Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề tài: SỰ HẤP DẪN CỦA GIÁO DỤC NHẬT BẢN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

Báo cáo cuối kỳ GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Đề tài: SỰ HẤP DẪN CỦA GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Giảng viên hướng dẫn : TS Trịnh Tiến Thuận
Sinh viên thực hiện : Thân Ngọc Hùng
MSSV : K35.101.037
- Tp. Hồ Chí Minh 6/2013 -
1
MỤC LỤC
2
I. Giới thiệu chung
Nhật Bản – một cường quốc phát triển mạnh mẽ của thế giới và được cả thế
giới nể phục trong công cuộc phục hưng thần ký sau thất bại của cuộc chiến
tranh Thế giới thứ II. Là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, thướng
xuyên phải hứng chịu thiên tai. Vì vậy, từ lâu đời, các nhà cầm quyền Nhật Bản
đã nhận ra một điều, muốn đất nước phát triển, điều quan trọng Nhật Bản phải
làm là phát triển về con người. Chính vì vậy giáo dục đã trở thành một quốc
sách của đất nước Nhật bản, một nét văn hóa của nhân dân Nhật Bản.
Chính vì có những bước phát triển thần kỳ, những thành tích không thể phủ
nhận của nền giáo dục Nhật Bản. Những năm gần đây, lượng du học sinh, sinh
viên của nước ngoài tại Nhật Bản tang cao qua từng năm. Theo thống kê của tổ
chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) có 141.774 sinh viên nước ngoài đến
học tập tại Nhật Bản trong năm 2010, tăng 6,8% tức khoảng hơn 9.000 sinh
viên so với năm 2009. Chiếm phần lớn trong số này là lượng học sinh, sinh viên
đến từ Châu Á chiếm 92,4%, sinh viên đến từ châu Âu chiếm 3,1%, và 1,9%
sinh viên đến từ Bắc Mỹ. Theo kế hoạch, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng
số lượng sinh viên quốc tế tại nước này lên khoảng 300.000 sinh viên vào năm


2020, đồng thời hỗ trợ nguồn tài chính cho những trường đại học tiếp nhận sinh
viên quốc tế.
Trong đề tài tiểu luận lần này chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao nền giáo dục Nhật
Bản lại thu hút học sinh, sinh viên như vậy? Những yếu tố nào có sức hút đối
với học sinh, sinh viên quốc tế đến với Nhật Bản? Và phần nào cung cấp những
thong tin bổ ích, lý thú cho những ai có sự yêu thích, tìm hiểu về nền giáo dục
rực rỡ của đất nước Mặt Trời mọc.
I. Sự hấp dẫn của lịch sử.
1. Giáo dục Nhật Bản thời kỳ cổ, trung đại
Nhật Bản là một quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất phương Đông. Và nền
giáo dục Nhật Bản phát triển từ rất sớm do có sự học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nước ngoài.
Từ thế kỷ thứ III-II TCN Nhật Bản đã có giao lưu văn hóa với Trung Quốc. Chủ
yếu là học hỏi về kinh nghiệm trồng lúa nước, kỹ thuật canh tác, chế biến đồ sắt
đồ đồng, kỹ thuật mỹ nghệ, thủ công…
Sự giao lưu văn hóa này phát triển mạnh mẽ dưới thời Yamato, với sự du nhập
của hệ thống chữ viết, nền văn học truyền thống và đạo Khổng. Kể từ thời gian
3
này trở đi, nhiều lần Thiên Hoàng đã tổ chức cho học sinh du học sang Trung
Quốc. Cụ thể, dưới thời Nguyên Chính Thiên Hoàng (618 -907) đã tổ chức du
học tời 500 người, trong số đó có nhiểu người ở lại đến 30 năm. Nội dung chủ
yếu họ nghiên cứu văn chương, điển chương, ngôn ngữ, văn tự, phong tục tập
quán của người Trung Quốc.
Dưới thời ký hưng thịnh của nền giáo dục Trung Hoa – nhà Đường, Nhật Bản
đã học tập và mô phỏng nền giáo dục này. Cụ thể đã lập trường đại học tại kinh
đô, chế độ học tập dần được hoàn thiện với những chế độ khoa cử nghiêm khắc.
Cũng trong thời ký này, Nhật Bản cho du nhập lên tới 1579 bộ sách Hán và hơn
16000 cuốc bao gồm văn học, triết học, sử học, nghệ thuật, kỹ thuật…
Sự tiếp thu văn hóa Trung Quốc kéo dài mãi tới thế kỷ IX, thế kỷ X và đỉnh cao
là sự thành lập trường Daigaiku – là trường đại học đầu tiên của Nhật Bả được

