Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đề Tài Một Số Biện Pháp Lồng Ghép Phương Pháp Stem Vào Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức Cho Trẻ 4-5 Tuổi.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.32 KB, 29 trang )

UBND THỊ XÃ SƠN TÂY
TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN TRẦM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM
vào lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 4-5 tuổi”

Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Anh
Đơn vị công tác: Trường MN Trung Sơn Trầm
Chức vụ: Giáo viên

Năm 2021


TT
I
1
2
3
II
1
2

3
4

5
6
7


III

MỤC LỤC
TÊN MỤC

SỐ TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến
1
Mục tiêu của đề tài, sáng kiến
2
Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
3
Hiện trạng vấn đề
3
Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề
4 - 11
2.1. Biện pháp 1: Thiết kế các hoạt động STEM phù
4
hợp với nhận thức của trẻ thơng qua các hoạt động
khám phá và tốn.
2.2. Biện pháp 2: Cải tạo mơi trường lớp học chú
7
trọng góc STEM
2.3. Biện pháp 3: Nâng cao kĩ năng hỏi - đáp, kĩ năng
hợp tác làm việc nhóm, của trẻ:


8

2.4. Biện pháp 4: Giúp trẻ phát triển tư duy thiết kế,
sử dụng bảng mã hóa kí hiệu trong q trình hoạt
động STEM

9

2.5. Biện pháp 5: Tham mưu với cấp trên và phối
hợp tốt cùng phụ huynh trong quá trình áp dụng
Stem/Steam vào giáo dục trẻ.

11

Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn
vị
Hiệu quả của sáng kiến
4.1. Hiệu quả về khoa học
4.2. Hiệu quả về kinh tế
4.3. Hiệu quả về xã hội
Tính khả thi
Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến
Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Ảnh minh chứng
Phiếu điều tra thực trạng trước và sau khi thực
hiện SKKN

11
13

13
13
13
13
14
14
15


1/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:
Có một câu danh ngơn mà tơi ln tâm đắc đó là: “Một đứa trẻ khơng phải là
một lọ hoa để đổ đầy mà là một ngọn lửa cần được thắp sáng”, chúng ta sẽ thắp
sáng cho những ngọn lửa ấy bằng tất cả tình yêu thương và những gì tinh túy
nhất. Song để một đứa trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất, tâm hồn và nhận
thức thì khơng chỉ cần tình u thương mà cịn cần có phương pháp giáo dục
phù hợp. Hiện nay, chúng ta đã tiếp cận cũng như tìm hiểu về rất nhiều phương
pháp giáo dục trẻ tiên tiến trên thế giới. Và một trong những phương pháp giáo
dục phổ biến tại các nước phát triển mang lại sự hiểu biết, chủ động, sáng tạo
cho trẻ đó chính là phương pháp giáo dục STEM. Cập nhập theo xu thế, nền giáo
dục nước ta hiện nay cũng đã lựa chọn phương pháp này để đưa vào áp dụng tại
tất cả các cấp học trong đó có mầm non.
Cấp học mầm non là tiền đề trong q trình hình thành nhân cách và phát
triển tồn diện cho một đứa trẻ. Để giúp trẻ phát triển toàn diện trở thành chủ
nhân của đất nước trong ương lai thì việc cho trẻ được học tập với phương pháp
tiên tiến là vô cùng quan trọng. Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp

giáo dục tích hợp liên mơn, tức là tích hợp nhiều mơn học trong một lĩnh vực
hay một bài học với mục đích trẻ có thể tiếp nhận và lĩnh hội được nhiều kiến
thức một cách tự nhiên nhất. Qua đó trẻ sẽ vận dụng những kiến thức mình tích
lũy được để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất và sáng tạo nhất. Những sản
phẩm do chính trẻ tạo ra sẽ có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn đối với trẻ.
Khi trẻ được tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM thì đó sẽ là cầu nối từ
những kiến thức trẻ học trong những tiết học, trên sách vở với thực tế cuộc sống.
Giáo dục STEM giúp trẻ phát triển theo bốn tiêu chí: Sáng tạo, tư duy, giao tiếp
và làm việc theo nhóm. Một đứa trẻ sẽ phát triển tồn diện hơn khi chúng được
học tập và trải nghiệm trong một mơi trường giáo dục tiên tiến, đó cũng là nền
tảng vững chắc để trẻ phát triển sau này.
Từ những nhận định trên ta có thể thấy việc áp dụng phương pháp STEM vào
chương trình giảng dạy cho trẻ là lựa chọn đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu quả trên trẻ thì cần có những biện pháp phù hợp
nhất. Thông qua sáng kiến của mình, tơi mong muốn sẽ góp một phần nào đó
đưa phương pháp STEM ứng dụng hiệu quả vào thực tế tại nơi tôi công tác.


2/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến:
Trẻ mầm non cần được nuôi dạy trong một môi trường tiên tiến và có chương
trình giáo dục đạt chuẩn để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí
tuệ. Cơ giáo sẽ là cầu nối giúp trẻ đạt được những yêu cầu trên. Tuy nhiên, để
đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Hiện
nay đưa phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy tại các trường mầm non
đang là lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao để áp dụng
phương pháp này hiệu quả và phù hợp với nhận thức của trẻ nhất lại là vấn đề

