Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Luận văn quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.15 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

QUÁCH NHƯ NGỌC

QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN – THỰC
TRẠNG VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN

CHUN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
------------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN –
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN

SINH VIÊN THỰ C HIỆN: QCH NHƯ NGỌC
KHỐ: QUẢN TRỊ - LUẬT 41 MSSV: 1651101030093
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG ANH QUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Anh Quân, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các
quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về lời cam đoan này.
Sinh viên thực hiện

Quách Như Ngọc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

CMND

Chứng minh nhân dân

CCCD

Căn cước công dân

GCN


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất

UBND

Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN................................................................................7
1.1 Khái niệm quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân........7
1.1.1 Định nghĩa.....................................................................................................7
1.1.2 Đặc điểm của quyền tặng cho quyền sử dụng đất.................................... 14
1.2 Ý nghĩa của quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. . .18
1.3 Nội dung pháp luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân.......................................................................................................................... 20
1.3.1 Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân có quyền tặng cho quyền sử dụng đất
20
1.3.2 Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền tặng cho quyền sử
dụng đất................................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
33
2.1 Thực trạng pháp luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân..................................................................................................................... 33
2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ
gia đình, cá nhân..................................................................................................... 44

KẾT LUẬN................................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đất đai bao giờ cũng đóng vai trị tiền
đề, là động lực cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Riêng ở Việt Nam, tầm quan trọng
của đất đai được ghi nhận minh thị tại Luật Hiến pháp hiện hành nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực
1

quan trọng phát triển đất nước...” . Sự ghi nhận ngay trong đạo luật có “hiệu lực pháp
2

lý cao nhất” của một quốc gia đã chứng tỏ rằng Đảng và Nhà nước vô cùng chú trọng
đến việc quản lý nguồn tài nguyên đất đai như một cách để gìn giữ, duy trì nền móng
vững chắc của đất nước.
Qua dịng thời gian dài đằng đẵng của lịch sử với bao thăng trầm, hệ thống pháp
luật quốc gia nói chung và pháp luật đất đai nói riêng đã ra đời, khơng ngừng hướng đến
sự hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội mà sự thay đổi liên tục của nó là một
hệ quả tất yếu. Nếu so với những quy định khác liên quan đến quyền sử dụng đất như
chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp,... thì pháp luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất
ra đời muộn hơn. Việc “sinh sau đẻ muộn” của quy định này không phải do xã hội không
phát sinh nhu cầu đối với giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất mà ngược lại, nhu cầu này
lại tỏ ra vô cùng bức thiết ở bất cứ thời đại nào, với bất cứ kiểu Nhà nước nào.

Lướt nhanh qua tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật tặng cho quyền
sử dụng đất thì tác giả nhận thấy một vài điều:
3


Thứ nhất, Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam quy định quyền của người sử
dụng đất có giới hạn, theo đó người sử dụng đất chỉ được “quyền chuyển, nhượng, bán
4

thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất” và thời hạn sử dụng là “ổn định, lâu dài,
5

có thời hạn hoặc tạm thời” . Vì quyền của người sử dụng đất tại thời điểm Luật Đất đai
đó ra đời cịn nhiều hạn chế, cho nên quy định về quyền tặng cho quyền sử dụng đất lại
càng khơng có cơ hội được ghi nhận.

1 Điều 54 khoản 1 Luật Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2 Điều 119 khoản 1 Luật Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
3 Luật Đất đai của Quốc hội số 3-LCT/HĐNN8 ngày 29 tháng 12 năm 1987
4 Điều 3 Luật Đất đai của Quốc hội số 3-LCT/HĐNN8 ngày 29 tháng 12 năm 1987
5 Điều 49 khoản 1 Luật Đất đai của Quốc hội số 3-LCT/HĐNN8 ngày 29 tháng 12 năm 1987
1


6

Thứ hai, đến Luật Đất đai 1993 thì Nhà nước đã nới rộng thêm quyền của
người sử dụng đất, cho phép họ “chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế
7

8

chấp quyền sử dụng đất” , còn thời hạn sử dụng đất là “ổn định lâu dài” . Như vậy, kể
từ khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực, người sử dụng đất được Nhà nước trao thêm

nhiều quyền hơn so với Luật Đất đai 1987, tuy nhiên quy định về quyền tặng cho
quyền sử dụng đất trong hệ thống pháp luật đất đai nói chung lại một lần nữa “lỡ hẹn”.
9