xây dựng theo mô hình Trung Quốc.
Đến thế kỷ thứ XVI, XVII Nhật Bản bước qua một giai đoạn mới, giai đoạn
giao thoa với các quốc gia Phương Tây phát triển, lạ lẫm. Thông qua các
thương gia, lái buôn, chủ yếu là người Bồ Đào Nha, Hà Lan nền văn hóa
phương Tây được du nhập vào Nhật Bản. Đi cùng với các nhà lái buôn là các
nhà truyền đạo, còn gọi là cha sứ. Các nhà truyền đạo này truyền bá Thiên Chúa
giáo và có rất nhiều con chiên ngoan đạo tại các nơi truyền giáo. Chính vì lo
lằng trước hiện tượng này, có khoảng thời gian 200 năm (1639-1854) Nhật Bản
thực hiện chính sách đóng cửa, tránh giao lưu với các nước Phương Tây. Trong
thời kỳ này, Thiên Chúa giáo bị cấm đoán và chỉ có duy nhất quốc gia Hà Lan
là được Nhật Bản cho giao lưu vào lúc này. Chính vì thế nền học vấn Hà Lan
chính thức ảnh hưởng đến Nhật Bản thời gian này. Langaku ( Hà Lan học),
cùng với Kokugaku ( Quốc học), Jugaku ( Nho học) là những môn học dưới
thời này. Các nhà cấm quyền lúc này khuyến khích học tiếng Hà Lan và đến
những năm 1720 đã cho nhập sách nước ngoài trừ sách tôn giáo. Các nhà chức
trách lúc này đã tán thành quan điểm phải tiếp thu văn hóa phương Tây.
Đến thế kỷ thứ XVIII, tiếp thu nền văn hóa Hà Lan, người Nhật Bản đã thu
được nhiều thành tựu đáng kể về khoa học kỹ thuật, thiên văn, địa lý, y học….
Đến năm 1868 đã có tới 40% trẻ em nam và 15% trẻ em nư đã biết đọc, viết và
có khả năng tính toán. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền giáo
dục Nhật Bản. Mức độ giáo dục Nhật Bản đã được coi tương đương với các
nước phương Tây cùng thời. Tuy vậy, nền giáo dục Nhật Bản lúc này vẫn là một
4
nền giáo dục phong kiến, lạc hâu, trong khi các nước phương Tây đã bước váo
thời ký công nghiệp.
2. Giáo dục Nhật Bản trước năm 1945
Giáo dục Nhật Bản thời kỳ nà trải qua một cuộc cái cách vô cùng quan trọng:
Minh Trị Duy Tân (1869-1912). Cuộc cái cách này đã tạo ra những thành tự vô
cùng quan trọng, và làm tiền đề cho cả nền giáo dục Nhật Bản đi lên, đưa Nhật
Bản xếp ngang hàng với các nước phát triển phương Tây.

