Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước trong y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.24 KB, 15 trang )

TỈNH ỦY QUẢNG NINH
TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2019

Đề tài:
NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CƠNG VỤ THƠNG QUA TÌNH
HUỐNG XỬ LÝ NGHIÊM CÁC CÁN BỘ Y TẾ UỐNG RƯỢU
BIA TRONG GIỜ LÀM VIỆC.

Họ và tên học viên: NGUYỄN MẠNH THẮNG
Chức vụ: Cán bộ phịng Tổ chức- Hành chính quản trị,
Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả
LỚP: CV130


TỈNH ỦY QUẢNG NINH
TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2019

Đề tài:
NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CƠNG VỤ THƠNG QUA TÌNH
HUỐNG XỬ LÝ NGHIÊM CÁC CÁN BỘ Y TẾ UỐNG RƯỢU
BIA TRONG GIỜ LÀM VIỆC.

Họ và tên học viên: NGUYỄN MẠNH THẮNG
Chức vụ: Cán bộ phịng Tổ chức- Hành chính quản trị,
Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả


LỚP: CV130


TT

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu

1

1

Mơ tả tình huống

2

2

Phân tích ngun nhân và hậu quả tình huống

3

3

Xác định mục tiêu xử lý tình huống

5


4

Xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình huống

5

5

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện

8

6

Kết luận và kiến nghị

11

Tài liệu tham khảo

12


MỞ ĐẦU
Sức khỏe là vốn quý giá nhất của mỗi con người. Bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe cho mọi người là công việc rất quan trọng mà các y bác sĩ luôn miệt
mài cống hiến, tận tâm. Thế nhưng, nghề y là một “nghề đặc biệt”, đòi hỏi sự
hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân ái, từng trải và kinh nghiệm nghề nghiệp,
bởi công việc dù nhỏ đến đâu cũng đều liên quan đến tính mạng con người và

hạnh phúc của mỗi gia đình.
Trong thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cơ, các chú.
Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ sức khỏe cho
đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu,
chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như
mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu...”.
Suốt chặng đường qua, những cán bộ nhân viên y tế luôn xác định lời
Bác Hồ dạy “Lương y phải như từ mẫu” làm lẽ sống, là chân lý, mục tiêu hành
động nhằm nâng cao y đức, rèn luyện y thuật, nâng cao đạo đức trong thực thi
công vụ, phát triển y nghiệp, đoàn kết, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng
giao phó.
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh đội ngũ cán bộ y, bác sĩ  vẫn ngày đêm
đồng hành cùng nỗi đau người bệnh, lặng thầm hy sinh giành giật sự sống cho
người bệnh, khơng ngừng nỗ lực nhằm hồn thiện đạo đức của bản thân. Vẫn
còn một bộ phận cán bộ nhân viên y tế chưa thực hiện đúng y đức, ý thức tổ
chức, kỷ luật trong công việc kém, thờ ơ với bệnh nhân.
Vậy “đâu là nguyên nhân của hiện tượng y đức, ý thức tổ chức kỷ luật
yếu kém trong công việc, vô cảm trước nỗi đau của bệnh nhân?” có câu trả lời


cho rằng đó là do những người thừa hành cơng vụ bị xuống cấp về đạo đức,
suy thoái về năng lực, và vi phạm đạo đức công vụ. Xuất phát từ những nhận
thức trên, sau khi học xong lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên CV130
do trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh tổ chức tại Cẩm
Phả, tôi xin chọn đề tài nâng cao đạo đức cơng vụ thơng qua tình huống “xử lý
nghiêm các cán bộ y tế sử dụng rượu bia trong giờ làm việc”.
1. Mơ tả tình huống
Thực thiện Cơng văn số 1569/SYT-TCCB ngày 28/6/2019 của Sở Y tế

