Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Bài-Tập-Nhóm-Thương-Mại.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.89 KB, 39 trang )

A - MỞ ĐẦU
Với sự ra đời của luật Doanh nghiệp 2014 với nhiều điểm mới tiến bộ đã mở ra
cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp.Trong những năm gần đây, cùng với sự
chuyển đổi của nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các
doanh nghiệp đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật hay nói
cách khác pháp luật về doanh nghiệp ngày càng có tính khả thi cao. Nhiều hình
thức pháp lý của doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, cơng ty hợp danh, đã hình thành, được khuyến
khích hoạt động và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường
Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định thành lập loại hình doanh nghiệp nào cũng là vấn
đề rất đáng quan tâm và cần có hiểu biết sâu sắc để đưa ra chọn lựa hợp lý.
Trong đó, các cơng ty trách nhiệm hữu hạn ( từ đây viết tắt là TNHH đang
hoạt động khá phổ biến và đặc biệt là công ty TNHH hai thành viên trở lên. Sự
xuất hiện của loại hình kinh doanh này là tiền đề để tạo nên các đề chế hùng mạnh
như hiện nay của các nước tư bản Phương Tây. Vậy loại hình cơng ty này có đặc
điểm địa vị pháp lý như thế nào? Có ưu nhược điểm so với các loại hình doanh
nghiệp khác. Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm xin được chọn giải quyết tình
huống số 01 về vấn đề góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên và
những vấn đề phát sinh sau khi thành lập doanh nghiệp. Việc giải quyết tình huống
có ý nghĩa rất lớn trong việc làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về loại hình
cơng ty này cũng như các vấn đề phát sinh trên thực tế. Qua đó có cái nhìn rõ nét
hơn về công ty TNHH hai thành viên trở lên.


Đề bài: Tháng 7/2016, công ty TNHH Đại Dương chuyên tư vấn và đại lý vật tư
xây dựng nộp đơn đăng kí thành lập doanh nghiệp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh M,
vốn điều lệ đăng kí là 10 tỷ với 4 thành viên cụ thể như sau:
+ A là chủ DNTN Bình An có trụ sở tại huyện K tỉnh M, chuyên buôn bán
thép xây dựng, cam kết góp 3 tỷ đồng tiền mặt.
+ B là nhân viên tạp vụ của UBND tỉnh M, cam kết góp vốn 2 tỷ bằng chiếc
xe ô tô đời mới do B đứng tên (giá do B tham khảo trên internet);


+ C cam kết góp vốn bằng ngơi nhà mặt phố đứng tên hai vợ chồng C có địa
chỉ tại huyện K tỉnh M, được các thành viên thỏa thuận định giá 4 tỷ đồng do các
nhận thấy dự án mở rộng lịng đường phía trước ngơi nhà đã được phê duyệt, chắc
chắn sẽ làm giá trị ngôi nhà tăng từ 1,5 tỷ đồng (giá trị thực tế) lên ít nhất là 4 tỷ
đồng; đồng thời nhà đất trên hiện đang được thế chấp GCNQSDĐ cho một khoản
vay của hai vợ chồng C tại ngân hàng, thời gian vay kết thúc vào tháng 12/2017.
+ D là công ty TNHH Đại Dương Xanh (sau đây gọi tắt là công ty D)
chuyên sản xuất và phân phối gạch men xây dựng có trụ sở tại tỉnh H, cam kết góp
vốn bằng 1 tỷ đồng tiền mặt, đồng thời cử anh E là đại diện cho phần vốn góp của
mình tại cơng ty.
Câu hỏi:
1. Nhận xét về ý định thành lập công ty Đại Dương, tư cách pháp lý của
các thành viên và tài sản cam kết góp vốn?
TÌNH HUỐNG BỔ SUNG
Giả sử ngày 15/7/2016 công ty Đại Dương được cấp GCNĐKKD. A được
bầu làm chủ tịch Hội đồng thành viên. Ngày 10/10/2016, anh E trực tiếp mang 1,5
tỷ tiền mặt tiền vốn góp của cơng ty D tới nộp tại phịng kế tốn của cơng ty Đại
Dương, đồng thời trình bày vì lý do cá nhân nên E đã mượn tạm 500 triệu còn
thiếu để tiêu, nhưng E hứa sẽ trả cho công ty trong năm 2016.
Ngày 12/10/2016, cơng ty kí một hợp đồng cung cấp vật tư số 01 trị giá 7,5
tỷ đồng, thời hạn thực hiện là 01 tháng. Đến ngày 12/11/2016 công ty vẫn không
thể thực hiện được đúng hợp đồng 01 do thiếu vốn. Thực tế A đã chuyển 3 tỷ tiền
mặt cho công ty, E chưa trả nợ 500 triệu, B đã chuyển giao xe cho cơng ty (có biên