Các nhà lãnh đạo chủ chốt của chính quyền Minh Trị quan tâm làm sao để
nhanh chóng hiện đại hóa đất nước để bảo vệ đất nước trước làn song xâm lược
của các nước phương Tây. Vì thế, giáo dục được xem là chìa khóa chủ chốt của
quá trình canh tân này. Hệ thống giáo dục mới được áp dụng và phát triển với
tốc độ nhanh bằng cách áp dụng tiến bộ của các nước Âu – Mỹ.
Nhờ có tài sản về tri thức mà sự phân biệt về đẳng cấp tạm thời bị xóa bỏ. Năm
1871, Bộ giáo dục được thành lập và chỉ một năm sau đã công bố thống nhất về
chương trình giáo dục trong toàn quốc. Cùng với đó quy định những quy chế
mới:
- Thống nhất chương trình giáo dục trong toàn quốc.
- Giáo dục được coi là quốc sách của công cuộc Duy Tân.
- Nhà nước cùng toàn dân chăm lo cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục.
Nhật Bản thực hiên mô hình giáo dục của Pháp, Nhật Bản được chia thành 8
khu đại học. Mỗi đại học quản lý 32 trường trung học, mỗi trường trung học
quản lý 110 trường tiểu học. Như vậy toàn Nhật Bản có 8 trường đại học, 256
trường trung học, 53.760 trường tiểu học.
Về cơ bản, mô hình giáo dục này duy trì đến trước năm 1945 và quyết định xu
hướng phát triển của Nhật Bản, là cơ sở của giáo dục Nhật Bản hiện đại.
3. Giáo dục Nhật Bản sau năm 1945 và cuộc phát triển thần kỳ.
Sau khi hoàn trả toàn bộ chủ quyền quốc gia vào năm 1952, nước Nhật ngay lập
tức bắt đầu xoa dịu những thay đổi về giáo dục, nhằm phản chiếu ý tưởng của
mình về cách dạy và cách quản lý giáo dục. Bộ Giáo dục thời hậu chiến đã
giành lại rất nhiều quyền lực. Trường học được sàng lọc lại. Một khoá học đạo
đức theo khuôn mẫu truyền thống được tổ chức mặc cho một vài sự phản đối,
nó đã đem lại sự hồi phụ lòng tự trọng dân tộc của mỗi người dân trên đất nước
mặt trời mọc này.
5
Vào thời kì hậu chiến 1960 là giai đoạn nước Nhật phát triển thần kì mang lại
sự đòi hỏi sự mở rộng của nền cao học. Không chỉ vậy, thêm vào là sự trông đợi
phát triển chất lượng phải được cải thiện nhưng vì vậy mà học phí cũng leo

thang. Phổ biến là trong những năm 1960 là thời kì khủng hoảng giáo dục ở cấp
cao. Đặc biệt là cuối thập kỉ đó, những trường đại học ở Nhật đã bị tấn công bởi
những sinh viên bạo động khiến nhiều khu vực trong khuôn viên bị tàn phá
nghiêm trọng.
Sự lo lắng từ phía khuôn viên trường bị tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả
làn sóng chống đối cuộc chiến tranh Việt Nam ở Nhật, tư tưởng khác nhau giữa
những nhóm học sinh, những cuộc tranh luận về thành quả giáo dục cũng như là
phương thức giáo dục, bạo lực học đường, và đôi khi là những xung đột thông
thường ngay trong chính bản thân của hệ thống trường đại học.
Phản ứng của chính phủ với Luật Quản Lý Trường Đại Học trong năm 1969 và
trong đầu những năm 70 thế kỉ 20, với hy vọng cải cách lại nền giáo dục. bộ
luật mới cũng quản lý sự thành lập trường mới, lương giáo viên, và chương
trình giảng dạy ở trường công lập của bị kiểm duyệt lại. Sự thành lập của những
trường tư thục cũng bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, và kì thi tham
dự vào đại học được tổ chức theo mức chuẩn phổ biến trên toàn quốc (kì thi
quốc gia). Trong suốt thời kì này, sự mâu thuẫn giữa chính phủ và hội nhà giáo
cũng trở nên mạnh mẽ.
Mặc cho những thay đổi to lớn, toàn diện của giáo dục từ năm 1868 và đặc biệt
là từ 1945, hệ thống giáo dục vẫn phản chiếu một chuẩn mực truyền thống lâu
dài và tư tưởng triết học rằng: việc học và giáo dục là đáng quý và cần được
theo đuổi một cách nghiêm túc, trong đó một nền giáo dục toàn diện cần phát
triển đạo đức và nhân cách cho con người. Nhửng di sản từ thế hệ nhân tài của
thời Minh Trị đã được sử dụng như là kết cấu tring tâm của nền giáo dục. Điều
thú vị là người Nhật đã kết hợp mềm dẻo giữa tư tưởng hiện đại và phương
pháp giảng dạy truyền thống trong việc cải tạo và phát triển lại hệ thống đương
thời.
Mặc cho những thành công đáng ngưỡng mộ của hệ thống giáo dục từ thế chiến
thứ II, những vấn đề vẫn tồn tại và ảnh hưởng cho đến những năm 80. Một vài
sự khó khăn được nhận thấy bởi nyhững người quản lý trong và ngoài nước bao
6