Quảng Ninh về việc tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo
đức cơng vụ, văn hóa cơng sở của cơng chức, viên chức người lao động trong
cơ quan, đơn vị. Trong đó Cơng văn có nội dung quy định: “Cán bộ công
chức, viên chức- người lao động không uống rượu, bia, chất có cồn khi
tham gia giao thơng, khơng uống rượu, bia, chất có cồn trước, trong thời
gian làm việc và ngày trực tại cơ quan, đơn vị (kể cả giờ nghỉ buổi trưa)”.
Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả đã thành lập Tổ kiểm tra công tác thực hiện kỷ
luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, văn hóa cơng sở của công chức,
viên chức người lao động tại đơn vị. Thành phần Tổ gồm: Đại diện Ban Giám
đốc, Chủ tịch Cơng đồn, Trưởng Ban thanh tra nhân dân, Trưởng phịng Tổ
chức- Hành chính quản trị, Trưởng phịng Điều dưỡng, Trưởng phòng Kế
hoạch tổng hợp, Cán bộ phụ trách theo dõi nhân sự bệnh viện. Tổ kiểm tra có
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất tại các khoa, phòng, bộ phận.
Vào hồi 15 giờ 00 phút, thứ 2 ngày 15/7/2019, Tổ kiểm tra tiến hành
kiểm tra đột xuất việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng
vụ, văn hóa cơng sở tại khoa Truyền nhiễm. Tại phòng trực Bác sĩ, Tổ bắt gặp
trường hợp Bác sĩ Nguyễn Văn T và Điều dưỡng Trần Xuân Q đang ngồi
uống rượu, bia với mực nướng. Hai đồng chí giải thích do cuối buổi chiều thứ
hai, sắp đến thời gian nghỉ, Bệnh nhân vắng, điều dưỡng Q mới từ quê ra hôm


qua lên có mang theo q là mực khơ cho khoa. Tổ kiểm tra đã tiến hành lập
biên bản sự việc, hai đồng chí T và Q đã vi phạm quy định của Sở Y tế, của
bệnh viện về việc uống rượu bia trong giờ làm việc, đề nghị Ban Giám đốc
thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật bệnh viện để xem xét, giải quyết sai phạm
của Bác sĩ T và Điều dưỡng Q.
2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống.
2.1 Phân tích ngun nhân.
2.1.1 Ngun nhân khách quan.
- Do công tác tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ nhân viên y tế trong

bệnh viện về việc tăng cường thực hiện các quy định của UBND tỉnh Quảng
Ninh, các quy định của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, các quy định của Bệnh viện
về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, văn hóa công sở chưa được
chú trọng, số lượng buổi tập huấn cịn ít, khơng thường xun, do đó đạt hiệu
quả chưa cao.
- Do thiếu sót trong việc quản lý, giáo dục, sử dụng, kiểm tra nhân viên
của các cấp lãnh đạo bệnh viện.
.1.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Do bản thân cán bộ y tế đã không ý thức được hậu quả của việc mình
làm là vi phạm nội quy, quy chế của đơn vị, vi phạm các quy định của Sở Y tế
và UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành.
- Do cá nhân chưa có y thức tu dưỡng, rèn luyện tốt về phẩm chất, đạo
đức, lối sống của người cán bộ viên chức nói chung và người thầy thuốc nói
riêng.
2.2 Hậu quả của tình huống.
2.2.1 Hậu quả về kinh tế.


- Bản thân người vi phạm bị thiệt hại về kinh tế do sẽ bị Hội đồng kỷ
luật của bệnh viện thi hành kỷ luật ở các mức khác nhau. Ví dụ: cắt thu nhập
tăng thêm, chậm lên lương vv…
2.2.2 Hậu quả về xã hội.
Toàn ngành Y tế Quảng Ninh đang nỗ lực thực hiện cuộc vận động
“Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng đến sự hài lòng
của người bệnh”, “tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo
đức cơng vụ, văn hóa cơng sở”, do đó tình trạng cán bộ nhân viên y tế bệnh
viện uống rượu bia trong giờ làm việc đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của
bệnh viện, ảnh hưởng không tốt đến công tác thi đua khen thưởng, xây dựng
danh hiệu đơn vị văn hóa của đơn vị. Làm giảm tính lành mạnh trong mơi
trường làm việc của bệnh viện.