bản giao xe) nhưng xe vẫn đứng tên B, còn C vẫn chưa lấy được giấy tờ nhà đất do
chưa thanh toán được khoản nợ tại ngân hàng. Do vậy công ty đứng trước khoản
nợ 5 tỷ đồng do vi phạm hợp đồng 01.
2. Nêu trách nhiệm của các thành viên và của E đối với hợp đồng 01?
TÌNH HUỐNG BỔ SUNG

Do tình hình cơng ty gặp nhiều khó khăn nên tháng 2/2017, A đã đi vay chị
S là chị họ của mình một khoản tiền 2 tỷ đồng. A hứa sẽ trả cho chị S trong vòng 1
năm, nếu khơng sẽ dùng phần vốn góp của mình tại cơng ty Đại Dương để trả nợ.
3. Nhận xét về ý định trả nợ của A và nêu hậu quả pháp lý khi A dùng vốn
góp để thanh tốn nợ cho chị S?
TÌNH HUỐNG BỔ SUNG
Tháng 10/2017 do cơng ty tiếp tục gặp khó khăn, nên A đã quyết định sáp
nhập công ty Đại Dương vào công ty D.
4. Tư vấn cho A những thủ tục cần thiết để giúp công ty có thể sáp nhập
được vào cơng ty D.
B – NỘI DUNG
I – Khái quát về những vấn đề liên quan
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
1.1.Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo điều 47 luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty TNHH hai thành viên
trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng
thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này. Phần vốn góp
của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và
54 của luật này.


1.2 Đặc điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Từ quy định của Luật doanh nghiệp 2014, có thể rút ra các đặc điểm nhà đầu
tư cần biết khi lựa chọn thành lập Công ty TNHH hai thành viên như sau:
1.2.1. Về thành viên công ty
Số lượng thành viên: Thành viên của cơng ty TNHH hai thành viên có tối
thiểu là hai và tối đa không quá 50 thành viên.
Tư cách thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên là cá

nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên cá nhân,
tổ chức này không thuộc các trường hợp cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần,
mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định tại điều 18 Luật Doanh
nghiệp 2014.
1.2.2. Vốn điều lệ của công ty
Theo khoản 1 điều 48 luật doanh nghiệp 2014, Vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần
vốn góp các thành viên cam kết góp vào cơng ty.
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho cơng ty đủ và đúng loại tài sản
như đã cam kết khi đăng ký dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết,
cơng ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên
bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ
phần vốn góp.
1.2.3. Trách nhiệm tài sản của thành viên
Công ty tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình vì cơng ty có tư
cách pháp nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Riêng đối


với thời điểm thành lập công ty: Trong thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định
tại điều lệ. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải
chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài
chính của cơng ty phát sinh trong thời gian này.
1.2.4. Tư cách pháp nhân
Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, cơng ty có thể nhân danh
chính mình trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh.

