đứng ra tổ chức TTTT liên ngân hàng tập trung với nghiệp vụ chủ yếu là cho vay, gửi
tiền. Tháng 10/1993, NHNN cho phép các TCTD giao dịch trực tiếp với nhau. Đến năm
1995, NHNN tổ chức thị trường mua bán giáy tờ có giá giữa các TCTD và từ năm 2001
đến nay, NHNN chủ trương đẩy mạnh việc phát triển TTTT, theo đó ban hành đồng bộ
hơn các văn bản thể chế đối với hoạt động TTTT, từng bước tiến gần hơn tới thông lệ
quốc tế.
- Về doanh số

Từ khi hình thành TTTT liên ngân hàng đến nay,doanh số giao dịch trên TTTT VN
nhìn chung có sự tăng trưởng mạnh theo từng năm.
Năm 2008 doanh số cho vay và tiền gửi bằng VNĐ đã tăng lên 8.184,298 và
190.332,905 triệu đồng. Doanh số cho vay và tiền gửi bằng USD là 67.800,000 và
74.515,960 ngàn USD.Có thể nói đây là thời kỳ giao dịch có doanh số cao nhất tính từ
năm 2005 đến năm 2008.
Năm 2010, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ đạt xấp
xỉ 218.825 tỷ VND và 4.825 triệu USD, bình quân đạt khoảng 36.367 tỷ VND và 804
triệu USD/ngày.
Năm 2011,Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đạt 175.823 tỷ
đồng, bình quân đạt 35.165 tỷ đồng/ngày; bằng USD quy đổi ra VND đạt 85.560 tỷ đồng,
bình quân 17.112 tỷ đồng/ngày. Giao dịch tập trung chủ yếu vào kỳ hạn ngắn, đặc biệt là
giao dịch qua đêm và 1 tuần, trong đó bằng VND đạt 125.280 tỷ đồng, tương đương 71%
tổng doanh số; bằng USD quy đổi ra VND đạt 57.342 tỷ đồng (tương đương 67%). Lãi
suất VND giảm với kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tháng và trên 12 tháng; các kỳ hạn còn lại
tăng, trong đó tăng mạnh nhất là kỳ hạn qua đêm và 6 tháng, với mức tăng 1,39-
2,65%/năm
Năm 2012, trong những tháng đầu năm , tổng doanh số giao dịch trên thị trường
liên ngân hàng bằng VND đạt 170.372 tỷ đồng, bình quân 34.074 tỷ đồng/ngày; doanh số
giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 91.290 tỷ đồng, bình quân 18.258 tỷ đồng/ngày.
Các giao dịch tập trung chủ yếu vào kỳ hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần đạt 127.399 tỷ
đồng, tương đương 75% tổng doanh số giao dịch VND và 60.976 tỷ đồng quy đổi từ USD
(chiếm 67%)
Có thể thấy doanh số giao dịch của thị trường liên ngân hàng chủ yếu là ở các kỳ
hạn ngắn ( qua đêm và 1 tuần ).Đây là nguồn thu lớn ,đem lại lợi nhuận cao cho các ngân
hàng.
- Về lãi suất
Cùng với sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, lãi suất trên TTTT liên ngân
hàng ngày càng có quan hệ chặt chẽ với lãi suất huy động,cho vay trên thị trường và phản
ánh sát thực hơn cung cầu thanh khoản trên thị trường cũng như chuyển tải phần nào tín