Thứ ba, sự ra đời của Luật Đất đai 2003 thay thế cho Luật Đất đai 1993 thực sự
là một tiến bộ đáng ghi nhận khi đã trao cho người sử dụng đất nhiều quyền hơn, trong
đó có quyền tặng cho quyền sử dụng đất. Việc ghi nhận quy định này đã cho thấy sự nỗ
lực của Nhà nước trong vấn đề đáp ứng có điều tiết nhu cầu xã hội, góp phần hồn
thiện hệ thống pháp luật quốc gia nói chung.
10

Thứ tư, Luật Đất đai hiện hành tiếp tục trao cho người sử dụng đất nhiều
quyền, trong đó một quyền cơ bản của người sử dụng đất được kế thừa từ Luật Đất đai
2003 – quyền tặng cho quyền sử dụng đất.
Từ góc nhìn tổng qt trên, có thể thấy rằng sự hình thành và phát triển của pháp
luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất tính đến thời điểm hiện tại là một tiến trình lâu
dài và nhiều khó khăn. Do đó, cơng tác nghiên cứu về quyền tặng cho quyền sử dụng đất
dựa trên quy định của pháp luật hiện hành là điều cần thiết. Bởi lẽ, xã hội luôn không
ngừng vận động và phát triển, chỉ có đúc kết kinh nghiệm xây dựng luật qua nhiều giai
đoạn mới có thể hướng đến nâng cao hiệu quả áp dụng luật trong thực tiễn và pháp luật về
quyền tặng cho quyền sử dụng đất cũng không nằm ngồi quy luật đó.
Với nhận thức ấy, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài liên quan đến quy định về
quyền tặng cho quyền sử dụng đất để làm khóa luận tốt nghiệp, cụ thể: “Quyền tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân – Thực trạng và hướng hồn thiện”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

6 Luật Đất đai của Quốc hội số 24-L/CTN ngày 14 tháng 7 năm 1993
7 Điều 3 khoản 2 Luật Đất đai của Quốc hội số 24-L/CTN ngày 14 tháng 7 năm 1993
8 Điều 1 Luật Đất đai của Quốc hội số 24-L/CTN ngày 14 tháng 7 năm 1993

9 Luật Đất đai (Luật số: 13/2003/QH11) ngày 26 tháng 11 năm 2003
10
Luật Đất đai (Luật số: số 45/2013/QH13) ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm
2014

2


11

Từ khi ra đời đến nay , đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu ở những cấp độ
khác nhau, các sách chuyên khảo, các bài báo khoa học, giáo trình đại học,... liên quan
đến quy định về quyền tặng cho quyền sử dụng đất, có thể kể đến như:
Nguyễn Hải An (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng
đất, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Với cơng trình này,
tác giả đã hệ thống hố cơ sở lý luận gồm: khái niệm, đặc điểm, bản chất tặng cho
quyền sử dụng đất,... qua đó làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện quy định tặng cho
quyền sử dụng đất ở Việt Nam; đồng thời tiến hành so sánh điểm tương đồng, sự khác
biệt có tính đặc thù về khái niệm tặng cho tài sản, tặng cho đất đai và tặng cho quyền
sử dụng đất; hơn nữa tác giả còn chỉ ra những điểm bất cập của luật thực định khi điều
chỉnh quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất;...
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tặng cho
quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh. Cơng trình của tác giả phản ánh rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền tặng cho
quyền sử dụng đất ở Việt Nam, trong đó có đưa ra cơ sở lý luận như: khái niệm, đặc điểm,
ý nghĩa, cùng với sự phát triển của quy định về quyền tặng cho quyền sử dụng đất trong hệ
thống pháp luật Việt Nam; tiếp đến tác giả trình bày các quy định cụ thể của pháp luật về
quyền tặng cho quyền sử dụng đất trên các phương diện: các chủ thể có quyền tặng cho
quyền sử dụng đất, phạm vi và điều kiện thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất,...;
ngoài ra tác giả cũng phản ánh thực tiễn về quyền tặng cho quyền sử dụng đất thơng qua

hoạt động xét xử của Tồ án và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Hồ Xuân Thắng (2017), Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. Với cơng
trình này, tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất như: các nguyên tắc giao kết hợp đồng tặng cho, bản chất xã hội – pháp lý của
hợp đồng,...; bên cạnh đó là phân tích thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất ở nước ta qua từng thời kì và trong một số trường hợp cụ
thể; ngồi ra cơng trình cịn phản ánh thực tiễn áp dụng và đưa ra một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

11
Luật Đất đai 2003 (Luật số: 13/2003/QH11) ngày 26 tháng 11 năm 2003 đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam
chính thức ghi nhận quyền tặng cho quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.

