Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khoá Luận Quy Tắc Xuất Xứ Hàng Hoá Trong Các Thỏa Thuận Về Tự Do Hóa Thương Mại Giữa Việt Nam Với Nước Ngoài –Liên Hệ Việc Thực Hiện Quy Tắc Xuất Xứ Ưu Đãi Tại Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***-----------NGUYỄN HUỲNH TRÚC THI
MSSV: 1753801011174

QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TRONG
CÁC THỎA THUẬN VỀ TỰ DO HĨA
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI NƯỚC
NGỒI – LIÊN HỆ VIỆC THỰC HIỆN QUY
TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI TẠI VIỆT NAM
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2017 – 2021

Người hướng dẫn:
Tiến sĩ Lê Thị Minh Ngọc

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong
các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa Việt Nam với nước ngoài – Liên hệ việc
thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác
giả được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Minh Ngọc. Mọi thông tin,
số liệu cũng như bản án tham khảo đều được trích dẫn theo quy định. Tác giả xin chịu
tồn bộ trách nhiệm về lời cam đoan này.
NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN HUỲNH TRÚC THI



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Lê Thị Minh Ngọc trong
suốt thời gian qua đã cùng đồng hành và giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với các Thầy, Cơ khoa Luật
Quốc Tế đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng giúp em bước đầu
tiếp cận được đề tài.
Em xin cảm ơn trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và thư viện trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tối đa để em có thể hồn thành
được khóa luận.
Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người ln
động viên và ủng hộ em trong khoảng thời gian vừa qua. Do đây là lần đầu tiên nghiên
cứu khoa học để viết khóa luận nên em khơng thể tránh khỏi sai sót, mong quý Thầy
Cô và các bạn quan tâm đến đề tài có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

STT

TÊN VIẾT TẮT

1

AANZFTA

2

ACFTA


3

AHKFTA

4

AIFTA

5

AJCEP

6

AKFTA

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

7

ATIGA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

8

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa


9

CC

Chuyển đổi Chương

10

CPTPP

11

CTH

Chuyển đổi Nhóm

12

CTSH

Chuyển đổi Phân nhóm

13

CU

Liên minh thuế quan

14


EU

Liên minh Châu Âu

15

EVFTA

16

FOB

Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN
– Úc – New Zealand
Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN
– Trung Quốc
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông,
Trung Quốc
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ.
Hiệp định về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa
ASEAN và Nhật Bản

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU
Giao hàng lên tàu



Các Hiệp định thương mại tự do

17

FTAs

18

GATT 1994

19

GSP

Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập

20

HS

Hệ thống hài hịa và mơ tả mã hóa hàng hóa của WCO

21

HS code

Mã HS của mỗi loại hàng hóa

22


LVC

Tỉ lệ phầm trăm giá trị gia tăng

23

MFN

Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc

24

RCEP

25

ROO

Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO

26

RVC

Hàm lượng giá trị khu vực

27

WCO


Tổ chức Hải quan thế giới

28

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

Hiệp định về thuế quan và thương mại năm 1994

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực của
ASEAN


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................1
2. Phạm vi, mục đích và đối tượng nghiên cứu: .................................................3
2.1 Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................................. 3
2.2 Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................... 3
2.3 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 3
3. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................4
4. Ý nghĩa của đề tài: ............................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
– QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI. .............................................................................. 5
1.1 Tổng quan về xuất xứ hàng hóa: ...................................................................5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về xuất xứ hàng hóa (Origin of goods): ......................... 5
1.1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa (Rules of Origin): ...................................................... 8
1.1.3 Các tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:........................................... 11
1.2. Quy định chung của WTO về quy tắc xuất xứ hàng hóa: ........................14

1.2.1 Mục đích của Hiệp định quy tắc xuất xứ (ROO): ............................................. 14
1.2.2 Yêu cầu của Chương trình hài hịa hóa quy tắc xuất xứ: ................................. 15
1.3 Quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa
Việt Nam với nước ngồi: ..................................................................................17
1.3.1 Giới thiệu chung về quy tắc xuất xứ ưu đãi:...................................................... 17
1.3.2 Các tiêu chí xác định “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể” trong quy tắc xuất xứ
ưu đãi: ............................................................................................................................. 20
CHƯƠNG 2: QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI TRONG ASEAN VÀ VIỆC THỰC HIỆN
CỦA VIỆT NAM: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (ATIGA) VÀ
CÁC HIỆP ĐỊNH GIỮA ASEAN VỚI ĐỐI TÁC NGOÀI KHỐI............................... 27


2.1 Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định ATIGA và việc thực hiện tại Việt Nam:
...............................................................................................................................27
2.1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa thuần túy (Wholly Obtained – WO):..................... 27
2.1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa khơng thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ
bản hay đáng kể”: .......................................................................................................... 28
2.1.3 Điều kiện vận chuyển: ......................................................................................... 31
2.1.4 Điều kiện về chứng từ:......................................................................................... 33
2.1.5 Một số quy định khác trong xác định xuất xứ hàng hóa: ................................. 37
2.2. So sánh quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA và quy tắc xuất xứ của
ASEAN với đối tác ngoài khối: ..........................................................................40
2.3 Thực hiện các quy tắc xuất xứ trong phạm vi ASEAN tại Việt Nam: .....42
2.3.1 Sự hình thành các quy định chung về xuất xứ hàng hóa: ................................. 42
2.3.2 Quy định hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, kiểm tra xuất xứ: ................... 42
2.3.3 Vấn đề chuyển hướng thương mại, gian lận xuất xứ và đề xuất giải pháp:. 44
CHƯƠNG 3: QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO “THẾ HỆ MỚI” VÀ VIỆC THỰC HIỆN CỦA VIỆT NAM: SO
SÁNH VỚI QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH ATIGA VÀ HIỆP ĐỊNH
GIỮA ASEAN VỚI ĐỐI TÁC NGOÀI KHỐI. ....................................................... 47