hiệu về chính sách của NHNN đến thị trường.Có thể lấy ví dụ:
Từ đầu năm 2008 đến khoảng tháng 9/2008, lãi suất bình quân trên thị trường liên
ngân hàng ở tất cả các kỳ hạn có sự biến động tăng đột biến và đứng ở mức cao,bình quân
gần 18% /năm, cá biệt vào thời điểm căng thẳng thanh khoản lên đến đỉnh điểm,có TCTD
phải chấp nhận giao dịch VNĐ tại kỳ hạn qua đêm với mức lãi suất lên đến 43%/năm. Để
đối phó với tình trạng căng thẳng về vốn và ổn định TTTT,NHNN đã đẩy mạnh các giải
pháp điều hành chính sách như liên tục điều chỉnh lãi suất và mức dự trữ bắt buộc, điều
chỉnh giảm các loại lãi suất, đẩy mạnh hoạt động cung ứng vốn thông qua nghiệp vụ tái
cấp vốn,OMO… Do vậy, từ tháng 9/2008, lãi suất các kỳ hạn trên thị trường tiền tệ liên
ngân hàng đã giảm mạnh dưới tác động chính sách của NHNN và dần đi vào ổn định.
Năm 2011
Tháng LSHĐ LSCV LS
LNH
(qua đêm)
LS
TTM
LS
TCK
LS
TCV
1 14 15.74 10- 11 11 7 9
2-3 15 18- 20 20- 21 12 12 13
4 16- 20 23 23 13 13 14
5 16- 17 18.3 13 15 13 14
6 15- 15.5 17.3- 17.8 12.8 14 13 14
7 13.5- 17 18.64 12-12.7 14 13 14
8 13.5- 17 18.73 13.5- 14 14 13 14
9 14 18.5 12.34 14 13 14
Nm 2011,lói sut liờn ngõn hng cú nhiu bin ng. Tuy nhiờn,tớnh n gia
thỏng 12 lói sut liờn ngõn hng khụng bin ng so vi cui thỏng 11, lói sut VND qua

ờm ph bin t 13-15%; 1 tun 15%-17%; 2 tun 16%-18%; 1 thỏng 18%-19% cao hn
nhiu so vi huy ng t dõn c (14%).
Nhng thỏng u nm 2012,lói sut liờn ngõn hng cú xu hng gim .Trong tun u
tiờn ca thỏng 4 (2/4-6/4), lói sut bỡnh quõn liờn ngõn hng bng VND tip tc gim
cỏc k hn 1 tun, 2 tun, 3 thỏng v trờn 12 thỏng.Ngõn hng Nh nc cho bit, cỏc
mc gim t 0,1% (k hn 2 thỏng) n 1,5% (k hn trờn 12 thỏng). Cỏc k hn cũn li
lói sut giao dch bỡnh quõn tng; trong ú cỏc k hn 3 tun, 1 thỏng v 6 thỏng lói sut
tng mnh, ln lt tng 0,69%, 0,79% v 1,71%; cỏc k hn khỏc lói sut tng nh. K
hn 9 thỏng lói sut vn ng mc 13,5%, khụng i so vi tun trc ú.
c/ Th trng ngoi hi
Với vai trò nh chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài thì
việc phát triển và hoàn thiện thị trờng ngoại hối Việt Nam theo hớng toàn diện hiện đại
phù hợp với trình độ và tính chất quốc tế là rất cần thiết.Nhằm bôi trơn và thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu, kích thích luân chuyển các khoản đầu t tín dụng quốc tế , cung cấp
các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu , các
nhà đầu t đi vay quốc tế bằng các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn tơng lai.Một
thị trờng ngoại hối hoạt động có hiệu quả còn là điều kiện để hoàn thành tỷ giá theo quan
hệ cung cầu và là nơi để Ngân hàng Trung ơng tiến hành can thiệp lên tỷ giá theo hớng có
lợi cho nền kinh tế.
Nm 1991, Trung tõm Giao dch ngoi t c thnh lp v hot ng vi mc
tiờu: Thit lp th trng ngoi hi chớnh thc cho giao dch gia ngõn hng v cỏc n v
kinh t; ỏnh giỏ v o lng cung cu ngoi t trờn th trng; Quyt nh t giỏ chớnh
thc hp lý gia USD v VND; Chun b nhng iu kin ban u cho vic hỡnh thnh th
trng ti chớnh trong tng lai.
Nm 1994, Trung tõm Giao dch ngoi t chm dt hot ng thay vo ú l th
trng ngoi t liờn ngõn hng, nhm xõy dng mt th trng cú t chc cho giao dch
ngoi t gia cỏc ngõn hng thng mi (NHTM) v to c s hỡnh thnh th trng ngoi
hi hon chnh trong tng lai. Trc nm 1998, trờn th trng cỏc giao dch ch yu l
giao dch giao ngay. K t nm 1998, giao dch ngoi t k hn v hoỏn i mi chớnh
thc c a vo giao dch. Nhng ngy u hot ng,doanh s giao dch trờn th