gồm tính thiếu mềm dẻo, sự đồng đều thái quá, thiếu sự lực chọn, ảnh hưởng
quá mức của của kì thi đại học quốc gia, và hơn hết là bệnh thành tích trong
giáo dục. Cũng có lòng tin rằng giáo dục phải có trách nhiệm đối với vấn đề
cộng đồng, và vấn đề thiếu thực tế, hành vi, sự ôn hoà của một vài học sinh.
Đáng lo nhất chính là giáo dục Nhật Bản phải có đáp ứng cho những nhu cầu xã
hội do thách thức thay đổi của thế giới trong thế kỉ 21.
Năng động, sáng tạo, hoà đồng, quốc tế hoá cá tính, sự đa dạng hóa thậm chí đã
trở thành khẩu hiệu quan trọng trong cuộc cải cách giáo dục toàn diện trong
những năm 80, mặc dù chuỗi chủ đề đã gây được tiếng vang từ những năm 70.
Sự đề suất và tiềm năng thay đổi của Nhật Bản trong những năm 80 đã mang
một ý nghĩa to lớn và được so sánh với việc mở cửa cho người Tây phương vào
thế kỉ 19.
Những sự lo ngại về cải cách giáo dục đạ được tìm thấy trong chuỗi báo cáo
được công bố từ 1985 đến 1987 bởi Hội đồng Cải cách Giáo dục Quốc
gia (được thành lập bởi thủ tướng chính phủ Yasuhiro Nakasone). Điểm chính
trong những bản báo cáo cuối cùng trong phản ứng với quốc tế hoá giáo
dục, công nghệ thông tin mới, phương tiện truyền thông, và tầm quan trọng của
cá tính , việc học lâu dài, khả năng điểu chỉnh với sự thay đổi của xã hội. Để
tìm ra hướng mới cho việc này, hội đồng đề nghị có 8 môn cụ thể gồm: Thiết kế
giáo dục cho thế kỉ 21; tổ chức một hệ thống cho việc học suốt đời và giảm sự
lo lắng trên phông nền riêng biệt của giáo dục; cải thiện và đa dạng hoá giáo
dục cao cấp; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá giáo dục tiểu học và trung
học; nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy; thích ứng với sự quốc tế hoá;
thích ứng với thời đại thông tin; và xem lại cấu trúc giáo dục và tài chính và
quản lý.
Những phần này phản chiếu sự cái cách của cả giáo dục và xã hội, trong cái
nhìn gắn giáo dục với cộng đồng. Thậm chí vì sự tranh cải về vấn đề cải cách
diễn ra, chính phủ nhanh chóng thay đổi công cụ trong hầu hết 8 mặt. Sự cải
cách này vẫn đang được tiếp tục, và thậm chí hầu hết đã quên đi những việc
được làm trong những năm 80, bao gồm cả những sự thay đổi còn dấu ấn cho

đến ngày nay.
7
Chính những biến chuyển mạnh mẻ trong lịch sử, những thành tích kỳ diệu mà
giáo dục Nhật Bản đạt được là sự cuốn hút với học sinh, sinh viên toàn thế giới
đến với Nhật Bản.
II. Sự hấp dẫn văn hóa
Nhật Bản là một quốc gia đa dạng về năn hóa. Với cuộc sống cách biệt với đất
liền, với các nước khác đã tạo nên ở Nhật Bản một nền văn hóa đặc biệt. Chính
sự đa dạng của nền văn hóa này cũng là một sự thu hút đặc biệt đối với giới trẻ,
nhất là học sinh, sinh viên ham tìm hiểu. Không những thế, văn hóa Nhật Bản
mag một nét trẻ trung sinh động, rất phù hợp với giới trẻ. Dưới đây chúng ta sẽ
tìm hiểu nhưng nét đặc sắc văn hóa được giới trẻ trên thế giới say mê.
1. Văn hóa Magan.
Manga hiện đại có thể định nghĩa là truyện tranh ứng với phong cách Nhật Bản
có nguồn gốc trong thời gian giữa những năm 1900. Sự phổ biến của manga tại
Nhật Bản đã tăng vọt kể từ khi. Ngày nay, manga đã là một ngành công nghiệp
lớn trong nước và quốc tế. Tại Nhật Bản, người của cả hai giới và mọi lứa tuổi
đều đọc truyện tranh. Ví dụ, nó khá phổ biến khi thấy một người đàn ông mặc
đồ công sở đọc một quyển truyện tranh trong ga xe lửa .
8
Phạm vi của thể loại manga rất đa dạng, với nhiều nội dung khác nhau, từ lịch
sử đến tương lai khoa học viễn tưởng và từ lãng mạn tuổi teen đến chủ đề sâu
sắc về cuộc sống. Truyện tranh được phân chia thành bốn loại theo đối tượng:
chàng trai, cô gái, thanh niên và trưởng thành. Chúng có thể được tìm thấy
trong các cửa hàng sách, bookstands và cửa hàng tiện lợi trên khắp Nhật Bản.
Một loạt truyện tranh có thể trở nên phổ biến, khi nó được làm thành anime –
phim hoạt hình theo phong cách Nhật Bản. Ví dụ về các anime nổi tiếng thế
giới bao gồm “Dragonball”, “Thủy thủ mặt trăng”, “Pokemon” và “One Piece”.
Tất nhiên, kịch bản ban đầu cũng có thể được viết cho anime. Một công ty sản
xuất anime nổi tiếng với phong cách riêng biệt là Studio Ghibli , mà đã sản xuất