1.2.5. Huy động vốn
Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc
phát hành cổ phần (khoản 3 điều 47 Luật Doanh nghiệp) vì cổ phần và cổ phiếu là
đặc trưng riêng của mô hình cơng ty cổ phần nhằm huy động vốn. Tuy nhiên, Cơng
ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thể áp dụng các phương thức huy động vốn:
Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách kết nạp thêm thành viên mới tuy nhiên không
quá 50 thành viên; tăng vốn điều lệ công ty bằng cách huy động vốn từ các thành
viên đang hoạt động trong công ty; huy động vốn thơng qua hoạt động vay vốn, tín
dụng từ các cá nhân, tổ chức; phát hành trái phiếu.
1.2.6. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên khá chặt chẽ gồm: Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm
soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp
với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm
việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm sốt do Điều lệ cơng ty quy định.


1.3. Điều kiện chia lợi nhuận của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
1.3.1. Điều kiện
Căn cứ Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về điều kiện chia lợi
nhuận của công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:
“Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi,
đã hồn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả
khác sau khi chia lợi nhuận”. Như vậy thành viên sẽ được công ty chia lợi nhuận
với điều kiện đầu tiên là cơng ty kinh doanh có lãi. Tuy nhiên phải kèm theo thêm
điều kiện, cơng ty đã hồn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến
hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Tức là công ty trước tiên phải nộp tất cả các

khoản thuế cần phải đóng, các khoản tài chính khác theo quy định. Xong rồi mới
tính tốn đến việc chia lợi nhuận.
Trong q trình tính tốn chia lợi nhuận, cơng ty phải bảo đảm sau khi chia
lợi nhuận vẫn cịn khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, thanh toán các
nghĩa vụ tài sản đến hạn trả. Như vậy công ty không đảm bảo khả năng thanh
khoản thì khơng được chia lợi nhuận.
1.3.2. Phương án chia lợi nhuận
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thì phương thức
phân chia lợi nhuận công ty thường được thực hiện theo 2 cách sau:
Phân chia lợi nhuận dựa trên số vốn góp của từng thành viên vào công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Tức là, dựa vào số vốn góp của từng
thành viên góp vào cơng ty khi thành lập, bộ phận quản lý sẽ tiến hành phân chia
phần trăm lợi nhuận. Có thể hiểu là nếu bạn góp nhiều vốn thì mức lợi nhuận bạn


được phân chia sẻ nhiều hơn. Cịn nếu bạn góp ít vốn thì lợi nhuận nhận được cũng
sẽ ít đi. Đây là phương thức phân chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách
nhiệm hữu hạn áp dụng.
Phân chia lợi nhuận dựa theo cam kết giữa các thành viên công ty với nhau
dựa theo mức lợi nhuận đạt được. Đối với phương thức chia lợi nhuận này, thì các
thành viên của công ty tự cam kết mức chia lợi nhuận với nhau. Tức là tỉ lệ lợi
nhuận sẽ không dựa trên số vốn góp mà dựa vào sự phân chia phần trăm của thành
viên.
2. Vấn đề về vốn điều lệ
2.1. Tài sản và phương thức góp vốn
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014: Góp vốn là việc góp tài sản để
tạo thành vốn điều lệ của cơng ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh
nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Mỗi doanh
nghiệp khi thành lập ra đều cần có vốn để hình thành, tồn tại và phát triển trên thị
trường. Vì vậy, góp vốn là hoạt động vơ cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp.

2.1.1. Tài sản góp vốn
Những gì có thể để các nhà đầu tư đem ra làm tài sản góp vốn?
“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ
thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả,
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu
trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên


mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.” (Điều 35 Khoản 1 Luật Doanh
Nghiệp 2014)
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh Nghiệp 2014, tài sản góp vốn có
thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,
giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể
định giá được bằng Đồng Việt Nam. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng
để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác
theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu
hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp
vốn.
Như vậy, các nhà đầu tư có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các
loại tài sản khác nhau. Nếu như khi góp vốn bằng tài sản không phải là tiền mặt,
nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản để
tạo thành vốn vào doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy
định: “Tài sản góp vốn khơng phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá
chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.
Đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp các phải được các thành

viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm
định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp
định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập
chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực
tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đơng sáng lập cùng liên đới góp
thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp


vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với
thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng
thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng
quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một
tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá
chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và
doanh nghiệp chấp thuận. Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn
giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội
đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành
viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số
chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời
điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do
việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Đối với thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên phải chuyển quyền
sở hữu tài sản góp vốn cho cơng ty theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Doanh
nghiệp 2014:
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì
người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử
dụng đất cho cơng ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tài sản khơng đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực
hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Đối với cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản khơng phải là Đồng Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng theo quy định chỉ được coi là thanh toán
xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.


Các bên thỏa thuận về việc góp vốn, tuy nhiên vốn góp phải đúng tài sản,
đúng thời hạn để đảm bảo cho hoạt động doanh nghiệp. Theo khoản 2 Điều 48
Luật Doanh nghiệp 2014: “Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho cơng ty đủ
và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời
hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành
viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho cơng ty bằng các tài sản khác với
loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên cịn lại. Trong
thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn
góp như đã cam kết góp.”
Trong trường hợp góp vốn không đúng thời hạn, giá trị tài sản không đúng
như cam kết các bên có thể thỏa thuận về phương án giải quyết, đồng thời tùy từng
loại hình cơng ty mà pháp luật có quy định riêng về vấn đề này.
2.1.2. Hình thức góp vốn
Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tài sản có thể góp
vốn. Quy định này mở ra một khoảng rộng cho các bên tự do thỏa thuận xác định
những loại tài sản khác được góp vốn. Các bên cùng nhau tham gia thành lập cơng
ty có thể góp vốn dưới các hình thức: góp bằng tài sản, góp bằng tri thức hoặc hoạt
động hay cơng việc.
- Góp vốn bằng tài sản: Về nguyên tắc, mọi tài sản có thể đem góp làm vốn
của cơng ty, như góp vốn tiền mặt, góp vốn bằng hiện vật hay góp vốn bằng quyền.
Để có thể góp vốn vào cơng ty, các loại tài sản này phải đáp ứng đủ điều kiện là có
thể chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp, bởi bản thân góp vốn đã
là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những quy tắc chung có
liên quan đến việc chuyển giao tài sản.



- Góp vốn bằng tri thức: Góp vốn bằng tri thức có thể được hiểu là góp vốn
bằng chính khả năng của cá nhân như khả năng nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu
thị trường, chế tác, tổ chức sản xuất, kinh doanh, các phản ứng nhạy bén với thị
trường... Tuy nhiên việc góp vốn bằng tri thức sẽ mang lại khó khăn trên nhiều
phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi cơng ty, chứng
minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn.
- Góp vốn bằng hoạt động hay cơng việc: Việc góp vốn bằng hoạt động hay
công việc là việc cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng
tiền. Ví dụ như một ca sĩ có thể dùng hành động biểu diễn ca nhạc để thu lợi về cho
cơng ty và qua đó hưởng lợi nhuận hoặc là một kĩ sư có thể dùng khả năng của
mình làm vốn góp vào cơng ty.
2.2. Mua lại, chuyển nhượng và một số vấn đề khác về xử lý vốn góp
2.2.1 Mua lại phần vốn góp của thành viên
Việc mua lại phần vốn góp của thành viên Cơng ty TNHH 2 thành viên trở
lên là việc thay đổi chủ sở hữu phần vốn góp đó trong cơng ty. Thành viên cơng ty
TNHH hai thành viên trở lên có quyền u cầu cơng ty mua lại phần vốn góp của
mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu khơng tán thành đối với nghị quyết của Hội
đồng thành viên liên quan đến hoạt động của công ty. Việc mua lại phần vốn góp
của thành viên có thể làm thay đổi vốn điều lệ của công ty và được thực hiện trên
cơ sở yêu cầu của thành viên.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và gửi đến cơng ty trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên về các
nội dung: a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; b) Tổ chức lại công ty; c)
Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.