trng cũn thp,NHNN m rng biờn giao dch t 1% lờn mc 5% lm th trng hot
ng cú phn sụi ng hn.Bc sang u nm 1999 ,NHNN tip tc ban hnh quyt
nh 64/1999/Q-NH v ngy 25/2/1999 v vic cụng b t giỏ ca ng VN vi cỏc
ngoi t ó lm thay i cn bn c ch iu hnh t giỏ,t c ch t giỏ chớnh thc
sang c ch t giỏ giao dch bỡnh quõn trờn Interbank lm cho th trng hot ng tht
s sụi ng.
Cho n nay, th trng ngoi hi VN ó cú mt bc phỏt trin ỏng k v quy
mụ cng nh loi nghip v giao dch, thu hỳt c s tham gia ca nhiu doanh nghip
v NHTM trong v ngoi nc. NHTM úng vai trũ nũng ct trờn th trng ngoi hi v
úng vai trũ trung gian trong cỏc giao dch kinh doanh ngoi t nhm ỏp ng nhu cu
ngoi t cho khỏch hng l cỏc doanh nghip, c bit l cỏc cụng ty xut nhp khu.
Ngoi ra, cỏc NHTM cũn mua bỏn ngoi t vi nhau trờn th trng nhm mc tiờu thu li
nhun v m bo cõn bng trng thỏi ngoi t khi cn gim thiu ri ro.
Din bin nhng nm gn õy
Nm 2009, t giỏ USD/VND tip tc tng trong 4 thỏng u nm, c bit sau
khi NHNN thc hin ni rng biờn t giỏ lờn 5% khin cho t giỏ ngoi t liờn NH ó
cú t tng t bin.
Năm 2010, giá USD đã tăng khá mạnh trong năm 2009, sang đến tháng 1/2010 lại
giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010.
Nguyên nhân là do: Nguồn cung USD có thể tăng từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp; từ vốn
hỗ trợ phát triển chính thức; từ vốn đầu tư gián tiếp; từ nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ
lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng; nguồn thu từ khách quốc tế đến VN gia tăng trở
lại; kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm (-) sang tăng trưởng dương (+)… Bên
cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép
tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỉ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với
giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.
Đến cuối năm 2010, thị trường ngoại hối VN rơi vào tình trạng căng thẳng khi cầu
ngoại tệ quá lớn, trong khi nguồn cung lại khan hiếm. Điều này khiến cho giá USD/VND
tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.
d/ Diễn biến trên thị trường tiền tệ VN nói chung và thị trường ngoại hối nói

riêng:
Năm 2011 đánh dấu khá nhiều thay đổi trên thị trường tài chính tiền tệ ở VN. Với
những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu trong hai năm
2008-2009, kinh tế VN gặp không ít khó khăn. Lạm phát của VN cũng đã tăng cao lên
mức hai con số (11,8%) vào cuối năm 2010 và tiền đồng VN (VND) bị trượt giá. Những
tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của VN cũng đã tăng khá cao đe dọa mục
tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến nêu trên đã ảnh hưởng
tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu tư.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ
VN đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính
sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện
đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn
đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ
biến thông tin chính sách”.
Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước VN (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu
trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung
tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được
điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và
M2 tăng 33,3%).
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức
tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức
tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất
động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng
6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng
nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ
bắt buộc.
Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập
khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc
nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh

vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm
giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng
VND.
Trên thị trường ngoại hối, năm 2011 chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử Ngân
hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693 đồng
(tăng 9.3%) và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1% vào ngày 11/02/2011. Việc
tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giúp thu hẹp tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên
thị trường chợ đen vốn đã duy trì khoảng cách từ 7%-8% trong vòng hai tháng trước đó.
Để đảm bảo ổn định tỷ giá, Chính phủ ban hành nghị định 95, phạt hành chính tới 500
triệu đồng cho vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân
đã bị bắt vi phạm, thu giữ và phạt hành chính.
Tháng 10 ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh nhất kể từ khi
NHNN điều chỉnh tỷ giá hôm 11/2. Trong tháng có tới 14 lần NHNN nâng tỷ giá với mức
tăng tổng cộng 175 đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu mua ngoại tệ của DN để trả các
khoản vay từ 2 qúy đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào cuối năm cộng thêm
nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá
vàng quốc tế. Thêm vào đó cung ngoại tệ cũng giảm sút do nhiều DN không muốn bán
ngoại tệ cho ngân hàng khi niềm tin về đồng nội tệ chưa cao. Sau loạt tăng 14 lần liên tiếp
đầu tháng 10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND đã kéo dài 5 tuần cố
định.
Trong tháng 12 NHNN bất ngờ điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên mức cao
nhất 20.828 đồng. Đây là mức điều chỉnh thứ hai trong tháng này và tính từ thời điểm
NHNN đưa ra cam kết không tăng tỷ giá quá 1% thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã
tăng 0,97%, khá sát với chỉ tiêu. Như vậy, khả năng sẽ không còn lần điều chỉnh tỷ giá
trong tuần cuối cùng của năm, do dự địa còn lại khá thấp (khoảng 0,03%). Mặc dù vậy,
nhu cầu ngoại tệ cuối năm vẫn còn khá cao, bên cạnh đó do chênh lệch giữa giá vàng
trong nước và giá vàng thế giới vẫn ở mức hấp dẫn (xoay quanh 2 triệu đồng/lượng) có
thể làm tăng nhu cầu gom USD để nhập lậu vàng, vì vậy khả năng điều chỉnh tỷ giá
USD/VND vào đầu năm 2012 hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm qua, để ổn định tỷ giá, CP đã áp dụng nhiều biện

pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, cấm kinh doanh
vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức
tín dụng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1 điểm phần trăm, từ 6% lên
7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, lãi suất huy
động tối đa bằng USD từ 1%/năm xuống còn 0,5%/năm đối với tổ chức và 3%/năm
xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Những giải pháp có phần hành chính trên đã khiến
thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chênh
lệch rất nhỏ (0.5%), thậm chí có thời điểm giao dịch thấp hơn tỷ giá bình quân của các
ngân hàng thương mại.
Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo,
điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhằm tăng tính
thanh khoản của thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình
quân Liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ +- 3%
xuống +- 1% áp dụng cho ngày 11/02/2011. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều
hành tỷ giá bình quân Liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới. Các biện
pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu
ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và
hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn.
3/ Một số hạn chế, bất cập của thị trường tiền tệ.
Cho đến nay thị trường tiền tệ VN vẫn còn một số hạn chế, bất cập.Trước hết, thị
trường tiền tệ VN vẫn còn phát triển ở mức độ thấp xét trên cả góc độ quy mô, nhất là
chủng loại hàng hóa, công cụ giao dịch trên thị trường. Thứ hai, do nhiều nguyên nhân
mà thị trường tiền tệ VN chưa thực sự thực hiện có hiệu quả vai trò tiếp nhận và chuyển
tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
Về công cụ giao dịch, loại nghiệp vụ trên thị trường: Theo Luật NHNN, các giấy
tờ có giá ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ gồm tín phiếu Kho bạc, tín phiếu
NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác. Tuy nhiên, trên thực tế đến
trước năm 2003, công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tiền tệ là tín phiếu Kho
bạc và tín phiếu NHNN.
Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật NHNN, từ sau năm 2003 đến