9
từng đoạt giải thưởng tác phẩm như “My Neighbor Totoro” và “Spirited Away”
Cùng phát triển với văn hóa truyện tranh Magan là văn hóa cosplay. Nó được
biết như một phần không thế thiếu của Magan là rất được giới trẻ yêu thích.
Trong các lễ hội, mọi người ăn mặc, hóa trang như các nhân vật trong các
truyện tranh mà họ yêu thích và giao lưu với nhau. Hiện tại các lễ hội này được
diễn ra thường xuyên ở Nhật Bản, và nhiều bạn trẻ trở lên nổi tiếng nhờ tài hóa
trang với những bức ảnh cosplay đẹp mắt. Cosplay dần lan truyền ra thế giới, và
10
ngày nay không khó khan khi mọi người có thể bắt gặp các lễ hội cosplay ở mọi
nơi trên toàn thế giới.
11
2. Văn hóa trà đạo
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia có phong tục uống trà, nhưng để phát triển
thành một văn hóa, một nghệ thuật trà
đạo thực sự thì chỉ có tại Nhật Bản.
Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng
thời gian đó, có vị cao tăng
người Nhật là sư Eisai (1141-1215),
sang Trung Hoa để tham vấn học đạo.
Khi trở về nước, ngài mang theo một
số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau
này chính Eisai này đã sáng tác ra
cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký"
(Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi
chuyện liên quan tới thú uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư
giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của
hương vị trà đã thu hút rất nhiều
người dân Nhật đến với thú uống trà.

12
Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ
thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo, một sản phẩm
đặc sắc thuần Nhật.
Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến
trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó
là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ
thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này.
Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà,
mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng
cách, trước tiên, hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng
tính và đạt tới giác ngộ.
3. Các lễ hội đậm chất văn hóa
Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa lâu đời và rất độc đáo của phương
Đông. Có rất nhiều mỹ danh dùng để nói về Nhật Bản như là xứ sở hoa anh
đào, xứ sở mặt trời mọc. Đến với Nhật Bản, không chỉ là chúng ta đang đặt
chân đến một quốc gia có nền khoa học kĩ thuật phát triển bậc nhất thế giới mà
còn được đến với một quốc gia có những thắng cảnh tuyệt đẹp cùng với những
nét văn hóa truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc Á Đông. Nhật Bản còn là đất
nước có những lễ hội truyền thống vô cùng độc đáo.
Lễ hội Năm Mới:
13
Ngày lễ Tết năm mới, mùng Một tháng Giêng đuợc tổ chức tại gia đình, nơi
công cộng và tại các công ty. Ba cây tre và những cành thông đuợc dựng phía
trước căn nhà và 1 sợi dây chăng ngang cửa. Phòng khách trang hoàng bằng
bánh gạo, rong biển, cá khô và quả hồng vàng, con tôm hùm với rau xanh hay
nhánh dương xỉ đc đặt ở 1 vị trí trang trọng. Zoni, món cháo gộm gạo giã, rau
và cá hoặc thịt gà là món ăn vào ngày này. Đồ uống là Toso, 1 loại sake có
hương vị đặc biệt và hàng khay đầy những món ngon lành dùng để đãi khách.
Ngày này cũng là ngày viếng thăm các đền miếu tại địa phương và gọi điện