Đồng thời hành vi trên còn gây bức xúc trong nhân dân, gây bức xúc
cho người bệnh và người nhà người bệnh, gây bức xúc đối với đồng nghiệp tại
cơ quan, trong khi các y bác sĩ khác đang cùng người bệnh cố gắng chống
chọi với bệnh tật, từng ngày, từng giờ giành lại sự sống từ các căn bệnh hiểm
nghèo thì lại có trường hợp điều dưỡng, bác sĩ lợi dụng thời gian làm việc để
uống rượu bia.
Ngồi ra hành vi vi phạm trên cịn tiềm ẩn hậu quả về việc mất an ninh
trật tự, nếu các điều dưỡng, bác sĩ uống say không làm chủ được hành vi, lời
nói, việc làm của bản thân đối với đồng nghiệp, bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân.
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
Nhanh chóng xử lý, làm gương cho các cán bộ nhân viên y tế khác
trong bệnh viện. Góp phần tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành
chính, đạo đức cơng vụ, văn hóa cơng sở tại đơn vị.


Nhằm lập lại kỷ cương, đưa ra các phương án xử lý vừa mang tính giáo
dục vừa mang tính răn đe, góp phần giáo dục để bản thân bác sĩ T và điều
dưỡng Q nhận thực được lỗi sai, hiểu rõ và chấp hành tốt các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội quy, quy định của các cấp, ban
ngành, cơ quan.
4. Xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình huống.
4.1 Xây dựng phương án xử lý
Qua quá trình điều tra, xác minh, Ban Giám đốc đã yêu cầu Khoa
Truyền nhiễm họp kiểm điểm, Bác sĩ T và điều dưỡng Q làm bản tường trình
sự việc và làm bản kiểm điểm. Bác sĩ T và điều dưỡng Q cũng đã nhân ra
được lỗi sai của bản thân. Mong Ban lãnh đạo bệnh viện xem xét do đây là lần
đầu vi phạm.
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 của Chính Phủ

quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức;
Căn cứ Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ
công chức viên chức nhà nước.
Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính Phủ
về việc tăng cường Kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước
các cấp
Cơng văn số 1569/SYT-TCCB ngày 28/6/2019 của Sở Y tế Quảng Ninh
về việc tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ,
văn hóa cơng sở của cơng chức, viên chức người lao động trong cơ quan, đơn
vị


Căn cứ Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện đa
khoa Cẩm Phả, Ban giám đốc đã thành lập Hội đồng Kỷ luật bệnh viện để
xem xét hình thức kỷ luật đối với Bác sĩ T và Điều dưỡng Q. Có 02 phương án
được đưa ra như sau:
Phương án 1.
- Thành lập Hội đồng kỷ luật bệnh viện họp xét đề nghị các cấp có thẩm
quyền áp dụng hình thức kỷ luật buộc thơi việc đối với Bác sĩ T và điều dưỡng
Q để làm gương cho cán bộ viên chức khác trong toàn viện
* Ưu điểm:
- Phương án này là một hình thức kỷ luật nghiêm khắc, làm gương cho
các cán bộ nhân viên y tế trong tồn viện lấy đó làm bài học và có tác dụng
răn đe cao, giữ nghiêm được uy tín của bệnh viện. Từ đó góp phần nâng cao
kỷ luật, kỷ cương, nội quy, quy định của bệnh viện.
* Nhược điểm:
- Không cho các cá nhân vi phạm cơ hội để giáo dục, sửa chữa những
sai lầm đã mắc phải.

- Chưa gắn được vai trò trách nhiệm của Bệnh viện trong việc giáo dục
chính trị tư tưởng, đạo đức cho nhân viên.
- Hiện nay, lực lượng bác sĩ, điều dưỡng viên trong bệnh viện nói riêng
và trong tồn ngành Y tế nói chung đang rất thiếu về số lượng và chất lượng.
Do đó quyết định đuổi việc bác sĩ và điều dưỡng sẽ gây thêm nhiều khó khăn
cho bệnh viện trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh, chăm no đời sống
sức khỏe của nhân dân trên địa bàn.
Phương án 2.


- Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với Bác sĩ T và điều dưỡng Q,
thơng báo tồn cơ quan; Chậm lên lương 06 tháng.
- Cắt thu nhập tăng thêm 03 tháng đối với điều dưỡng M.
- Yêu cầu Bác sĩ T và điều dưỡng Q phải làm bản cam đoan, nếu còn tái
phạm sẽ bị đuổi việc.
* Ưu điểm:
- Đây là phương án vẫn đảm bảo nghiêm khắc khi xử lý sai phạm,
không những giúp Bác sĩ T và điều dưỡng Q nhận ra khuyết điểm của bản
thân, mà cịn cho họ có cơ hội được sửa đổi, sửa chữa lỗi lầm, từ đó rút kinh
nghiệm trong thời gian cơng tác tới. Phát huy được tính tích cực trong đội ngũ
cán bộ nhân viên. Mức sử phạt đủ sức răn đe đối với người lao động trong
toàn viện.
- Bản thân Bác sĩ T và điều dưỡng Q mặc dù mắc khuyết điểm, tuy
nhiên có nhân thân tốt, lần đầu vi phạm, bản thân hai đồng chí cũng thể hiện
sự ăn năn, hối lỗi của bản thân, do đó phương án trên mang tính nhân văn,
giúp các đồng chí mắc khuyết điểm có ý thức phấn đấu tu dưỡng rèn luyện để
sửa chữa sai lầm trong thời gian công tác tới.
* Hạn chế
- Tạo mặc cảm cho Bác sĩ T và điều dưỡng Q khi giao tiếp với đồng
nghiệp và tiếp xúc với bệnh nhân khi bị kỷ luật, phải làm gương cho các cán

bộ nhân viên khác trong bệnh viện.
4.2 Lựa chọn phương án xử lý
Thông qua các phương án đề xuất, Hội đồng kỷ luật phân tích để có
phương án tối ưu như sau:


Phương án 1 có hình thức kỷ luật q nặng và nghiêm khắc, không cho
người mắc lỗi cơ hội được sửa sai.
Phương án 2 thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, kỷ luật của cơ
quan, hoàn toàn hợp lý hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật, mang tính giáo dục
cao, đủ sức răn đe, người vi phạm có cơ hội để sửa chữa, các cán bộ nhân viên
của bệnh viện có thể lấy đó để làm gương trong việc thực hiện nghiêm túc nội
quy, quy chế của đơn vị.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện
5.1 Lập kế hoạch
- Lập kế hoạch thực hiện:
+ Giám đốc bệnh viện ban hành quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật
xem xét, giải quyết trường hợp của Bác sĩ T và Điều dưỡng Q.
+ Hội đồng kỷ luật tổ chức họp làm việc về sai phạm trong việc uống
rượu bia trong giờ hành chính với Bác sĩ T và Điều dưỡng Q;
Căn cứ biên bản sự việc được lập bởi Tổ kiểm tra cơng tác thực hiện kỷ
luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, văn hóa cơng sở, Căn cứ bản
tường trình của cá nhân, Bác sĩ T và Điều dưỡng Q đã thành khẩn nhận khuyết
điểm, hoàn toàn nhất trí với phương án kỷ luật mà Hội đồng kỷ luật đã đưa ra.
+ Hội đồng kỷ luật kiến nghị giám đốc ra quyết định kỷ luật với Bác sĩ
T và Điều dưỡng Q, đồng thời gửi thống báo đến tất cả các khoa, phòng để
cán bộ nhân viên bệnh viện được biết. Đồng thời phối hợp việc theo dõi, giam
sát và tuyên chuyền giáo dục đối với các cá nhân sai phạm.
- Phân công trách nhiệm thực hiện của các cá nhân tổ chức:
+ Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm phân tích, xác minh mức độ vi phạm,