nay danh mục giấy tờ có giá có thể giao dịch trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đã
được tăng cường bao gồm cả các giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ.
Tuy nhiên, các giấy tờ có giá có thể sử dụng trong các giao dịch trên thị trường tiền tệ vẫn
tập trung chủ yếu ở các NHTM Nhà nước. Một số công cụ đã được sử dụng khá phổ biến
trên thị trường tiền tệ các nước như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi nhưng hầu như
vẫn chưa được hình thành, hoặc còn ít sử dụng ở VN. Vừa qua, Luật công cụ chuyển
nhượng đã được Quốc hội chính thức thông qua, song NHNN hiện đang trong quá trình
phối hợp với các cơ quan hữu quan để triển khai soạn thảo các văn bản hướng dẫn.
Kỳ hạn của các trái phiếu Chính phủ – công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiệp vụ
thị trường tiền tệ vẫn chưa thực sự đa dạng hóa, nhất là tín phiếu Kho bạc với thời hạn
ngắn dưới 364 ngày ít được phát hành. Thậm chí, đến nay chưa có tín phiếu Kho bạc với
kỳ hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng …Điều này cũng làm cho nhiều NHTM khó có điều
kiện đầu tư vào giấy tờ có giá, tạo công cụ tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
Các giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chủ yếu
được thực hiện dưới hình thức giao ngay. Các công cụ mang tính phòng ngừa rủi ro, công
cụ phái sinh còn ít được áp dụng hoặc mới bước đầu triển khai, nhất là giao dịch kỳ hạn,
quyền chọn và giao dịch hoán đổi với các hình thức hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ.
Về thành viên tham gia thị trường: Cho đến nay lượng thành viên tham gia các
nghiệp vụ thị trường tiền tệ vẫn còn hạn hẹp. Chẳng hạn, trên thị trường đấu thầu tín
phiếu Kho bạc, thành viên chủ yếu vẫn là các NHTM Nhà nước. Ngoài ra, có khoảng 10
NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bước đầu
tham gia nghiệp vụ này. Trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ giữa NHNN và
các ngân hàng, ngoài các NHTM Nhà nước, cũng chỉ có khoảng 12-14 NHTM cổ phần,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên thường xuyên tham gia.
Đặc biệt, trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đã hình thành nhóm các ngân hàng
thường cung ứng nguồn tiền VND chủ yếu là các NHTM Nhà nước và ngược lại nhóm
các NHTM cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh là các
ngân hàng thường có nhu cầu vay tiền VND. Việc điều chuyển vốn thường chỉ diễn ra
một chiều giữa nhóm các ngân hàng thường cho vay và nhóm ngân hàng thường đi vay.
Trên thực tế thị trường hầu như chưa hình thành các thành viên có tính chuyên

nghiệp như các nhà môi giới, các nhà tạo lập thị trường, các công ty đánh giá xếp loại…
Điều này làm hạn chế sự phát triển của thị trường.
Ngoài ra, việc tham gia của các thành viên trên thị trường tiền tệ còn hạn chế chủ
yếu là do các NHTM (là thành viên chủ yếu của thị trường), vẫn đang trong quá trình cơ
cấu lại và đang triển khai dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán. Việc quản lý vốn tập
trung trực tuyến trong hệ thống còn khó khăn. Nhiều ngân hàng chưa thực hiện được việc
theo dõi, phân tích luồng luân chuyển vốn theo từng kỳ hạn, nên năng lực quản lý vốn còn
hạn chế. Bản thân một số ngân hàng chưa thực sự quan tâm, chưa chủ động trong việc
tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
Về phía NHNN, cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả vai trò hướng dẫn, điều tiết
thị trường. Cho đến nay, NHNN chưa có hệ thống mạng theo dõi kịp thời toàn bộ diễn
biến trên thị trường tiền tệ nên việc thực hiện vai trò điều tiết tiền tệ còn có khó khăn. Hệ
thống văn bản pháp lý cho hoạt động thị trường tiền tệ đã được NHNN triển khai một
bước nhưng chưa đồng bộ. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ tiền tệ ở
NHNN còn một số bất cập như các giao dịch tái cấp vốn, hệ thống lưu ký giấy tờ có giá
chưa được thực hiện qua mạng Điều này cũng phần nào hạn chế sự tham gia thị trường
của các thành viên.
Về lãi suất: thị trường tiền tệ là nơi hình thành lãi suất tham chiếu cho các hoạt
động đầu tư khác trên thị trường tài chính. Nhất là lãi suất của các tín phiếu, trái phiếu do
Chính phủ phát hành thường được coi là lãi suất chuẩn trên thị trường. Tuy nhiên, cho
đến nay, vấn đề lãi suất trên thị trường tiền tệ VN còn nhiều bất cập. Trong đấu thầu tín
phiếu Kho bạc vẫn áp dụng lãi suất chỉ đạo, nên lãi suất trúng thầu chưa hình thành theo
các nguyên tắc thị trường.
Các lãi suất do NHNN công bố như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất
cơ bản đã phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ (thắt chặt hay nới lỏng), nhưng chưa
thực sự phát huy hiệu quả vai trò kích thích tăng giảm nhu cầu tiền tệ. Kể cả trong các
giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, số lượng thành viên tham gia hạn hẹp nên lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở cũng chưa phản ánh đúng quan hệ cung-cầu về vốn trên thị
trường. Nhìn chung, các mức lãi suất của NHNN chưa thực sự có mối quan hệ gắn kết với
lãi suất thị trường tiền tệ. Và các lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung cũng chưa có sự