3.1. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định EVFTA: ......................................47
3.1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa khơng thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ
bản hay đáng kể”: .......................................................................................................... 47
3.1.2 Điều kiện về vận chuyển: .................................................................................... 51
3.1.3 Điều kiện về chứng từ:......................................................................................... 52
3.1.4 Một số quy định khác trong xác định xuất xứ hàng hóa: ................................. 53
3.2. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định CPTPP: ......................................55
3.2.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa khơng thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ
bản hay đáng kể”: .......................................................................................................... 55
3.2.2 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): ................................................................ 57


3.3 Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định RCEP: .........................................57
3.3.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa thuần túy (Wholly Obtained – WO):..................... 57
3.3.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa khơng thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ
bản hay đáng kể”: .......................................................................................................... 58
3.3.3 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): ................................................................ 61
3.3.4 Khác biệt thuế: ...................................................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 63


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là thành viên chính thức của WTO từ năm 2007, bên cạnh việc thực
hiện các cam kết của WTO về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và quyền sở
hữu trí tuệ, Việt Nam cịn tham gia vào các thỏa thuận thương mại trong khu vực
ASEAN, các thỏa thuận liên khu vực và song phương khác về cắt giảm thuế, phi thuế
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch
vụ và đầu tư nước ngoài. Các Hiệp định thương mại tự do này (FTAs) được ký kết
nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các

quốc gia thành viên Hiệp định. Tính đến tháng 05/2021, ngoài các Hiệp định thương
mại đa biên của WTO, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do trong khu
vực ASEAN, liên khu vực và song phương1. Trong đó khơng chỉ ký kết FTAs với các
quốc gia ASEAN mà Việt Nam còn mở rộng ký kết với các đối tác ngoài khối như:
EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand....
Xuất xứ hàng hóa được hiểu như “quốc tịch” của hàng hóa và quy tắc xuất xứ
là những quy định trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế xác định “quốc
tịch” của hàng hóa, tức là xác định sản phẩm xuất khẩu giữa các quốc gia thành viên
của FTAs có được xem là có “xuất xứ” hay khơng, bởi vì nếu được xem là có xuất
xứ, chúng có thể được mua bán trao đổi với mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn thuế.
Việc thực hiện các cam kết theo các FTAs nói chung và cam kết về quy tắc xuất xứ
hàng hóa nói riêng đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng,
tăng đáng kể thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường các quốc gia
là thành viên, mang lại nhiều thuận lợi và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong
việc mở rộng thị trường, bán sản phẩm xuất khẩu cũng như có được nguồn nguyên
vật liệu đa dạng nhập khẩu từ nước ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm
xuất khẩu. Khác với việc xuất nhập khẩu hàng hóa và hưởng ưu đãi thuế trong khn

Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2021. Cổng thơng tin điên tử Trung tâm WTO và Hội
nhập. Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ngày 01/05/2021.
1

1


khổ WTO, lợi thế rất lớn mà các FTAs mang lại đó chính là mức thuế quan ưu đãi
đặc biệt được hưởng trên cơ sở đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi. Trên thực
tế, các quy tắc xuất xứ ưu đãi tại các FTAs được thiết kế một cách đặc biệt để ngăn
chặn việc hàng hóa khơng có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan giữa các nước
thành viên FTAs. Nói cách khác, khơng phải mọi hàng hóa từ tất cả các quốc gia trên

thế giới khi xuất khẩu vào thị trường các quốc gia thuộc FTAs này đều được hưởng
ưu đãi về thuế quan đặc biệt mà chỉ khi sản phẩm xuất khẩu của quốc gia thành viên
được sản xuất bằng toàn bộ nguyên vật liệu có sẵn tại quốc gia đó; trường hợp phải
sử dụng phần nguyên vật liệu nhập khẩu thì sản phẩm xuất khẩu đó phải được “chuyển
đổi cơ bản hay đáng kể” so với các nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào. Chỉ khi đáp
ứng yêu cầu sản xuất toàn bộ hoặc chuyển đổi cơ bản hay đáng kể thì sản phẩm xuất
khẩu có xuất xứ từ quốc gia thành viên FTAs mới được hưởng những ưu đãi thuế
quan đặc biệt.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, phần lớn sản phẩm xuất khẩu được
cấu thành từ nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngồi, trải qua nhiều cơng đoạn
gia cơng, chế biến và ln có sự tham gia của hai quốc gia trở lên. Vấn đề khó đặt ra
là làm sao phân biệt sản phẩm xuất khẩu từ một quốc gia thành viên của FTAs được
coi là có xuất xứ từ quốc gia đó để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt đã thỏa
thuận tại các FTAs?
Vì các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
TRONG CÁC THỎA THUẬN VỀ TỰ DO HĨA THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM
VỚI NƯỚC NGỒI – LIÊN HỆ VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI
TẠI VIỆT NAM” để làm khóa luận tốt nghiệp. Việc nghiên cứu, tìm hiểu quy tắc xuất
xứ hàng hóa nói chung và quy tắc xuất xứ ưu đãi nói riêng là một yêu cầu cơ bản, có
ý nghĩa thực tiễn lớn nhằm phục vụ việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế đã thỏa
thuận trong các FTAs mà Việt Nam tham gia, và cũng nhằm thực hiện cam kết của
WTO về giảm thiểu hàng rào thuế và phi thuế.

