Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Kltn tìm hiểu công tác biên tập xuất bản mảng sách văn học tư liệu của nhà xuất bản công an nhân dân thông qua một số tác phẩm tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.1 KB, 76 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ra đời trong bão táp cách mạng Tháng Tám, trải qua 62 năm chiến
đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng công an nhân dân đã viết nên
những trang sử vàng truyền thống: Vì nước quên than, vì dân phục vụ.
Những truyền thống trong quá trình phát triển trở thành bài học quý báu để
lực lượng công an nhân dân nghiên cứu vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ
“bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới
và lợi ích quốc gia, dân tộc” [5].
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới và khu cực còn nhiều diễn biến phức
tạp, lực lượng chống phá chủ nghĩa xã hội vẫn còn hoạt động, hơn lúc nào
hết, việc bảo đảm và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để xây
dựng và phát triển đất nước là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ quan trọng của
toàn Đảng và toàn dân.
Để đáp ứng được yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ đó, trong suốt q
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: Cần phải nắm chắc lực
lượng công an và phải coi tăng cường lực lượng cơng an là nhiệm vụ chính trị
quan trọng. Trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước như
hiện nay thì yêu cầu và những tiêu chí về nhân cách của người cơng an ngày
càng cao hơn hơn và nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho toàn lực lượng trở
thành nhiệm vụ bức thiết cần liên tục được tiến hành.
Để góp phần hình thành và giáo dục nhân cách người cơng an nhân dân
cần có nhiều phương tiện và hình thức, trong đó đống vai trò đặc biệt quan
trọng là những tri thức trong sách hay nói cách khác là những cuốn sách.


Sách cung cấp cho đối tượng một thế giới quan khoa học, những thơng
tin tri thức có hệ thống cần thiết và bổ ích nhằm giải quyết những vấn đề đa
dạng mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, đồng thời đem đến cho người đọc một


nhãn quan tư tưởng nhạy bén, tinh tế trước những âm mưu, thủ đoạn và hành
vi thâm độc của các thế lực thù địch.
Với chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà xuất bản Cơng an nhân dân
khơng chỉ xuất bản những tiểu thuyết tình báo, tiểu thuyết trinh thám hay điều
tra hình sự mà còn cho ra đời các ấn phẩm thuộc thể loại văn học tư liệu viết
về người thật việc that với những chiến cơng oanh liệt của các chiến sĩ tình
báo, chiến sĩ trinh sát phản gián và điều tra hình sự đã thu hút và gây ấn tượng
mạnh mẽ đối với độc giả.
Mảng sách văn học tư liệu là một trong những mảng sách quan trọng và
chiếm số lượng không nhỏ trong tổng số các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản
Cơng an nhân dân. Ngồi những thành tựu đã đạt được thì vẫn cịn một số
những hạn chế trong công tác biên tập - xuất bản mảng sách này cần được
nghiên cứu và giải quyết một cách khoa học.
Với những lí luận trên, tơi chọn đề tài “Tìm hiểu công tác biên tập xuất bản mảng sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân dân
thông qua một số tác phẩm tiêu biểu”. Qua đó, tơi muốn đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng trong xuất bản nói chung và trong xuất bản
sách văn học tư liệu nói riêng ở Nhà xuất bản Cơng an nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản
sách nói chung. Có thể kể đến một số cơng trình như:
-

Nâng cao chất lượng cơng tác xuất bản sách văn học tư liệu của

Nhà xuất bản Công an nhân dân hiện nay. Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Thủy,
Nhà xuất bản Công an nhân dân.

1



-

Hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Công an nhân dân với việc

phòng, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” ở nước ta hiện nay. Luận văn
Thạc sĩ của Nguyễn Mai An, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
-

Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay -

thực trạng và giải pháp. Đề tài khoa học cấp Bộ của Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền do PGS. TS. Trần Văn Hải làm chủ nhiêm đề tài, nghiệm thu
năm 1998.
-

Xuất bản sách của Nhà xuất bản Cơng an nhân dân với việc bồi

dưỡng và hồn thiện nhân cách người công an nhân dân Việt Nam. Luận văn
Thạc sĩ của Phạm Thị Mỹ Nương, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân.
Ngồi ra, có một số luận văn, luận án, bài viết đăng trên các báo và tạp
chí chuyên ngành đề cập đến hoạt động xuất bản sách nói chung. Nhìn chung,
việc nghiên cứu về hoạt động xuất bản sách trong cơ chế thị trường những
năm gần đây đã được các cơ quan, các nhà nghiên cứu quan tâm và chú ý
nhiều hơn. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu chuyên biệt về công tác biên tập
- xuất bản mảng sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Cơng an nhân dân
chưa có nhiều và đi sâu. Chính vì vậy, nghiên cứu “Tìm hiểu cơng tác biên
tập - xuất bản mảng sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân
dân thông qua một số tác phẩm tiêu biểu” là một đề tài mới, hấp dẫn và rất
cần thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu quy trình biên tập, xuất bản một số
cuốn sách văn học tư liệu tiêu biểu của Nhà xuất bản Cơng an nhân dân. Qua
đó chỉ ra những thành công và hạn chế để đưa ra những giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng biên tập, xuất bản mảng sách văn học tư liệu tại Nhà xuất
bản Công an nhân dân.