3


Trần Thị Minh (2019), Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam
hiện nay, Luận văn Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội. Với cơng trình này, tác
giả tập trung phản ánh việc tặng cho quyền sử dụng đất của loại đất là đất ở, chứ khơng
phải là quyền sử dụng đất nói chung, trong đó tác giả có trình bày tổng quan tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài mà tác giả thực hiện; tiếp đến đưa ra một số vấn đề lý
luận và pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở; đồng thời phản ánh thực trạng pháp
luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở hiện nay; cuối cùng tác giả đưa ra định hướng và
giải pháp với mục đích hồn thiện pháp luật, từ đó hướng đến nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Lê Thị Hoài Ân (2019), “Sự hình thành và phát triển chế định tặng cho quyền sử
dụng đất ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Vinh, số 3B/2019 (48), tr.
5-12. Tuy chỉ trong ngắn ngủi 08 trang giấy nhưng tác giả đã phản ánh rất sinh động về

lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất qua các
thời kì lịch sử Việt Nam, qua đó cho thấy sự tác động của chúng đến đời sống xã hội,
đồng thời thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng trong pháp luật đất đai nói riêng và
trong hệ thống pháp luật quốc gia nói chung.
Nhìn chung, nội dung các cơng trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo, các bài
báo khoa học được liệt kê ở trên đã phản ánh khá rõ nét những quy định của pháp luật
về quyền tặng cho quyền sử dụng đất cùng với thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, việc phản
ánh đó cịn ở mức chung chung, chưa đi sâu phân tích từng chủ thể về khả năng,
phương thức thực hiện quyền của họ như thế nào. Trước tình hình đó rất cần sự xuất
hiện những cơng trình nghiên cứu có chủ trương đi sâu hơn về quyền tặng cho quyền
sử dụng đất của từng chủ thể là những người sử dụng đất. Điều này nhằm củng cố và
hướng đến tăng cường về mặt lý luận đối với quy định của pháp luật về loại quyền này,
cũng như tăng cường khả năng áp dụng về mặt thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài đi sâu phân tích một số vấn đề lý luận liên quan đến quyền tặng cho quyền
sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân như: khái niệm quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân; đặc điểm quyền tặng cho quyền sử dụng đất; điều kiện thực hiện quyền tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; ý nghĩa quyền tặng cho quyền sử dụng đất và
tập trung phân tích quy định cùng thực trạng pháp luật thông qua một vài bản án. Từ đó,
đề tài hướng đến việc đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp
4


luật quốc gia nói chung và quy định về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân trong pháp luật đất đai nói riêng, góp phần phát huy tính hiệu quả của các
quy định này khi áp dụng vào thực tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài tập trung hướng đến làm rõ bao gồm: một số
khái niệm và ý nghĩa của quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
đặc điểm của quyền tặng cho quyền sử dụng đất; điều kiện để hộ gia đình, cá nhân có

quyền và thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất; thực trạng và đề xuất kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dựa trên một số quy định pháp luật được đặt trong sự so
sánh, đánh giá với thực tiễn xét xử, cụ thể là quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân phải gắn liền với nghĩa vụ công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho và
một số vấn đề liên quan đến trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện.

