Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh trường thcs thpt hoa sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VÕ THỊ YẾN UYÊN

GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS - THPT HOA SEN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐẶNG THỊ NGỌC LINH
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ ẢNH
SỐ: 60340410


XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO TẠI KHOA KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ CÔNG
NGHIỆP – TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ - ĐH QUỐC GIA TP.HCM

HV: DƯƠNG THỊ LINH HẠNH
GVHD: P.GS.TS. ĐINH PHI HỔ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐINH PHI HỔ









LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 2022
Người cam đoan

Võ Thị Yến Uyên

i



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường,
quý Thầy Cơ Viện Sư phạm Kỹ thuật và phịng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập,
nghiên cứu và thực hiện tốt luận văn trong thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Hoa, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong suốt thời gian
học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin thành kính niệm ân đến tất cả cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh của
Trường THCS – THPT Hoa Sen đã tận tình giúp đỡ cũng như góp ý để tơi hồn thành
luận văn này.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến q báu của
quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 2022
Học viên thực hiện

Võ Thị Yến Uyên

ii


TĨM TẮT
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS là hoạt động nhằm tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển khả năng thiên về mặt hành vi của HS tại các cơ sở
giáo dục, làm cho HS dần dần có được những chuẩn mực của các hành vi giao tiếp theo
yêu cầu về mặt văn hóa – đạo đức, đảm bảo cho q trình thích ứng với người khác, cơng

việc nhằm duy trì mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách
hiệu quả. Đề tài tập trung làm sáng tỏ cơ sở lí luận giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
cho HS như nghiên cứu lịch sử vấn đề giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa, hành vi giao
tiếp có văn hóa cho HS trên thế giới và trong nước, các khái niệm cơ bản liên quan đến
giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS THPT. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, hình
thức, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho
HS. Qua nghiên cứu lí luận cho thấy hành vi giao tiếp có văn hóa có vai trị quan trọng
đối với HS, giúp cho HS giao tiếp tốt hơn tốt hơn, là điều kiện thuận lợi cho việc tham gia
vào các mối quan hệ xã hội và phát triển bản thân của các em.
Về kết quả khảo sát thực trạng ghi nhận, GV và HS ở Trường THCS - THPT Hoa
Sen có nhận thức tốt về vai trị và tầm quan trọng của GD hành vi giao tiếp có văn hóa
cho HS. HS của Trường THCS - THPT Hoa Sen bước đầu có biểu hiện của các hành vi
giao tiếp có văn hóa nhưng cịn nhiều hạn chế trong hành vi giao tiếp của các em. Trường
THCS - THPT Hoa Sen đã có sự quan tâm triển khai các con đường và phương pháp GD
hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS nhưng ở mức độ khơng thường xuyên. Một bộ phận
HS chưa thực sự nỗ lực rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa. Các chương trình GD của
Trường THCS - THPT Hoa Sen chưa đề cập đến các nội dung GD hành vi giao tiếp có
văn hóa cụ thể sẽ hình thành ở HS, chưa chú trọng lồng ghép các nội dung GD hành vi
giao tiếp có văn hóa có liên quan đến nội dung bài học vào quá trình dạy học, đặc biệt là ở
các chương trình hoạt động trải nghiệm. Quá trình sử dụng các phương pháp GD hành vi
giao tiếp có văn hóa cho HS của Trường THCS - THPT Hoa Sen còn nhiều hạn chế, chưa
iii


xây dựng được các hành vi giao tiếp có văn hóa mang tính bền vững ở HS, mới chỉ dừng
lại ở việc cung cấp cho HS nhận thức về các hành vi giao tiếp mà các hành vi giao tiếp có
văn hóa mà họ cần đạt được. Như vậy, hiệu quả GD hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS
của Trường THCS - THPT Hoa Sen là chưa cao.
Từ những cơ sở lí luận và thực trạng trên, đề tài nghiên cứu đề xuất 04 biện pháp
giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS của Trường THCS - THPT Hoa Sen:

1/ Tăng cường thiết lập mục tiêu giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho HS.
2/ Tăng cường thực hiện nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học
sinh thơng qua hoạt động dạy học.
3/ Tăng cường thực hiện phương pháp giáo dục thuộc nhóm thực hành hành vi để
giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh.
4/ Quan tâm phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng xã hội tham gia giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh.
Sau khi xây dựng các biện pháp GD hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS, luận văn
tiến hành khảo nghiệm GV và HS về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp. Kết
quả khảo nghiệm cho thấy GV và HS có sự đánh giá khác nhau ở mỗi biện pháp, nhưng
đều thống nhất tính khả thi, tính cần thiết, kì vọng mang lại hiệu quả cao của các biện
pháp.

iv


ABSTRACT
Cultural communication behavior education for students is an activity to
systematically influence the development of behavior-oriented abilities of students in
educational institutions, making them gradually acquire new skills. standards of
communication behaviors that are culturally and ethically required, ensure the process of
adapting to others, work to maintain positive relationships, and contribute to supporting
job performance. effectively. The topic focuses on elucidating the theoretical basis of
cultural communication behavior education for students such as studying the history of
the problem of educating cultural communication behavior, cultural communication
behavior for students in the world. in the world and in the country, the basic concepts
related to the education of cultural communication behavior for high school students.
Research the objectives, content, forms, methods and factors affecting the education of
cultural communication behavior for students. Through theoretical research, it shows that
cultural communication behavior plays an important role for students, helping students to

communicate better, being a favorable condition for participating in social relationships
and socializing. children's self-development.
Regarding the survey results, teachers and students at Hoa Sen Middle School High School have a good awareness of the role and importance of cultural communication
behavior education for students. Students of Hoa Sen Middle School - High School
initially showed signs of cultural communication behaviors, but there were still many
limitations in their communication behaviors. Hoa Sen Middle School - High School has
paid attention to implementing ways and methods of teaching cultural communication
behavior for students but at an irregular level. A part of students have not really tried to
practice cultural communication behavior. The educational programs of Hoa Sen Middle
School - High School have not mentioned specific cultural communication behavior
education contents that will form in students, and have not focused on integrating cultural
v


communication behavior education contents. related to the content of the lesson into the
teaching process, especially in experiential programs. The process of using cultural
communication behavior education methods for students of Hoa Sen Middle School High School is still limited, has not built sustainable cultural communication behaviors in
students, only stop at providing students with awareness of the communication behaviors
that cultural communication behaviors need to achieve. Thus, the effectiveness of cultural
communication behavior education for students of Hoa Sen Middle School - High School
is not high.
From the theoretical bases and the above situation, the research project proposes 04
measures to educate cultural communication behavior for students of Hoa Sen Middle
School - High School:
1/ Strengthening the goal setting of cultural communication behavior education for
students.
2/ Strengthening the implementation of cultural communication behavior education
content for students through teaching activities.
3/ Strengthening the implementation of educational methods belonging to the
group of behavioral practices to educate students on culturally communicative behavior.

4/ Pay attention to coordinate with students' families and social forces to
participate in educating students' cultural communication behavior.
After building measures to educate students on cultural communication behavior,
the thesis conducts a test of teachers and students on the necessity and feasibility of the
measures. The test results show that teachers and students have different evaluations of
each measure, but they all agree on the feasibility, necessity, and high efficiency
expectations of the measures.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CĨ VĂN
HỐ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỒ THƠNG .................................................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................................... 8
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................... 10
1.2.1. Hành vi giao tiếp có văn hố ......................................................................... 10
1.2.2. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá .......................................................... 15
1.3. Một số vấn đề về hành vi giao tiếp có văn hố ............................................. 16
1.3.1. Vai trị của hành vi giao tiếp có văn hố ....................................................... 16
1.3.2. Cấu trúc hành vi giao tiếp có văn hố ........................................................... 17
1.3.3. Biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hố ................................................... 18