2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài triển khai theo một số nhiệm vụ sau:
- Đưa ra những lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất bản sách văn
học tư liệu.
- Đi sâu nghiên cứu quy trình biên tập - xuất bản của 3 cuốn sách
“Không thể mồ côi - Minh Vân”, “Phát hiện và Khám phá - Đặng Vương
Hưng”, “Đơn tuyến - Nguyễn Quang Đẩu”
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt
dộng xuất bản mảng sách văn học tư liệu tại Nhà xuất bản Công an nhân dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu công tác biên tập - xuất bản mảng sách văn học
tư liệu của Nhà xuất Công an nhân dân thông qua một số tác phẩm tiêu biểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu, khảo sát hoạt động xuất bản mảng sách văn học
tư liệu, tập trung chủ yếu vào 3 cuốn sách “Không thể mồ côi - Minh Vân”,
“Phát hiện và Khám phá - Đặng Vương Hưng”, “Đơn tuyến - Nguyễn Quang
Đẩu” của Nhà xuất bản Công an nhân dân.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Nền tảng cơ sở lý luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cùng với đó là các giáo trình, tài liệu của
các chun gia có liên quan đến hoạt động xuất bản sách văn học tư liệu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu kết hợp chặt chẽ các phương pháp phân tích, tổng
hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp thống kê, điều tra khảo
sát,…để làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận.

3


6. Đóng góp mới của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài thu thập, tổng hợp những thông tin, tư liệu về hoạt động xuất bản
sách văn học tư liệu. Đồng thời, thơng qua đó cụ thể hóa lý luận mảng sách này.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thơng qua q trình biên tập - xuất bản một số cuốn sách tiêu biểu, đề tài
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất bản sách văn học tư liệu
nói riêng và xuất bản sách nói chung tại Nhà xuất bản Cơng an nhân dân.
7. Kết cấu
Nội dung chính của khóa luận, ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo, phụ lục gồn có 2 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về mảng sách văn học tư liệu và một số
tác phẩm tiêu biểu của Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Chương 2: Thực tiễn biên tập - xuất bản sách văn học tư liệu tại Nhà
xuất bản Công an nhân thông qua một số tác phẩm tiêu biểu.

4



Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ MẢNG SÁCH VĂN HỌC TƯ LIỆU
VÀ MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NHÀ XUẤT BẢN
CƠNG AN NHÂN DÂN
1.1. Nhà xuất bản Cơng an nhân dân - Nhà xuất bản tổng hợp
chuyên ngành
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để đẩy mạnh công tác
tuyên truyền giáo dục cán bộ chiến sĩ, xây dựng nhân cách người công an
cách mạng, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an
toàn xã hội trong giai đoạn mới, ngày 3 tháng 3 năm 1980 Ban cán sự Bộ Nội
vụ (nay là Bộ Cơng an) đã có cơng văn gửi lên Ban Tuyên huấn thuộc Ban
chấp hành Trung ương Đảng xin thành lập Nhà xuất bản Cơng an nhân dân.
Nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo Cục và trực tiếp là Phịng Chính trị của Cục
cơng tác Chính trị, do đồng chí Nguyễn Văn Chích phụ trách, việc bổ sung
cán bộ cho bộ phận thành lập Nhà xuất bản là “Phịng xuất bản”.
Sau gần một năm chuẩn bị, hồn thiện tổ chức cho việc thành lập Nhà
xuất bản cùng với đó là sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành như Bộ Nội vụ,
Cục Cơng tác Chính trị, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân….ngày 10 tháng 02
năm 1981, đồng chí Phạm Hùng - Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung
ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Cơng an) đã kí quyết định số 03QĐ/BNV thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Như vậy, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân chính thức ra đời từ cái mốc
10/02/1981 với nhiệm vụ: biên tập và xuất bản sách tuyên truyền, giáo dục về
công tác an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội (kể cả thể sách văn học);
sách hướng dẫn nghiệp vụ, sách tổng kết nghiên cứu, tham khảo về công tác

5


nghiệp vụ cơng an, xuất bản sách giáo trình phục vụ cho việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, chiến sĩ cơng an.