thu hút được nhiều sự quan tâm.
Thực tế hiện nay đã có rất nhiều trường mầm non trên cả nước đã lựa chọn
phương pháp giáo dục STEM để đưa và chương trình giáo dục cho trẻ. Tuy
nhiên, tại nơi tơi cơng tác phươg pháp này cịn nhiều mới mẻ. Nhà trường mới
xây dựng kế hoạch để đưa phương pháp giáo dục này vào áp dụng từ đầu năm
học này. Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu tơi nhận thấy đây là một phương
pháp giáo dục tiên tiến mang lại hiệu quả cao trên trẻ. Mặc dù thời gian áp dụng
chưa lâu, bản thân còn phải học hỏi thêm nữa để hiểu hơn về phương pháp này
nhưng tôi nhận thấy đây là một bước đi đúng hướng.
Khi đứa trẻ được trải nghiệm, thực hành cùng STEM ta sẽ thấy chúng tập
trung, say sưa, thỏa mãn trí tưởng tượng, sự tị mị và hơn hết là tình u, niềm
đam mê với công nghệ và khoa học được nảy sinh. Nhận thấy được điều này, tôi
đã lựa chọn đề tài. “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEM vào lĩnh
vực phát triển nhận thức cho trẻ 4- 5” để đưa vào áp dụng trong thực tế tại lớp
của mình.
Tơi hi vọng đề tài sáng kiến của mình sẽ có tác dụng giúp cho trẻ trong tồn
trường nói chung và trẻ 4-5 tuổi lớp tơi nói riêng sẽ có nhiều cơ hội được thể hiện
bản thân, tăng cường sự tự tin, mạnh dạn, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới cho trẻ.
Trẻ biết tích hợp kiến thức liên mơn để ứng dụng vào thực tế.
3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
a. Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ lớp 4- 5 tuổi lớp B1 trường mầm non Trung Sơn Trầm
c. Phạm vi nghiên cứu:
Trường mầm non Trung Sơn Trầm


3/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức

cho trẻ 4 - 5 tuổi”

II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiện trạng vấn đề:
Chương trình giáo dục mầm non hiện hành được xây dựng và thực hiện với mục tiêu
“lấy trẻ làm trung tâm” mong muốn cho trẻ được học tập trong một môi trường giáo dục
hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy trẻ còn thụ động, phụ thuộc nhiều
vào cô giáo. Trong các hoạt động cô luôn giữ vai trị chính chưa kích thích được tính
chủ động ở trẻ. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục STEM lại mở ra cho chúng ta một
hướng đi mới.
Tiếp cận và dạy học bằng phương pháp giáo dục STEM không phải là nhiệm vụ dễ
dàng nhưng lợi ích mà phương pháp này mang lại là rất lớn. Trường học sẽ khơng chỉ
cịn là nơi để giảng giải lý thuyết mà nơi đó trẻ sẽ được trải nghiệm những kiến thức từ
thực tiễn nhằm giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết của bản thân, chủ động, sáng tạo và tự tin
hơn trong cuộc sống. Tạo cơ hội để trẻ thành công hơn trong tương lai, góp phần đáp
ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập.
Để hiểu hơn về phương pháp giáo dục STEM thì trước hết chúng ta cần
hiểu rõ khái niệm của phương pháp này. STEM là sự tích hợp các lĩnh vực:
Science (Khoa học), Techonolory (Cơng nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Math
(Tốn). Và khi có thêm yếu tố nghệ thuật (Arts) thì STEM được chuyển thành
STEAM.
Rất nhiều người nghĩ rằng STEM là dành cho học sinh từ cấp tiểu học trở
lên bởi lý do đây là phương pháp dạy học tích hợp liên mơn mà nhận thức của
trẻ mầm non còn hạn chế đối với các kiến thức hàn lâm. Tuy nhiên, thực tế
phương pháp STEM dành cho mọi lứa tuổi và trình độ nhận thức. Hiện nay,
STEM đã được áp dụng vào rất nhiều trường mầm non và mang lại hiệu quả
tốt. Chính bởi vậy, việc xây dựng chương trình giáo dục lồng ghép phương
pháp STEM cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng.
Tôi rất ấn tượng với câu nói của tổng thống Mỹ Obama, ơng đã nói: “STEM
khơng cịn là một mơn học hay một bảng tuần hồn hóa học mà đó là một

cách tiếp cận, một cách hiểu và khám phá thế giới để từ đó thay đổi nó”. Để
trẻ mầm non được học tập trong một môi trường giáo dục tiên tiến, được
khám phá thế giới, được phát huy bản thân, được thể hiện khả năng thỏa sức
sáng tạo thì phương pháp STEM là sự lựa chọn đúng đắn trong giai đoạn hiện
nay. Đây cũng sẽ là nền móng kiến thức vững chắc cho trẻ sau này.


4/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

* Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài của mình tơi đã tiến hành làm khảo
sát đối với 41 trẻ của lớp tôi phụ trách kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát trước khi thực hiện đề tài
Tổng số: 41 trẻ
NỘI DUNG

1. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động và
trong giao tiếp.
2. Kĩ năng đặt các câu hỏi truy vấn
3. Kĩ năng sử dụng các kí hiệu hóa, sơ đồ hóa. Sử
dụng bản thiết kế để thể hiện ý tưởng của bản
thân.
4. Kĩ năng trao đổi, hoạt động nhóm