5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Về phương pháp luận, nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đề tài vận dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lênin.
Lựa chọn sử dụng phương pháp khoa học này giúp đưa ra những đánh giá khách quan
về khả năng điều chỉnh của các quy định pháp luật đối với việc thực hiện quyền tặng
cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng một cách có chọn lọc các phương
pháp khoa học cụ thể nhằm phù hợp với nội dung phản ánh của mỗi chương. Trong đó
tại Chương 1, các phương pháp được sử dụng là phân tích, tổng hợp nhằm mục đích
làm rõ các vấn đề mang tính lý luận liên quan đến quyền tặng cho quyền sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân. Cịn tại Chương 2, đề tài sử dụng phương pháp so sánh, đối
chiếu giữa quy định và thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử, để từ đó
đề xuất một vài kiến nghị nhằm xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện,
cũng là cách để tạo nên cơ chế thực thi pháp luật thực sự hiệu quả.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Khơng kể đến trang bìa, trang phụ bìa, lời cam đoan, danh mục chữ viết tắt, mục
lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, thì khóa luận bao gồm 02 (hai) chương:
5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
1.1 Khái niệm quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
1.1.1 Định nghĩa
1.1.1.1 Hộ gia đình, cá nhân
Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến một trong những chủ thể có quyền
12

tặng cho quyền sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân theo pháp luật đất đai hiện hành .
Việc có cái nhìn rõ nét hơn về một vài phương diện pháp lý liên quan đến cá nhân và
hộ gia đình, đặc biệt định nghĩa “thế nào là hộ gia đình” trong hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật quốc gia là điều rất cần thiết.
13

Luật Đất đai 2013 có ghi nhận định nghĩa về hộ gia đình sử dụng đất , thơng qua
đó rút ra được các đặc điểm của đối tượng này như sau: (1) “những người có quan hệ
huyết thống, ni dưỡng theo quy định của pháp luật hơn nhân gia đình”; (2) “đang sống
chung”; (3) “có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Như vậy, chỉ khi thoả
mãn được cả 03 (ba) đặc điểm kể trên thì mới được xem là hộ gia đình sử dụng đất

– một trong những chủ thể có quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây gọi tắt là BLDS 2015) thì khơng có khái niệm
rõ ràng về hộ gia đình, chỉ quy định rằng: “Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự

14

tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai” .
Về tài sản chung của hộ gia đình được quy định như sau: “Việc xác định tài sản chung của
các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy
15

định tại Điều 212 của Bộ luật này” . Về nghĩa vụ dân sự của các thành viên trong hộ gia
16

đình thì: “được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên” . Đối với giao
dịch dân sự của “thành viên khơng có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình” thì hậu quả pháp lý phát sinh áp dụng
theo Điều 130, 142 và 143 của BLDS 2015; còn giao dịch dân

12
13
14
15
16

Điều 5 khoản 2 Luật Đất đai 2013
Điều 3 khoản 29 Luật Đất đai 2013
Điều 101 khoản 2 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 102, khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 103 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015

7



sự của “bên khơng có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện
mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình” thì “phải bồi thường cho người
17

bị thiệt hại” .
Đối với cá nhân, đây là một chủ thể phổ biến trong giao dịch dân sự nói chung
và giao dịch dân sự về đất đai nói riêng. Dưới góc độ pháp lý có một số vấn đề cần
được làm rõ liên quan đến chủ thể là cá nhân như sau:
Thứ nhất, mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, do đó “không được lấy
bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền
18

nhân thân và tài sản” . Điều này có nghĩa là sự bảo vệ của pháp luật đối với cá nhân
về quyền lợi hợp pháp của mỗi người là như nhau, không bị ảnh hưởng bởi địa vị xã
hội, văn hóa, tín ngưỡng,… và tất nhiên, mỗi cá nhân cũng cần phải ý thức tuân thủ
nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Thứ hai, đảm bảo “tính tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và “thiện chí,
19

trung thực” của cá nhân trong tồn bộ q trình xác lập giao dịch dân sự . Có thể nói,
yếu tố tự nguyện là một căn cứ vô cùng quan trọng khi tham gia giao dịch dân sự nói
chung và giao dịch về đất đai nói riêng. Điều này được lý giải bởi vì nhà làm luật ln
khuyến khích các bên tích cực thỏa thuận một cách tự do để đạt được sự thống nhất
chung, do đó khơng cho phép xuất hiện những hành vi cưỡng ép, cản trở trái ý muốn
của bất kì ai. Nếu một trong các bên hoặc bên thứ ba khác có bằng chứng chứng minh
giao dịch dân sự đã vi phạm yếu tố tự nguyện thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án
tuyên giao dịch đó vơ hiệu

20


với thời hiệu khởi kiện là 02 (hai) năm.

Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội hay nói cách khác là “khơng được xâm phạm đến lợi ích
21

quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” . Như
vậy, mặc dù nhà làm luật cho phép các bên thỏa thuận mọi vấn đề trên tinh thần hoàn toàn
tự nguyện, tự do, tuy nhiên vẫn đặt ra giới hạn để đảm bảo sự tự do ấy khơng đi ngược lại
lợi ích cộng động hay xâm phạm các quan hệ xã hội khác được pháp luật bảo

17
18
19
20
21

Điều 104 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 3 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 3 khoản 2 khoản 3 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 122; Điều 127; Điều 132 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 3 khoản 4 Bộ luật Dân sự 2015

8


vệ. Quy định này đã góp phần khơng nhỏ trong việc hỗ trợ Nhà nước phát huy khả
năng ngăn ngừa tình trạng các bên lợi dụng tính tự do thỏa thuận để biến nó trở thành
cơng cụ vi phạm pháp luật.
Thứ tư, cá nhân (cũng như từng thành viên trong hộ gia đình) khi tham gia vào

quan hệ pháp luật dân sự đều phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật. Với năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân thì nó “có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó
22

chết” , nghĩa là dù giao dịch dân sự phát sinh bởi ý chí của một bên hay nhiều bên
(hành vi pháp lý đơn phương hay thỏa thuận) thì đều phải đảm bảo rằng người đó cịn
sống tại thời điểm xác lập giao dịch. Với năng lực hành vi dân sự của cá nhân, thì đó là
“khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
23

sự” . Trong đó, năng lực hành vi dân sự của một người là đầy đủ hay không đầy đủ sẽ
được đánh giá dựa trên quy định của pháp luật, căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức
thực tế và thậm chí là căn cứ vào quyết định của Tịa án. Theo đó, người được xem là
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên và không thuộc trường hợp bị
mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong
24

nhận thức, làm chủ hành vi .
1.1.1.2 Quyền sử dụng đất
Trong BLDS 2015 đã ghi nhận quyền sử dụng đất thuộc quyền tài sản

25



26

quyền tài sản là một loại tài sản , tại Luật Đất đai 2013 thì xác định quyền sử dụng đất
27


có thể được định giá bằng tiền , do đó quyền sử dụng đất chính là một biểu hiện của
tài sản. Thế nên việc tìm hiểu một số khía cạnh về tài sản nói chung là thực sự cần thiết
trước khi đi sâu phân tích nội dung quyền sử dụng đất.
Về “tài sản” (danh từ) – là một từ ngữ không quá xa lạ trong đời sống, được hiểu
theo cách thơng thường là những thứ hữu hình, tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định
mà con người có thể cảm nhận được. Dưới góc độ pháp lý, BLDS 2015 đã quy định như

22
23
24
25
26
27

Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23 và Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 105 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 3 khoản 20 Luật Đất đai 2013

9


sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”
tài sản có thể được phân loại khác nhau, cụ thể:

28


và tùy theo từng tiêu chí mà

Thứ nhất, dựa vào cấu trúc vật lý dẫn đến tình trạng khơng thể di dời được thì
29

tài sản được chia thành: bất động sản và động sản .
Thứ hai, dựa vào sự tồn tại thực tế thì tài sản được chia thành: tài sản hiện có và
30

tài sản hình thành trong tương lai .
Thứ ba, dựa vào chế độ pháp lý thì tài sản được chia thành: tài sản phải đăng ký
31

quyền sở hữu và tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu .
Bên cạnh đó BLDS 2015 cũng quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
32

luật” . Dưới góc độ lý luận, khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là đối tượng mà
các chủ thể quan tâm hướng đến, nhằm đạt tới hoặc tác động vào khi tham gia quan hệ
pháp luật dân sự. Như vậy, tài sản chính là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự về
sở hữu vì nó thỏa mãn các dấu hiệu kể trên.
Về vấn đề đất đai nói chung – dưới góc độ pháp lý – một lần nữa được quy định
tại điều khoản khác trong văn bản có “hiệu lực pháp lý cao nhất” rằng đó là “tài sản
33

cơng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” .
Hay một cách định nghĩa đất đai cụ thể hơn: “là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện
34


tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi” . Rõ ràng, ở bất cứ
văn bản pháp lý nào có nội dung liên quan đến đất đai cũng thể hiện tầm quan trọng
đặc biệt của nó trong định hướng quản lý của Nhà nước.
Khái niệm “quyền” là một khái niệm khá trừu tượng, có thể hiểu nơm na là những
gì một người có thể làm mà khơng phải chịu sự ngăn cấm của bất kì ai khác. Trong Luật
28
29
30