2


2. Phạm vi, mục đích và đối tượng nghiên cứu:
2.1 Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận văn này, tác giả sẽ làm rõ một số vấn đề lý luận chung, cơ bản về
quy tắc xuất xứ hàng hóa và tập trung nghiên cứu sâu về quy tắc xuất xứ ưu đãi qua

việc phân tích các điều khoản tương ứng của các FTAs mà Việt Nam tham gia, chủ
yếu là các quy tắc xuất xứ ưu đãi trong ASEAN theo Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA), từ đó so sánh với các quy tắc xuất xứ ưu đãi trong quan hệ ngoại
khối của ASEAN với các đối tác thương mại chính là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ theo các FTAs là AJCEP, AHKFTA,
AKFTA, ACFTA, AANZFTA, AIFTA. Đồng thời, tác giả cịn tìm hiểu sơ bộ về các
quy tắc xuất xứ ưu đãi trong một số các FTAs thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP;
trong phạm vi thời gian hạn chế, tác giả cũng sẽ cố gắng liên hệ việc thực hiện các
quy tắc xuất xứ ưu đãi tại các FTAs này trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
2.2 Mục đích nghiên cứu:
Thứ nhất, trình bày cơ sở pháp lý và phân tích từng quy tắc xuất xứ hàng hóa
trong Hiệp định ATIGA nhằm cung cấp một kiến thức cơ bản về xuất xứ hàng hóa
trong khu vực ASEAN.
Thứ hai, chỉ ra sự khác biệt trong quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng
FTAs giữa ASEAN với đối tác ngoài khối và liên hệ việc thực hiện các quy tắc xuất
xứ ưu đãi của Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cịn phân tích một số quy định đặc biệt
trong các Hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” hiện nay.
2.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các quy tắc về xuất xứ hàng hóa theo các FTAs và pháp luật của Việt Nam luôn
bao gồm hai mảng nôi dung: (i) các quy định về tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa
và (ii) các quy định kiểm tra việc xác định xuất xứ của hàng hóa. Trong đề tài này,
tác giả sẽ chỉ tập trung phân tích và làm rõ mảng nội dung thứ nhất (i), còn mảng nội

3


dung thứ hai (ii), tác giả chỉ đề cập trong mối liên hệ với quy định về tiêu chí xác định
nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng hai phương pháp sau:

Thứ nhất, phương pháp phân tích – tổng hợp: tác giả đã tiến hành chia nhỏ từng
tiêu chí của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định để làm rõ hơn về điều kiện
áp dụng và đưa ra một số ví dụ cụ thể. Sau đó, tác giả đã tổng hợp lại các tiêu chí
giúp người đọc biết được đặc điểm chung của các quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Thứ hai, phương pháp so sánh: tác giả tiến hành so sánh, đánh giá để làm rõ
điểm tương đồng và khác biệt đối với từng tiêu chí của quy tắc xuất xứ hàng hóa
trong các FTAs. Tác giả sẽ vận dụng các kiến thức lý luận cơ bản về xuất xứ hàng
hóa, đưa vào trong bối cảnh ASEAN để phân tích các quy tắc xuất xứ ưu đãi trong
ASEAN, trên cơ sở đó thực hiện việc so sánh với các quy tắc xuất xứ ưu đãi trong
các FTAs khác.
4. Ý nghĩa của đề tài:
Luận văn của tác giả sẽ là tài liệu tham khảo ở mức độ cơ bản về xuất xứ và quy
tắc xác định xuất xứ hàng hóa hữu ích cho sinh viên nhất là các sinh viên chuyên về
luật thương mại, kinh doanh quốc tế, các công ty đang thực hiện kinh doanh dịch vụ
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và nhóm người khác quan tâm về xuất xứ
hàng hóa. Bằng cách hiểu và sử dụng các quy tắc xuất xứ khi mà có ngày càng nhiều
các FTAs, nhu cầu hiều rõ hơn về xuất xứ ngày càng tăng chứ không chỉ là tham vọng
xuất khẩu tốt hơn. Thực tế sẽ có nhiều tình huống mà người mua tại Việt nam (hoặc
tại một nước đối tác của FTAs) muốn biết liệu sản phẩm họ mua có xuất xứ theo quy
tắc xuất xứ hiện hành hay không vì họ có ý định sử dụng những ngun liệu đầu vào
này để sản xuất hàng hóa có xuất xứ.

4


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ
HÀNG HÓA – QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI.
1.1 Tổng quan về xuất xứ hàng hóa:
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về xuất xứ hàng hóa (Origin of goods):
Xuất xứ hàng hóa là gì? Trên thực tế, các cụm từ: “Xuất xứ hàng hóa”, “Made

in …”, “Sản xuất tại …”, “Lắp ráp tại …” … thường được sử dụng một cách rộng rãi
và có thể gây nhầm lẫn thơng qua việc ghi nhãn trên bao bì sản phẩm.
Hiệp định GATT 1994 và các Hiệp định thương mại đa biên khác về thương
mại hàng hóa của WTO có nhiều điều khoản liên quan đến xuất xứ hàng hóa; theo
Điều I của Hiệp định GATT 1994, xuất xứ hàng hóa được hiểu là “quốc tịch” của
hàng hóa. Hiệp định GATT 1994 cũng có một điều khoản riêng (Điều IX) quy định
về nhãn xuất xứ hàng hóa; sau vịng đàm phán Uruguay, điều này được phát triển
thành một Hiệp định đa biên riêng về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Hiệp định này khơng
đưa ra định nghĩa xuất xứ hàng hóa bởi các quốc gia thành viên đều hiểu xuất xứ hàng
hóa là “quốc tịch” hay nước xuất xứ của hàng hóa trong trao đổi thương mại thuộc
phạm vi điều chỉnh của Điều I GATT 1994 (Quy định chung về Đãi ngộ tối huệ quốc).
Vì vậy, Hiệp định này chỉ định nghĩa về quy tắc xuất xứ hàng hóa thuộc phạm vi điều
chỉnh của Điều I GATT 19942.
Phần lớn các quốc gia thành viên của WTO kể cả Việt Nam đều là thành viên
của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), trong đó Phụ lục K của Cơng ước Kyoto quy
định: “Nước xuất xứ của hàng hóa là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản
xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong Biểu thuế hải
quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”3.
Phù hợp với Công ước Kyoto, khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005 của Việt
nam định nghĩa “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn

Điều 1.1 Hiệp định ROO.
Định nghĩa E1./F2 chương 1 phụ lục K ban hành kèm theo Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hịa thủ
tục hải quan sửa đổi, bổ sung.
2
3

5



bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng
hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào q trình sản
xuất ra hàng hóa đó”.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào được
ban hành để hướng dẫn cho việc ghi nhãn về xuất xứ hàng hóa. Để giải quyết vấn đề
này, Tổng cục Hải quan đã đề xuất những góp ý như sau4:
(i) Đối với hàng hóa xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo
quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP và Thông tư 05/2018/TT-BCT thì trên hàng
hóa, bao bì hàng hóa xuất khẩu ghi các cụm từ “Origin: Vietnam”, “Made in
Vietnam”, “Produced in Vietnam”, “Product of Vietnam”.
(ii) Ngược lại, đối với hàng hóa xuất khẩu khơng đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt
Nam theo quy định tại hai văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thì hàng hóa, bao bì
khơng được ghi các cụm từ “Origin Vietnam”, “Made in Vietnam”, “Producted in
Vietnam”, “Products of Vietnam” mà phải ghi các cụm từ như “Lắp ráp tại Việt
Nam”, “Hoàn tất tại Việt Nam”, “Lắp ráp bởi tên Cơng ty/Tập đồn”, “Chế biến
bởi Cơng ty/Tập đồn”, “Sản phẩm của Cơng ty/Tập đồn”.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP cũng quy định: “Xuất xứ hàng hóa
là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra tồn bộ hàng hóa hoặc nơi
thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp
có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào q trình sản xuất ra
hàng hóa đó”5.
Như vậy, xuất xứ hàng hóa là một khái niệm mang tính chất tương đối, bởi một
hàng hóa khơng phải lúc nào cũng được tạo ra hoàn toàn tại một quốc gia hay vùng
lãnh thổ mà nó có thể được tạo ra ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Trên

Thái Bình – Cuộc chiến chống gian lận xuất xứ và những vấn đề đặt ra – Bài cuối: Còn nhiều vướng mắc liên
quan đến ghi xuất xứ, ghi nhãn hàng xuất khẩu. Tạp chí điện tử của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Ngày
14/07/2020.
5
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý

ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
4

6


thực tế, việc xác định quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào là xuất xứ của hàng hóa trong
thương mại khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau bởi chính
sách thương mại của các quốc gia và các thỏa thuận thương mại tự do khu vực, liên
khu vực cũng có sự phân biệt đối xử khác nhau.
Phù hợp với định nghĩa về xuất xứ hàng hóa nêu trên, sau đây là các khái niệm
quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc xác định xuất xứ hàng hóa bao gồm: hàng
hóa có xuất xứ, hàng hóa khơng có xuất xứ và quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Hàng hóa có xuất xứ (Originating Goods):
Theo Điều 26 Hiệp định ATIGA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một
quốc gia thành viên từ một quốc gia thành viên khác được coi là có xuất xứ và đủ
điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định
về xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một quốc gia thành viên
xuất khẩu theo quy định tại điểm k Điều 27 Hiệp định ATIGA (bao gồm hàng hóa có
xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất tồn bộ từ các sản phẩm được quy định từ điểm
(a) đến điểm (j) điều này)6.
Tương tự, Điều 3.2 Hiệp định CPTPP quy định hàng hóa được coi là có xuất xứ
nếu hàng hóa đó: (a) có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của
một hay nhiều quốc gia thành viên theo quy định tại Điều 3.3 Hiệp định này; (b) được
sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia
thành viên; (c) được sản xuất tồn bộ từ ngun liệu khơng có xuất xứ tại lãnh thổ
của một hay nhiều quốc gia thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các
quy định tương ứng tại Phụ lục 3-D (Quy tắc cụ thể mặt hàng).
Hàng hóa khơng có xuất xứ (Non-originating Goods):
Theo quy tắc 1 phụ lục 3 Hiệp định AKFTA định nghĩa: “Hàng hóa khơng có

xuất xứ là những sản phẩm hoặc ngun liệu khơng đáp ứng đủ các tiêu chí về xuất
xứ được quy định tại Phụ lục này”. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của

6

Điểm a – Điểm j Điều 27 Hiệp định ATIGA.