KẾT QUẢ TRÊN TRẺ
T
K
TB


7/41
= 17%
5/41
= 12%
7/41
= 17%

11/41
= 27%
7/41
= 17%
8/41
= 20%

23/41
= 56%
29/41
= 70%
26/41
= 63%

9/41
10/41
23/41
= 22%
= 24%
= 56%
Từ kết quả khảo sát, chúng ta có thể nhận thấy kết quả số trẻ mạnh dạn, tự tin
có kiến thức và kĩ năng tốt cịn rất ít. Số trẻ cịn nhút nhát, chưa mạnh dạn và có
kĩ năng trong học tập chiếm tỷ lệ tương đối cao. Xuất phát từ tình hình thực tế

trên, tôi luôn mong muốn áp dụng những kiến thức đã tiếp thu được của bản
thân để đưa phương pháp giáo dục STEM vào chương trình giáo dục trẻ tại lớp
của mình phụ trách nói riêng và trong tồn trường nói chung. Tơi hi vọng với đề
tài nghiên cứu của mình bước đầu sẽ góp phần mang lại kết quả tốt đối với trẻ.
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến:
2.1. Biện pháp 1: Thiết kế các hoạt động STEM phù hợp với nhận thức
của trẻ thông qua các hoạt động khám phá và toán.
Hiện nay tất các các hoạt động giáo dục tại trường nơi tôi công tác đều được
xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo Dục. Để tiếp thu những tính
mới của phương pháp giáo dục STEM và vận dụng lồng ghép vào các hoạt động
giáo dục trẻ như hoạt động làm quen với toán và hoạt động khám phá nhằm giúp
trẻ phát triển nhận thức, mang lại những trải nghiệm thú vị, thu hút được trẻ thì
cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
* Trước hết, người giáo viên cần hiểu và nắm vững được phương pháp STEM.
Chỉ khi nắm vững được đặc trưng của phương pháp này thì khi ứng dụng nó vào
chương trình giáo dục trẻ mới có được hiệu quả cao.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch tạo điều kiện để một số giáo
viên được tham gia học lớp STEM do phòng giáo dục tổ chức. Tuy thời gian học


5/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

cịn gói gọn, chưa có nhiều thời gian để thực hành, song bằng tinh thần học hỏi
cao, các giáo viên được đi học tập về đã học hỏi thêm từ nhiều nguồn tư liệu để
tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, chúng tôi cũng đã dành nhiều thời
gian để cùng nhau nghiên cứu xây dựng các hoạt động phù hợp cho từng độ tuổi.
Bước đầu đã áp dụng lồng ghép vào chương trình giáo dục của hai độ tuổi là 4
tuổi và 5 tuổi bắt đầu từ tháng 11. Do là bước đầu tiếp cận với phương pháp mới

nên chúng tôi chưa xây dựng được các dự án lớn mà mới chỉ xây dựng các đề tài
nhỏ theo từng chủ đề sự kiện.
* Cần nắm bắt được khả năng của trẻ để xây dựng những đề tài phù hợp, bước
đầu cho trẻ được làm quen với cách học của phương pháp mới.
Hiện nay chúng tôi vẫn thực hiện nội dung giảng dạy theo chương trình của
sở, vì vậy nên việc đưa phương pháp STEM vào giảng dạy mới chỉ là hình thức
lồng ghép vào một số hoạt động: Tốn, khám phá, tạo hình và xây dựng ở những
tuần có giáo viên đã đi học phương pháp STEM.
(Ảnh 1: Dự kiến lồng ghép phương pháp STEM vào giảng dạy)
Ví dụ: Ở tháng 3 chủ đề “Giao thông”, bản thân tơi có 2 tuần dạy chính. Tơi
đã thiết kế hai đề tài phù hợp với chủ đề nhánh và chủ đề sự kiện theo tuần của
tôi dạy.
- Ở tuần 1/3 gắn với CĐ sự kiện ngày 8/3 tôi đã thiết kế đề tài: Làm túi tặng
mẹ.
- Ở tuần 4/3: Tôi đã thiết kế đề tài: Thiết kế thuyền dây cót
“STEM là trải nghiệm” Trước khi bắt đầu một đề tài, tôi luôn tạo cho trẻ cơ
hội để tự chủ động tìm hiểu và khám phá thu thập dữ liệu về đối tượng từ các
kênh thông tin: Hỏi bố mẹ, qua các trải nghiệm thực tế, qua mạng internet....
Cho trẻ hoạt động nhóm, thoải mái thể hiện hiểu biết của bản thân. Khi thực
hiện đề tài, tôi đã lồng vào các hoạt động trong ngày của trẻ từ hoạt động trò
chuyện lúc đầu giờ, trong các giờ học khám phá, toán, tạo hình....đến hoạt động
ngồi trời, hoạt động góc và hoạt động chiều. Thời gian hoàn thiện một đề tài sẽ
kéo dài trong một tuần, đây chính là “tính hệ thống và kết nối” trong STEM. Các
hoạt động trong đề tài được tổ chức thực hiện lần lượt theo các E từ: E1 đến E5.
“STEM là tích hợp” vì vậy khi thực hiện các đề tài trẻ được vận dụng kiến thức
liên mơn: Khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật, tốn và cuối cùng là các kĩ năng tạo
hình để đi đến bước cuối cùng là tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng vào cuộc