Giá trị phần vốn góp của thành viên được cơng ty mua lại được xác định trên
cơ sở thỏa thuận giữa thành viên và công ty. Trong trường hợp không thỏa thuận

được thì căn cứ theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại
Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh
toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh tốn đủ phần vốn góp được mua lại,
cơng ty vẫn thanh tốn đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Nếu công ty không mua lại phần vốn góp trong 15 ngày, kể từ ngày nhận
được yêu cầu. Thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của
mình cho thành viên khác. Hoặc cũng có thể chuyển nhượng cho người khác
khơng phải là thành viên.
Nếu cơng ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành
viên trở lên, công ty sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp của
các thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty gửi thơng báo
đến Phịng Đăng ký kinh doanh nơi cơng ty đã đăng ký.
Nội dung thông báo theo quy định tại khoản 14 điều 1 Nghị định
108/2018/NĐ-CP.
Trường hợp đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty, kèm theo thông báo trên.
Phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh
toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. Kèm theo
thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của cơng ty tại kỳ gần nhất với thời điểm
quyết định giảm vốn điều lệ.


Khi nhận thơng báo, Phịng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Kiểm
tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh
nghiệp.
Trường hợp thành viên đó chuyển nhượng cho thành viên hoặc người khác,
công ty sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên trong công ty TNHH
hai thành viên trở lên. Công ty gửi thông báo đến Phịng Đăng ký kinh doanh nơi
cơng ty đã đăng ký. Nội dung thơng báo phải có đầy đủ thơng tin được quy định tại

khoản 2 điều 45 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Mặc khác thông báo phải kèm theo:
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc
chuyển nhượng;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng
thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền. Và quyết định ủy quyền tương ứng
đối với thành viên mới là tổ chức. Hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ
chứng thực cá nhân của thành viên mới là cá nhân;
- Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại
Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.
Khi nhận Thơng báo, Phịng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Kiểm
tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh
nghiệp.
2.2.2. Chuyển nhượng phần vốn góp


Chuyển nhượng phần vốn góp là quyền của thành viên. Thành viên cơng ty
có quyền chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình cho thành
viên cịn lại trong công ty hoặc những người chưa phải là thành viên công ty trừ
trường hợp công ty đã mua lại phần vốn góp hoặc thành viên tặng cho phần vốn
góp cho người khác hoặc thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ cho người
khác.
Chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 53
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các quy định của pháp luật. Thành viên chuyển
nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp
có liên quan cho đến khi thơng tin về người mua như: các thông tin về cá nhân,
phần vốn góp, giá trị vốn đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng,
giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên, chữ kí của thành viên là

cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức được ghi
đầy đủ vào sổ thành viên của công ty.
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên nếu việc chuyển nhượng phần
vốn góp của thành viên dẫn đế hệ quả chỉ cịn một thành viên của cơng ty thì phải
tổ chức hoạt động theo loại hình cơng ty TNHH một thành viên đồng thời thực
hiện đăng kí thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
2.2.3. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
Ngồi những trường hợp các thành viên góp vốn chủ động bán, chuyển
nhượng phần vốn góp của mình thì cịn một số trường hợp đặc biệt làm chấm dứt
quan hệ của thành viên góp vốn đổi với cơng ty.


Trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên luôn phải chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp. Trong một số sự kiện đặc biệt, pháp luật quy định cách xử lý số vốn
góp có phần khác thơng thường.
Sự kiện đặc biệt bao gồm: thành viên cơng ty chết, bị tun bố mất tích, bị
hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp thứ nhất, trong cơng ty có một cá nhân là thành viên chết. Khi
đó, sẽ có một người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật số vốn góp của thành
viên. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, người này phải là thành viên công
ty.
Sau khi vốn góp được xử lý, người thừa kế trở thành thành viên trong công
ty. Trong trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên, phần vốn
góp được cơng ty mua lại hoặc chuyển nhượng.
Tuy nhiên, một số thành viên khi chết khơng có người thừa kế. Một số
trường hợp khác, người thừa kế có thể từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền
thừa kế. Khi đó, vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp thứ hai, trong cơng ty có một cá nhân là thành viên bị Tịa tun