7


một quốc gia thành viên từ quốc gia thành viên khác được xem là khơng có xuất xứ
và khơng đủ điều kiện hưởng ưu đãi về thuế quan nếu hàng hóa7:
(i) Khơng đáp ứng được một trong các quy định về xuất xứ thuần túy hoặc được
sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu theo quy định tại Quy
tắc 3 phụ lục này.
(ii) Không đáp ứng được các quy định về hàm lượng giá trị khu vực (RVC),
chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC), công đoạn gia công, chế biến cụ thể hoặc cộng
gộp được quy định từ Quy tắc 4 đến Quy tắc 7 Phụ lục này.
(iii) Các công đoạn gia công, chế biến không được thực hiện liên tục tại lãnh
thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 1.1 Hiệp định ROO, quy tắc xuất xứ được hiểu là luật, quy
định, quyết định hành chính được áp dụng bởi các quốc gia thành viên nhằm xác định
nước xuất xứ của hàng hóa. Tóm lại, quy tắc xuất xứ là các điều khoản cụ thể được
xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật quốc gia hoặc các thỏa thuận tự do thương
mại quốc tế để một quốc gia áp dụng trong việc xác định xuất xứ hàng hóa.
1.1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa (Rules of Origin):
1.1.2.1 Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa:
Thứ nhất, vai trị quan trọng của quy tắc xuất xứ hàng hóa nhằm xác định quốc
tịch của một hàng hóa, một sản phẩm khi được xuất khẩu hoặc nhập khẩu và bảo đảm

hàng hóa hoặc sản phẩm đó đáp ứng tiêu chuẩn theo các thỏa thuận ưu đãi về tự do
hóa thương mại nhằm hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt. Do đó, yêu cầu Cơ quan quan
quản lý nhà nước, cụ thể là Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa
xuất khẩu phải có trách nhiệm tuân thủ quy tắc này vì đây là các chủ thể thường xuyên
áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa.

7

Quy tắc 2 Phụ lục 3 Hiệp định AKFTA.

8


Thứ hai, quy tắc xuất xứ hàng hóa là cơng cụ thực hiện chính sách thương mại
của một quốc gia, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế vì quốc gia có thể sử dụng quy tắc
này để bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khi áp dụng mức thuế nhập khẩu, hạn
ngạch thuế quan, các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thứ ba, quy tắc xuất xứ hàng hóa được sử dụng để củng cố các chính sách
thương mại khác như: thu hút đầu tư nước ngoài, tránh tạo ra rào cản thương mại do
những quy định cứng nhắc, phức tạp, tạo điều kiện tiếp cận thị trường, chuyển dịch
sản xuất, đầu tư quốc tế.
Thứ tư, quy tắc xuất xứ hàng hóa cịn bảo vệ nguồn thu đối với hàng nhập khẩu,
chống lại sự chệch hướng thương mại thông qua quy định về kiểm tra nguồn gốc xuất
xứ và nước nhập khẩu cuối cùng đối với quá trình nhập khẩu hàng hóa khơng có xuất
xứ từ quốc gia thành viên của một FTA nhằm hưởng mức thuế quan thấp của FTA
để tránh mức thuế cao của các quốc gia thành viên khác.
Thứ năm, quy tắc xuất xứ hàng hóa nhằm bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, người
tiêu dùng, tăng cường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật.
Cuối cùng đây được xem là một công cụ xúc tiến xuất khẩu tới các thị trường
tiểm năng.

1.1.2.2 Các loại quy tắc xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
Như đã nêu ở trên, quy tắc xuất xứ là các quy định của hệ thống pháp luật quốc
gia hoặc quốc tế đặt ra để xác định xuất xứ của hàng hóa. Theo cách hiểu chung, quy
tắc xuất xứ gồm hai loại:
(i) Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là luật pháp, quy định, quyết định hành chính
được một quốc gia áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa.
(ii) Quy tắc xuất xứ ưu đãi cũng là luật pháp, quy định, quyết định hành chính
nhưng lại được một quốc gia thành viên FTAs áp dụng để xác định hàng hóa có đủ
tiêu chuẩn được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan trong thương mại.

9


Thật vậy, pháp luật Việt Nam cũng phân chia quy tắc xuất xứ hàng hóa thành
hai loại như trên, cụ thể:
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định
nhằm xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa mà hàng hóa này khơng có cam kết
hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan hoặc phi thuế quan và trong trường hợp áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi đối với hàng hóa về đối xử tối huệ quốc,
chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan,
mua sắm chính phủ và thống kê thương mại8. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi và quy
tắc xuất xứ ưu đãi khác nhau cơ bản ở chỗ: quy tắc xuất xứ không ưu đãi chỉ đơn
thuần xác định xuất xứ của hàng hóa để áp dụng các biện pháp được xem là không
ưu đãi về mặt thuế quan như chống trợ cấp, chống bán phá giá..., ngược lại quy tắc
xuất xứ ưu đãi lại chú trọng vào việc xác định xuất xứ của hàng hóa để được hưởng
những ưu đãi về mặt thuế quan nhất định.
Quy tắc xuất xứ ưu đãi. Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định nhằm xác định
nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan hoặc ưu đãi phi
thuế quan theo các cam kết hoặc thỏa thuận về tự do hóa thương mại9. Trong đó, quy
tắc xuất xứ ưu đãi bao gồm: Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế, quy tắc

xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác.
(i) Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Điều ước quốc tế là tập hợp các quy tắc nhằm
xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế quan
hoặc phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên10. Ví dụ: trong Nghị định thư về Quy tắc xuất xứ của sản phẩm và các biện pháp
hợp tác hành chính quy định các cam kết về vấn đề quy tắc xuất xứ hàng hóa trong
EVFTA, các quy tắc xuất xứ hàng hóa được quy định trong Nghị định thư này được

Khoản 3 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý
ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
9
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý
ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
10
Điều 4 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại
thương về xuất xứ hàng hóa.
8