6/15

“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

sống và đây cũng chính là đặc trưng tiếp theo của phương pháp STEM đó chính
là “Tính ứng dụng.”
Để dẫn dắt vào đề tài ở “E1” tôi thường lồng ghép vào các giờ trò chuyện
buổi sáng hoặc các hoạt động ngồi trời. Để thực hiện bước “E2, E3” tơi lồng
ghép vào các giờ học khám phá và học toán để trẻ có kiến thức về đối tượng
trong đề tài. Thơng qua các tiết khám phá khi lồng ghép phương pháp STEM thì
trẻ được thoải mái đặt ra các câu hỏi về đối tượng: Túi xách và thuyền, trao đổi,
thảo luận để đi đến thống nhất chung trong tồn nhóm: Ngun liệu phù hợp làm
túi xách là vải, bìa, vải dạ, nguyên liệu phù hợp với các tiêu chí để làm thuyền
là: Xốp miếng, chai nhựa, tấm gỗ. Một trong những đặc trưng của phương pháp
này là trẻ hoạt động tập thể, khơng cịn mang tính cá nhân, đơn lẻ. Thơng qua
các tiết học toán, trẻ sẽ được vận dụng những kiến thức tốn học từ các bài học
trong chương trình khung để thực hiện các kĩ năng như: Đong, đo, đếm, các kiến
thức về không gian, thời gian, trọng lượng, độ cân xứng. Đối với hai đề tài nêu
trên thì trẻ được áp dụng các kĩ năng đo kích thước các cạnh của túi, đo chiều
dài của thân thuyền, ước tính trọng lượng của thuyền để đáp ứng tiêu chí chở
được nhiều nhất, độ cân xứng của quai túi và thân thuyền, chiều cao của cột
cờ...từ đó hình thành ý tưởng về sản phẩm cần tạo ra và sẽ thể hiện nó qua bản
thiết kế. Tiết học tạo hình sẽ là khâu cuối cùng để trẻ thực hiện E4, E5 tạo ra sản
phẩm, hoàn thiện và áp dụng vào thực tiễn. Vận dụng thời gian chiều, tôi luôn
tạo cơ hội cho trẻ được thống nhất và chỉnh sửa để sản phẩm có tính tối ưu nhất.
Điểm khác biệt rõ nét giữa phương pháp giáo dục STEM với chương trình
giáo dục chính thống đó là trẻ khơng cịn thụ động, phụ thuộc vào cơ giáo. Trẻ
trở thành nhân vật chính trong các hoạt động. Biết đặt các câu hỏi truy vấn cho
cô và các bạn để giải đáp thắc mắc của bản thân về đối tượng đang khám phá,
tìm hiểu. Trẻ biết chủ động tìm hiểu các thơng tin về đối tượng qua nhiều kênh
thơng tin. Thơng qua hoạt động nhóm trẻ mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ của bản

thân, cùng trao đổi để đi đến thống nhất chung trong cả nhóm, biết thể hiện ý
tưởng của bản thân thơng qua bản thiết kế. Trẻ dường như trở thành một kiến
trúc sư, một nhà thiết kế thực thụ thông qua các hoạt động. Khơng chỉ tự tin để
có thể thuyết trình về các sản phẩm của nhóm mà trẻ cịn có thể trả lời được
những câu hỏi truy vấn từ cô và các bạn. Trẻ làm chủ bản thân, làm chủ được
kiến thức của mình trong các hoạt động. Thơng qua tiết khám phá và tiết học


7/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

tốn trẻ đã tích hợp kiến thức của nhiều mơn học để giải quyết được vấn đề đặt
ra trong đề tài đang thực hiện.
Những sản phẩm do trẻ tạo ra, trẻ vơ cùng thích thú. Tơi cũng ln tạo cơ hội
cho trẻ có cơ hội để chỉnh sửa, nâng cấp hồn thiện hơn sản phẩm của mình. Sau
mỗi đề tài, tôi lại cho trẻ sử dụng những sản phẩm do trẻ tạo ra ứng dụng vào
thực tế, để trẻ thấy được tính ứng dụng và hiệu quả sản phẩm của mình tạo ra
đồng thời sẽ có những điều chỉnh để sản phẩm phù hợp hơn.
(Ảnh 2: Ứng dụng sản phẩm do trẻ tạo ra)
Mặc dù bước đầu đưa biện pháp lồng ghép vào chương trình dạy, song trẻ lớp
chúng tơi đã rất hào hứng và bước đầu hình thành được những kĩ năng phù hợp
với phương pháp giáo dục STEM như: Chủ động, phối hợp hoạt động nhóm, biết
đưa các câu hỏi truy vấn, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp...
(Ảnh 3: Trẻ trong tiết học có lồng ghép STEM)
2.2. Biện pháp 2: Cải tạo môi trường lớp học chú trọng góc STEM
Đối với trẻ mầm non thì mơi trường lớp học đẹp, nhiều đồ dùng, đồ chơi thì
sẽ thu hút trẻ rất tốt. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý đó, ngay từ đầu năm học
chúng tơi đã cùng nhau xây dựng kế hoạch và lên ý tưởng cho từng góc chơi
trong lớp đảmbảo tiêu chí: Tạo được khơng gian cho trẻ hoạt động, có nhiều đồ

dùng, đồ chơi, nguyên liệu mở, màu sắc hài hòa hấp dẫn trẻ.
Đặc biệt, khi đưa phương pháp giáo dục STEM lồng ghép vào các hoạt động
giáo dục trẻ, chúng tôi đã chú trọng xây dựng thêm góc STEM trong lớp liền kề
với góc khám phá với góc học tập để trẻ thuận lợi hơn trong q trình hoạt động.
Tại các góc này, chúng tôi đã sưu tầm thêm nhiều nguyên vật liệu đa dạng về
chủng loại như: Các nguyên vật liệu từ thiên nhiên: Cát, sỏi, đá, lá cây, cành
cây, vỏ ngô, các loại hột hạt. Các nguyên vật liệu phế thải: Các loại chai, lọ,
hộp, lõi giấy vệ sinh, bìa caton, giấy bọc hoa…Những món đồ chơi, đồ điện tử
đã hỏng. Và đặc biệt để trẻ được thực hành về kĩ thuật thì chúng tơi đã trang bị
những bộ dụng cụ tháo lắp: Kìm, tuốc nơ vít, búa trẻ em. Để trẻ có thể thực hành
khám phá khoa học thì khơng thể thiếu đó là phễu, kính núp, cốc chia vạch, chai
lọ để làm thí nghiệm....
(Ảnh 4: Mơi trường lớp học)
Những đồ dùng này được chúng tôi sắp xếp gọn gàng, dễ thấy, thuận lợi trong
quá trình trẻ sử dụng.