Ra đời trên cơ sở Phịng sáng tác, thuộc Cục Cơng tác Chính trị Bộ
Cơng an, trong những năm đầu tiên, với đội ngũ cán bộ ít ỏi, mỗi năm chỉ
xuất bản được một lượng sách nhỏ (năm 1981 xuất bản 7 đầu sách, năm 1982
xuất bản 72 đầu sách, năm 1984 xuất bản 23 đầu sách,…) chủ yếu là sách
tuyên truyền an ninh trật tự hoặc sáng tác của những cán bộ trong ngành,
những ấn phẩm do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành là nguồn động
viên tinh thần to lớn đối với cán bộ chiến sĩ Cơng an và đơng đảo bạn đọc.
Thời kì này hoạt động của Nhà xuất bản hoàn toàn được bao cấp. Sách in ra
được cấp phát cho các đơn vị Cơng an trong ngành và Nhà xuất bản hồn tồn
khơng tính lỗ lãi mà hoạt động theo kế hoạch được giao. Ngay sau đó bước
vào thời kì đổi mới cùng với xu hướng chung của đất nước, Nhà xuất bản
Công an nhân dân bước vào thời kì tự hạch tốn kinh doanh, đưa sách tham
gia vào thị trường, tự trang trải vốn và chăm lo đời sống của cán bộ trong các
đơn vị, vừa phải mở rộng đối tượng phục vụ, từng bước gia nhập vào thị
trường sách, chấp nhận vừa cạnh tranh vừa đảm bảo định hướng của một nhà
xuất bản tổng hợp chuyên ngành. Thời kì này thực sự là một giai đoạn khó
khăn và đầy thử thách đối với cán bộ, chiến sĩ Nhà xuất bản Công an nhân
dân (giai đoạn từ 1986 - 1995). Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thử
thách trong thời kì này Nhà xuất bản vẫn hoạt động đều và bắt đầu có bước
phát triển nhằm tự khẳng định. Biểu hiện chính của sự nỗ lực này chính là ở
những đầu sách. Nếu năm 1986 Nhà xuất bản chỉ cho ra 26 đầu sách, năm
1987 là 34 đầu sách thì sang đến năm 1994 số đầu sách tăng lên 104 và năm
1995 là 130 đầu sách.
Năm 1995, sau khi xác định nhà xuất bản là một cơ quan tuyên truyền
của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Công an đã

6


quyết định cho nhà xuất bản hưởng mọi chế độ của một đơn vị lực lượng vũ

trang, phần xuất bản văn hóa phẩm được hạch tốn như một đơn vị sự nghiệp
có thu. Từ sau năm 1995 đến nay, ln xác định rõ vị trí cũng như chức năng,
nhiệm vụ của mình, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân đã ln nỗ lực, cố gắng
khơng những hồn thành nhiệm vụ mà cịn dần khẳng định được thương hiệu
của mình trong làng xuất bản Việt Nam. Nhà xuất bản đã tập trung xuất bản
những đề tài phục vụ cán bộ chiến sĩ trong ngành, thực hiện chức năng của
một cơ quan tuyên truyền của Bộ Công an, đồng thời mở rộng đề tài, đáp ứng
nhu cầu bạn đọc rộng rãi hòa nhập vào môi trường xuất bản của cả nước, từng
bước khẳng định uy tín và năng lực kinh doanh của mình.
Mặc dù tham gia trực tiếp vào thị trường kinh doanh xuất bản phẩm như
những nhà xuất bản khác, song bên cạnh mục tiêu phải làm ra lãi để có thể tái
sản xuất, đảm bảo cho cuộc sống của cán bộ chiến sĩ trong nhà xuất bản, Nhà
xuất bản Công an nhân dân cũng luôn đặt công tác tuyên truyền chủ trương của
Đảng và của ngành, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự
an tồn xã hội và xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân ngày càng trong sạch,
vững mạnh là mục tiêu hàng đầu. Các đề tài mà nhà xuất bản tập trung khai
thác thuộc nhiều thể loại khác nhau như: văn học, lịch sử, tư liệu, pháp luật,…
Tất cả những đề tài đã, đang và sẽ được Nhà xuất bản Công an nhân dân khai
thác đều hướng tới một mục tiêu chính là “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
nâng cao nhận thức về nhiệm vụ chung của đất nước, nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất
chính trị, đạo đức, tác phong của người công an cách mạng”.
Nhà xuất bản Cơng an nhân dân có trụ sở chính tại 92 - Nguyễn Du Hai Bà Trưng - Hà Nội và một trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất
bản có riêng bộ phận biên tập được chia thành 2 ban: Ban biên tập sách chính
trị - nghiệp vụ - pháp luật và Ban biên tập sách văn học. Ngồi ra cịn có các

7


phòng ban chức năng khác nhau như: Phòng tổng hợp, phòng kế hoạch sản

xuất in và phát hành.
Nhà xuất bản Cơng an nhân dân ấn hành 3 mảng sách chính: Sách lý
luận, chính trị, sách văn học và sách nghiệp vụ.
Sách lý luận, chính trị theo nội dung chỉ thị 20 của Ban Bí thư là loại
sách “ trực tiếp truyền bá, bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác - Leenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước; giới thiệu kiến thức kinh nghiệm có giá trị của các nước; góp
phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng,
giáo dục, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị cho cán bộ đảng viên và
nhân dân; xây dựng con người mới, nếp sống mới; đấu tranh chống lại những
quan điểm sai trái”.
Mục đích của loại sách này nhằm giáo dục ý thức tự giác chính trị cho
quần chúng cách mạng. Sách lý luận, chính trị ngay từ khi ra đời đã hướng tới
đông đảo quần chúng, do đó nó có đối tượng rộng phục vụ mọi tầng lớp quần
chúng trong xã hội.
Bên cạnh những loại sách lý luận, chính trị, mảng sách văn học, đặc
biệt là văn học về đề tài an ninh luôn được Nhà xuất bản Công an nhân dân
chú trọng phát triển.
Các tác phẩm văn học được chia làm hai loại, những tác phẩm được thể
hiện bằng văn xuôi và những tác phẩm được thể hiện bằng văn vần. Những
tác phẩm văn xi đương đại có các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, lý
luận phê bình, kịch bản văn học,…Những tác phẩm văn vần của văn học
đương đại thường gồm hai dạng phổ biến là: những tác phẩm thơ ca truyền
thống của dân tộc và những tác phẩm được thể hiện bằng thơ tự do, thơ không
vần. Sách văn học khơng phải là loại sách nói thẳng quan điểm, đường lối
chính trị mà nói qua hình tượng nghệ thuật nên tính đa nghĩa, tính biểu tượng