bố mất tích. Khi đó, việc quản lý tài sản của thành viên đó được tiếp quản bởi một
người khác. Người này cũng phải là thành viên công ty.
Trường hợp thứ ba, trong cơng ty có thành viên bị hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự. Khi đó, người giám hộ sẽ thay thành viên thực hiện các quyền
và nghĩa vụ trong cơng ty. Trong đó, có quyền và nghĩa vụ đối với vốn góp.


Mặt khác, theo quy định tại Khoản 5 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014 thì
thành viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền tặng cho
một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan
hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty.
Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của
công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Qua đó, có thể thấy người được thành viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên tặng cho phần vốn góp của mình trong cơng ty đương nhiên trở
thành thành viên của công ty mà không cần phải được Hội đồng thành viên chấp
thuận khi thuộc một trong các trường hợp là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có
quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba của thành viên.
Trường hợp người được tặng cho không thuộc một trong các trường hợp
đương nhiên trở thành thành viên cơng ty trên đây thì chỉ trở thành thành viên của
công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Ngoài ra, tại Khoản 6 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trường
hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh tốn có quyền
sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức, một là trở thành thành viên
của cơng ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận, hai là chào bán và chuyển
nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật Doanh nghiệp 2014.
2.3. Sáp nhập doanh nghiệp
2.3.1. Khái niệm
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì sáp nhập doanh nghiệp là

việc một hoặc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một


công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời cũng
chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc công
ty bị sát nhập sẽ chấm dứt hoạt động kể từ thời điểm hoàn thành việc sáp nhập, bởi
bản chất của việc sát nhập doanh nghiệp đó là việc chuyển tài sản, quyền và nghĩa
vụ, lợi ích hợp pháp từ công ty bị sát nhập sang công ty sát nhập.
2.3.2 Thủ tục sáp nhập công ty
Theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về
thủ tục sát nhập công ty như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ
công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên,
địa chỉ trụ sở chính của cơng ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty
bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức,
thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ
phần, trái phiếu của cơng ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu
của cơng ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên
quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành
đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp
đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao
động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công
ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về
các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty bị sáp nhập.



2.3.3. Yêu cầu về thị phần.
Trường hợp sáp nhập mà theo đó cơng ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30%
đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho
cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh
tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các cơng ty mà theo đó cơng ty nhận sáp nhập
có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh
có quy định khác.
2.3.4. Giấy tờ kèm theo khi sáp nhập doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cơng ty
nhận sáp nhập cần thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan
đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập có trụ sở chính và phải kèm theo
bản sao các giấy tờ sau:
a) Hợp đồng sáp nhập;
b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty
nhận sáp nhập;
c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty
bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu
trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của cơng ty bị sáp nhập.
Ngồi ra, doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hồn thành nghĩa vụ nộp
thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì
doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hồn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Sau khi nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật
tình trạng pháp lý của cơng ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký


doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty
nhận sáp nhập.
Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính cơng ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng

ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho
Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính cơng ty bị sáp nhập để cập nhật
tình trạng pháp lý của cơng ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.
II – Giải quyết tình huống
1. Tóm tắt tình huống
Tháng 7/2016, cơng ty TNHH Đại Dương chuyên tư vấn và đại lý vật tư xây
dựng nộp đơn đăng kí thành lập doanh nghiệp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh M, vốn
điều lệ đăng kí là 10 tỷ với 4 thành viên cụ thể như sau:
+ A là chủ DNTN Bình An có trụ sở tại huyện K tỉnh M, chuyên buôn bán
thép xây dựng, cam kết góp 3 tỷ đồng tiền mặt.
+ B là nhân viên tạp vụ của UBND tỉnh M, cam kết góp vốn 2 tỷ bằng chiếc
xe ô tô đời mới do B đứng tên (giá do B tham khảo trên internet);
+ C cam kết góp vốn bằng ngơi nhà mặt phố đứng tên hai vợ chồng C có địa
chỉ tại huyện K tỉnh M, được các thành viên thỏa thuận định giá 4 tỷ đồng do các
nhận thấy dự án mở rộng lịng đường phía trước ngơi nhà đã được phê duyệt, chắc
chắn sẽ làm giá trị ngôi nhà tăng từ 1,5 tỷ đồng (giá trị thực tế) lên ít nhất là 4 tỷ
đồng; đồng thời nhà đất trên hiện đang được thế chấp GCNQSDĐ cho một khoản
vay của hai vợ chồng C tại ngân hàng, thời gian vay kết thúc vào tháng 12/2017.
+ D là công ty TNHH Đại Dương Xanh (sau đây gọi tắt là công ty D)
chuyên sản xuất và phân phối gạch men xây dựng có trụ sở tại tỉnh H, cam kết góp
vốn bằng 1 tỷ đồng tiền mặt, đồng thời cử anh E là đại diện cho phần vốn góp của
mình tại cơng ty.
Câu hỏi:


5. Nhận xét về ý định thành lập công ty Đại Dương, tư cách pháp lý của
các thành viên và tài sản cam kết góp vốn?
TÌNH HUỐNG BỔ SUNG
Giả sử ngày 15/7/2016 công ty Đại Dương được cấp GCNĐKKD. A được

bầu làm chủ tịch Hội đồng thành viên. Ngày 10/10/2016, anh E trực tiếp mang 1,5
tỷ tiền mặt tiền vốn góp của cơng ty D tới nộp tại phịng kế tốn của cơng ty Đại
Dương, đồng thời trình bày vì lý do cá nhân nên E đã mượn tạm 500 triệu còn
thiếu để tiêu, nhưng E hứa sẽ trả cho cơng ty trong năm 2016.
Ngày 12/10/2016, cơng ty kí một hợp đồng cung cấp vật tư số 01 trị giá 7,5
tỷ đồng, thời hạn thực hiện là 01 tháng. Đến ngày 12/11/2016 công ty vẫn không
thể thực hiện được đúng hợp đồng 01 do thiếu vốn. Thực tế A đã chuyển 3 tỷ tiền
mặt cho công ty, E chưa trả nợ 500 triệu, B đã chuyển giao xe cho công ty (có biên
bản giao xe) nhưng xe vẫn đứng tên B, còn C vẫn chưa lấy được giấy tờ nhà đất do
chưa thanh toán được khoản nợ tại ngân hàng. Do vậy công ty đứng trước khoản
nợ 5 tỷ đồng do vi phạm hợp đồng 01.
6. Nêu trách nhiệm của các thành viên và của E đối với hợp đồng 01?
TÌNH HUỐNG BỔ SUNG
Do tình hình cơng ty gặp nhiều khó khăn nên tháng 2/2017, A đã đi vay chị
S là chị họ của mình một khoản tiền 2 tỷ đồng. A hứa sẽ trả cho chị S trong vòng 1
năm, nếu khơng sẽ dùng phần vốn góp của mình tại công ty Đại Dương để trả nợ.
7. Nhận xét về ý định trả nợ của A và nêu hậu quả pháp lý khi A dùng vốn
góp để thanh tốn nợ cho chị S?
TÌNH HUỐNG BỔ SUNG
Tháng 10/2017 do cơng ty tiếp tục gặp khó khăn, nên A đã quyết định sáp
nhập công ty Đại Dương vào công ty D.
2. Giải quyết tình huống
Câu 1: Nhận xét về ý định thành lập công ty Đại Dương, tư cách pháp lý của các
thành viên và tài sản cam kết góp vốn?
1.1. Ý định thành lập công ty Đại Dương:



×