Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài 18 Lịch sử và Địa lí 6 Cánh Diều: Vương quốc Chămpa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.5 KB, 10 trang )

Ngày soạn:
Tiết thứ:

CHƯƠNG 7: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA VÀ

Tuần thứ:

VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

Lớp dạy:

BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA
(2 TIẾT) (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
GV giúp HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Chăm – pa.
- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế của Chăm – pa.
- Nhận biệt được một số thành tựu văn hóa của Chăm – pa.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.2. Năng lực đặc thù
- Quan sát và khai thác các hình ảnh, lược đồ liên quan đến bài học.
- Nhận thức lịch sử thơng qua việc tìm hiểu q trình hình thành và phát triển của
Vương quốc Chăm – pa.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức hướng về cội nguồn dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với sự phát


triển của đất nước.
- Biết giữ gìn những giá trị vật chất và tinh thần cũng như truyền thống, phong tục, tập
quán của người xưa để lại.
II. Chuẩn bị thiết bị và tài liệu
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu tham khảo.
- Kênh hình tư liệu, hình ảnh, video có liên quan đến chủ đề.
- Bài soạn giáo án trên Word và PowerPoint.


2. Học sinh
- Tìm hiểu trước bài viết trong sách giáo khoa: gạch chân các khái niệm mới, nội dung
kênh hình…
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập, mở đầu (6 phút)
a. Mục tiêu: tạo khơng khí tích cực khi bước vào bài học.
b. Nội dung: HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” và trả lời câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên đưa ra các hình ảnh, học sinh đốn từ khóa giáo viên muốn đề cập đến (Từ
khóa: “Thánh địa Mỹ Sơn”. Sau đó, giáo viên đưa ra câu hỏi: Em đã từng đến di tích
này chưa? Em có hiểu biết gì về di tích này?
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Giáo viên mời một bạn trả lời, một số bạn khác nhận xét.
- Bước 4: Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh và kết nối vào bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới, giải quyết vấn đề, thực thi nhiệm vụ đặt
ra từ hoạt động 1 (30 phút)
Mục 1: Sự thành lập và quá trình phát triển
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự hình thành và quá trình phát triển của Vương

quốc Chăm – pha
a. Mục tiêu:
- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Chăm – pa.
b. Nội dung: Học sinh quan sát lược đồ và sách giáo khoa, trả lời câu hỏi của giáo
viên.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ/phổ biến nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào lược đồ hình 8.1 SGK trang 91, em hãy xác định phạm vi chủ
yếu của Vương quốc Chăm – pa.


Nhiệm vụ 2: Đọc sách giáo khoa trang 91 và 92, hãy hồn thiện các thơng tin cịn
thiếu trong biểu đồ sự hình thành và phát triển của Vương quốc Chăm – pa.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Giáo viên mời một học sinh trả lời câu hỏi, một số bạn khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt lại nội
dung.
NỘI DUNG HỌC TẬP
1. Sự thành lập và quá trình phát triển
- Quốc gia cổ Chăm – pa được hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực
đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam.
- Cuối thế kỉ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự
chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Lãnh thổ của nước Lâm Ấp về sau được mở rộng từ sơng Gianh (Quảng Bình) ở
phía Bắc, đến sơng Dinh (Bình Thuận) ở phía Nam và đổi tên nước là Cham-pa.
- Từ sau thế kỉ X, Chăm – pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở
thành một bộ phận của Việt Nam.
Mục 2: Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của Chăm - pa
a. Mục tiêu:
- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế của Chăm – pa.
b. Nội dung: Giáo viên tổ chức quan sát sách giáo khoa, hình ảnh giáo viên cung cấp
và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ/phổ biến nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc sách giáo khoa trang 92, em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính
của cư dân Chăm – pa.