gắn kết chặt chẽ với lãi suất của các công cụ dài hạn trên thị trường tài chính.
II/ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Phần này nhóm chỉ xin tập trung đưa ra thực trạng thị trường tiền tệ ở một số nước hiện
nay do nguồn thông tin có nhiều hạn chế.
1/ Thị trường tiền tệ Mỹ
Các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tiền tệ Mỹ rất đa dạng chẳng
hạn như: Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hối phiếu, chấp phiếu ngân
hàng, trái phiếu chính phủ, quỹ liên bang, thỏa thuận mua lại repo, ký thác dollar ngoại
biên, …
Cục dự trữ liên bang kiểm soát quy mô nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động
thị trường mà qua đó Fed mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu, giấy tờ có giá. Những
tổ chức tham gia mua bán với Fed gọi là người giao dịch ưu tiên (primary dealers). Tất cả
hoạt động thị trường của Fed ở Hoa Kỳ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của
Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực New York với mục đích là đạt được tỷ lệ lãi suất trái
phiếu liên bang gần mới tỷ lệ mục tiêu.
Một số điểm đáng chú ý ở thị trường tiền tệ Mỹ:
• Chiết khấu Window
Việc vay mượn từ ngân hàng dự trữ liên bang hoặc 1 ngân hàng đại lý là một phương
pháp huy động vốn để điều chỉnh tình hình dự trữ của ngân hàng và kết quả là nâng cao
thanh khoản. Bất cứ tổ chức ký thác nào có các tài khoản giao dịch lệ thuộc vào các nhu
cầu dự trữ có thể vay từ ngân hàng dự trữ liên bang trong khu vực. Thời hạn vay mượn
tùy thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như điều kiện của ngân hàng muốn vay và môi
trường kinh tế hiện tại. Các ngân hàng nhỏ dễ nhận chiết khấu Window hơn so với các
ngân hàng lớn do các ngân hàng nhỏ không thể tham gia vào tất cả các thị trường mà các
ngân hàng lớn hiện có, và các ngân hàng nhỏ thường diễn ra những biến động theo thời
vụ về tín dụng và tiền gửi lớn hơn so với các ngân hàng lớn. Các ngân hàng dự trữ liên
bang điều hành một cách chặt chẽ chiết khấu Window để bảo đảm là đặc quyền vay mượn
không bị lạm dụng.
Vốn được các ngân hàng dự trữ liên bang cho phép sử dụng phải được cầm cố bằng
hối phiếu hoặc các giấy tờ thích hợp, các hối phiếu chấp nhận thanh toán, chứng khoán

