Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Học cách thừa nhận sai lầm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 4 trang )





Học cách thừa nhận sai lầm

Trong kinh doanh, việc vấp phải những khó khăn, khủng hoảng do đường lối sai
lầm của những nhà lãnh đạo công ty là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng, dù
sai lầm là lớn hay nhỏ, để lại hậu quả nghiêm trọng hay bình thường thì không phải
nhà lãnh đạo nào cũng dám dũng cảm đứng ra nhận sai lầm về mình.

Học cách thừa nhận sai lầm
Câu hỏi sau đây có thể là một trong những câu hỏi định nghĩa về sự nghiệp một
người làm quản lý: Khi nào nhà quản trị nên đứng ra chịu trách nhiệm và nhận
những lời chỉ trích do một thương vụ hay một chiến thuật sai lầm? Còn khi nào thì
né tránh để những mũi tên chỉ trích đó hướng vào người khác?

1. Thừa nhận lỗi lầm chân thành

Thực tế hầu như mọi khách hàng đều thích cái gì đó hơi kém hoàn hảo một chút,
bởi nó an toàn và đem về ít nghi ngờ sau này. Thừa nhận rằng sản phẩm, dịch vụ,
chiến lược kinh doanh có sai lầm từ phía chủ động cho thấy mức độ xác thực, chân
thành trước khi sự việc "bị đào sâu" một cách cố ý. Thêm nữa, thật khó mà nổi
sung lên với ai đó khi họ nói "Anh nói đúng. Tôi sẽ sửa sai" hơn là những người cứ
khăng khăng lỗi đó không phải của họ ngay cả khi bạn biết chắc chắn đó là lỗi của
họ, trong quản trị cũng vậy, sếp sẵn sàng nhận lỗi bao giờ cũng gắn bó lâu hơn với
cấp dưới của mình.

2.Nhận diện sai lầm chi tiết

Khi bạn điều tra quá trình và nguyên nhân xảy ra sai lầm, bạn có thể sửa chữa khắc


phục quá trình xảy ra sai sót. Tiến bộ thực sự trong các công ty thường được xây
dựng trên nền tảng những sai lầm và những cải tiến mà họ châm ngòi. Một nhà
quản trị giỏi cần phải chắc chắn rằng các nhân viên dưới quyền không ngần ngại
mắc lỗi và thừa nhận sai lầm. Bởi vô hình trung, những phân tích về sai lầm lại có
thể là cách mới để "lên dây cót" tinh thần cho toàn tổ chức. Quan trọng nhất,
những sai lầm đã xảy ra rồi đừng để nó xuất hiện lại, hoặc xuất hiện tệ hơn. Nhận
diện phải luôn đi đôi với giải pháp sửa sai.

3. Hạn chế tối đa việc đổ lỗi

Nếu bạn chịu trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng thì khách hàng sẽ buộc bạn
phải có trách nhiệm đối với một sai sót ngay cả khi đó thực sự không phải lỗi của
bạn. Thay vì chỉ tay năm ngón, hãy nhắm mục tiêu tới những việc bạn có thể làm
để việc tương tự không tái diễn.

×