8



ln là một đặc thù của văn học. Chính vì vậy mà “sách văn học khơng mang
tính chính trị trực tiếp mà tác động đến ý thức chính trị, phục vụ nhiệm vụ
chính trị một cách trực tiếp thơng qua các điển hình văn học”. Sách văn học
của Nhà xuất bản Công an nhân dân rất đa dạng về thể loại, nội dung, bao
gồm cả những sáng tác trong nước và sách dịch từ văn học nước ngoài…
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của một nhà xuất bản tổng hợp chuyên
ngành, một mảng sách không thể thiếu và luôn được Nhà xuất bản Công an
nhân dân đặc biệt chú trọng đó là sách nghiệp vụ. Tính đặc thù của loại sách
này là ở chỗ tác giả là những người trong ngành, do đó nguồn bản thảo là từ
những cơng trình nghiên cứu có tính chất cá nhân của cán bộ, chiến sĩ trong
lực lượng công an nhân dân và phần lớn là từ chương trình, kế hoạch của Bộ
Cơng an được thực hiện ở Viện Chiến lược và khoa học công an. Ngay từ
ngày đầu thành lập, mảng sách này đã được Nhà xuất bản Công an nhân dân
chú trọng khai thác và liên tục trong những năm sau này số đầu sách nghiệp
vụ không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Với 34 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Công an nhân dân
đã ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình, cùng với các cơ
quan báo chí tun truyền của ngành đã từng bước trưởng thành và trở thành
một trong những cơ quan giữ vị trí trọng yếu của ngành cơng an, góp phần
quan trọng vào cơng tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của
lực lượng công an nhân dân.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực cịn tiếp tục diễn biến
hết sức phức tạp, khó lường, thời cơ và thách thức đan xen nhau, tác động
trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội
và cơng tác xây dựng lực lượng công an nhân dân. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân
dân đang đặt ra hết sức nặng nề, địi hỏi cơng tác tun truyền nói chung và

9



hoạt động của Nhà xuất bản Công an nhân dân nói riêng phải tiếp tục đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả. Quyết tâm xây dựng Nhà xuất bản Công an
nhân dân thực sự là cơ quan xuất bản đầu ngành của lực lượng, lấy việc phục
vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của ngành là mục tiêu định
hướng cho mọi hoạt động, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội
dung, hình thức nghệ thuật, lấy nhiệm vụ phục vụ đông đảo cán bộ, chiến sĩ
công an nhân dân và bạn đọc cả nước là mục đích hoạt động. Kết hợp chặt
chẽ việc xuất bản những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật cao, phục vụ
đông đảo bạn đọc đồng thời quan tâm xuất bản những ấn phẩm, tài liệu tham
khảo, sách khoa học, các ấn phẩm phục vụ cho việc giáo dục truyền thống,
nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cơng an.
Như vậy, ngồi hướng tới việc phục vụ đơng đảo quần chúng, một mục
đích quan trọng khác của Nhà xuất bản Công an nhân dân đó là xuất bản
những ấn phẩm nhằm “cung cấp tri thức, thơng tin để nâng cao trình độ mọi
mặt về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, pháp luật, văn hóa và xây dựng nhân
cách cho cán bộ chiến sĩ công an nhân dân”.
1.2. Khát quát về mảng sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản
Công an nhân dân
1.2.1. Khái niệm về sách
Khái niệm về sách được biến đổi cùng với việc phát triển văn hóa, văn
minh của nhân loại. Cũng chính vì vậy mà đã có rất nhiều định nghĩa, khái
niệm khác nhau về sách.
Thời kỳ Phục Hưng, sách được hiểu theo nghĩa khái quát: Sách là
những ký hiệu nào đó (chữ cái, con số, nốt nhạc) được thể hiện trên những vật
liệu bất kỳ (đá, đất nung, vỏ cây, da, giấy,…) thực hiện đồng thời nhiều chức
năng (thông tin, nhận thức, giáo dục,…) mà người ta tiếp thu được bằng thị
giác. (Định nghĩa của E. Barun - nhà nghiên cứu sách thời Phục Hưng).