Nhiệm vụ 2: Trước mắt các em là hai hình ảnh, một hình ảnh là một góc cơng trình đã
được người Chăm – pa xây dựng còn lưu giữ tại Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn và
một hình ảnh một góc cơng trình mới được thợ sửa chữa khơi phục lại trong những
năm gần đây. Theo em, hình ảnh nào là cơng trình do người Chăm – pa xây dựng? Từ
đó, em có nhận xét gì về trình độ, cũng như sự phát triển thủ công nghiệp của cư dân
Chăm – pa?

Nhiệm vụ 3: Nêu những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước và xã hội Chăm – pa.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Giáo viên mời một học sinh trả lời câu hỏi, một số bạn khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt lại nội
dung.
Việc người xưa xây dựng tháp Chăm như thế nào, chất kết dính giữa các viên
gạch là gì, họ lấy vật liệu xây dựng như gạch ở đâu... vẫn là những câu hỏi mang đầy


sự bí ẩn đối với giới chun mơn. Sở dĩ phải nói ra những điều này mới thấy rằng,

cơng việc nghiên cứu, tìm kiếm kỹ thuật xây dựng tháp Chăm là một địi hỏi bức thiết
để trùng tu, tơn tạo di tích đúng với giá trị nguyên gốc, chân xác ban đầu gìn giữ cho
mn đời sau.
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa, nghiên cứu hơn 50 đền tháp Chăm trên
nhiều địa phương khác nhau, gần 20 nhà khoa học trên các lĩnh vực của đề tài đã đọc
lên được những thông tin lịch sử về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm. Bằng những nghiên
cứu trên công nghệ hiện đại, các chuyên gia cho thấy, gạch dùng để xây dựng tháp
Chăm được sản xuất tại chỗ, tùy đất làm gạch và thời gian xây dựng. Gạch trang trí
được nung già lửa, ít tạp chất hữu cơ và độ xốp nhỏ. Gạch xây dựng được nung và lưu
nhiệt trong thời gian dài.
Một chi tiết đáng chú ý rằng, chất chất kết dính giữa các viên gạch dùng để
xây tháp Chăm chính là bột của gạch mài ra. Ngồi ra, bằng mắt thường có thể nhìn
thấy trên bề mặt gạch xây dựng tháp Chăm khi bẻ gãy có nhiều lỗ xốp mịn và thơ.
Trong viên gạch có khi lẫn cả hạt cát khô thô và nhiều vỏ trấu, rơm, xác thực vật sau
khi cháy để lại trong gạch. Hơn nữa, cấu trúc của gạch có độ xốp cao, chứng tỏ trong
khi làm gạch, chủ nhân của nó đưa bột mịn hữu cơ vào trong đất sét trước khi nung.
Nhưng qua sự nghiên cứu khoa học này lại nảy sinh những câu hỏi khác như,
vì sao chỉ với sự kết dính đơn giản giữa các viên gạch do mài chập tạo nên mà có thể
xây dựng cả những ngọn tháp cao đồ sộ và có sức sống lâu bền cho tới tận hơm nay?
Phải chăng ngồi những yếu tố trên ra cịn có những chất kết dính khác. Tiến sĩ Trần
Bá Việt lý giải: Có thể nói rằng, người Chăm xưa hiểu biết và thực hiện kỹ thuật gia
cường nền, xây móng rất tốt, bền, đảm bảo khả năng chịu tải lâu dài. Kỹ thuật xây
tường tháp có lớp vỏ trong, vỏ ngoài, lớp ruột. Lớp vỏ trong và vỏ ngoài xây mài chập
không mạch vữa.
Với các kỹ thuật này đã sáng tạo ra đặc trưng kỹ thuật kiến trúc của tháp Chăm
có tuổi thọ đáng kinh ngạc. Chính điều này làm cho đền tháp Chăm trải qua bao biến
cố và thời gian vẫn tồn tại và trở thành một loại hình kiến trúc độc nhất vô nhị trên thế
giới, không lẫn với các kiến trúc khác.
NỘI DUNG HỌC TẬP
a. Hoạt động kinh tế



- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước.
- Nghề làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản... cũng rất phát tiển.
- Là một trong những trung tâm buôn bán quốc tế.
b. Tổ chức xã hội
- Chăm – pa theo chế độ quân chủ, vua là “đấng tối cao”.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, dân tự
do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.
Hoạt đông 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS được lĩnh hội
kiến thức
b. Nội dung: Học sinh chơi trò chơi “Thời gian là vàng”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, phổ biến luật chơi.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: GV tổ chức, định hướng cho HS.
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động, chốt lại các ý chính trong kiến
thức học sinh cần đạt được của bài học.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút)
a. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
b, Nội dung:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm bài tập:
Nhiệm vụ 1: Làm bài 1 phần luyện tập SGK trang 94.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.