1.4. Lí luận về giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh trung học
phổ thông ........................................................................................................................... 19
1.4.1. Mục tiêu giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh trung học phổ
thơng ................................................................................................................................... 19
1.4.2. Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh trung học phổ
thơng ................................................................................................................................... 19

vii


1.4.3. Con đường giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh trung học phổ
thơng ................................................................................................................................... 20
1.4.4. Phương pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh trung học
phổ thơng ............................................................................................................................ 23
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố
cho học sinh trung học phổ thông....................................................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CĨ VĂN HỐ
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HOA SEN ......................................................................................................................... 33
2.1. Khái quát về trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ... 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 33
2.1.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn – Triết lí giáo dục........................................................ 33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 34
2.1.4. Tình hình giáo dục ......................................................................................... 35
2.2. Mô tả khảo sát thực trạng ............................................................................. 36
2.2.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................... 36
2.2.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 37
2.2.3. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 37
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu ........................................................... 37

2.3. Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hố của học sinh trường Trung học
cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ............................................................................ 38
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trị của hành vi giao tiếp có văn hố của giáo
viên và học sinh trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ....................... 38
2.3.2. Thực trạng nhận thức về cấu trúc hành vi giao tiếp có văn hoá của giáo viên
và học sinh trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen............................... 40

viii


2.3.3. Thực trạng biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hố của học sinh trường
Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen.............................................................. 42
2.4. Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh trường
Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ......................................................... 45
2.4.1. Thực trạng nhận thức mục tiêu giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho
học sinh của giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa
Sen ...................................................................................................................................... 45
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học
sinh của giáo viên trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen .................... 48
2.4.3. Thực trạng thực hiện con đường giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho
học sinh của giáo viên trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ............. 51
2.4.4. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho
học sinh của giáo viên trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ............. 54
2.4.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động giáo dục hành vi giao
tiếp có văn hoá cho học sinh trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ... 58
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CĨ VĂN HỐ CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOA
SEN ................................................................................................................................... 65

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 65
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................ 65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................ 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống – đồng bộ ............................................... 65
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................... 66
3.2. Đề xuất biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh
trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Hoa Sen ............................................ 66
ix


3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường thiết lập mục tiêu giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hố cho học sinh ................................................................................................................. 66
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường thực hiện nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hố cho học sinh thông qua hoạt động dạy học ........................................................... 71
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường thực hiện phương pháp giáo dục thuộc nhóm thực
hành hành vi để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh ................................ 74
3.2.4. Biện pháp 4: Quan tâm phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng xã
hội tham gia giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh ...................................... 79
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 81
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ................................. 83
3.4.1. Mô tả khảo sát ............................................................................................... 83
3.4.2. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 89
1. Kết luận .............................................................................................................. 89
2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 93
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 96

x



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Nội dung hoàn chỉnh

1

CBQL

Cán bộ quản lí

2

GD

Giáo dục

3

GV

Giáo viên

4


HS

Học sinh

5

THCS

Trung học cơ sở

6

THPT

Trung học phổ thông

7

TP

Thành phố

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm GD của trường THCS – THPT Hoa Sen .......................................... 35
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của hành vi giao tiếp có văn hố của GV và HS
trường THCS – THPT Hoa Sen ........................................................................................ 39
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về cấu trúc của hành vi giao tiếp có văn hố của GV và

HS trường THCS – THPT Hoa Sen .................................................................................. 41
Bảng 2.4. Thực trạng biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hố của HS trường THCS –
THPT Hoa Sen theo đánh giá của GV và tự đánh giá của HS .......................................... 42
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức mục tiêu GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS của
GV và HS trường THCS – THPT Hoa Sen ....................................................................... 45
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS của GV
trường THCS – THPT Hoa Sen theo tự đánh giá của GV và đánh giá của HS ................ 48
Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện con đường GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS của
GV trường THCS – THPT Hoa Sen theo tự đánh giá của GV và đánh giá của HS ......... 51
Bảng 2.8. Thực trạng GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS qua các hoạt động ngoại
khoá của trường THCS – THPT Hoa Sen theo đánh giá của GV và HS .......................... 53
Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng phương pháp GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS của
GV trường THCS – THPT Hoa Sen theo tự đánh giá của GV và đánh giá của HS ......... 55
Bảng 2.10. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động GD hành vi giao tiếp có
văn hố cho HS trường THCS – THPT Hoa Sen theo đánh giá của GV và HS ............... 58
Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS
trường THCS – THPT Hoa Sen ........................................................................................ 85
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS trường
THCS – THPT Hoa Sen .................................................................................................... 87