kiến nghị hình thức kỷ luật để Giám đốc bệnh viện ra quyết định kỷ luật, có


trách nhiệm kiểm tra đơn đốc các khoa, phịng, bộ phận liên quan trong quá
trình thực hiện quyết định kỷ luật.
+ Phịng Tổ chức- Hành chính quản trị: có trách nhiệm giúp việc cho
Hội đồng Kỷ luật trong việc đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện quyết định
kỷ luật, có trách nhiệm thực hiện quyết định kỷ luật với Bác sĩ T và Điều
dưỡng Q liên quan đến vấn đề chậm nâng lương, gửi thơng tin xuống các
khoa, phịng, bộ phận.
+ Phịng Tài chính kế tốn: có trách nhiệm thực hiện quyết định kỷ luật
đối với Bác sĩ T và Điều dưỡng Q liên quan đến vấn đề cắt lương thu nhập
tăng thêm.
+ Khoa Truyền nhiễm nơi Bác sĩ T và Điều dưỡng Q đang làm việc có
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, giám sát Bác sĩ T và Điều dưỡng Q trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Bác sĩ T và Điều dưỡng Q có trách nhiệm chịu thi hành quyết định kỷ
luật trên, nghiêm túc rút kinh nghiệm, không được tái phạm.
- Tổ chức thực hiện:
+ Ngày 15/7/2019, Tổ kiểm tra phát hiện sai phạm của Bác sĩ T và Điều
dưỡng Q, Tổ đã lập biên bản sự việc, báo cáo Giám đốc thành lập Hội đồng kỷ
luật.
+ Ngày 16/7/2019, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập Hội
đồng kỷ luật. Thành phần gồm: Giám đốc là chủ tịch hội đồng, 01 Phó Giám
đốc là phó chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên lần lượt là đại diện của Cấp ủy, Ban
chấp hành cơng đồn và 01 ủy viên kiêm thư ký là trưởng phòng Tổ chứcHành chính quản trị.
+ Ngày 17/7/2019, Hội đồng kỷ luật họp làm việc với Bác sĩ T và Điều
dưỡng Q, các đồng chí đã nhận sai và hồn tồn nhất trí phương án kỷ luật hội
đồng đưa ra. Bác sĩ T và Điều dưỡng Q ký cam kết nếu tái phạm sẽ bị đuổi
việc.



Hội đồng lập biên bản kiến nghị Giám đốc ra quyết định kỷ luật Bác sĩ
T và Điều dưỡng Q .
+ Ngày 18/7/2019 Giám đốc ra quyết định kỷ luật Bác sĩ T và Điều
dưỡng Q
Các phòng, ban trong bệnh viện và Bác sĩ T và Điều dưỡng Q nhận
quyết định kỷ luật và thực hiện quyết định trong phạm vi liên quan.
5.3 Kết quả tổ chức thực hiện.
- Giải quyết được vụ việc hiệu quả, đem lại niềm tin cho Cán bộ nhân
viên y tế với sự nghiêm minh của bệnh viện, ngành y tế.
- Giữ vững được kỷ luật, kỷ cương, nội quy, quy chế của bệnh viện.
- Hình thức kỷ luật có tính giáo dục, răn đe, nêu gương nhưng vẫn đảm
bảo để cá nhân có cơ hội nhận ra khuyết điểm và sửa chữa, mang tính nhân
văn cao.
6. Kết luận và kiến nghị.
6.1 Kết luận.
Sự việc đã được giải quyết nhanh gọn và hiệu quả. Sau sự việc trên,
việc thực hiện Kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa cơng sở, nội quy, quy
chế bệnh viện ngày càng được nâng cao. Cán bộ nhân viên bệnh viện thi đua,
phấn đấu thực hiện tốt y đức, cố gắng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ
của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
6.2 Kiến nghị.
- Đối với Sở Y tế Quảng Ninh:
Tiếp tục phát động và thực hiện tốt cuộc vân động cán bộ y tế tăng
cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, văn hóa cơng
sở.
Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị trực thuộc
trong công tác thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức cơng vụ, văn



hóa cơng sở, nhất là với cơng tác kiểm tra việc cán bộ nhân viên y tế sử dụng
các chất có cồn trước, trong giờ làm việc.
Cần tăng cường cơng tác tập huấn cho các báo cáo viên tại các đơn vị
trực thuộc về các quy định về tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, đạo
đức cơng vụ, văn hóa cơng sở; Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán
bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Đối với lãnh đạo bệnh viện: Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên
truyền giáo dục các văn bản chỉ đạo của cấp trên về kỷ luật kỷ cương hành
chính, đạo đức cơng vụ, văn hóa cơng sở, nội quy, quy định của nhà nước, cơ
quan để mọi người hiểu và làm đúng pháp luật quy định, tăng cường công tác
kiểm tra giám sát những hoạt động của Cán bộ thuộc quyền quản lý, chấn
chỉnh kịp thời những sai phạm không để xảy ra những sai phạm đáng tiếc.
Tăng cường hơn nữa công tác nêu gương của cán bộ đứng đầu đơn vị, đứng
đầu các khoa, phòng, bộ phận.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
2. Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
3. Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 của Chính Phủ quy
định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hồn trả của viên
chức;
4. Thơng tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 Quy định về Quy tắc
ứng xử của CC, VC, NLĐ làm việc tại các cơ sở y tế;
5. Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 về kế hoạch triển khai
thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự
hài lòng của người bệnh”
6. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý nhà nước chương trình chuyên viên.




×