8/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

Tại các góc chơi trẻ sẽ giữ vai trị là trung tâm, được thoải mái trải nghiệm và
khám phá. Trước kia trẻ chỉ tập trung chơi những món đồ chơi quen thuộc như:
Lắp ghép, nấu ăn …thì nay từ những đồ dùng được trang bị tại lớp, trẻ đã được
chơi với những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các thí nghiệm khoa học, thơng
qua q trình chơi trẻ thoải mái được trải nghiệm và khám phá những gì mình
thích.
(Ảnh 5: Trẻ hoạt động tại các góc chơi)
Khơng chỉ chơi theo những nội dung khuôn mẫu trước kia mà hiện tại trẻ
được thoải mái lựa chọn các nội dung chơi theo ý thích để có thể tìm tịi, khám

phá thỏa mãn niềm đam mê của bản thân. Tại góc STEM, góc tốn hay góc
khám phá, trẻ vận dụng được kiến thức vốn có của bản thân như: khoa học, kĩ
thuật, cơng nghệ, tốn và tạo hình để hoạt động tại các góc chơi nhằm hồn
thành nhiệm vụ đặt ra trong mỗi đề tài. Hoạt động tại các góc sẽ giúp trẻ hoàn
thiện hơn các bước từ E2 đến E5 trong bài học 5E, củng cố kiến thức trong các
tiết học khám phá và tốn. Hình ảnh trẻ miệt mài làm thí nghiệm, đo kích thước
của đối tượng, lắp ráp ơ tơ hay tỉ mỉ hồn thiện cho sản phẩm của mình tại các
góc chơi giúp ta thấy rõ hơn hiệu quả của việc xây dựng môi trường lớp học
trong quá trình giúp trẻ củng cố kiến thức và phát huy năng lực của bản thân.
Bên cạnh việc xây dựng môi trường trong lớp học thì việc tạo ra khơng gian
cho trẻ hoạt động ngồi lớp học cùng vơ cùng cần thiết. Tận dụng khoảng khơng
gian cầu thang hay một góc nhỏ trên sân trường chúng ta cũng đã tạo ra được
một góc STEM với nhiều nguyên liệu, dụng cụ để trẻ hoạt động kích thích khả
năng khám phá và mong muốn đến trường của trẻ, đồng thời cũng giúp phụ
huynh hiểu hơn về phương pháp giáo dục STEM.
2.3. Biện pháp 3: Nâng cao kĩ năng hỏi - đáp, kĩ năng hợp tác làm việc
nhóm, của trẻ:
Mặc dù chương trình giáo dục mầm non vẫn luôn lấy trẻ làm trung tâm,
đặt sự phát triển của trẻ lên hàng đầu. Tuy nhiên do giáo viên ln đóng vai
trị chủ đạo dẫn dắt trẻ vì thế nên trẻ vẫn có phần chưa chủ động. Tuy nhiên,
trong một buổi học có lồng ghép phương pháp STEM thì trẻ ln đóng vai trị
chủ đạo, kiến thức trẻ tích lũy được là qua q trình trẻ được trải nghiệm, tự
nghiên cứu và tự tạo ra sản phẩm. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ để giúp đỡ trẻ
khi trẻ thực sự gặp khó khăn thi thực hiện một đề tài nào đó. Nếu như trước
kia, giáo viên luôn là người đặt câu hỏi để trẻ trả lời thì với phương pháp
STEM trẻ có cơ hội đưa ra những dự đoán của bản thân, suy nghĩ cách làm,


9/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức

cho trẻ 4 - 5 tuổi”

thu thập dữ liệu.... tự tìm kiếm và giải quyết vấn đề của bản thân đến khi trẻ
có thể phối hợp cùng các bạn tạo ra sản phẩm cuối cùng. Tất cả các bước này
được thể hiện qua các giai đoạn từ E1 đến E5 trong bài học 5E.
Thực tế ở lớp chúng tơi, trẻ chưa có kiến thức nền, chưa có kĩ năng đặt câu
hỏi, thậm chí nhiều trẻ có tâm lí sợ sai khơng dám nói, khơng dám hỏi cơ và
các bạn. Nắm bắt được tâm lí này của trẻ, và kết hợp những kiến thức mà bản
thân học hỏi được từ phương pháp STEM tôi đã giúp trẻ có những kĩ năng hỏi
- đáp như sau:
Trước hết tơi nói chuyện nhiều hơn cùng trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin và gần
gũi hơn cùng cô. Khi cho trẻ khám phá về một đối tượng nào đó tơi ln nhập
vai cùng trẻ.Khơng cịn đặt câu hỏi để trẻ trả lời mà luôn đưa ra yêu cầu dưới
dạng bài tập để trẻ có thể tự tìm hiểu ở các nguồn khác nhau. Ở những buổi
học tiếp theo tôi sẽ cho trẻ vận dụng những kiến thức trẻ thu thập được để đi
sâu, tìm hiểu kĩ hơn về đối tượng đó thơng qua các câu hỏi truy vấn. Với thực
tế trẻ trường tôi mới bắt đầu được tiếp cận với phương pháp học mới nên
chúng tơi khơng thể nóng vội và đặt ra yêu cầu cao với trẻ ngay. Thời gian
thực hiện một đề tài có thể khơng chỉ là một tuần mà có thể là hai đến 3 tuần.
Mỗi ngày chúng tôi tiến hành một bước nhỏ để trẻ được làm quen dần với
cách học mới.
Một trong những tiêu chí của phương pháp STEM là kĩ năng làm việc
nhóm. Trong bài học 5E thì ở “E” nào cũng đều được tổ chức theo hình thức
cho trẻ làm việc theo nhóm và trẻ cần có kĩ năng hỏi - đáp cùng cô và các
bạn. Để động viên trẻ, tôi thường xuyên tặng trẻ các món quà nhỏ như:
sticke, dùng con dấu, bảng điểm số, hoa điểm 10... để khen ngợi trẻ, khuyến
khích trẻ mạnh dạn hơn.
(Ảnh 6: Trẻ đặt câu hỏi truy vấn)
Khi trẻ có kĩ năng làm việc nhóm trẻ sẽ chủ động hơn, trẻ làm chủ được
bản thân, mạnh dạn và thỏa sức sáng tạo, thể hiện được trí thơng minh của