10



Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 3) thì sách theo nghĩa chung
nhất, là những sản phẩm ghi lại tri thức, thơng tin nào đó của con người.
Thơng tin ghi lại có thể rất đa dạng. Sách để lưu hành, phổ biến tri thức, hoặc
lưu trữ. Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào xác định sách có từ bao giờ.
Sách cổ nhất giữ được là những ký hiệu ghi trên khối đất sét ở vùng Lưỡng
Hà và giấy cây Papirut ở Ai Cập. Những sản phẩm này ra đời từ thế kỷ 35
trước Công nguyên.
Ra đời gắn liền với chữ viết, sách thực hiện chức năng lưu trữ thông tin
chức năng truyền thông khi giúp con người ghi nhớ, ghi lại các sáng tác văn
hóa tinh thần để phổ biến, lưu trữ các giá trị văn hóa, để xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần. Do vậy theo Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách,
thư viện, bản quyền thì “sách là sản phẩm văn hóa vật chất, tinh thần, là
cơng cụ để tích lũy và truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…”.
Tại Hội nghị toàn thể UNESCO - Ủy ban Khoa học, giáo dục Liên
Hiệp Quốc năm 1964 kiến nghị các nước tiếp nhận định nghĩa: “Sách là xuất
bản phẩm khơng định kỳ, có số trang ít nhất là 49 trang của một quốc gia nào
đó, xuất bản để phổ biến rộng rãi cho công chúng”.
Hiện nay, sự phát triển của kỹ thuật điện tử, tin học đã và đang làm cho
hình thức của sách truyền thống thay đổi. Sách được xuất bản bằng chất liệu
micô phim, đĩa compact,…đã đáp ứng nhu cầu thơng tin vơ cùng nhanh
chóng và đa dạng của con người hiện đại. Khái niệm về sách ngày càng mở
rộng và phong phú. Sách hiện nay không chỉ là tập các trang giấy in mà cịn
gồm nhiều loại hình đa dạng khác. Con người tiếp nhận thông tin ở sách
không chỉ bằng mắt qua việc đọc sách, mà cịn bằng các giác quan khác như
thính giác,…Sách cùng một lúc tác động đến cả tư duy, tình cảm con người,
thơng qua nhiều loại kênh thơng tin: kênh chữ, kênh hình, âm thanh,…Sự ra
đời của sách điện tử là bước ngoặt của lịch sử đồng thời càng làm cho khái


11


niệm về sách rộng hơn. Theo TS. Trần Văn Tuấn thì sách điện tử là loại sách
sáng tạo ra nó và sử dụng nó phải trải qua các thiết bị cơng nghệ thơng tin.
Khái niệm sách điện tử cũng có thể được hiểu một cách rộng rãi bao quát là
nhiều loaih hình vật liệu thơng tin điện tử.
Có thể nói rằng: “Sách - đó là di huấn về tinh thần của thế hệ này với
thế hệ khác, đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời với người trẻ
sắp bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp đến giờ
nghỉ truyền lại cho người gác thay. Nhưng trong sách khơng phải chỉ có quá
khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta là chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý
và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ, đơi khi cịn nhuốm đầy mồ hơi
và máu. Sách là cương lĩnh của tương lai. Vậy, chúng ta phải kính trọng
sách” - A.I.Ghecsxen (Lịch sử văn học Nga - Xô viết, Nhà xuất bản văn - sử địa, Hà Nội, 1958, tr112).
Chính vì vậy mà sách có vai trị rất lớn trong đời sống cũng như sự phát
triển của loài người.
1.2.2. Đặc điểm về sách văn học tư liệu
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã
hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu,
cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngơn ngữ. Văn học rất đa
dạng, có thể phân chia tác phẩm văn học thành các thể loại như sau: Tự sự văn xi, trữ tình - thơ, tùy bút - ký. Văn học tư liệu là một loại hình văn xuôi.
Văn học tư liệu là một thể loại đặc biệt, xuất hiện từ thế kỷ XIX nhưng
nó phát triển mạnh từ sau đạ chiến thế giới lần thứ II (1939 - 1945) với một số
lượng lớn các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh ở hầu hết nền văn học các
nước châu Âu.
Theo cuốn “Từ điển văn học của Nhà xuất bản thế giới” nêu khái niêm về
văn học tư liệu như sau: Văn học tư liệu chỉ một thể tài văn học, bao gồm những

12



tác phẩm văn xuôi nghệ thuật mà định hướng chung là nghiên cứu các sự kiện
lịch sử, các hiện tượng của đời sống xã hội bằng cách phân tích các tư liệu, tái
hiện lại một phần hoặc toàn bộ các tư liệu ấy trong tác phẩm [33, tr1967].
Từ điển thuật ngữ văn học do PGS Lê Bá Hán, GS.TS. Trần Đình Sử,
GS. Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) nêu khái niệm về văn học tư liệu như
sau: Văn học tư liệu là những tác phẩm văn xuôi, nghệ thuật nghiên cứu các
sự kiện lịch sử, các hiện tượng của đời sống xã hội bằng cách phân tích các
tư liệu (tiếng Latinh: documentum - chứng cớ, bằng chứng), tái hiện lại một
phần hoặc toàn bộ các tư liệu ấy trong tác phẩm [32, tr416].
Như vậy, từ hai khái niệm trên ta thấy các tác giả đều đồng nhất về khái
niệm văn học tư liệu là một thể loại văn học riêng, sử dụng các sự kiện có
thực xây dựng tuyến cốt truyện, rất hiếm khi sử dụng hư cấu. Và hiện nay,
văn học tư liệu còn là hiện tượng tương đối mới và còn đang phát triến.
Sách văn học tư liệu là một loại sách văn học. Nó có nội dung phản ánh
là các sự vật, hiện tượng, con người có thật trong cuộc sống, được sáng tạo
dựa trên các tư liệu có thật. Sách văn học tư liệu có một số đặc điểm như sau:
-

