Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế chính sách nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở chdcnd lào đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 198 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN

Em là nghiên cứu sinh Soukthavone Vongsay cam đoan luận án: “Chính sách
Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020” là cơng
trình khoa học do em nghiên cứu độc lập và hoàn thành với kết quả nghiên cứu, đánh
giá chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án được nêu rõ xuất
xứ và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo.
Em xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan trên.

Hà nội, ngày…... tháng…... năm 2016
Nghiên cứu sinh

Soukthavone Vongsay


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu........................................................................................5
1.1.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà nước về
phát triển dịch vụ tín dụng.........................................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà nước về
phát triển dịch vụ tín dụng.......................................................................................12
1.1.3. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu.............................................................15


1.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu...............................................................16
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu về mức độ phát triển của dịch vụ tín dụng và mức
độ hồn thiện chính sách Nhà nước về chính sách phát triển dịch vụ tín dụng........16
1.2.3. Dữ liệu nghiên cứu về mức độ phát triển của dịch vụ tín dụng và mức độ hồn
thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng........................................18
Kết luận Chương 1...................................................................................................19
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TÍN DỤNG..............................................................................................20
2.1. Dịch vụ tín dụng và phát triển dịch vụ tín dụng..........................................20
2.1.1. Dịch vụ tín dụng............................................................................................20
2.1.2. Phát triển dịch vụ tín dụng.............................................................................31
2.2. Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng..................................40
2.2.1. Chính sách Nhà nước.....................................................................................40
2.2.2. Khái niệm và nội dung của chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín
dụng......................................................................................................................... 46
2.2.3. Hồn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng....................50
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển dịch vụ tín dụng................68
2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc........................................................................68
2.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc...........................................................................70
2.3.3. Kinh nghiệm của Việt Nam...........................................................................74
2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào.......................................................77


iii
Kết luận Chương 2...................................................................................................81
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở CHDCND LÀO.............................................................82
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của CHDCND Lào............................82
3.2. Thực trạng thị trường dịch vụ tín dụng ở nước CHDCND Lào.................84
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các TCTD tại nước CHDCND Lào..........84

3.2.2. Quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào................88
3.2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng tại CHDCND Lào.............................92
3.3. Thực trạng chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại
CHDCND Lào.........................................................................................................101
3.3.1. Thực trạng chính sách về phát triển chủ thể cung ứng dịch vụ tín dụng.......104
3.3.2. Thực trạng chính sách về phát triển chủ thể sử dụng dịch vụ tín dụng.........116
3.3.3. Thực trạng chính sách về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng...................124
3.4. Đánh giá thực trạng chính sách nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
tại nước CHDCND Lào.........................................................................................125
3.4.1. Kết quả trong chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại
CHDCND Lào.......................................................................................................125
3.4.2. Hạn chế trong chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại
CHDCND Lào.......................................................................................................128
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................130
Kết luận Chương 3.................................................................................................132
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH
SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở CHDCND
LÀO ......................................................................................................................... 133
4.1. Định hướng và quan điểm hồn thiện chính sách Nhà nước về phát triển
dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào........................................................................133
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của nước CHDCND Lào...................133
4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào............................135
4.1.3. Quan điểm và phương hướng hồn thiện chính sách Nhà nước về phát triển
dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào.........................................................................140
4.2. Giải pháp hồn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
ở CHDCND Lào......................................................................................................144
4.2.1. Hồn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước...............................144
4.2.2. Quy định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực tín dụng của các cơ
quan quản lý Nhà nước và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan này.......148



iv
4.2.3. Hồn thiện quy trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách..............150
4.2.4. Hồn thiện nội dung chính sách phát triển dịch vụ tín dụng........................151
4.2.5. Hồn thiện hệ thống cơng cụ thực hiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng. .154
4.2.6. Tăng cường cơng tác cán bộ quản lý Nhà nước...........................................159
4.2.7. Hồn thiện cơng tác thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng.......................161
4.2.8. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
Lào......................................................................................................................... 163
4.3. Kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín
dụng ở CHDCND Lào............................................................................................164
4.3.1. Kiến nghị đối với các TCTD........................................................................164
4.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp và cá nhân...........................................166
4.3.3. Kiến nghị tăng cường mối quan hệ giữa các TCTD với doanh nghiệp........167
4.3.4. Kiến nghị tăng cường mối quan hệ giữa các TCTD với nhau và với các tổ
chức kinh tế khác...................................................................................................172
4.3.5. Kiến nghị về hồn thiện hệ thống thơng tin quản lý.....................................173
Kết luận Chương 4.................................................................................................175
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 176
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. Tiếng Việt
TT