bản thân. Khi làm việc cùng nhóm trẻ sẽ trở lên hăng say hơn, biết cách tận
dụng những kiến thức mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống, những trải
nghiệm mà cô dạy trong các buổi học để có thể hỏi - đáp cùng các bạn. Đồng
thời khi làm việc cùng nhóm trẻ sẽ có ý thức tập thể, ý thức kỉ luật, biết tôn
trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người.
(Ảnh 6: Trẻ hoạt động nhóm)
2.4. Biện pháp 4: Giúp trẻ phát triển tư duy thiết kế, sử dụng bảng mã
hóa kí hiệu trong q trình hoạt động STEM:


10/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

Không chỉ đơn giản là tạo ra những bức tranh, những sản phẩm theo một đề
tài chung do cô đặt ra trong các hoạt động tạo hình mà trước nay chúng ta vẫn
làm mà trong phương pháp STEM trẻ sẽ là một nhà thiết kế thực thụ tạo ra
sản phẩm thơng qua từng hoạt động cụ thể: Tìm hiểu, khám phá về đối tượng,
thống nhất nguyên vật liệu, thể hiện ý tưởng qua bản thiết kế và cuối cùng là
hoàn thiện sản phẩm dựa trên bản thiết kế trước đó.
Như chúng ta đã biết, tư duy, nhận thức của trẻ trong các bài học STEM đó
là việc trẻ trải nghiệm, khám phá và biết cách “Ghi chép lại”, “Vẽ ra bản thiết
kế” thể hiện ý tưởng của bản thân mình về sản phẩm trẻ sẽ làm ra. Tuy nhiên
đối với trẻ mầm non, đặc biệt với trẻ 4 -5 tuổi chưa biết chữ nên việc để trẻ
làm quen với các kí hiệu là vơ cùng cần thiết. Và đây cũng là một điều mới
mẻ đối với trẻ lớp tôi phụ trách.
Thơng qua các hoạt động trong giờ học tốn tơi thường xuyên cho trẻ được
thực hành các kĩ năng của toán: Đếm, đo, sắp xếp theo quy tắc, đong... hoặc
trong giờ khám phá trẻ hoạt động nhóm để cùng nhau tìm ra các nguyên liệu
phù hợp nhất để tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên nếu khơng ghi chép lại thì trẻ sẽ

rất nhanh quên. Vì vậy để trẻ ghi nhớ được kết quả sau các hoạt động trải
nghiệm trên, tôi đã cho trẻ làm quen với việc dùng bảng mã hóa kí hiệu để ghi
lại kết quả.
Ví dụ tơi dùng các biểu tượng: Mặt cười, dấu tích (V) để biểu đạt cho sự
lựa chọn, đồng ý của trẻ về đối tượng đó.
Mặt mếu hay dấu gạch chéo (x) để thể hiện đó là những kết quả khơng
được lựa chọn.
Dấu hỏi (?) thể hiện những câu hỏi chưa có đáp án và trẻ cần ghi nhớ để đi
tìm đáp án cho câu hỏi đó.
Biểu tượng thước đo (
): Thể hiện chiều rộng, chiều cao của đối tượng.
Chiều rộng, chiều cao được thể hiện bằng số thước đo mà trẻ lưu lại.Như cái
ảnh có chiều dài bằng hai lần thước đo và chiều cao bằng một lần thước đo.
Khi trẻ sử dụng thành thạo các kí hiệu thì việc trẻ định hình về kích thước,
nguyên vật liệu phù hợp để chế tạo ra sản phẩm sẽ trở lên dễ dàng hơn rất
nhiều.
(Ảnh 8: Giáo viên hướng dẫn sử dụng bảng mã hóa kí hiệu)
(Ảnh 9: Trẻ sử dụng bảng mã hóa kí hiệu)
Ví dụ: Khi thực hiện đề tài “Thiết kế bình nước tự động” Với các tiêu chí
đặt ra: “Bình có nắp đạy, có thể gắn vịi và nước chảy được qua vòi khi vặn
nắp.” Trong hoạt động khám phá trẻ biết sử dụng mặt cười hoặc dấu “v” để
thể hiện những ngun liệu phù hợp với tiêu chí cơ đặt ra: Chai nhựa có nắt,
ống hút con làm vịi..
Sử dụng mặt mếu hay dấu “x” để thể hiện những nguyên liệu khơng phù
hợp với tiêu chí: Chai thủy tinh, cốc nhựa, khay nhựa....


11/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”