Thường dựa vào hồi ức của người được chứng kiến hoặc dựa vào

các tư liệu có thực của cuộc sống.
-

Các đoạn thời gian của sự kiện được mô tả hay dung lượng của sách

văn học tư liệu lớn hơn so với báo chí (phóng sự, bút ký, ký sự…)
-


Sách văn học tư liệu khác các nghiên cứu khoa học lịch sử ở bức tranh

về sự kiện được tái hiện sáng rõ, sống động, ở diện mạo tâm lý của con người.
Ở Việt Nam, sách văn học tư liệu bao gồm các thể loại như sau: ký,
truyện ký, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết lịch sử, văn học tư liệu dịch.
Với nội dung sách luôn bám sát các sự kiện đương đại của thế giới, của
một đất nước, của một dân tộc, phản ánh trực tiếp hững vấn đề chính trị xã
hội, cung cấp thơng tin xác thực về những việc, con người tiêu biểu trong

13


khoảng khắc quan trọng của xã hội đương đại trên toàn cầu, mà các thể loại
văn chương hoặc các loại sách khác khơng đáp ứng được. Chính vì vậy mà
sách văn học tư liệu luôn được các nhà xuất bản đánh giá cao.
1.2.3. Sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Cơng an nhân dân
Có thể nói Nhà xuất bản Công an nhân dân là đơn vị đầu tiên nhanh
chóng phát hiện ra sức hấp dẫn về mặt tư liệu của loại sách văn học tư liệu với
người đọc. Chính vì vậy, nhà xuất bản đã tập trung định hướng khơi nguồn
bản thảo và tập trung khai thác các tư liệu về chiến tranh, các hoạt động tình
báo trong cả chiến tranh lẫn hịa bình ở Việt Nam. Ngồi ra nhà xuất bản còn
chú trọng đến mảng sách văn học tư liệu dịch nhằm cung cấp thêm những cái
nhìn đa dạng cho độc giả về những lát cắt của cuộc sống.
Lịch sử dân tộc ta trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt mà hào hùng,
hai cuộc chiến tranh qua đi là lúc cả nước cùng nhau xây dựng một nền kinh
tế đồng thời khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại. Nhưng đằng sau
những chiến công, kỳ tích mà dân tộc đã đạt được là những ẩn ngầm mà
không phải ai cũng biết được. Văn học tư liệu với đặc trưng sáng tạo dựa vào
những sự kiện có thực của cuộc sống đã, đang và sẽ phục dựng lại đời sống
của dân tộc trong những năm tháng đó một cách chi tiết, sống động mà chân

thực. Từ những tác phẩm văn học tư liệu đó thì bạn đọc có cơ hội hiểu thêm
về những góc khuất, những chi tiết hay những sự kiện và con người có thực
mà sách lịch sử chưa nhắc tới. Với đặc thù của ngành thì mảng sách văn học
tư liệu về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” của Nhà xuất
bản Công an nhân dân luôn thu hút và hấp dẫn bạn đọc cũng như với các tác
giả sáng tác. Và như vậy, sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an
nhân dân đôi khi là những truyện thuộc đời tư, mà luôn gắn liền với những
diễn biến của đời sống cách mạng. Qua khu vực đề tài này có thể đến được
với phần sâu, phần phía sau, phần có vẻ tĩnh của bộ sử về cách mạng.

14


Trên nền lịch sử, một lực lượng chiến đấu với tên gọi là các chiến sĩ
Công an nhân dân đã hiển hiện sống động, chân thực như chính cuộc đời. Bên
cạnh khát vọng lập công, hay khát khao được cống hiến những con người
trong văn học tư liệu cũng có một đời sống đa diện, cũng dằn vặt khổ đau,
cũng đắn đo lựa chọn trước sự sống và cái chết…chứ không phải là câu
chuyện về một viên thanh tra dũng cảm tài năng sống rất dai qua tất cả các vụ
án để mong nhận được sự biểu dương. Mỗi tác phẩm là một cuộc đời có thật,
hoặc có bóng dáng người thật việc thật. Người cầm bút sáng tạo tác phẩm ở
đây khơng mong muốn gì hơn là ghi lại càng nhiều càng tốt những gì đã biết,
đã trải về một thời đại mà mình có may mắn được là một chứng nhân lịch sử.
Bởi vậy, có thể coi văn học tư liệu là minh chứng của hiện thực cách mạng, là
bộ sử trong phần chìm của nó mà thế hệ sau ln tìm kiếm được những điều
mà mình cần trong đó.
Nền văn học viết trong chiến tranh và viết về chiến tranh hơn nửa thế
kỷ qua luôn là vô giá bởi nguồn tư liệu và chứng nhân lịch sử lại chính là
những người cầm bút sáng tạo ra tác phẩm, họ là nhà văn và cũng là người
trực tiếp cầm sung chiến đấu. Nhà xuất bản Công an nhân dân đã làm khá tốt

việc khai thác bản thảo trong mảng sách này. Với một đội ngũ tác giả tên tuổi
như: Nam Cao, Ma Văn Kháng Nguyễn Khắc Phục,…hay một số tác giả trẻ
tài năng như Di Li, Nguyễn Đình Tú,…đã rất nhiệt tình tham gia cộng tác với
nhà xuất bản. Ngoài đội ngũ tác giả là các nhà văn thì nhà xuất bản cịn có
một đội ngũ dịch giả chuyên dịch sách văn học tư liệu nước ngoài như: Đặng
Phú, Đào Khương, Chu Hà, Hưng Hà,…
Sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân dân gồm những
thể loại sau: ký, truyện ký, tiểu thuyết tư liệu,…
- Ký là những hình thức ghi chép linh hoạt về hiện tượng một cách xác
thực, trực tiếp, văn học ký thường phát triển mạnh ở những thời điểm xã hội
đang có những biến động, gắn với những thay đổi mạnh mẽ.