chính phủ. Ngày nay hầu như việc vay mượn được bảo đảm bằng việc cầm cố trái khoán
kho bạc Mỹ => Tạo điều kiện cho ngân hàng vay mượn thường xuyên.
• Quỹ liên bang
Việc mua quỹ liên bang là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong việc sử
dụng tín dụng để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Quỹ liên bang là số dư tiền gửi được
giữ ở các ngân hàng dự trữ liên bang. Quỹ liên bang thường được bán ở mức lãi suất cao
hơn lãi suất chiết khấu. Ngày nay các ngân hàng lớn chỉ xem các Quỹ này như một nguồn
vốn bổ sung có thể nhận được với giá cho phép, nhằm đáp ứng các nhu cầu về thanh toán
và tín dụng. Ngân hàng thương mại nào đó muốn mua (vay) hoặc bán (cho vay) Quỹ liên
bang có thể trực tiếp liên hệ với 1 ngân hàng khác hoặc liên lạc với người môi giới Quỹ
liên bang hoặc với một ngân hàng đại lý. Các giao dịch buôn bán Quỹ liên bang thường
có kỳ hạn qua đêm và dựa trên cơ sở cho vay không bảo đảm.
• Hợp đồng mua lại (repo):
Thị trường Repo trở thành một thành phần chính của thị trường tiền tệ Mỹ. Khối
lượng giao dịch trung bình hàng ngày khoảng 5 nghìn tỷ USD, chiếm một nửa số cung
tiền. Thực chất của hoạt động này là cho vay hoặc đi vay có thế chấp. Để đảm bảo những
thay đổi nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao dịch thị trường của Ngân
hàng dự trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch
ưu tiền. Các mua bán chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có đảm bảo của Fed. Trong
ngày giao dịch, Fed sẽ đặt tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (là các
giấy tờ chứng nhận sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu, v.v ). Khi hết hạn giao dịch, quá
trình diễn ra ngược lại Fed hoàn lại chứng khoán và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn giao
dịch có thể thay đổi từ 1 ngày (cho vay qua đêm) tới 65 ngày, phần lớn giao dịch là cho
vay qua đêm và 14 ngày.Bởi các giao dịch làm tăng quỹ dự trữ của ngân hàng trong thời
gian ngắn, chúng tăng nguồn cung tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động này là tạm thời bởi các
giao dịch sẽ đáo hạn, tác động dài hạn là dự trữ ngân hàng giảm đi bởi lãi suất của giao
dịch (lãi suất một ngày của tỷ lệ 4,5%/năm là 0,0121%).
• Nghiệp vụ thị trường mở:
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện OMO từ cuối những
năm 1920. Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực hiện cho vay chiết

khấu của Fed. Nhưng đến nay, OMO được coi là công cụ CSTT linh hoạt, có hiệu quả và
quan trọng nhất của Fed vì hoạt động OMO có tính chất quyết định đến sự thay đổi dự trữ
của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để điều hành OMO, Fed đã thành lập Uỷ
ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). Theo định kỳ 6 tuần/lần, FOMC họp bàn phân tích
các diễn biến kinh tế - tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyết định về mục
tiêu tăng trưởng M1, M2 và lãi suất liên ngân hàng định hướng, lãi suất chiết khấu từ đó
quyết định khối lượng GTCG giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch và thời
hạn giao dịch.
Fed lựa chọn những chứng khoán có tính thanh khoản và độ an toàn cao làm công cụ
thực hiện OMO nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng
một cách có hiệu quả nhất. Chứng khoán Chính phủ Mỹ (đặc biệt là tín phiếu kho bạc) là
công cụ chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch OMO do có khối lượng giao dịch trên
thị trường lớn, có tính thanh khoản và độ an toàn cao. Thời hạn của các chứng khoán
Chính phủ được giao dịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm.
Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các giao dịch
OMO thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khoán chính phủ chuyên nghiệp (ngân
hàng). Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà Fed áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặc mua
bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất.
2/ Thị trường tiền tệ Trung Quốc
Lãi suất tham chiếu thị trường tiền tệ Trung Quốc tăng mạnh nhất trong hơn 1
tháng trong bối cảnh các ngân hàng cố gắng đẩy tỷ lệ vốn lên đáp ứng yêu cầu của Ngân
hàng Trung ương khi quý I sắp kết thúc.
Theo nguồn tin Bloomberg, thay vì theo dõi nhu cầu bán trái phiếu, Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng thương mại nộp lại các hợp đồng mua
lại (repos) kỳ hạn 28 và 91 ngày.
Ngân hàng Trung ương nước này gần đây đã đẩy mạnh tín dụng cho khu vực
nông thôn bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với thêm 379 chi nhánh của Ngân
hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
Theo số liệu từ Trung tâm Cấp vốn Liên ngân hàng Quốc gia, lãi suất trung bình
của hợp đồng repo thời hạn 7 ngày, thước đo độ sẵn có của nguồn vốn liên ngân hàng, đã