Với kĩ năng vẽ trẻ tích lũy được qua các hoạt động tạo hình thì việc trẻ vẽ
ra bản thiết kế là khơng khó. Tuy nhiên đối với một hoạt động STEM thì trẻ
cần phải có bản thiết kế trước khi bắt tay vào chế tạo sản phẩm. Đặc biệt là
bản thiết kế này phải thể hiện được các chỉ số về kích thước chuẩn mà trẻ đã
được khám phá trước đó. Vì thế mà việc trẻ có kĩ năng sử dụng các kí hiệu để
ghi lại các thơng số là rất quan trọng và kết nối chặt chẽ đến việc tạo ra bản
thiết kế của trẻ.
(Ảnh 10: Trẻ vẽ bản thiết kế)
Sử dụng bảng mã hóa kí hiệu để ghi chép lại quá trình nghiên cứu, khám
phá, tạo ra bản thiết kế mẫu ở các hoạt động khám phá và tốn chính là hồn
thiện bước E2, E3 trong bài học 5E. Đây là những mắt xích trong một quy
trình mà khơng thể thiếu bất kì một mắt xích nào. Định hướng cho trẻ làm
việc một cách khoa học sẽ mang lại kết quả vơ cùng to lớn. Giúp hình thành
cho trẻ khả năng tính tốn và làm việc như một nhà khoa học thực thụ.
2.5. Biện pháp 5: Tham mưu với cấp trên và phối hợp tốt cùng phụ
huynh trong quá trình áp dụng STEM vào giáo dục trẻ.
Để có được hiệu quả thì việc cần làm đó là phải có sự đồng thuận và nhất trí
của ban giám hiệu nhà trường. Thực tế chúng tôi rất thuận lợi trong q trình
thực hiện bởi lẽ ban giám hiệu ln qua tâm, động viên và tạo cơ hội cho chúng
tôi được thoải mái phát triển bản thân. Bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí để chúng
tơi tham gia các lớp học thì nhà trường cịn cung cấp thêm rất nhiều đồ dùng
phục vụ cho trẻ học tập và vui chơi khám phá.
Chúng tôi cùng thường xuyên đề xuất, mạnh dạn chia sẻ với ban giám hiệu để
được góp ý, xây dựng các hoạt động giáo dục lồng ghép phương pháp
STEM.Tạo cơ hội để chúng tôi được chia sẻ và học hỏi thêm từ các đồng
nghiệp.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ BGH thì sự quan tâm, phối kết hợp từ phụ huynh là
không thể thiếu. Tôi thường xuyên trao đổi để các phụ huynh hiểu về phương
pháp STEM.

Thông qua buổi họp phụ huynh, nhóm zalo lớp, các buổi họp trực tuyến
chúng tôi cũng trao đổi nội dung các bài học để nhờ phụ huynh cùng phối hợp
dạy các con.
(Ảnh 11: Phối hợp cùng phụ huynh)
Qua các góc STEM chúng tơi cũng quản bá thêm để phụ huynh hiểu về cách
tổ chức cho các con hoạt động, hiệu quả của phương pháp. Chúng tôi hướng dẫn
để phụ huynh chơi cùng các con, cung cấp thêm các nguyên vật liệu để làm


12/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

phong phú hơn các đồ dùng, đồ chơi tại các góc STEM như: Nhờ các bậc phụ
huynh ủng hộ thêm về các nguyên liệu cần thiết phục vụ đề tài. Ví dụ: Kêu gọi
ủng hộ cây xanh, tranh ảnh gia đình,những loại đồ dùng, đồ chơi của các con đã
hỏng….
3. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến tại đơn vị:
3.1. Kết quả đối với giáo viên:
- Giúp giáo viên tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới (Phương
pháp giáo dục STEM), hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục STEM.
- Giúp giáo viên biết vận dụng lồng ghép phương pháp STEM vào quá trình giáo dục
trẻ.
- Xây dựng được các dự án, đề tài STEM phù hợp với nhận thức của trẻ và thực tế
của lớp học.
- Tạo mọi cơ hội cho trẻ vận dụng được kiến thức liên mơn vào q trình thực hiện
các đề tài và tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng, thể hiện được khả năng sáng tạo của trẻ.
- Cải tạo mơi trường trong và ngồi lớp học có góc STEM với các đồ dùng, nguyên
vật liệu phong phú phục vụ cho quá trình trải nghiệm, khám phá của trẻ.
- Giáo viên khơng cịn đóng vai trị chủ đạo trong các hoạt động mà trở thành một

thành viên, người bạn của trẻ, khơi gợi để giúp trẻ tự phát huy khả năng của bản thân.
3.2. Kết quả đối với trẻ:
- Trẻ được học tập và vui chơi trong một môi trường giáo dục tiên tiến, tiếp cận với
nền giáo dục mới.
- Trẻ được phát huy khả năng của bản thân, phát triển một cách toàn diện hơn đặc
biệt là lĩnh vực nhận thức.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, chủ động trong các hoạt động, sáng tạo và có ý
thức làm việc nhóm, biết đặt ra các câu hỏi truy vấn để giải đáp những thắc mắc về đối
tượng nghiên cứu.
- Trẻ được làm quen với các kí hiệu hóa, sơ đồ hóa, biết thể hiện ý tưởng qua bản
thiết kế.
- Được áp dụng các kiến thức: Khoa học, kĩ thuật, cơng nghệ, tốn, nghệ thuật để tạo
ra sản phẩm có tính ứng dụng trong cuộc sống.
3.3. Đối với phụ huynh
- Giúp phụ huynh hiểu hơn về phương pháp giáo dục STEM, nắm bắt được cách giáo
viên lồng ghép phương pháp STEM vào chương trình giáo dục của con trên lớp.


13/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

- Phụ huynh sẽ hiểu được khả năng của con để phối hợp cùng hoạt động và chơi với
con một cách khoa học hơn. Tạo cơ hội cho trẻ được phát triển bản thân.
- Nâng cao nhận thức để phụ huynh ủng hộ, hợp tác và phối hợp cùng với giáo viên
trong quá trình giáo dục trẻ.
BẢNG KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI
Tổng số: 41 trẻ
Nội dung
T