15


Ở Việt Nam, khi sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của báo chí đã thổi
một luồng sinh khí mới vào đời sống văn học, đặc biệt là đối với các thể ký.
Có thể khẳng định rằng báo chí đã tạo ra những điều kiện rất quan trọng cho
ký phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Không chỉ trên phương diện in ấn,
đăng tải, truyền bá, báo chí đã thúc đẩy văn học hình thành những thể loại
mới năng động hơn để bám sát cuộc sống ngày càng chặt chẽ và nhất là trong
việc phản ánh hiện thực đang xảy ra ở cái thế trực tiếp. Là những ghi chép
cịn tươi rói những chất liệu của đời sống thực, các thể ký - nhất là những thể
loại xung kích như phóng sự văn học, tiểu phẩm, tạp văn, bút ký chính luận…
có thể giúp nhà văn phản ánh tồn bộ sự phong phú đa dạng của đời sống thực
đang phát triển - đặc biệt là trong một hoàn cảnh xã hội dưới chế độ thực dân
phong kiến đầy mâu thuẫn như ở nước ta trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX.
Hiện nay, các tác phẩm ký đang phát triển rất mạnh mẽ trong nền văn
học và báo chí. Có thể nói, tác phẩm ký là tấm gương phản chiếu đời sống

trong toàn bộ dáng vẻ phức tạp, sinh động vốn có của nó. So với các loại thể
văn học khác, tác phẩm ký có thể cung cấp được những sự thật xác thực, cụ
thể và đáng tin cậy.
Với những ưu thế về ngơn từ giàu hình ảnh, bút pháp, giọng điệu linh
hoạt và với vai trò của nhân vật trần thuật xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm,
loại thể ký tạo ra một không gian sáng tạo rộng rãi hơn. Không chỉ là người
thông tin khách quan, nhân vật trần thuật trong tác phẩm ký báo báo chí cịn
có thể đối thoại với cơng chúng với tư cách là một nhân chứng bình đẳng đối
với cả nhân vật được phản ánh và những người tiếp nhận thơng tin. Khi tiếp
nhận tác phẩm, cơng chúng ln có được niềm tin rằng họ đang được tiếp xúc
với sự thật do chính tác giả đã trực tiếp chứng kiến và trình bày một cách
trung thực

16


Việc phản ánh về những người thật việc thật theo quy luật đặc thù của
sáng tạo nghệ thuật đã tạo ra những khác biệt giữa ký văn học và ký báo chí.
Sự khác biệt này được biểu hiện trước hết trong dung lượng của tác phẩm.
Một tác phẩm ký văn học (như truyện ký, hồi ký, ký sự,..) có thể kéo dài tới
hàng tram trang in, trong khi đó tác phẩm ký báo chí ngắn gọn hơn nhiều.
Điều quan trọng nhất là tồn bộ những yếu tố đó hướng về một hiện thực
thẩm mỹ (trong ký văn học) hoặc là một hiện tượng xác thực, đáp ứng yêu
cầu thông tin thời sự (trong ký báo chí).
Ký văn học phản ánh hiện thực thơng qua các hình tượng thẩm mỹ
được lựa chọn từ bản thân cuộc sống. Không giống vậy, ký báo chí phản ánh
hiện thực thơng qua những con người và sự kiện xác thực, đáp ứng yêu cầu
thông tin thời sự. Sự thực được phản ánh trong tác phẩm ký báo chí phải ln
đảm bảo tính xác thực tối đa và mọi lý lẽ nếu có cũng phải gắn với sự thật đó.
- Truyện ký là một thể loại trung gian giữa truyện và ký. Truyện ký

thường tập trung cốt truyện vào một nhân vật, một danh nhân, một nhân vật
lịch sử, một người anh hùng trên các mặt trận...Trong truyện ký, tác giả có thể
hư cấu để câu chuyện được hồn chỉnh nhưng phải giữ được tính xác thực của
sự việc và con người.
Về nội dung, truyện ký thường gắn liền với câu chuyện về những nhân
vật anh hùng. Những truyện ký về đề tài này phải đặc biệt tôn trọng những sự
thật cơ bản về nhân vật anh hùng, mặc dù yếu tố truyện vẫn được sử dụng một
cách có hiệu quả. Truyện ký bao hàm cả những truyện kể về người thật, việc
thật theo hình thức gián tiếp. Mạch phát triển của truyện ký thường vận động
theo chiều thuận, ít khi mở rộng theo những tuyến ngang dọc giống như trong
tiểu thuyết.
- Tiểu thuyết tư liệu là những tư liệu đã được tiểu thuyết hóa. Đây là
loại sách vừa phong phú về thông tin, vừa đa dạng về phương thức phản ánh