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015

31
Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu rằng tài sản là động sản thì gồm động sản khơng phải đăng kí
quyền sở hữu và động sản phải đăng kí quyền sở hữu; tài sản là bất động sản thì ln phải đăng kí quyền sở hữu.
32
Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015
33
Điều 53 Luật Hiến pháp 2013
34Điều 4 khoản 2 Thông tư số: 14/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Quy định kĩ

thuật điều tra thối hóa đất.

10


Hiến pháp 2013 – đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật quốc gia, Nhà nước đã khẳng
định rằng ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì: “quyền con người, quyền
cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ,

bảo đảm theo Luật Hiến pháp và pháp luật” và “chỉ có thể hạn chế theo quy định của luật”
35

trong một số trường hợp nhất định . Nói về bản chất của “quyền sử dụng đất” tại Việt
Nam, từng có quan điểm cho rằng đây là quyền được tách ra từ quyền sở hữu toàn dân về
36

đất đai , tuy nhiên một tác giả khác lại nhận xét quan điểm trên như sau:

Về cơ bản, quan niệm này là phiến diện, thiếu khoa học bởi khi Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho các chủ thể thì khơng chỉ trao mỗi quyền sử dụng được
mà cịn cả quyền chiếm hữu đối với đất, nếu khơng có sự chiếm hữu thì khơng
thể thực hiện khai thác, sử dụng đất. Ngồi ra, các chủ thể cịn được phép định
đoạt quyền sử dụng đất thông qua các giao dịch (chuyển nhượng, thừa kế, góp
vốn, tặng cho quyền sử dụng đất) hoặc từ bỏ quyền sử dụng đất (trả lại đất cho
37

Nhà nước) .
Mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của vấn đề này, thế
nhưng “quyền sử dụng đất” với tư cách là “quyền” mà Nhà nước trao cho người sử
dụng đất hợp pháp, mang nét đặc trưng của pháp luật Việt Nam, cho nên việc thực hiện
quyền trên thực tế sẽ phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc luật định và phải được
thực hiện trong một giới hạn pháp lý nhất định.
Nhìn chung, từ quy định trong luật cơ bản đến luật chuyên ngành đã cho thấy Nhà
38

nước có trao “quyền sử dụng đất” cho người sử dụng đất hợp pháp , cũng có định nghĩa
cơ bản thế nào là “đất đai” nhưng lại khơng có khái niệm “quyền sử dụng đất”. Mặc dù
cịn tồn tại thiếu sót, thế nhưng khi Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai với tư
cách vừa là “đại diện chủ sở hữu” trên toàn lãnh thổ Việt Nam, vừa thực hiện chức


35

Điều 14 Luật Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

36
Lê Hồng Hạnh, “Bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, số 8/2017, tr. 23; Lưu Quốc Thái (2016), Những vấn đề pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất Việt Nam,

Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 28; Sỹ Hồng Nam (2016), Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Luận án
Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, tr. 26
37

Nguyễn Thành Luân, “Bản chất pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam”,

truy
cập ngày 18/4/2021
38

Điều 5 Luật Đất đai 2013

11


năng “thống nhất quản lý” – bằng quyền lực của mình – vẫn sẽ đảm bảo khả năng bảo
hộ các quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất, cũng chính là đảm bảo sự quản lý
Nhà nước về đất đai đạt được hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, với đặc trưng lớn nhất của đất đai là không thể sản sinh thêm dựa
vào quá trình sản xuất, cùng tư tưởng “tấc đất, tấc vàng” hay “an cư lạc nghiệp” của
người Việt Nam nên đã đẩy giá trị kinh tế của đất đai ngày càng cao. Từ đó đặt ra yêu

cầu về điều chỉnh ngày càng tốt hơn đối với một đối tượng mà việc giao dịch diễn ra
rất thường xuyên trong đời sống – giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất.
1.1.1.3 Quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Trước đây, BLDS 2005 có quy định cụ thể về tặng cho quyền sử dụng đất, đó là:
“sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên
được tặng cho mà khơng u cầu đền bù, cịn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy
39