10


xem là các quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi theo Điều ước quốc tế vì mục đích của
các quy tắc này nhằm xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng
những ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định EVFTA.
(ii) Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ thuế quan phổ cập
(Generalized System of Preferences – GSP) và các ưu đãi đơn phương khác là tập
hợp các quy tắc nhằm xác định xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi về thuế quan
phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ mà quốc
gia nhập khẩu dành cho các ưu đãi, theo đó các quy tắc xuất xứ này được quy định
bởi pháp luật của quốc gia nhập khẩu. “Theo hệ thống GSP, các nước phát triển dành

cho các nước đang phát triển hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan bằng cách giảm hoặc
miễn thuế nhập khẩu đối với những sản phẩm có xuất xứ từ các nước đang phát triển.
Chế độ ưu đãi này được xác định trên cơ sở khơng có sự phân biệt đối xử và khơng
địi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển”11. Tuy nhiên không
phải tất cả các loại hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia đang phát triển đều được hưởng
chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập này, mà tùy vào mỗi chính sách kinh tế của từng
quốc gia phát triển mà các quốc gia này quy định cho phép quốc gia đang phát triển
được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập theo những mặt hàng nhất định. Một số
quốc gia áp dụng GSP đối với Việt Nam như: Liên minh Châu âu EU (Bắt đầu từ
ngày 1/1/2014 EU áp dụng chế độ GSP cho tất cả các mặt hàng có xuất xứ từ Việt
Nam), Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ, Liên minh thuế quan Nga – Kazakhstan – Belarus
(mức thuế suất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam bằng 75% mức thuế suất MFN)12, ….
1.1.3 Các tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
1.1.3.1 Hàng hóa được sản xuất hồn tồn trong phạm vi nhất định:
Trong lãnh thổ của một quốc gia: Hàng hóa đáp ứng tiêu chí được sản xuất
hồn tồn trong lãnh thổ của một quốc gia nhất định phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Trần Thị Thu Hằng – Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập dành cho các nước đang phát triển trong WTO –
Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007.
12
Trương Đình Tuyển – Đánh giá về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Ý nghĩa đối với doanh nghiệp Việt
Nam. Thư viện điện tử. Trường Đại học Luật Hà Nội.
11

11


(i) Được hình thành một cách tự nhiên, thuần túy thơng qua q trình sinh sống,
ni dưỡng, trồng trọt, đánh bắt, thu hoạch... trên lãnh thổ của một quốc gia.
(ii) Được cấu tạo toàn bộ từ các nguyên vật liệu có xuất xứ của quốc gia sản

xuất ra sản phẩm.
(iii) Q trình gia cơng, chế biến chỉ được thực hiện tại quốc gia sản xuất.
Ví dụ: thanh long được trồng tại Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang các quốc gia
khác thì đây được xem là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia.
Trong phạm vi “khu vực chung”: Tác giả sử dụng cụm từ “khu vực chung”
nhằm đề cập đến khu vực mà tại đó các quốc gia ký kết tham gia một Hiệp định
thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh thuế quan (CU). Hàng hóa được xem là
sản xuất toàn bộ trong phạm vi khu vực này khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
(i) Nguyên vật liệu cấu tạo nên hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia thành viên.
(ii) Q trình gia cơng, chế biến hàng hóa được thực hiện tại một hoặc nhiều
quốc gia thành viên.
Ví dụ: để sản xuất ra máy tính xách tay, ngồi các linh kiện có sẵn doanh nghiệp
Việt Nam cần nhập khẩu một số linh kiện khác nhau từ các quốc gia trong khu vực
ASEAN, cụ thể nhập khẩu màn hình từ Indonesia, bộ vi xử lý từ Singapore, camera
từ Philippines, sau đó tiến hành lắp ráp thành sản phẩm hồn chỉnh thì sản phẩm này
được xem là có xuất xứ ASEAN vì các ngun liệu đều có nguồn gốc từ các quốc gia
ASEAN và quá trình lắp ráp tạo ra thành phẩm cũng được thực hiện tại một quốc gia
thành viên.
1.1.3.2 Hàng hóa được sản xuất có sự tham gia của hai hay nhiều quốc gia:
Quốc gia được hưởng xuất xứ và Quốc gia cho hưởng xuất xứ. Trong trường
hợp hàng hóa được sản xuất hồn tồn trong lãnh thổ của một quốc gia nhất định,
quốc gia được hưởng xuất xứ hàng xuất khẩu là quốc gia mà hàng hóa đó được hình
thành một cách trực tiếp và các quốc gia khác, bất kể là quốc gia trong cùng một “khu
12


vực chung” hay không nằm trong “khu vực chung” đều được xem là quốc gia cho
hưởng xuất xứ. Ngoài ra, đối với hàng hóa được hình thành bởi nhiều cơng đoạn gia
công, chế biến mà các công đoạn này được thực hiện trên hai hay nhiều lãnh thổ hay