Chữ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

1

BLĐPLXH

Bộ Lao Động và Phúc lợi xã hội

2

CHDCND Lào

Cộng Hịa Dân chủ Nhân Dân Lào

3

CSTD

Chính sách tín dụng

4

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

5

NH


Ngân hàng

6

NHTM

Ngân hàng Thương mại

7

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

8

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

9

QLNN

Quản lý Nhà nước

10

TCTD


Tổ chức tín dụng

11

TMCP

Thương mại Cổ phần

12

TTCK

Thị trường Chứng Khoán

II. Tiếng Anh
T
T

Chữ viết tắt

1

APB

The Agriculture Promotion
Bank

Ngân hàng khuyến khích nơng
nghiệp


2

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á

3

ATM

Automated teller machine

Máy rút tiền

4

BCEL

Lao Bank for Foreign
Trade Ltd.

Ngân hàng Ngoại Thương Lào

5

BIS


Bank for International
Settlements

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

6

BOL

Bank of Lao PDR

Ngân hàng Nhà nước Lào

7

CAR

Capital Adequacy Rate

Tỷ lệ an toàn vốn

8

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội


9

GNP

Gross national product

Tổng sản phẩm quốc gia

Viết đầy đủ Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt


vi

10

IHS

Institute for Humane
Studies

Viện nghiên cứu nhân đạo

11

LDB

Lao Development Bank
Ltd


Ngân hàng Phát triển Lào

12

NBFI

Non-bank financial
institution

Tổ chức tài chính phi ngân hàng

13

NBL

National Bank of Laos

Ngân hàng Quốc gia Lào

14

NDT

The yuan

Nhân dân tệ

15


NGO

Non-Govermental
Organization

Tổ chức phi Chính phủ của nước
ngồi

16

NPL

Rate subprime

Tỷ lệ nợ dưới chuẩn

17

ODA

Official development
assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

18

PB

Policy Bank


Ngân hàng Chính sách

19

PBC

The People's Bank of
China

Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc

18

PM

Prime Minister

Thủ tướng

20

SME

Small and Medium
enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


21

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢN


vii

Bảng 2.1: Tiêu chí/chỉ tiêu điều hành, kiểm tra, giám sát q trình phát triển dịch
vụ tín dụng dựa vào các nguyên tắc của Basel I......................................53
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế Lào giai đoạn 2000-2015.................................................82
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào giai đoạn 2000-2015......................83
Bảng 3.3: Doanh số và tỷ lệ doanh số cho vay tại Lào giai đoạn 2001-2015..........93
Bảng 3.4:

Tín dụng theo ngành của hệ thống ngân hàng Lào giai đoạn năm 2003-2015. .96

Bảng 3.5: Tín dụng theo đối tượng khách hàng của hệ thống ngân hàng Lào giai
đoạn 2000 - 2015.....................................................................................97
Bảng 3.6: So sánh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ lạm phát (2000-2015).........113
Bảng 3.7: Tỷ giá ngoại tệ.......................................................................................113
Bảng 3.8: Chính sách lãi suất của NHNN Lào.......................................................114

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:


Mơ hình nghiên cứu..................................................................................16

Hình 2.1:

Cơ cấu khách hàng vay vốn.......................................................................36

Hình 3.2:

Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng tín dụng (%)..............................................92

Hình 3.3:

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại CHDCND Lào giai đoạn 2000–2014......94

Hình 3.4:

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và Tỷ lệ tăng trưởng GDP..............................95

Hình 3.5:

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân giai
đoạn 2001-2015........................................................................................98

Hình 3.6:

Tỷ lệ thu lãi (%)........................................................................................99

Hình 3.7:


Vịng quay vốn (%).................................................................................100

Hình 3.8:

Tỷ lệ nợ q hạn (%)..............................................................................100

Hình 3.9:

Tỷ lệ nợ khó địi (%)...............................................................................101

Hình 3.10: Hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại nước
CHDCND Lào........................................................................................103


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng hịa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia còn non trẻ với
một Đảng lãnh đạo duy nhất là Đảng nhân dân cách mạng Lào. Nhằm đưa đất nước đi
lên sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt với những hậu quả nặng nề, Đại hội lần
thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1986, đã đề ra đường lối đổi mới tồn
diện đất nước, trong đó khâu then chốt là thực hiện mở cửa, điều chỉnh mạnh mẽ cơ
cấu nền kinh tế để từng bước đưa CHDCND Lào hội nhập với dòng chảy chung của
khu vực và thế giới. Trong những năm qua, CHDCND Lào đã rất tích cực theo đuổi
chủ trương hội nhập khu vực và toàn cầu, đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn bè và
các đối tác chiến lược nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong
từng thời kỳ, trong đó, những dấu mốc hội nhập quan trọng cần phải kể đến đó là: gia
nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1997; gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) năm 2013 và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) vào ngày 31/12/2015. Ngày nay, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh
tế quốc tế nói riêng đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu, xuất phát từ sự phát

triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, từ những tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, và từ xu hướng hịa bình,
hợp tác cùng phát triển trên thế giới. Có thể khẳng định, xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế đã và sẽ đem đến nhiều cơ hội song hành với nhiều thách thức cho q trình phát
triển của một quốc gia cịn non trẻ như CHDCND Lào trong thời gian tới.
Bên cạnh xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ là xu thế
đẩy mạnh cải cách và đổi mới nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của khoa học công
nghệ đã thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu các ngành kinh tế của các
quốc gia theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và
các ngành dịch vụ, đặc biệt là các ngành đem lại giá trị gia tăng cao như ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm, logistics, cơng nghệ thông tin. Hiện nay, tại các quốc gia đã và đang
phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ đang ngày càng tăng lên, góp phần quan trọng quyết
định chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong xu thế đó, việc phát triển dịch vụ
tài chính ngân hàng, trong đó có dịch vụ tín dụng, là một định hướng đúng đắn, góp
phần thúc đẩy nhanh q trình phát triển của CHDCND Lào. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay cho thấy, sự phát triển của dịch vụ tín dụng tại Lào cịn rất hạn chế, biểu hiện ở
quy mơ tín dụng còn nhỏ; đối tượng, phạm vi cung cấp dịch vụ còn hạn hẹp; phương
thức cung ứng dịch vụ còn đơn giản, đơn điệu; chất lượng, hiệu quả dịch vụ còn thấp...


Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những hạn chế này sẽ trở thành những thách thức
không nhỏ cho sự phát triển lĩnh vực dịch vụ tín dụng nói riêng và sự phát triển kinh tế
của CHDCND Lào nói chung.
Đối với mỗi quốc gia, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, sự quản lý vĩ mơ
của Nhà nước là những yếu tố bên trong mang tính quyết định đối với sự phát triển
kinh tế đất nước nói chung và của mỗi ngành kinh tế nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập, mỗi quốc gia đều phải rất nỗ lực cải thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý để
đáp ứng yêu cầu hội nhập khi trở thành thành viên của các Hiệp định thương mại song
phương và đa phương trong khu vực và trên thế giới. Có thể khẳng định, lĩnh vực tín
dụng của CHDCND Lào trong thời gian qua chưa đạt được những bước phát triển lớn,

một phần cơ bản là do hệ thống chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại
Lào cịn chưa hồn thiện. Nhà nước Lào cịn thiếu kinh nghiệm trong việc đưa ra
những chính sách hợp lý nhằm tạo nên những bước đột phá trên con đường phát triển
của lĩnh vực tín dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào trong thời
gian tới, tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức mà hội nhập đem
lại, việc cải thiện và đổi mới hệ thống chính sách quản lý vĩ mơ của Nhà nước trong
lĩnh vực tín dụng đang trở thành một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Chính vì
vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
ở CHDCND Lào đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục đích của Luận án:
Tìm kiếm giải pháp nhằm hồn thiện chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ
tín dụng tại CHDCND Lào.
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án: Để đạt được mục đích của Luận án nêu
trên, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách của Nhà nước về phát triển tín dụng
nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ tín dụng của nước CHDCND Lào.
- Phân tích thực trạng chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở
CHDCND Lào trong thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những điểm hợp lý, bất cập và
nguyên nhân.


- Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển
dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ

tín dụng và tiếp cận chủ yếu trên giác độ thương mại, bao gồm chính sách Nhà nước
về phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng, phát triển chủ thể cung ứng dịch vụ tín dụng
và phát triển chủ thể sử dụng dịch vụ tín dụng.
Chính sách tín dụng (CSTD) có nội dung rộng lớn, bao hàm cả CSTD của Ngân
hàng Nhà nước và CSTD của bản thân mỗi một tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc các tổ
chức tài chính tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, đối tượng
nghiên cứu và giải quyết của Luận án là chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín
dụng do các TCTD cung cấp. Với dịch vụ tín dụng này, chủ thể cung ứng dịch vụ là
các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp và thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng theo
quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng (cơng ty tài chính; cơng ty cho thuê tài chính; quỹ tín dụng; hợp tác xã
tín dụng... ); và khách hàng tiếp nhận dịch vụ là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
- xã hội và các cá nhân. Bên cạnh đó, khái niệm dịch vụ tín dụng trong Luận án này
khơng bao hàm nghĩa “Tín dụng chính sách” của Nhà nước, bởi tín dụng chính sách
chỉ là một loại tín dụng có tính chất ưu đãi cho một số đối tượng và chương trình kinh
tế - xã hội nhất định.
Như vậy, Luận án chỉ tập trung phân tích chính sách Nhà nước ở tầm vĩ mơ,
đóng vai trị là cơng cụ quản lý và điều hành hoạt động dịch vụ tín dụng trong nền kinh
tế quốc dân, mà khơng đi vào phân tích CSTD mang tính vi mơ thuộc sách lược và
nghiệp vụ kinh doanh của mỗi TCTD.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án:
Về không gian nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách Nhà
nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại nước CHDCND Lào.
Về thời gian nghiên cứu, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vào giai đoạn từ năm
2000 đến nay và định hướng cho đến năm 2020.
4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án
Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận án được thể hiện trên các giác
độ sau:
Về phương diện lý luận, Luận án đã có đóng góp: Thứ nhất, đã tổng kết được
kinh nghiệm hồn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng ở Trung Quốc, Hàn



Quốc và Việt Nam, là những nước có điều kiện tương đồng với CHDCND Lào, qua
đó, đúc kết được những bài kinh nghiệm mới, tạo điều kiện cho việc phát triển dịch vụ
tín dụng ở CHDCND Lào. Thứ hai, hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
cơ bản về dịch vụ tín dụng và chính sách của Nhà nước nhằm phát triển dịch vụ tín dụng,
làm rõ nội dung chính sách phát triển dịch vụ tín dụng trên ba trụ cột: Chính sách phát
triển các chủ thể cung cấp dịch vụ - các tổ chức tín dụng; chính sách phát triển các chủ thể
sử dụng dịch vụ - các khách hàng của các TCTD; chính sách phát triển các sản phẩm dịch
vụ tín dụng. Thứ ba, Luận án xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát
triển dịch vụ tín dụng cũng như hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hồn thiện của
chính sách phát triển dịch vụ tín dụng, đồng thời, luận giải được các nhân tố ảnh hưởng
tới mức độ hồn thiện của chính sách phát triển dịch vụ tín dụng.
Về phương diện thực tiễn, Luận án đã phân tích được thực trạng chính sách
phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào trên ba trụ cột: Chính sách phát triển
các chủ thể cung cấp dịch vụ - các tổ chức tín dụng; chính sách phát triển các chủ thể
sử dụng dịch vụ - các khách hàng của các TCTD; chính sách phát triển các sản phẩm
dịch vụ tín dụng, qua đó, khẳng định chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của
CHDCND Lào chưa hồn thiện. Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến
chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào chưa hồn thiện và định
hướng hồn thiện chính sách, Luận án đã đề xuất được 8 nhóm giải pháp và 5 nhóm
kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào
đến năm 2020.
5. Ý nghĩa của Luận án
- Ý nghĩa về lý luận: Luận án tổng hợp được những vấn đề lý thuyết về chính
sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Luận án mô tả và phân tích thực trạng chính sách của
Nhà nước Lào đối với phát triển dịch vụ tín dụng, từ đó đề xuất được hệ thống giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học; là tài liệu

tham khảo trong hoạch định chính sách của Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng.