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Con người vốn sinh ra chưa có nhân cách, chính trong q trình sống, học tập,
lao động con người hình thành và phát triển nhân cách của mình và giáo dục (GD) là
yếu tố quan trọng quyết định nên nhân cách của học sinh (HS). Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng khẳng định: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do GD mà nên” (Hồ Chí
Minh, 2011). Trong nhân cách con người, giao tiếp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

sự hình thành và phát triển nhân cách con người (Huỳnh Văn Sơn & Lê Thị Hân cb,
2013).
“Giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội đầu tiên của con người, là điều
kiện xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người” (Trịnh Thanh Trà,
2013). Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội mà từ đó
hình thành, phát triển nhân cách của mình. Nói cách khác, giao tiếp giúp con người tiếp
nhận những kinh nghiệm và những chuẩn mực qua đó có sự hình thành và phát triển
nhân cách một cách tồn diện trên bình diện con người – cá nhân. Những chức năng
này của giao tiếp tạo nên vai trò độc đáo của giao tiếp. Như vậy giao tiếp ảnh hưởng
đến sự phát triển của cá nhân cũng như ảnh hưởng đến đời sống xã hội của con người
“là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội” (Huỳnh Văn Sơn & Lê Thị Hân cb,
2013).
Với tầm quan trọng đó của giao tiếp, GD hành vi giao tiếp có văn hố là hoạt
động quan trọng trong q trình GD cho HS nói chung và HS trung học nói riêng. “Các
hành vi giao tiếp của trẻ được hình thành chủ yếu từ sự bắt chước và phản ánh rất chân
thực những điều trẻ học được. Nếu khơng có sự can thiệp kịp thời của người lớn,
những hành vi không phù hợp với chuẩn mực của người xung quanh sẽ ăn sâu vào
nhận thức và trở thành những hành vi giao tiếp khơng văn hóa của trẻ” (Hồ Sỹ Hùng,
2014). Văn kiện đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: “Đặc biệt coi trọng nâng cao văn
hoá trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên, chống những hiện tượng phản văn hoá,

1


phi văn hoá ... coi sự phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” (Đảng Cộng
sản Việt Nam, 2006).
Hiện nay, tình hình thanh thiếu niên hư hỏng diễn biến rất phức tạp và có xu
hướng ngày càng gia tăng, trong số đó HS đã và đang theo học các trường THCS –
THPT chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Đây là mối lo chung không chỉ của gia đình, nhà
trường mà cịn của tồn xã hội. HS THCS – THPT là lứa tuổi đang phát triển về tài

năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh, sáng tạo và đang dần định hình nhân cách
của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, các em đang phải đối mặt với những vấn đề về tâm
lí, các khó khăn trong cuộc sống như căng thẳng trong học tập, xung đột trong quan hệ
với thầy cơ, bạn bè, gia đình, sự lúng túng trong định hướng nghề nghiệp, các tác động
từ mạng Internet... Đây là giai đoạn lứa tuổi có nhiều biến đổi về thể chất và tâm lí của
một con người. Khi các vấn đề tâm lí nảy sinh, bản thân các em khơng dễ tự vượt qua
từ đó có những hành vi giao tiếp thiếu văn minh và rất cần có sự can thiệp của các chủ
thể GD trong môi trường sư phạm để giúp các em vượt qua khủng hoảng. Nếu sự can
thiệp ấy không kịp thời và đầy đủ thì có nhiều khả năng các em biến thành HS thiếu
văn hóa ngay trong chính mơi trường GD phổ thông.
Vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng về GD hành vi
giao tiếp có văn hóa cho HS trung học, lứa tuổi mà HS có những chuyển biến phức tạp
về tâm sinh lí để từ đó có những điều chỉnh về nội dung, phương pháp và đề ra được
những biện pháp phù hợp GD hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS trung học.
Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thơng (THCS – THPT) Hoa Sen với
triết lí GD “dựa trên nền tảng nhân sinh hiện thực – thời đại và tinh hoa văn hóa, lấy
đức hạnh rèn nhân cách, khai phát tiềm năng đạt tinh tấn và thành quả chân giá trị”. Để
thực hiện triết lí này, chủ trương của nhà trường là nhận mọi đối tượng HS chưa ngoan
bị từ chối tại các trường khác khi vi phạm kỷ luật hay học lực chưa đạt chuẩn. Việc tiếp
nhận và GD những HS này, trong đó có GD hành vi giao tiếp có văn hố, là một thách
thức lớn đối với nhà trường.