tăng 33 điểm phần trăm, lên 3,30% vào lúc 4:53 chiều giờ Thượng Hải, mức tăng cao
nhất kể từ ngày 23/2.
Theo số liệu của Bloomberg, các hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 1 năm với lãi suất cố
định đổi lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày, đã giảm 3 điểm phần trăm, tương đương 0,03%,
xuống 3,17%.
Tính đến cuối quí I năm 2011, dự trữ ngoại hối quốc gia đã lên tới 3.000 tỉ USD,
nhưng dự trữ tăng không đồng hành với hiệu quả sử dụng, trong khi USD mất giá liên tục
đang ảnh hưởng đến giá trị thực của dự trữ ngoại hối do khoảng 2/3 dự trữ ngoại hối của
Trung Quốc được đầu tư vào các tài sản bằng USD. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có
thể lên tới 4000 tỉ USD vào năm tới, gây sức ép lên PBC phải tăng cường khai thác tính
thanh khoản của nguồn vốn này và phải sử dụng công cụ tỉ giá thường xuyên hơn nhằm
kiềm chế lạm phát.
Trong mấy năm trở lại đây, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực nhằm quốc tế hóa đồng
Nhân dân tệ, mà không từ bỏ các biện pháp kiểm soát sự di chuyển của các dòng vốn. Từ
tháng 7/2009, các công ty Trung Quốc đã được cho phép sử dụng đồng Nhân dân tệ để
thanh toán trong thương mại quốc tế theo sáng kiến nhằm giảm sự phụ thuộc của Bắc
Kinh vào đồng USD. Ngày 21/2/2012, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết một thoả thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 10 tỷ
Nhân dân tệ, tương đương 1,59 tỷ USD. Trước đó, Trung Quốc cũng đã ký các thoả thuận
hoán đổi tiền tệ với 15 nước và khu vực kinh tế, trong đó có New Zealand, Hàn Quốc,
Malaysia, Belarus, Indonesia, Argentina, Ireland, Singapore
3/ Thị trường tiền tệ Nhật Bản
Các giao dịch thanh toán liên ngân hàng như thanh toán phát sinh từ các giao dịch
vay tiền và từ các giao dịch mua bán chứng khoán hay Trái phiếu Chính phủ đều được
quyết toán qua chuyển tiền giữa các tài khoản tiền gửi được mở tại Ngân hàng Trung uơng
Nhật. Nghĩa vụ thanh toán bù trừ ròng của các thành viên trong các hệ thống thanh toán bù
từ tư nhân như hệ thống Zengin và hệ thống thanh toán bù trừ ngoại tệ cũng đều được
quyết toán giữa các tài khoản tiền gửi được mở tại Ngân hàng Trung ương Nhật.
Ngày 31/10, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức can thiệp vào thị trường tiền tệ trong
nước lần đầu tiên kể từ tháng 8/2011, nhằm kiềm chế đồng yen tăng giá. Giá đồng yen so

với USD đã vọt lên mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai và tăng mạnh so với đồng
euro, giữa lúc giới đầu tư coi đồng nội tệ của Nhật Bản như một nơi trú ẩn an toàn trong
bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng euro (Eurozone) đã và đang gây lo
ngại trên các thị trường.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 30/3/2012 thông báo đã rót thêm 2.600
tỷ yên vào thị trường tiền tệ ngắn hạn, nơi các ngân hàng và công ty chứng khoán tiến
hành các giao dịch vốn cần thiết.Đây là ngày giao dịch thứ 12 liên tiếp BOJ "bơm" tiền
vào thị trường tài chính kể từ sau khi xảy ra thảm họa động đất gây sóng thần tại Nhật
Bản ngày 11/3 vừa qua. Từ thời điểm đó đến nay, tổng số tiền thể chế này rót cho thị
trường tiền tệ Nhật Bản hiện đã lên đến 120.900 tỷ yên.
4/ Thị trường tiền tệ châu Âu
Thị trường tiền tệ châu Âu thực chất là thị trường ngoại hối song bao gồm cả hoạt
động tiền gửi và cho vay, do vậy hình thành cơ chế tạo tiền.
Cơ sở hình thành và phát triển: sự hình thành các ngân hàng Eurobanks và European
Dollars.
Những đặc trưng cơ bản:
• Luôn gắn với các trung tâm tài chính lớn.
• Lãi suất thả nổi và cơ sở quan trọng nhất là lãi suất LIBOR.
• Hoạt động với những lợi thế đặc biệt của các Eurobanks.
Theo Fitch Ratings, các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ đã tăng mạnh lượng trái phiếu
của các ngân hàng châu Âu mà họ nắm giữ trong tháng 2/2012, một dấu hiệu cho thấy

×