6. Kết cấu của Luận án
Ngồi Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết
cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
Chương 3: Thực trạng chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng ở
CHDCND Lào


Chương 4: Phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách Nhà nước về
phát triển dịch vụ tín dụng ở CHDCND Lào

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu
Dịch vụ tín dụng là một trong những dịch vụ tài chính đặc thù và cũng là một
trong những dịch vụ tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Vì vậy, đã có nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến việc phát triển dịch vụ tín dụng trong từng
lĩnh vực cụ thể, trong đó đáng chú ý là một số cơng trình sau đây:

1.1.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà
nước về phát triển dịch vụ tín dụng
1.1.1.1. Các nghiên cứu về dịch vụ tín dụng
Ở Việt Nam, trong khoảng 20 năm trở lại đây có những cơng trình nghiên cứu
về tín dụng như:
- “Những giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân
hàng đối với kinh tế ngồi quốc doanh” (1993), Luận án tiến sĩ kinh tế Tài chính –

Ngân hàng của tác giả Nguyễn Thạc Hốt, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Luận án trình bày các luận điểm khoa học về bản chất, vai trị của tín dụng trong nền
kinh tế thị trường, đánh giá tổng quát thực trạng thể chế và hoạt động tín dụng Ngân
hàng trong khu vực kinh tế ngồi quốc doanh.
- “Tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam” (1996), Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Đảo, tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án trình bày về tín dụng ngân hàng và
vai trị của nó đối với việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thực
trạng tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành
phần kinh tế Nhà nước.
- “Tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn Hà Nội” (1996), Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Việt Trung, tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án trình bày về vai trị của tín
dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Trên cơ


sở lý luận, Luận án đánh giá những tác động của hoạt động tín dụng ngân hàng trong
vai trị thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó chỉ
ra những điểm cịn hạn chế và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của hoạt động tín
dụng ngân hàng.
- “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn Nghệ An theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (2003), Luận án tiến
sĩ Kinh tế của tác giả Hà Huy Hùng, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội. Luận án trình bày về vai trị của tín dụng ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An và những đóng góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những đánh giá về thành tựu
đạt được và hạn chế cịn tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng, Luận án đề xuất
những giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm nâng cao vai trị của hoạt
động này trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.

- “Các giải pháp tín dụng tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn tỉnh Hà Nam” (1995), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn
Bính, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận
cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hệ thống hóa những vấn đề cơ
bản về tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng và vai trị của nó trong quá trình xây
dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng trên địa
bàn tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất những giải pháp tín dụng thích hợp nhằm thúc đẩy q
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- “Giải pháp hồn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng
thương mại Việt Nam” (1996), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Hồng Hạnh,
tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng
của Ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó, đề
xuất giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
- “Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay” (2001),
Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Dũng, tại Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội. Luận án trình bày cơ sở lý luận về bản chất, vai trò của tín dụng trong nền
kinh tế thị trường, đặc biệt chỉ rõ vai trị của hoạt động tín dụng trong vấn đề hỗ trợ
cho người nghèo trong xã hội. Từ đó, Luận án đề xuất một số giải pháp tín dụng nhằm
hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo ở Việt Nam.


- “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” (2003), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm
Hoài Bắc, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về vai trị của tín
dụng ngân hàng đối với sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại; đánh giá thực trạng
kinh tế trang trại và hoạt động tín dụng ngân hàng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang
trại cũng như hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
- “Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản

vùng đồng bằng sông Hồng” (2003), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc
Hùng, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về vai trị và nội
dung của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản;
đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc phát triển doanh nghiệp
chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
của hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp
chế biến nơng sản.
- “Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam” (2003), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Vũ Thị Nhài, tại ĐH
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín
dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu và đề xuất các giải pháp tín dụng
ngân hàng nhằm góp phần phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
- “Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP. HCM”
(28/10/2013), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Trọng Huy, tại Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh. Luận án khái quát và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về
tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm bản chất, đặc điểm và vai
trị của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như vai trò và tầm
quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Trên cơ sở lý luận, Luận án
đánh giá thực trạng quy mơ và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại các chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2008
– 2012, từ đó đề xuất giải pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mơ và nâng cao chất
lượng tín dụng của Agribank trên địa bàn TP.HCM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,
định hướng đến năm 2020.
- “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt
Nam” (2004), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Kim Anh, tại ĐH Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ tín


dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng hoạt

động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm
phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- “Giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai thác hải sản ở Việt Nam”
(2004), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Xuân Quang, tại Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu vai trò của tín dụng đối với phát triển khai thác
hải sản, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tín dụng góp phần phát triển
khai thác hải sản ở Việt Nam.
- “Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt
Nam”(2006), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Mậu Sơn, tại Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội. Luận án trình bày vai trị của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với
sự phát triển ngành vật liệu xây dựng; đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngân
hàng đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành vật liệu
xây dựng Việt Nam.
- “Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đơng Nam Bộ theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2010), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Đặng Hà Giang,
tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, đề xuất giải pháp góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- “Phát triển tín dụng nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp”
(2012), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Hà Kim Thanh, tại trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận án nghiên cứu và xác định 6 nhân tố tác động
đến xu hướng cho vay mua nhà ở dành cho đối tượng có thu nhập trung bình và thấp
bao gồm: Chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ; Các vấn đề về nguồn vốn; Các
vấn đề về tài sản đảm bảo; Các vấn đề giá trị của khoản vay; Các tác động từ cơ chế
quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước; Các yếu tố đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng. Luận án cũng xác định những vai trị của Chính phủ và đề xuất
giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển tín dụng ngân hàng dành

cho người có thu thập trung bình và thấp vay vốn mua nhà.
- “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” (2012), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả


Nguyễn Thị Thu Đông, tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những
vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại;
Nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2010; Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập.
- “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam”
(2012), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đức Tú, tại Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội. Luận án khái quát hoá những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro
tín dụng của ngân hàng thương mại; Đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý rủi
ro tín dụng của ngân hàng thương mại; Đánh giá và chỉ rõ những thành tựu và hạn chế
trong quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam giai đoan
2008 - 2011; Đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng của
ngân hàng này.
- “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn định” (2014), Luận án Tiến sĩ kinh tế
của tác giả Nguyễn Văn Lê, tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Luận án trình bày luận
cứ khoa học về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
điều kiện kinh tế vĩ mơ bất ổn; Phân tích thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến
nghị về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
trong điều kinh tế vĩ mô bất ổn.
Trong các cơng trình nghiên cứu về tín dụng được thực hiện tại Việt Nam, đã
có những cơng trình nghiên cứu về tín dụng tại nước CHDCND Lào, song số lượng
cịn tương đối hạn chế. Một số cơng trình nghiên cứu có thể kể tên là:
- “Tín dụng đầu tư phát triển nền kinh tế Lào” (2003), Luận án tiến sĩ kinh tế

của nghiên cứu sinh Meemoua YONGMAMOUA, tại Đại học Kinh tế quốc dân. Luận
án trình bày cơ sở lý luận về bản chất, vai trị của tín dụng trong nền kinh tế, đặc biệt
tập trung vào loại hình tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Luận án cũng đánh giá
những kết quả đạt được và hạn chế cịn tồn tại của hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển, qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Lào.
- “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Lào” (2014),
Luận án Tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Diengkham SENGKEOMYSAY, tại Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư


vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Lào, trên các phương diện như: quy
trình thẩm định, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định và những nhân tố ảnh
hưởng đến công tác thẩm định trong giai đoạn 2000-2011. Trên cơ sở đó, Luận án đề
xuất quan điểm và những giải pháp và kiến nghị để hồn thiện cơng tác thẩm định dự
án đầu tư đến năm 2020.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng
Các nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến chính sách Nhà nước về phát triển dịch
vụ tín dụng và các vấn đề liên quan tới dịch vụ tín dụng đến thời điểm hiện nay có thể
kể tên là:
- “Thể chế tín dụng với sự nghiệp tạo việc làm ở nông thôn Việt Nam giai đoạn
quá độ sang kinh tế thị trường ở Việt Nam” (1993), Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả
Trần Hữu Trung, tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án hệ thống hóa những
tác động của tín dụng đối với sự nghiệp tạo việc làm ở nơng thơn; Phân tích thực trạng
hoạt động tín dụng đối với sự nghiệp tạo việc làm ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ
đầu đổi mới; Đề xuất một số giải pháp nhằm hiệu lực hóa các thể chế tín dụng, góp
phần thúc đẩy sự nghiệp tạo việc làm ở nông thôn của Việt Nam trong những năm tới.
- “Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường nhằm góp phần đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta” (2001), Luận án tiến sĩ kinh tế của tác
giả Đào Minh Tú, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý

luận về chính sách tín dụng trong nền kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng chính
sách tín dụng ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; từ đó đề xuất giải pháp đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường, góp
phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- “Hồn thiện cơ chế lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2001) ,
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Dũng, tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội. Luận án đã tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về lãi suất và thực trạng
điều hành và tổ chức thực hiện lãi suất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở
đó, Luận án đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế lãi suất và hướng đến lãi suất
theo cơ chế thị trường ở Việt Nam.
- “Giải pháp xử lí nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
Việt Nam” (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng,
NXB Thống kê, Hà Nội. Kỷ yếu tập hợp 23 bài tham luận về chủ đề Giải pháp xử lý nợ
xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó bàn về các


vấn đề: Phân tích thực trạng nợ xấu, nguyên nhân phát sinh, các giải pháp, kiến nghị đối
với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng nhằm xử lý hiệu quả nợ xấu trong
tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- “Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2005), Luận án
tiến sĩ của tác giả Nguyễn Bảo Ngọc, tại ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án trình bày
những vấn đề lý luận về lãi suất và chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường; đánh
giá thực trạng chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ
chuyển đổi nền kinh tế, giai đoạn 1988 – 2004; qua đó đề xuất định hướng và giải
pháp hồn thiện chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những
năm tiếp theo.
- “Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt
Nam”(2010), Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Văn Thạch, nghiên cứu về vai trị của Nhà
nước trong phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.
Luận án phân tích những hạn chế và bất cập của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng

quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính ở Việt Nam; từ đó đề xuất giải pháp để xây
dựng cơ chế quản lý thơng thống, luật pháp đồng bộ, liên kết chặt chẽ tạo điều kiện cho
thị trường tài chính Việt Nam phát triển ngày càng hoàn thiện.
- “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam” (2011), Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Ngọc Lân, Học viện Khoa học xã hội.
Luận án trình bày lý luận và một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với
hoạt động tín dụng ngân hàng; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- “Quản lý Nhà nước về đa dạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương
mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (2013), Luận án tiến
sĩ kinh tế của tác giả Hà Văn Dương, tại Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương.
Luận án trình bày cơ sở lý luận về quản lý nhà nước (QLNN) về đa dạng hố hoạt
động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP); đánh giá thực trạng
QLNN về đa dạng hố hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2012; đề xuất giải pháp hồn thiện QLNN về đa dạng
hố hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020.
- “Hồn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” (2013),
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Thị Lan Hương, tại Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu lý luận cơ bản về chính sách tỷ giá và kinh nghiệm


hồn thiện chính sách tỷ giá của một số quốc gia Châu Á; Đánh giá thực trạng chính
sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011; và đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện
chính sách tỷ giá ở Việt Nam đến năm 2020.
Đề cập đến chính sách Nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng tại nước
CHDCND Lào, trong thời gian qua có một số cơng trình sau:
- “Đổi mới hệ thống Ngân hàng Lào giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường”
(2002), Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Khăm Kình Phăn Tha Vơng, tại Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án nghiên cứu cơ cấu mơ hình tổ chức bộ máy và hoạt