định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai” , còn hiện nay trong BLDS 2015 nói
riêng và trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung khơng cịn thấy ghi nhận định
nghĩa “tặng cho quyền sử dụng đất” nữa. Có thể tham khảo trong giáo trình của trường
Đại học Luật Hà Nội thì: “tặng cho quyền sử dụng đất thực chất cũng chỉ là một dạng
đặc biệt của chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng việc chuyển nhượng này có giá
40

trị thanh tốn bằng khơng” . Ở Luật Đất đai 2013 cho phép hộ gia đình, cá nhân khi
tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai sẽ có các quyền và nghĩa vụ chung như những
người sử dụng đất khác tại Điều 166 và Điều 170, bên cạnh quyền và nghĩa vụ riêng
quy định ở Điều 179. Trong đó, quyền tặng cho quyền sử dụng đất là một trong các
quyền cơ bản của người sử dụng đất nói chung và của hộ gia đình, cá nhân nói riêng –
một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp của quốc gia.
Thơng tin quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được ghi nhận minh thị
trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (sau đây gọi tắt là GCN) – “chứng thư pháp lý” do Nhà nước xác nhận. Quy
định của luật về cách thức điền thông tin người sử dụng đất trong GCN đối với hộ gia
đình và cá nhân là khác nhau, từ đó phản ánh sự khác nhau về khả năng thực hiện
quyền sử dụng đất ở từng chủ thể.

39
40


Điều 722 Bộ luật Dân sự 2005
Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật đất đai, Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 212

12


Đối với cá nhân, thông tin người sử dụng đất trong GCN chỉ ghi tên của một
người, thể hiện sự xác nhận của Nhà nước về “quyền sử dụng đất” hợp pháp thuộc về
riêng người đó. Điều này có ý nghĩa rằng cá nhân đứng tên trên GCN sẽ có đầy đủ, trọn
vẹn các quyền năng của người sử dụng đất theo pháp luật đất đai hiện hành, trong đó
có quyền định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất của mình thơng qua phương thức tặng
41

cho quyền sử dụng đất . Việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất của cá
nhân nhìn chung sẽ “tự do” hơn rất nhiều so với việc thực hiện quyền tặng cho quyền
sử dụng đất của hộ gia đình, bởi lẽ mọi vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất của cá
nhân thì chỉ duy nhất cá nhân đó mới có quyền quyết định. Tất nhiên, sự “tự do” ấy vẫn
phải đảm bảo nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
Đối với hộ gia đình, Điều 212 khoản 1 BLDS 2015 có quy định tài sản chung:
“gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác
được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Đồng thời, Điều 212 khoản 2 BLDS 2015 cũng quy định: “Việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức
thỏa thuận”.
Trong GCN quyền sử dụng đất của hộ gia đình, ở mục hình thức sử dụng sẽ ghi là
42

“sử dụng riêng” . Về việc cấp GCN cho những người chung quyền sử dụng đất được thực
hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 98 khoản 2 Luật Đất đai 2013, cụ thể: “phải ghi

đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất...”. Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Thơng tư số: 23/2014/TT43

44

BTNMT và Thơng tư số: 33/2017/TT-BTNMT thì cách thức ghi thơng tin về người sử
dụng đất trên GCN quyền sử dụng đất của hộ gia đình như sau:
Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ơng” (hoặc “Hộ gia đình, gồm
bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình

41

Điều 206 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 167 khoản 1, Điều 179 khoản 1 điểm e Luật Đất đai 2013

42
Điều 6 khoản 5 điểm a Thông tư số: 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định về
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
43
Điều 5 khoản 1 điểm c Thông tư số: 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định về
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
44Điều 6 khoản 5 Thông tư số: 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết Nghị

định số: 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai
và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai sửa đổi bổ sung

13


như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường
hợp chủ hộ gia đình khơng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi

người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của
hộ gia đình. Dịng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với
đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên,
năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia
đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

Từ những quy định trên có thể thấy rằng, quyền sử dụng đất có đối tượng là đất
45