17


sự thật lịch sử, đồng thời lại hấp dẫn bởi ngơn ngữ văn chương và tính sinh
động của hình tượng nghệ thuật.
Có thể thấy, sách văn học tư liệu với tư cách là món ăn tinh thần đã
phát huy tác dụng lớn lao trong việc khơi gợi niềm tự hào dân tộc, khích lệ
độc giả hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Với nhiều đề tài,
nhiều nội dung phong phú thì mảng sách văn học tư liệu đã, đang và sẽ ngày
càng phát triển mạnh hơn để thích ứng với thời đại, với dân tộc.
1.3. Một số tác phẩm tiêu biểu của mảng sách văn học tư liệu tại
Nhà xuất bản Công an nhân dân
1.3.1. Tác phẩm “Không thể mồ côi” - Minh Vân
Tác phẩm “Không thể mồ cơi” viết về hành trình 70 năm cuộc đời của
một con người có số phận đặc biệt: Bà Minh Vân (tên đầy đủ là Đào Thị
Minh Vân) được sinh ra ở Hà Nội vào đúng đêm toàn quốc kháng chiến

19/12/1946. Mẹ là liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp (1948) và cha là liệt
sĩ trong kháng chiến chống Mỹ (1969). 14 tháng tuổi, cô bé Minh Vân đã mồ
côi mẹ và cũng vĩnh viễn phải rời xa không được một lần gặp lại người cha.
Cuộc sống trong chiến tranh không hề dễ dàng, nhưng Minh Vân đã mạnh mẽ
và kiên cường vươn lên, tự mình vượt qua chính mình với bao gian nan thử
thách, trở thành người có ích cho cộng đồng và xã hội. Đúng như bà đã khẳng
định trong cuốn sách: “Tôi không chỉ là một “đứa trẻ mồ cơi” như người ta
nhầm tưởng. Hay nói đúng hơn, tôi không thể mồ côi dễ dàng như chiến tranh
đã làm sự chết chóc và bất hạnh với bao người”.
Dưới con mắt của một cơ bé, góc nhìn của một nữ sinh sống trong thời
bao cấp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cảm nhận của một phụ nữ trưởng
thành trong thời kỳ quá độ đất nước chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường và
sau cùng là tâm sự của một người đàn bà từng trải đối với con cháu mình.
“Khơng thể mồ cơi” muốn gửi tới bạn đọc những bài học sâu sắc và
nhân văn về tình người, tình đời, về khổ đau, hạnh phúc…

18


Bên cạnh đó, cuốn tự truyện góp phần khắc họa chân dung của Anh
hùng LLVTND, liệt sỹ Đào Phúc Lộc (bí danh Hồng Minh Đạo) - một chiến
sĩ tình báo xuất sắc. Thông qua những câu chuyện, lời kể, hồi tưởng xúc động
của nhiều nhân vật, từng là lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội,
công an…, mỗi người một kỷ niệm, một góc độ khác nhau nhưng đều khẳng
định tài năng và nhân cách cao đẹp của Anh hùng Liệt sĩ Đào Phúc Lộc. Điều
đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng và Nhà nước
ta đã phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân cho hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ nhưng cho đến nay, chỉ duy nhất Anh
hùng Đào Phúc Lộc được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
1.3.2. Tác phẩm “Phát hiện và khám phá” - Đặng Vương Hưng

Với mục đích góp thêm một tiếng nói để tuyên truyền cho Cuộc vận
động mang ý nghĩa nhân văn: Cuộc vận động Sưu tầm và Tuyên truyền kỷ
vật lịch sử Công an nhân dân (2012 - 2015) nên chủ đề bao trùm toàn bộ
cuốn sách này là phát hiện và khám phá.
Ngay từ đầu những trang viết tác giả đã đưa ra những phát hiện, biểu
dương giá trị tích cực trong đời sống xã hội. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu những
tập thể, cá nhân tiên tiến, phát hiện những nhân tố mới trên mọi lĩnh vực để
khẳng định, biểu dương. Ngoài việc hướng tới ca ngợi những con người,
những sự kiện có ý nghĩa lớn lao, đậm chất sử thi cách mạng (Cuốn nhật ký
của một liệt sĩ công an đi B…sau nửa thế kỷ, Về một xã anh hùng có 7 vị
tướng ở Quảng Nam, Huyền thoại mẹ ở đảo xa, Ai là người Thị trưởng đầu
tiên và Chủ tịch lâu nhất của Hà Nội? Phát hiện một họa sĩ chiens trường với
hàng tram tác phẩm vô giá, Trân trọng và cảm phục những cuốn sách cùng
nhân vật của Đại tá Đỗ Sâm, Bác hồ với trận đấu bóng đá lịch sử Việt - Pháp
năm 1946, Bí ẩn Cam Ranh,…) các tác phẩm còn dành sự biểu dương đối với
cả những sự kiện, những con người trong muôn mặt cuộc sống đời thường
bằng cảm hứng thế sự nhân sinh. Đó là các mơ hình kinh tế mới, có hiệu quả,
những con người dám nghĩ, dám làm như Lê Duy Hảo. Từ một cậu bé chăn

19



×