Ngày soạn:

Tiết thứ:

CHƯƠNG 7: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA VÀ

Tuần thứ:

VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

Lớp dạy:

BÀI 18: VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA
(2 TIẾT) (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
GV giúp HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Chăm – pa.
- Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế của Chăm – pa.
- Nhận biệt được một số thành tựu văn hóa của Chăm – pa.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2.2. Năng lực đặc thù
- Quan sát và khai thác các hình ảnh, lược đồ liên quan đến bài học.
- Nhận thức lịch sử thơng qua việc tìm hiểu q trình hình thành và phát triển của
Vương quốc Chăm – pa.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức hướng về cội nguồn dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với sự phát

triển của đất nước.
- Biết giữ gìn những giá trị vật chất và tinh thần cũng như truyền thống, phong tục, tập
quán của người xưa để lại.
II. Chuẩn bị thiết bị và tài liệu
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu tham khảo.
- Kênh hình tư liệu, hình ảnh, video có liên quan đến chủ đề.
- Bài soạn giáo án trên Word và PowerPoint.


2. Học sinh
- Tìm hiểu trước bài viết trong sách giáo khoa: gạch chân các khái niệm mới, nội dung
kênh hình…
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập, mở đầu (6 phút)
a. Mục tiêu: kiểm tra những kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ.
Em hãy nêu những nét chính về sự hình thành, phát triển và tổ chức xã hội, kinh tế của
Vương quốc Chăm – pa.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Giáo viên mời một bạn trả lời, một số bạn khác nhận xét.
- Bước 4: Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh và kết nối vào bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới, giải quyết vấn đề, thực thi nhiệm vụ đặt
ra từ hoạt động 1 (30 phút)
Mục 3: Một số thành tựu văn hóa
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về một số thành tựu văn hóa của Chăm – pa.
a. Mục tiêu:

- Nhận biệt được một số thành tựu văn hóa của Chăm – pa.
b. Nội dung: Học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát lược đồ và sách giáo khoa, trả
lời câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ/phổ biến nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào SGK trang 93, em hãy hồn thiện Infographic giáo viên đã
phát. Sau đó dựa vào Infographic, nêu những nét chính về thành tựu văn hóa Chăm –
pa.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.


- Bước 3: Giáo viên mời một học sinh trả lời câu hỏi, một số bạn khác nhận xét, bổ
sung.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, cùng học sinh
khám phá một số hiện vật văn hóa Chăm – pa qua Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
3D, cùng xem điệu múa Chăm và chốt lại nội dung.
NỘI DUNG HỌC TẬP
- Chữ viết: sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ.
- Tín ngưỡng, tơn giáo: thờ tín ngưỡng đa thần, du nhập tơn giáo từ bên ngồi (Phật
giáo, Hin – đu giáo)...
- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật...
- Lễ hội: thường gắn với đời sống hiện thực, các sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo.
Trong lễ hội, cúng tế, âm nhạc truyền thống là phần không thể thiếu.
Hoạt đông 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà HS được lĩnh hội
kiến thức
b. Nội dung: Học sinh chơi trị chơi “Vịng quay kì diệu”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ, phổ biến luật chơi.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: GV tổ chức, định hướng cho HS.
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động, chốt lại các ý chính trong kiến
thức học sinh cần đạt được của bài học.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút)
a. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết
những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
b, Nội dung:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm bài tập:
Nhiệm vụ 1: Làm bài 3 phần luyện tập và vận dụng sách giáo khoa trang 94.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.




×