thoại hỏi thăm bạn bè và họ hàng, những ngày này cũng có thể là ngày ngồi lì
trước màn hình tivi vì những chương trình truyền thống hay nhất thường đc
phát nhân dịp năm mới.
Bon Odori- Lễ Hội Múa Truyền Thống Nhật Bản :
Bon – odori là lễ hội múa truyền thống vào mùa hè tại Nhật, là một phần của lễ
Obon. Truyền thống này bắt nguồn từ xa xưa, khi những nông dân tạ ơn Thần
Lúa đã cho họ một vụ mùa sung túc. Điệu nhảy Bon – odori không quá phức
tạp, thường lặp đi lặp lại; và đặc biệt nó đơn giản đến nỗi bất kì độ tuổi nào
cũng có thể học được.
14
Có rất nhiều điệu múa truyền thống ở Nhật Bản, nhưng một trong những điệu
múa nổi tiếng nhất là điệu múa Bon, được gọi là “Bon odori” thường được tổ
chức vào tháng 8 hàng năm, lễ hội thường được diễn ra trong vòng 1 tuần.
Người ta nói ở đâu trên thế giới có cộng đồng người Nhật sinh sống đông đúc
thì ở đó có lễ hội Bon. Nó đã trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc của người
Nhật, một dịp để các gia đình đoàn tụ, vui chơi.
Lễ hội TANABATA
Lễ hội Tanabata bắt nguồn từ câu chuyện lãng mạn của người Trung Hoa.
Tanabata Tsume, 1 cô gái dệt vải danh tiếng đem lòng yêu một chàng chăn bò .
Say đắm vì tình, hai người đã sao lãng công việc của mình nên ông trời đã tách
họ ra. Trong đêm thứ 7 của tháng 7, những con quạ bắt một cây cầu qua sông
Ngân Hà trên bầu trời, con sông đã chia rẽ hai người, nhưng đôi tình nhân chỉ
có thể gặp nhau lúc trời không mưa, vì như thế con sông mới đủ hẹp để họ đi
qua. Vào ngày 7 tháng Bảy, câu chuyện lãng mạn này đuợc tượng trưng bởi 2
khúc tre dựng ở mỗi nhà, 1 khúc tượng trưng cho chàng chăn bò, còn khúc kia
cho cô gái dệt vải. Chúng được trang hoàng bằng những bài thơ viết trên những
mảnh giấy màu sắc khác nhau, sau đó đc thả xuống sông. Ở Sendai, hàng ngàn
người nhảy múa các vũ điệu dân gian trong bộ trang phục Kimono nhẹ mùa hè
và mũ rơm gắn đầy hoa. Họ nhảy múa suốt đêm khắp thị trấn.
Lễ hội ngắm hoa anh đào OHANAMI

15
Hoa anh đào từ lâu đã trở thành quốc hoa của Nhật bản (xứ sở Hoa anh đào) và
được gọi là Sakura. Đối với người Nhật Bản, Hoa anh đào không chỉ tượng
trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và
tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Hoa anh đào cũng tượng trưng cho tinh thần võ
sĩ đạo – Samurai – biết chết một cách cao đẹp. Vào những ngày này, người dân
Nhật cũng như người nước ngoài ở Nhật nô nức hứng khởi chào đón mùa hoa
bắt đầu. Hoa anh đào, quốc hoa của Nhật Bản, đó là những món quà quý báu
mà nước Nhật chọn làm quà tặng các nước với mong muốn hòa bình, thịnh
vượng.
Lễ hội TENJIN ở OSAKA
Lễ Hội Tenjin ở Osaka là một trong những lễ hội vĩ đại và chói lọi nhất trong số
các lễ hội tại Nhật Bản. Nó bắt đầu khi người dân Osaka mang những hình
người cá bằng giấy, như lễ vật dâng lên đền Temmangu để cầu xin thần chống
lại bệnh tật lan tràn trong cái nóng nực của mùa hè. Các hình người sau đó được
mang ra vứt xuống sông.
Ngày nay lễ hội tập trung xung quanh một đám rước huy hoàng khởi đầu từ đền
Temmangu di chuyển xuống những chiếc bè trôi trên sông giữa những đống lửa
cháy rực ở hai bên bờ khi đêm xuống. Đám rước bắt đầu khi năm người đàn
ông khỏe mạnh lấy hết sức bình sinh nện vào một cái trống đường kính tới gần
16
2m, theo sau là những kỵ sỹ mặc áo choàng đỏ tươi, rồi những người múa ô,
một chiếc xe bò chở theo những cuốn sách và những lọ gạo cúng, những chiếc
kiệu nhỏ, một đội múa sư tử và không thể thiếu hàng chục đứa trẻ má phấn môi
hồng mặc quần áo diêm dúa và các ông bố bà mẹ hãnh diện cùng chia vui với
chúng trong ngày lễ này.
Lễ hội NAGOYA
Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang
phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình
chạm khắc và thêu tay đặc sắc.Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp

vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần
Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng
trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch
sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ
chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh
những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nobunaga và Ieyasu là những
danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức
hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI.
Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội
này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.
Lễ hội Shichi-Go-San:
17
Có lẽ từ dùng để chỉ lễ hội shichi-go-san của Nhật Bản chính xác nhất là “cuốn
hút” và “tươi đẹp”. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hàng năm.
Các khách du lịch thường nói rằng họ say mê với cảnh hàng nghìn trẻ nhỏ, các
em gái mặc kimono sặc sỡ và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu(hakama), đi
trên các con đường đá dẫn vào các đền Shinto. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu
những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa,
đền cổ để cảm ơn và xin được chúc phúc.
Tuy nguồn gốc của sự kiện này không rõ ràng, nhưng những ghi chép cổ cho
biết những lễ hội tương tự đã được tổ chức ở nhiều nơi trên đất Nhật hơn 400
năm trước. Đối với người Nhật, trẻ nhỏ được coi là quà tặng của Chúa Trời cho
đến khi chúng được 7 tuổi, lúc đó, chúng đã trở thành con người bình thường.
Đối với con gái, tuổi thứ 3 là thời điểm đầu tiên mà tóc có thể được quấn theo
cách người lớn. Khi 7 tuổi, người ta tặng các bé gái obi, khăn quàng tay luạc
mặc cùng kimono. Và những bé trai 5 tuổi được tặng hakama, một loại kimono
truyền thống, trang trọng vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt.
Lễ Hội DOOJIN:
Mỗi một nền văn hóa có một số tập tục khác nhau để xua đuổi những điều

không may Ở Mỹ, người ta ném một nhúm muối qua vai của mình hoặc là xoa
lên một cái chân thỏ để xua đi những điều xui xẻo. Nhưng tại một thành phố ở
nước Nhật, việc xua đuổi những linh hồn quỷ dữ lại bao gồm nhiều nghi thức
phức tạp có từ thời xưa với những trận hỗn chiến và các ngọn đuốc cháy sáng.
Họ đánh nhau như những chiến binh thực sự trong các trận chiến thời xưa.
Những người tấn công vung các ngọn đuốc đang cháy sáng lên và đánh vào một
ngôi đền được coi là linh thiêng. Nó được canh giữ bởi những người giữ đền
với vũ khí tự vệ chỉ là các cành cây phong. Ðây là một phần trong một lễ hội
diễn ra hằng năm ở làng Zonawa, trên một vùng cao nguyên của nước Nhật, lễ
hội Dosojin. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, lễ hội kỳ lạ này đã được
tổ chức để bày tỏ lòng tôn kính vời các thần Dosojin, vốn được tin là có khả
năng bảo vệ dân làng khỏi các thế lực quỷ dữ như thiên tai và bệnh dịch.
Lễ Hội GION ở KYOTO
18
Ngày 17 tháng 7, thành phố Kyoto cổ kính và trang nghiêm với những đền đài
tuyệt đẹp, với các khu vườn và công viên rêu và đá, chợt bùng nổ trong một
cảnh tượng chói lòa rực rỡ. Lễ hội GION Matsuri mang lại màu sắc và âm
thanh, sự vui vẻ thân tình cởi mở. Từ 9h đến 11h sáng, một đám rước gồm 29
cỗ kiệu chạm trổ hay sơn son thiếp vàng, đuợc trang hoàng với thảm, cồng
chiêng, sáo và trống, được rước hoặc kéo đi xuyên wa thành phố. Những ngôi
nhà và các cửa hiệu cổ xưa mở toang hết các cửa, phô ra những món đồ quý gia
và những bảo vật gia truyền.
Mọi người không cần phải giữ gìn gì cả mà cứ để cho niềm vui bùng lên.
Không khí phóng túng của lễ hội gần với tính cách La Tinh, làm người ta khó
mà hình dung đc nguồn gốc nguyên thủy của lễ hội Gion, mà lần đầu tiên đuợc
tổ chức là vào năm 876, khi người dân Kyoto cầu nguyên các thánh thần bảo vệ
họ chống lại 1 dịch bệnh khủng khiếp đang gieo rắc cái chết trên khắp đất nước.
III. Sự hấp dẫn từ chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục ở Nhật Bản là một điều không thể bàn cãi. Hệ thong giáo
dục Nhật Bản được xếp thứ ba thế giới (sau Mỹ và Anh). Nhiều trường đại học