động của hệ thống ngân hàng Lào; đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất một số
giải pháp để thúc đẩy tiến trình đổi mới hệ thống ngân hàng Lào.
- “Demand for money in Lao PDR and policy implications” (2013), Luận án
tiến sĩ kinh tế của tác giả Somphao Phaysith, tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Luận án phân tích nhu cầu nắm giữ tiền của người dân Lào trong mối quan hệ với bốn
biến số kinh tế vĩ mô: Tổng sản phẩm quốc nội, Tỷ lệ lạm phát dự kiến, Tỷ giá hối
đoái và Lãi suất; và đề xuất các chính sách tài chính.
- “Cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở tại CHDCND Lào” (2014), Luận án tiến sĩ
kinh tế của tác giả Thonmy Keokinnaly, tại Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận
án đã trình bày một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Nhà
nước; Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thị trường mở tại ngân hàng Nhà
nước Lào năm 2005-2012, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm hồn
thiện cơng cụ thị trường mở của ngân hàng Nhà nước Lào định hướng đến năm 2020.
Ngồi ra, cịn có các nghiên cứu khác về tín dụng và chính sách phát triển tín dụng.

1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngồi về dịch vụ tín dụng và chính sách Nhà
nước về phát triển dịch vụ tín dụng
1.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi về dịch vụ tín dụng
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về dịch vụ tín dụng trên nhiều
khía cạnh khác nhau. Trong các nghiên cứu đó, có những nghiên cứu đề cập đến các
loại hình sản phẩm tín dụng cụ thể; có những nghiên cứu đi vào việc phân tích các vấn
đề của tín dụng và đưa ra giải pháp; có những nghiên cứu mang tầm vĩ mơ và cũng có
những nghiên cứu mang tính vi mơ như:


- Nghiên cứu của Berger, Hunter và Timme năm 1993 – Một loạt các nghiên
cứu thực tiễn ở châu Âu và Mỹ cũng chỉ ra rằng: Ngành ngân hàng có thể giảm bớt chi
phí, nâng cao lợi nhuận khoảng từ 20% đến 50% thông qua việc nâng cao hiệu quả các
loại hình dịch vụ được cung cấp. Trong đó có đề cập đến một số giải pháp phát triển
dịch vụ tín dụng.

- Bài viết nghiên cứu khoa học “Do banks diversify loan portfolios? A tentative
answer base on individual bank loan portfolios” (Các ngân hàng có đa dạng hóa các
danh mục cho vay? Một câu trả lời dự kiến dựa trên danh mục cho vay cá nhân của các
ngân hàng) (2005) của tác tác giả Andreas Kamp (University Munster), Andreas
Pfingsten (University Munster) và Daniel Porath (University Bundesbank). Nghiên
cứu này làm rõ mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay và phân tích những tác động
hoạt động cho vay tại các NHTM của Đức.
- Bài viết trích từ U.S. Bancorp với chủ đề “Credit Diversification” (Đa dạng
hóa tín dụng) (2008). Bài viết nêu rõ đa dạng hóa tín dụng qua cung cấp một loạt các
sản phẩm cho vay truyền thống và các sản phẩm chuyên ngành như cho vay dựa trên
tài sản, cho th tài chính, tín dụng nơng nghiệp, cho vay bán lẻ bao gồm thẻ tín dụng,
cho vay đối với sinh viên và cho vay tiêu dùng khác.
- Nghiên cứu của tác giả Santiago (2008), Tây Ban Nha đã nghiên cứu về tín dụng
ngân hàng, các khó khăn trong tiếp cận thị trường tài chính và hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp tại Tây Ban Nha. Tác giả cũng chỉ ra tín dụng Ngân hàng và tín dụng
thương mại là nguồn vốn chủ yếu đối với các doanh nghiệp tại Tây Ban Nha.
- Nghiên cứu của tác giả Brindusa, (2008), “Credit risk in financing SME in
Romania”, nghiên cứu về “rủi ro tín dụng trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Romania”.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Andras Bethlendi “Studies on the Hungarian credit
market, market trend, macroeconomic and financial stability consequences” (Nghiên
cứu về thị trường tín dụng Hung-ga-ry, xu hướng thị trường, các hiệu quả ổn định kinh
tế vĩ mơ và tài chính) (2009), Budapest University of Technology and Economics
[tr.1-13]. Luận án đánh giá hệ thống ngân hàng Hungary và thị trường tín dụng đã thay
đổi về cơ bản sau khi chuyển đổi sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ giữa những năm
1990. Hoạt động tín dụng đã mở rộng hơn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp
Hungary.
- Bài viết nghiên cứu khoa học “Diversification of Nigerian Agricultural Credit
and Rural Development Bank’s Credit for Agricultural Production: A Sub-Sectoral




×