2


Với những lí do trên, bản thân là một người phụ trách công tác nghiên cứu phát
triển và kiểm tra đánh giá của trường THCS – THPT Hoa Sen, học viên chọn đề tài
“GD hành vi giao tiếp có văn hoá cho HS trường THPT Hoa Sen” để nghiên cứu, đáp
ứng tính cấp thiết của vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận về GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS.
- Tìm hiểu thực trạng về hành vi giao tiếp có văn hoá cho HS trường THCS –
THPT Hoa Sen tại Thành phố (TP) Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GD hành vi giao tiếp có văn
hố cho HS trường THCS – THPT Hoa Sen tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho
HS.
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh
trường THCS – THPT Hoa Sen tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Nội dung, phương pháp, con đường GD hành vi giao tiếp có văn hóa tại trường
THCS – THPT Hoa Sen chưa được giáo viên (GV) thực hiện đầy đủ.
- GD hành vi giao tiếp có văn hóa tại trường THCS -THPT Hoa Sen chưa được
lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức.
- Các biện pháp GD hành vi giao tiếp có văn hóa tại trường THCS – THPT Hoa
Sen do luận văn đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống hoá lí luận về GD hành vi giao tiếp có văn hoá cho HS.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS trường
THCS – THPT Hoa Sen tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các biện pháp GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS trường THCS
– THPT Hoa Sen tại TP Thủ Đức. TP Hồ Chí Minh hiệu quả hơn.

3


6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Loại nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu q trình GD hành vi giao tiếp có văn hố cho

HS bậc THPT của cán bộ quản lí (CBQL), GV trường THCS – THPT Hoa Sen tại TP
Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Phạm vi khảo sát: Khảo sát 120 CBQL, GV và 80 HS bậc THPT ở trường
THCS – THPT Hoa Sen tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Năm học 2020 – 2021.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu, các văn
bản pháp lí, các cơng trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng khung lí thuyết của
hoạt động GD hành vi giao tiếp có văn hố cho HS.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi
trắc nghiệm với CBQL, GV, nhân viên trường THCS – THPT Hoa Sen tại TP Thủ
Đức, TP Hồ Chí Minh nhằm thu thập thơng tin để phân tích, đánh giá thực trạng GD
hành vi giao tiếp có văn hố cho HS tại trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu cán bộ, GV, nhân viên, HS của trường
THCS – THPT Hoa Sen tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu kĩ hơn về
thực trạng GD hành vi giao tiếp có văn hoá cho HS tại trường.
- Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trực tiếp hành vi giao tiếp của HS
trường THCS – THPT Hoa Sen tại TP Thủ Đức. TP Hồ Chí Minh (có ghi chép biên
bản quan sát) nhằm nhận biết hành vi giao tiếp của HS một cách có hệ thống và để
kiểm chứng giả thuyết đã đưa ra.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tìm hiểu chỉ đạo của nhà
trường về GD hành vi giao tiếp cho HS thông qua kế hoạch năm học, kế hoạch tháng,
biên bản triển khai, báo cáo sơ kết, tổng kết, dự giờ, giáo án GV; các biên bản sinh hoạt

4



×