ở Nhật Bản đứng thứ 30, 50, 100 của thế giới. Nhật Bản có tới 72,5% học sinh
học tới các bậc đại học, cao đẳng , trung học chuyên nghiệp, một con số ngang
hàng với các nước phát triển ở Châu Âu.
Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại
học, điển hình là các kỳ thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và
Kyoto. Người Nhật Bản luôn coi trọng đến bằng cấp.
Chương trình đánh giá sinh viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới về kĩ năng và kiến thức của
học sinh mười sáu tuổi.
19
Tỷ lệ người mù chữ ở Nhật Bản bằng không và có 72,5% học sinh theo học lên
bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Theo thống kê năm 2001 thì tỷ lệ học sinh
vào đại học ở Nhật Bản là 48,6%, cao thứ 2 thế giới. Tỷ lệ học cấp 3 là 96.9%,
do vậy nhiều người có chủ trương đưa giáo dục cấp 3 thành giáo dục bắt buộc.
Nhật Bản với khoảng hơn 1.000 trường Đại học và Cao đẳng, chính phủ Nhật
Bản còn chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp, trung
học chuyên tu và các trường chuyên môn với mạng lưới dày đặc hơn 3.000
trường.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện
nay được biết đến ở “Hệ thống 6 – 3 – 3 – 4″, nghĩa là 6 năm tiểu học, 3 năm
trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm Đại học được xây dựng
trên nền tảng Luật giáo dục cơ bản xây dựng từ năm 1947. Luật quy định giáo
dục nghĩa vụ là 9 năm cho nên nhà nước miễn phí tiền học và mua sách giáo
khoa và cấp phát miễn phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, giáo dục từ cấp 3 trở
lên là không bắt buộc. Còn bậc Đại học, quy định chung là 4 năm, nhưng với
những ngành học như y khoa, thú y… thì hệ Đại học có thể kéo dài đến 6 năm,
hệ Cao đẳng thì từ 2 đến 3 năm.
Sau khi hết trung học cơ sở, nếu không vào trường trung học phổ thông thì học
sinh vẫn có thể chọn lựa trường trung học chuyên tu, chuyên nghiệp để sớm có
được kỹ thuật chuyên môn, đây cũng là sự lựa chọn của không ít giới trẻ Nhật

Bản.
Để đáp ứng nhu cầu học ở bậc Đại học ngày càng tăng nhanh, kể từ những năm
50 (thế kỷ XX), Ở Nhật Bản đã hình thành các trường Đại học Dân lập. Tuy
nhiên từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể
để hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của các loại hình dân lập này, bảo đảm chất
lượng của sinh viên đại học khi ra trường.
20
Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài
đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
cho sinh viên nước ngoài như trường Kurume, Koiwa, Ngoại ngữ Osaka…
Chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học
bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở… Ngoài
ra, để hỗ trợ cho các chi phí như học phí, phụ phí và các khoản sinh hoạt phí,
sinh viên được phép làm việc bán thời gian và vay từ Tổ chức học bổng của
chính phủ, ngoài ra còn có nhiều tổ chức khác từ chính quyền địa phương, cơ
quan phi lợi nhuận cũng góp phần không nhỏ về mặt tài chính hỗ trợ cho sinh
viên.
Nhật Bản là một trong những đất nước có chất lượng học tập và chất lượng
giảng dạy tốt nhất thế giới, thành tích và năng lực của sinh viên các trường khác
nhau không chênh lệch nhiều, hầu hết sinh viên đều nắm rõ và làm chủ chương
trình học tập. Chính phủ Nhật đang định hướng phương pháp giảng dạy hiệu
quả, phù hợp nhất cho các giáo viên, giảng viên. Nhật Bản đang cố gắng từng
bước để tiêu chuẩn hóa trình độ giáo viên. Người dân Nhật rất không thích áp
dụng phương pháp giảng dạy của nước ngoài mà muốn đưa ra phương pháp của
chính mình nhằm phù hợp nhất với lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, lối sống,
con người Nhật Bản. Điều này đã tạo ra một nền giáo dục mang đặc trưng riêng
của đất nước mặt trời mọc.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa
Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra
môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.

21
IV. Kết luận
22

×