đai – một loại bất động sản , nếu thuộc sở hữu chung của hộ gia đình thì thơng tin
người sử dụng đất trong GCN sẽ bao gồm các thành viên là những người thành niên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ trong hộ gia đình đó. Vậy nên khi thực hiện tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần đạt được sự thống nhất về mọi vấn đề liên
quan đến quyền sử dụng đất đó thơng qua phương thức thỏa thuận giữa các thành viên
trong hộ gia đình sử dụng đất.
Tóm lại, quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân là một
trong các quyền cơ bản của người sử dụng đất theo pháp luật đất đai hiện hành. Theo
đó, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp hồn tồn có quyền tặng cho
quyền sử dụng đất của mình cho cá nhân hay tổ chức khác, miễn là phù hợp với quy
định của pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, nếu so với cá
nhân thì việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình được đánh
giá là khó khăn và phức tạp hơn.
1.1.2 Đặc điểm của quyền tặng cho quyền sử dụng đất
Như đã phân tích, quyền sử dụng đất là một biểu hiện của tài sản, do đó tặng cho
quyền sử dụng đất cơ bản và trước hết chính là tặng cho tài sản. Theo Từ điển Tiếng Việt,
46

“tặng” được hiểu là “cho, trao cho để khen ngợi, khuyến khích hoặc tỏ lòng quý mến” ;
khái niệm “cho” được hiểu là “chuyển cái sở hữu của mình sang người khác mà khơng đổi
47


lấy gì cả” . Như vậy, nói đến tặng cho tài sản là nói đến hoạt động trao – nhận, trong đó
người tặng cho trao tài sản của mình cho người được tặng cho khi người được tặng cho
đồng ý và không yêu cầu đền bù bất cứ cái gì. Thực tế, việc tặng cho tài

45
46
47

Điều 107 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015
Hoàng Phê chủ biên (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 895
Hoàng Phê chủ biên (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 165

14


sản diễn ra rất thường xuyên trong hoạt động hằng ngày và đó là nhu cầu vơ cùng
chính đáng của con người. Thế nhưng, với gần 700 điều luật trong BLDS 2015 lại
khơng có một khái niệm riêng biệt cho vấn đề này. Có chăng chỉ quy định về “hợp
48

đồng tặng cho tài sản”, trong đó ghi nhận “thỏa thuận giữa các bên” . Tuy nhiên,
thơng qua đó vẫn có thể thấy rằng để tặng cho tài sản trở thành một loại giao dịch dân
49

sự

hợp pháp thì cần thỏa mãn được 05 (năm) đặc điểm sau:

Thứ nhất, phải có sự thỏa thuận của cả bên tặng cho và bên được tặng cho tài

sản (xuất phát từ ý chí đồng thuận).
Thứ hai, bên tặng cho có hành động đưa tài sản của mình, đồng thời chuyển
quyền sở hữu tài sản đó cho bên được tặng cho. Lúc đó bên tặng cho sẽ chấm dứt
quyền sở hữu đối với tài sản đã tặng cho, còn bên được tặng cho sẽ xác lập quyền sở
hữu đối với tài sản được tặng cho.
Thứ ba, việc tặng cho tài sản phải đảm bảo yếu tố “khơng đền bù”, tức là người
tặng cho khơng được địi hỏi bất cứ lợi ích vật chất nào từ phía người được tặng cho.
Thứ tư, phải có ý chí tự nguyện của bên được tặng cho khi nhận tặng cho tài sản.

Thứ năm, việc tặng cho tài sản phải đảm bảo hình thức thể hiện là hợp đồng.
Về quyền sử dụng đất, đây là một quyền rất đặc biệt vì có đối tượng là đất đai –
nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, thế nên việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử
dụng đất sẽ có đơi chút khác biệt so với thực hiện quyền tặng cho tài sản thơng thường.
Hơn nữa cần có sự phân biệt rõ ràng giữa giao dịch tặng cho tài sản là quyền sử dụng
đất với giao dịch tặng cho loại tài sản khác và với một số giao dịch khác cũng liên quan
đến quyền sử dụng đất như thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất,...
Khác giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất, với giao dịch tặng cho tài sản thơng
thường thì người tặng cho sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản của họ sang cho người được
tặng cho. Thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ khi người được tặng cho nhận tài sản
của người tặng cho trên thực tế đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và là
thời điểm người được tặng cho tiến hành đăng ký sở hữu đối với bất động sản và động sản
phải đăng ký sở hữu. Còn ở giao dịch tặng cho có đối tượng là quyền sử dụng đất thì

48
49

Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015

15




×