Đầu năm
K

TB

Thời điểm hiện tại
T
K
TB

1. Trẻ mạnh dạn, tự
7/41
11/41 23/41
30/41
5/41
6/41
tin trong các hoạt
= 17% = 27% = 56% =73%
=12%
= 15%
động và trong giao
tiếp.
2. Khả năng đặt câu
5/41
7/41
29/41
25/41
10/41
6/41

hỏi truy vấn của trẻ
= 12% = 17% = 70% =61% = 24% = 15%
3. Kĩ năng sử dụng các
7/41
8/41
26/41
32/41 6/41
3/41
kí hiệu hóa, sơ đồ hóa.
= 17% = 20% = 63% = 78%
= 15%
= 7%
Sử dụng bản thiết kế
để thể hiện ý tưởng
của bản thân.
4. Kĩ năng trao đổi,
9/41
10/41 23/41
35/41
3/41
3/41
hoạt động nhóm
= 22% = 24% = 56% = 85%
= 7%
= 7%
Thông qua bảng kết quả đối chứng chúng ta có thể thấy dược sau khi áp
dụng các biện pháp trong sáng kiến thì trẻ có những thay đổi rõ nét.Trẻ mạnh
dạn, tự tin hơn và chủ động hơn trong giao tiếp. Trẻ đã biết đặt câu hỏi để giải
đáp những thắc mắc của bản thân về các đối tượng xung quanh. Biết ý nghĩa của
các kí hiệu và dùng chúng để biểu đạt cho những kết luận sau quá trình tìm hiểu

và khám phá. Bước đầu biết thể hiện ý tưởng chung của cả nhóm thơng qua bản
thiết kế. Biết dựa vào bản thiết kế để có thể thiết kế ra sản phẩm có tính ứng
dụng trong cuộc sống.
Đồng thời trẻ biết vận dụng kiến thức liên mơn để có thể áp dụng vào thực
tế, lý giải những hiện tượng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Chia sẻ những
hiểu biết của bản thân trong q trình làm việc nhóm.
4. Hiệu quả của sáng kiến
4.1.Hiệu quả về khoa học


14/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

Có cơ sở lý luận, có thực tế, các minh chứng đưa ra có số liệu rõ ràng. Giáo
viên được tiếp cận với phương pháp giáo dục mới mang lại hiệu quả cao trong
quá trình giảng dạy. Thể hiện được tính sáng tạo của bản thân.
Trẻ được tích hợp kiến thức liên môn, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm
có tính ứng dụng trong cuộc sống.
4.2. Hiệu quả về kinh tế
Phần lớn các nguyên liệu cho trẻ khám phá đều được tận dụng được từ các
nguồn nguyên liệu có sẵn, đã qua sử dụng... nên không tốn kém nhiều.
Giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau thơng qua các buổi họp
chuyên môn, các tiết dự giờ nên cũng tiết kiệm được nhiều thời gian và không
tốn kém về kinh tế.
4.3.Hiệu quả về xã hội
Góp phần đưa những phương pháp giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới áp
dụng vào chương trình giáo dục mầm non của các trường mầm non trong cả
nước nói chung và tại trường mầm non Trung Sơn Trầm nói riêng. Giúp cho trẻ
được tiếp cận với những cái mới, tiên tiến để trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể

chất và tinh thần.
5.Tính khả thi
Sáng kiến của tôi lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 4 -5 tuổi B1 do tôi phụ
trách. Tuy thời gian nghiên cứu và thực nghiệm chưa lâu, xong tôi nhận thấy
hiệu quả đạt được trên trẻ rất khả quan. Đồng thời, qua các đợt kiểm tra, dự giờ
các hoạt động có lồng ghép STEM do tơi phụ trách đã được Ban giám hiệu ghi
nhận và triển khai trong toàn trường để tất cả giáo viên cùng tham khảo. Sáng
kiến có thể áp dụng cho tất cả các lớp từ 3- 6 tuổi tại trường chúng tôi. Tôi nhận
thấy những biện pháp tơi đưa ra có thể áp dụng rộng rãi với trẻ trong các trường
mầm non.
6. Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến
Thời gian: 8 tháng bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021
7. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến
Kinh phí sử dụng cho đề tài: Chủ yếu là tự sưu tầm, tận dụng các đồ dùng,
ngun vật liệu sẵn có nên khơng tốn kém, giá trị kinh tế không cao.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
* Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Đầu tư cơ sở vật chất giúp trẻ được học tập, vui chơi trong điều kiện lớp học
rộng rãi, an toàn và đầy đủ các phòng chức năng.


15/15
“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM vào lĩnh vực phát triển nhận thức
cho trẻ 4 - 5 tuổi”

Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng
của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động lồng ghép phương pháp giáo dục
STEM.
* Ban giám hiệu nhà trường:
Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng các hoạt động STEM.

Tạo điều kiện cho các giáo viên có điều kiện về kinh phí để tham gia các lớp
học nâng cao trong việc áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy tại
nhà trường.
Tạo điều kiện để tổ chuyên môn của nhà trường xây dựng những hoạt động
lồng ghép phương pháp giáo dục STEM cho giáo viên trong nhà trường được dự
giờ, học hỏi trau dồi kiến thức.
Đầu tư thêm các góc STEM tại các khu vực trong nhà trường để trẻ có thêm
nhiều khơng gian hoạt động.
Tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền hoặc các tiết học có lồng ghép
STEM cho phụ huynh tham dự để giúp phụ huynh hiểu hơn về phương pháp này.
Trên đây là một số phương pháp lồng ghép STEM vào lĩnh vực phát triển
nhận thức cho trẻ từ 4-5 tuổi mà tôi đã nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được các
ý kiến đóng góp quý báu của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi ngày càng
thực hiện tốt hơn cơng việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
XÁC NHẬN
CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trung Sơn Trầm, ngày … tháng … năm 2021
Người viết

Nguyễn Thị Kim Anh


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
2. Các tập san, tạp chí giáo dục.
3. Sử dụng nguồn tư liệu ảnh trên mạng internet.
4. Các tài liệu về phương pháp giáo dục Stem.
5. Ảnh do tác giả chụp



ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP

(Ảnh 1: MC biện pháp 1)


(Ảnh 2: MC biện pháp 1)

(Ảnh 3: MC biện pháp 1)



×