nói cách khác hàng hóa được sản xuất có sự tham gia của nhiều quốc gia thì quốc gia
nào thực hiện cơng đoạn gia công, chế biến cuối cùng đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ
được xem là quốc gia được hưởng xuất xứ. Tuy nhiên, có những trường hợp hàng hóa
phải trải qua nhiều công đoạn gia công, chế biến mà trong đó có những cơng đoạn gia
cơng, chế biến khơng thể nào xác định được thực hiện tại đâu thì các quốc gia này sẽ
được xem là quốc gia không xác định được xuất xứ và vì vậy quốc gia đó khơng được
hưởng xuất xứ.
u cầu “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể” (Substantial Transformation).
“Chuyển đổi cơ bản hay đáng kể” là khái niệm được dùng để xác định xuất xứ của
hàng hóa xuất khẩu khi hàng hóa được sản xuất với sự tham gia của hai hay nhiều
quốc gia13. Trong đó, hàng hóa được sản xuất với sự tham gia của hai hay nhiều quốc
gia phải trải qua quá trình “chuyển đổi cơ bản” tại quốc gia có cơng đoạn gia công,
chế biến cuối cùng trước khi xuất khẩu thì hàng hóa đó mới được xem là có xuất xứ
từ quốc gia xuất khẩu. Cơ sở xác định chuyển đổi cơ bản hay đáng kể là việc hàng
hóa phải được biến đổi qua q trình gia cơng, chế biến để hình thành một vật phẩm
thương mại mới mà vật phẩm này có sự khác biệt về mặt cấu tạo, hình dạng, tính
năng, đặc điểm cơ bản hoặc mục đích sử dụng so với vật phẩm ban đầu14. Ví dụ:
đường từ quốc gia A, bột mì từ quốc gia B, sữa từ quốc gia C và các loại hạt từ quốc
gia D được đưa đến quốc gia E và trải qua quá trình sản xuất để tạo thành bánh quy.
Mặc dù ban đầu các vật phẩm là nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia khác nhau
nhưng khi đến quốc gia E sau quá trình chế biến các vật phẩm ban đầu đã biến thành
một vật phẩm mới hoàn tồn, do đó vật phẩm mới (bánh quy) được xem là có xuất
xứ tại quốc gia E vì đã đáp ứng được yêu cầu “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể”. Tuy
13

Hatem Mabrouk. Would harmonizing preferential rules of origin aid trade liberalization? Master thesis.
University of Dundee. September 2014.
14
Khoản 12 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý
ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.


13


nhiên, trong trường hợp các loại rau được trồng từ nhiều quốc gia khác nhau nhập
khẩu vào một quốc gia, tại quốc gia này chỉ thực hiện công đoạn trộn và đơng lạnh,
khi đó rau khơng bị thay đổi về mặt tính chất vật lý cũng như tính chất hóa học, do
đó trong trường hợp này, rau khơng được xem là có xuất xứ vì khơng đáp ứng được
u cầu “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể”.
1.2. Quy định chung của WTO về quy tắc xuất xứ hàng hóa:
WTO có một Hiệp định riêng về quy tắc xuất xứ hàng hóa (ROO). Trong suốt
25 năm qua, WTO đã cố gắng đưa ra các khái niệm cơ bản về quy tắc xuất xứ hàng
hóa khơng ưu đãi trong các FTAs nhưng đều thất bại. Thời gian gần đây, thế giới và
nhiều quốc gia thành viên WTO trong đó có Việt Nam thường thực thi các FTAs, đó
là quy tắc xuất xứ ưu đãi. Một mặt WTO không thể thống nhất khái niệm về quy tắc
xuất xứ không ưu đãi trong thương mại hàng hóa ở cấp độ tồn cầu; mặt khác WTO
cho phép thành viên áp dụng ngoại lệ phân biệt đối xử thuế quan theo Điều XXIV
GATT khi thỏa thuận thiết lập các khu vực mậu dịch tự do hay liên minh thuế quan.
Trong mục này, tác giả sẽ làm rõ các yêu cầu, quy định chung của WTO về hài hịa
quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hệ thống pháp luật của quốc gia thành viên hay thỏa
thuận quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các FTAs.
1.2.1 Mục đích của Hiệp định quy tắc xuất xứ (ROO):
Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (Rule of Origin – ROO) là một Hiệp định thương
mại đa biên không tách rời Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định ROO này ràng buộc
tất cả các thành viên của tổ chức WTO15. Vậy tại sao trong khi các quốc gia thành
viên vẫn đang xây dựng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong hệ thống pháp luật
quốc gia nhưng vẫn phải cam kết thực hiện quy định của Hiệp định này? Sở dĩ nếu
mỗi quốc gia quy định một quy tắc xác định xuất xứ riêng sẽ khiến cho hoạt động
thương mại quốc tế nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng bị cản trở rất
nhiều, ngoài ra việc cho các quốc gia tự do quy định các quy tắc xuất xứ mà không

dựa trên một quy tắc chung điều này làm cho các quốc gia có thể sử dụng các quy
15

Điều II.2 Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (Hiệp định Marrakesh).

14


định này để thực hiện việc phân biệt đối xử trong chính sách thương mại của họ hoặc
dùng các quy định này như một rào cản thương mại16 để bảo hộ cho hàng nội địa. Do
đó, để tránh tình trạng lạm dụng quy tắc xuất xứ cũng như đẩy nhanh q trình xuất
nhập khẩu hàng hóa, các quốc gia đã thống nhất với nhau thực thi Hiệp định ROO.
Hiệp định này không chỉ đề cập đến các quy định chung về quy tắc xuất xứ hàng hóa
mà cịn quy định các nguyên tắc nền tảng để các quốc gia thành viên dựa vào đó xây
dựng nên các nguyên tắc cụ thể về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong pháp luật quốc gia
mình cũng như là trong các Hiệp định thương mại tự do mà mình là thành viên.
1.2.2 Yêu cầu của Chương trình hài hịa hóa quy tắc xuất xứ:
1.2.2.1 Nghĩa vụ điều chỉnh pháp luật quốc gia về xuất xứ hàng hóa:
Hiệp định ROO quy định những nguyên tắc cho quy tắc xuất xứ không ưu đãi.
Các thành viên WTO phải tuân thủ những nguyên tắc này đến khi hồn thành Chương
trình hài hịa hóa quy tắc xuất xứ để đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng trong việc áp
dụng quy tắc xuất xứ không ưu đãi17. Theo đó, các quốc gia thành viên phải thực hiện
hai nghĩa vụ sau đây:
Minh bạch hóa trong xây dựng, ban hành quy tắc xuất xứ. Thật vậy, các
quốc gia thành viên WTO cam kết rằng các quy định pháp luật và thực tiễn khi áp
dụng các quy tắc xuất xứ sẽ được minh bạch hóa, các quy tắc này sẽ được quy định
cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của các quốc gia giúp các doanh nghiệp
trong và ngồi nước có thể tiếp cận được quy tắc xuất xứ một cách dễ dàng.
Bảo đảm chính xác trong quản lý, áp dụng tiêu chí xác định xuất xứ. Các
quốc gia thành viên WTO có nghĩa vụ bảo đảm rằng các quy tắc xuất xứ do quốc gia

mình ban hành phải được quy định một cách khách quan, dễ hiểu và phải được áp
dụng một cách công bằng, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên WTO.

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế phần I. Chủ biên: TS.
Trần Việt Dũng. Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
17
Hatem Mabrouk. Would harmonizing preferential rules of origin aid trade liberalization? Master thesis.
University of Dundee. September 2014.
16

15


Ngoài ra, các quy tắc xuất xứ phải được quy định và áp dụng một cách nhất quán để
tránh trường hợp “quy định một đằng, áp dụng một nẻo”.
1.2.2.2 Nguyên tắc về hài hịa quy tắc xuất xứ hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 9 Hiệp định ROO, để thực hiện chương trình hài hịa hóa quy
tắc xuất xứ hàng hóa, các quốc gia thành viên cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất cũng là nguyên tắc cơ bản yêu cầu quy tắc xuất xứ phải thể
hiện rõ nước xuất xứ của hàng hóa: đối với hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được
sản xuất tồn bộ: nước xuất xứ của hàng hóa là nước sản xuất ra tồn bộ hàng hóa.
Nhưng đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất tồn
bộ: nước xuất xứ của hàng hóa lại là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng.
Nguyên tắc thứ hai: quy tắc xuất xứ không được hạn chế, bóp méo hoặc làm rối
loạn thương mại quốc tế. Quy tắc xuất xứ không được đặt ra những yêu cầu quá chặt
chẽ đến mức không cần thiết hoặc không liên quan đến q trình sản xuất, chế biến.
Theo đó, quy tắc xuất xứ không được sử dụng như một cơng cụ chính sách thương
mại18 mà quy tắc xuất xứ chỉ được áp dụng như một biện pháp kỹ thuật nhằm xác
định nguồn gốc của hàng hóa.
Nguyên tắc thứ ba: quy tắc xuất xứ phải được áp dụng một cách nhất quán,

thống nhất, khách quan và hợp lý. Khi áp dụng các quy tắc này đối với hàng xuất
khẩu không được khó khăn hơn so với hàng nhập khẩu và tương tự như vậy các quốc
gia không được phân biệt đối xử khi áp dụng quy tắc xuất xứ đối với các quốc gia
thành viên WTO.
1.2.2.3 Cam kết của thành viên về quy tắc xuất xứ ưu đãi:
Các quốc gia thành viên khi ban hành quy tắc xuất xứ cần đảm bảo19:

Các câu hỏi liên quan đến Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ của WTO. Cổng thông tin điện tử của Trung tâm
WTO và Hội Nhập. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam.
19
Phụ lục II Hiệp định ROO.
18

16


(i) Thứ nhất, khi áp dụng tiêu chí chuyển đổi mã số HS của hàng hóa (CTC),
phải quy định rõ nhóm sản phẩm nào được áp dụng tiêu chí ấy trong biểu thuế và nếu
có quy định về ngoại lệ thì phải chỉ ra cụ thể sản phẩm nào được áp dụng ngoại lệ.
(ii) Thứ hai, khi áp dụng tiêu chí tỉ lệ phần trăm giá trị khu vực (LVC hoặc
RVC), phải quy định rõ các phương pháp tính phần trăm.
(iii) Thứ ba, khi áp dụng tiêu chí cơng đoạn gia công, chế biến cụ thể, phải quy
định rõ đối với từng nhóm hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan hoặc phi
thuế quan phải trải qua những công đoạn gia công, chế biến nhất định nào.
(iv) Thứ tư, việc xây dựng quy tắc xuất xứ phải dựa trên tiêu chí khẳng định tức
là tiêu chí nhằm xác định được hàng hóa nào được xem là có xuất xứ và chỉ được sử
dụng tiêu chuẩn phủ định tức là tiêu chuẩn nhằm xác định hàng hóa nào khơng được
xem là có xuất xứ nếu nó là một phần để làm rõ tiêu chí khẳng định20.
(v) Thứ năm, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được cấp sớm nhất có thể
trong vịng 150 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp C/O và C/O này phải

có hiệu lực trong vịng ba năm.
Tóm lại, quy tắc xuất xứ hàng hóa khơng ưu đãi có thể được coi là mơ hồ trong
WTO nhưng ít nhất đối với quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi, chúng có thể được xác
định rõ ràng trong nội dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTAs). Các quốc gia
thành viên WTO phải thực hiện các cam kết của mình theo quy định của Hiệp định
ROO khi thiết kế, xây dựng các quy tắc xuất xứ ưu đãi.
1.3 Quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại
giữa Việt Nam với nước ngồi:
1.3.1 Giới thiệu chung về quy tắc xuất xứ ưu đãi:
Quy tắc xuất xứ ưu đãi không giống như nhiều luật và quy định khác điều chỉnh
hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể một sản phẩm được định giá như thế nào tại

Các câu hỏi liên quan đến Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ của WTO. Cổng thông tin điện tử của Trung tâm
WTO và Hội Nhập. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam.
20

17


×